Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cộng thêm thói quen, sở thích con người luôn thay đổi và muốn tìm đến cái mới, phát triên thương hiệu là hoạt động rất quan trọng, cần thiết. Rất nhiều doanh nghiệp không nhận biết được điều này mất không ít khách hàng. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp đã làm tốt hoạt động này trong đó có công ty Vinamilk. Chính vì vậy, sau khi nhận đề tài: “Các nội dung phát triển thương hiệu. Phân tích ví dụ thực tiến phát triển thương hiệu” nhóm đã đi sâu phân tích hoạt động phát triển thương hiệu của công ty Vinamilk. Dưới đây là bài thảo luận của nhóm gồm 3 phần:Chương 1: Lý luận cơ bản về phát triển thương hiệuChương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu tại công ty VinamilkChương 3: Giải pháp phát triển thương hiệu VinamilkBài thảo luận còn nhiều thiếu sót mong cô và các bạn đóng góp thêm để bài làm được hoàn thiện hơn
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cộng thêm thói quen, sở thích conngười luôn thay đổi và muốn tìm đến cái mới, phát triên thương hiệu là hoạt động rấtquan trọng, cần thiết Rất nhiều doanh nghiệp không nhận biết được điều này mấtkhông ít khách hàng Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp đã làm tốt hoạt độngnày trong đó có công ty Vinamilk Chính vì vậy, sau khi nhận đề tài: “Các nội dungphát triển thương hiệu Phân tích ví dụ thực tiến phát triển thương hiệu” nhóm đã đisâu phân tích hoạt động phát triển thương hiệu của công ty Vinamilk Dưới đây là bàithảo luận của nhóm gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận cơ bản về phát triển thương hiệu
Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu tại công ty Vinamilk
Chương 3: Giải pháp phát triển thương hiệu Vinamilk
Bài thảo luận còn nhiều thiếu sót mong cô và các bạn đóng góp thêm để bài làm đượchoàn thiện hơn
Trang 2CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1.1. Khái niệm thương hiệu và phát triển thương hiệu
1.1.1 Khái niệm thương hiệu
Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu nhận biết và phân biệt sản phẩm,doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng.Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sảnxuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sảnphẩm Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thườngđược uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức
Theo định nghĩa của website wikipedia.com, thương hiệu là những dấu hiệu được các
cá nhân, công ty, các tổ chức hoặc các thực thể sử dụng để đặc biệt hóa, tạo nên nétriêng biệt cho sản phẩm hàng hóa mà họ cung cấp tới khách hàng, phân biệt với cácloại sản phẩm hàng hóa của các thực thể khác Thương hiệu là một loại tài sản củacông ty, thường được cấu thành từ một cái tên, hay các chữ, các cụm từ, một logo, mộtbiểu tượng, một hình ảnh hay sự kết hợp của các yếu tố trên Tuy nhiên trên thực tếcũng có các kí hiệu cấu thành nên thương hiệu không nằm trong số được liệt kê ở trên.Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấuhiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch
vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức
1.1.2. Khái niệm phát triển thương hiệu
Phát triển thương hiệu là hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh thương hiệu thông quagia tăng giá trị cảm nhận và mở rộng thương hiệu để nâng cao giá trị tài sản thươnghiệu
1.2. Quan điểm về phát triển thương hiệu
- Phát triển thương hiệu là việc mở rộng them những thương hiệu khác trên nền tảngcủa thương hiệu cũ
- Phát triển thương hiệu là việc làm tăng giá trị vốn có của thương hiệu
- Phát triển thương hiệu được xem là việc làm kế tiếp sau khi xây dựng thương hiệu
Trang 31.3. Những vấn đề lưu ý trong phát triển thương hiệu
• Căn cứ để phát triển thương hiệu:
- Định hướng chiến lược thương hiệu của DN
- Bối cảnh cạnh tranh trên thị trường (sức ép cạnh tranh, nhu cầu, thị hiếu của NTD…)
- Đặc thù của nhóm sản phẩm tương đồng, nhóm sản phẩm cạnh tranh
- Khả năng mở rộng của nhóm sản phẩm, của thương hiệu phụ
• Một số lưu ý trong phát triển thương hiệu
- Nội dung của hoạt động phát triển thương hiệu sẽ phụ thuộc nhiều vào đặc thù nhómsản phẩm của doanh nghiệp
- Việc phát triển thương hiệu phải đảm bảo tính khả thi và khả năng triển khai cũngnhư kiểm soát thương hiệu
- Quá trình phát triển thương hiệu luôn đi liền với hoạt động thiết kế, triển khai và làmmới hệ thống nhận diện thương hiệu
1.4. Nội dung phát triển thương hiệu
1.4.1 Phát triển thương hiệu qua các hoạt động truyền thông:
Vai trò của hoạt động truyền thông trong phát triển thương hiệu:
- Tăng giá trị cảm nhận và mức độ hiểu biết về thương hiệu
- Tăng sự biết đến của công chúng tới thương hiệu
- Tăng khả năng liên kết thương hiệu
Mục đích truyền thông thương hiệu
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng góp phần nâng cao hiệu quảđịnh vị thương hiệu
- Củng cố và khẳng định giá trị riêng của thương hiệu
- Gắn liền với một ý đồ chiến lược thương hiệu (khẳng định đẳng cấp của một thươnghiệu)
Lựa chọn các hoạt động truyền thông trong phát triển thương hiệu:
Trang 4- Phụ thuộc vào ý đồ trong chiến lược phát triển thương hiệu (truyền thông như thếnào? Tập trung vào điều gì?)
- Tập trung truyền thông vào những giá trị cốt lõi của thương hiệu, giá tri đích thực(của sản phẩm) đem lại cho người tiêu dùng
- Truyền thông chuyên sâu sẽ nhấn mạnh những giá trị cá nhân và giá tri gia tăng màngười tiêu dùng có thể nhận được từ thương hiệu
Các hoạt động truyền thông chính:
- Quảng cáo: bất cứ một sản phẩm nào dù chất lượng có tốt đến đâu cũng không chiếm
lĩnh được thị trường nếu không có quảng cáo Tiến hành quảng cáo dưới nhiều hìnhthức như: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp,Internet, … Do mỗi hình thức đều vươn tới đối tượng khách hàng khác nhau nên cácdoanh nghiệp thường áp dụng đồng thời nhiều phương thức quảng cáo để thu hútkhách hàng, qua đó phát triển sản phẩm của mình hơn nữa
- Quan hệ công chúng (PR):
+ Các loaị hình của PR
PR tăng cường khả năng kinh doanh
PR kêu gọi tài trợ
Tổ chức sự kiện: mục tiêu là thu hút sự chú ý của công chúng về doanh nghiệp
và sản phẩm của doanh nghiệp, thể hiện cho khách hàng về hình ảnh tốt đẹp củadoanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp
- Xúc tiến bán: Xúc tiến bán hàng là bao gồm toàn bộ hoạt động hướng vào việc kích
thích, tác động làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng hay gia tăng sự ham thích sản phẩm và
Trang 5khuếch trương ảnh hưởng của công ty đến khách hàng thông qua việc sử dụng các cửahiệu bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Marketing trực tiếp: là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ tiếp
xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ những kháchhàng riêng biệt hoặc tiềm năng Hầu hết các công ty chủ yếu dựa vào quảng cáo,khuyến mãi và bán hàng cá nhân Họ sử dụng quảng cáo, quan hệ công chúng để tạonhận thức, quan tâm và sự ưa thích, khuyến mãi để kích thích mua và bán hàng cánhân để tiếp cận bán Marketing trực tiếp là để dẫn đến bán hàng trực tiếp không quatrung gian
1.4.2 Mở rộng thương hiệu:
Mục đích của mở rộng thương hiệu:
- Gắn kết lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
- Gia tăng sự liên kết thương hiệu
- Mở rông phổ sản phẩm, tạo hiệu ứng công hưởng cho giá trị thương hiệu tăng thêm
Các phương án mở rộng thương hiệu:
- Mở rộng thương hiệu phụ
- Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng (nhóm hàng) khác
Khi xem xét mở rộng thương hiệu, có 4 đặc điểm sau cần lưu ý:
- Tính liên quan (relevance): Doanh nghiệp cần xem xét phạm vi mà những đặc tính(attributes) của thương hiệu cốt lõi có liên quan hoặc ảnh hưởng đến thương hiệu mởrộng Chẳng hạn, đặc tính cốt lõi của thương hiệu Starbucks rõ ràng có ảnh hưởng đếndoanh thu của sản phẩm cà phê nghiền, nhưng lại chẳng liên quan gì đến các mặt hàng
đồ dùng nhà bếp như lò viba, tủ lạnh
- Sự thừa nhận (recognition): Doanh nghiệp cần cung cấp cho người tiêu dùng một lý
do thuyết phục về việc mở rộng sang lĩnh vực mới Người tiêu dùng sẽ dễ dàng hiểuđược nếu ICP muốn kinh doanh trong lĩnh vực thời trang nam, nhưng khi ICP sản xuất
cả trà thảo dược thì khách hàng có thể sẽ bị “sốc”
Trang 6- Sự tín nhiệm (credibility): Uy tín có được từ thương hiệu cốt lõi phải có ảnh hưởngtốt lên thương hiệu mở rộng thì mới làm cho nó dễ được người tiêu dùng chấp nhận.Samsung sẽ được tin tưởng với dòng sản phẩm máy chụp hình mới của mình hơn làkhi họ sản xuất giày thể thao.
- Khả năng chuyển đổi (transfer): Thương hiệu mở rộng nên thuộc những lĩnh vực cóthể tận dụng các kỹ năng, kinh nghiệm của thương hiệu cốt lõi Hãng xe Phương Trangnếu mở rộng kinh doanh thêm các khu ăn uống, du lịch sẽ dễ tận dụng những kỹ năng
và kinh nghiệm sẵn có của mình hơn đầu tư xây dựng căn hộ
1.4.2.1 Mở rộng thương hiệu phụ
Từ một thương hiệu ban đầu tiến hành mở rộng theo chiều sâu hoặc chiều rộng củanhóm hàng bằng cách hình thành các thương hiệu bổ sung
- Mở rộng theo chiều rộng (P/S ngừa sâu răng vượt trội, P/S trà xanh, …)
- Mở rộng theo chiều sâu (P/S trà xanh hoa cúc…)
Ưu điểm: Tăng sự lựa chọn cho từng nhóm khách hàng khác nhau.
Hạn chế:
- Mở rông thương hiệu phụ có thể dẫn tới việc làm giảm thị phần của thương hiệu
- Tăng rủi ro trong sản xuất và lưu kho các mặt hàng khác nhau
- Khó khăn trong việc định vị đa thương hiệu và chi phí truyền thông lớn
1.4.2.2 Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng (nhóm hàng) khác
Sử dụng một thương hiệu cũ cho một mặt hàng khác mặt hàng ban đầu đang sử dụngthương hiệu đó
- Mặt hàng mới phải có cùng một nhóm khách hàng mục tiêu như sản phẩm ban đầu
- Giảm chi phí truyền thông thay vì phải xây dựng một thương hiệu mới hoàn toàn
- Ví dụ: LG mở rộng sang các dòng sản phẩm điện thoại, máy bơm nước,…
Ưu điểm: Tận dụng được tập khách hàng cũ vốn đã trung thành với thương hiệu cũ Hạn chế:
Trang 7- Có thể không cuốn hút và hấp dẫn được khách hàng mới
- Khó khăn, phức tạp trong quản lý, sản xuất, lưu kho và phân phối
1.4.3 Làm mới thương hiệu:
Làm mới thông qua việc thay đổi, điều chỉnh hệ thống nội dung thương hiệu
- Điều chỉnh tên, logo thương hiệu
- Điều chỉnh thay đổi màu sắc thể hiện trên các thành tố thương hiệu
- Làm mới sự thể hiện của các thành tố thương hiệu trên các sản phẩm
Làm mới thông qua việc chia tách, sáp nhập thương hiệu:
- Phụ thuộc vào chiền lược của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có những biến độngliên quan đến chia tách hay sáp nhập
- Được thực hiện khi doanh nghiệp không muốn thương hiệu của mình bị kiểm soátbởi người khác
Thời gian thích hợp để làm mới thương hiệu:
- Khi muốn tiếp cận một thị trường mới, doanh nghiệp có thể tiến hành mua lại mộtthương hiệu sản phẩm cùng loại được yêu chuộng
Khi thương hiệu của bạn bị cuốn vào một cuộc tranh cãi, tái định vị lại thương hiệu lúcnày là cần thiết để nâng cao danh tiếng
- Khi thương hiệu của bạn xấu đi và không còn thích hợp
- Khi thương hiệu đó sinh ra lợi ích có thể bù đắp chi phí nó phải gánh chịu, có nghĩa
nó có tiềm năng có thể trả hết mọi chi phí trong một thời gian dài
- Khi thương hiệu hiện có không còn thích hợp cho thị trường mục tiêu nữa hoặc bạnmuốn thay đổi mục tiêu thị trường
- Khi khách hàng không còn quan tâm đến thương hiệu của bạn nữa, lúc này bạn cầnphải định vị lại thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng
Trang 9CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY
VINAMILK 2.1 Giới thiệu khái quát về Vinamilk
2.1.1 Khái quát về Vinamilk
Tên công ty: Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam dairy Products Joint – Stock Company
Thành lập: Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa tư
nhân ở miền Nam Việt Nam
Trụ sở chính: Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh Vốn điều lệ: 8.340 tỷ đồng Công ty chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006 Khối lượng cổ phiếu niêm yết: 353.072.120
cổ phiếu Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 353.006.100 cổ phiếu Cổ phiếu quỹ:66.020 cổ phiếu Mệnh giá 1 cổ phiếu: 10.000 đồng Năm 2010, cổ tức một cổ phiếu là4.000 đồng, tăng 33,3% so với năm 2009
Tổng tài sản: 10.773 tỉ đồng
Cơ cấu tổ chức: gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng Tổng số cán bộ công nhân
viên là 4.500 người
Sơ đồ tổ chức:
Trang 10Hoạt động chủ yếu của Công ty và các công ty con bao gồm: Sản xuất và kinh doanhbánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và cácsản phẩm từ sữa khác;
Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyênliệu; Kinh doanh nhà, môi giới, cho thuê bất động sản;
Kinh doanh kho, bến bãi, kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô và bốc xếp hànghóa;
Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phêrang-xay, phin, hòa tan;
Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;
Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa;
Phòng khám đa khoa;
Chăn nuôi và trồng trọt;
Các hoạt động hỗ trợ trồng trọt như: cung cấp cây trồng, hướng dẫn kỹ thuậttrồng trọt, thu hoạch cây trồng, làm đất, tưới tiêu;
Chăn nuôi: cung cấp giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi;
Dịch vụ sau thu hoạch;
Xử lý hạt giống để nhân giống
Trang 11Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phốirộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước
ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và cafe cho thị trường Tính theo doanh số vàsản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam Danh mục sản phẩmcủa Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trịcộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và pho mát Vinamilk cungcấp cho thị trường một danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiềulựa chọn nhất Phần lớn sản phẩm của Công ty tung ra thị trường dưới thương hiệu
“Vinamilk”, thương hiệu này được công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Singaporexếp vào top 10 thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích nhất Việt Nam năm 2010.Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao”
từ năm 1995 đến năm 2010 Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vàothị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam và cũng xuất khẩu sang một số thịtrường nước ngoài như Campuchia, Lào, Philippines, khu vực Trung Đông, Mỹ, Úc….Năm 2010 Vinamilk chiếm khoảng 38-40% thị phần nội địa
2.1.2 Khái quát tình hình kinh doanh của Vinamilk giai đoạn 2009-2013
Dưới đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2009 - 2013 của Vinamilk:
Bảng 2.1 – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013
Trang 12Nguồn: Báo cáo thường niên Vinamilk 2013
Qua bảng báo cáo trên ta thấy giai đoạn này là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc củacông ty với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân qua 5 năm là 31%
Tỉ trọng Lợi nhuận trước thuế cũng ngày càng tăng (31%) chứng tỏ công ty hoạt độngngày càng hiệu quả, khả năng quản lý chi phí và điều tiết giá bán rất tốt, tận dụng đượclợi thế theo quy mô Cụ thể:
Trang 13Nguồn: Báo cáo thường niên Vinamilk 2013
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từsữa Thị phần ngày càng được củng cố và mở rộng Thị trường nội địa là chủ lựcchiếm 90% tổng doanh số và thị trường xuất khẩu đóng góp 10% tổng doanh số Giữanăm 2013, công ty đã tiến hành điều tra thị phần, kết quả rất khả quan Tại thị trườngnội địa, các sản phẩm của Vinamilk chiếm khoảng 41%-45% thị phần, trong đó cơ cấuthị phần như sau: sữa đặc chiếm khoảng 75%, sữa tươi 53% (tính trên 36 tỉnh, thànhphố lớn), sữa chua các loại 90% và sữa bột 25% (tính trên 6 thành phố lớn) Tính đếntháng 8/2013, Vinamilk củng cố vị trí dẫn đầu với 49% thị phần toàn ngành sữa nước(số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường AcNielsen)
Vinamilk tự hào là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam lọt vào top 200 doanhnghiệp có doanh thu dưới 1 tỉ USD tốt nhất châu Á do tạp chí Forbes Asia bình chọn
Trang 14Theo tính toán của Forbes, trong 12 tháng năm 2009 (làm căn cứ xét chọn), doanh thucủa Vinamilk đạt 575 triệu USD, đứng thứ 16 trong số 200 công ty Lợi nhuận ròngđạt 129 triệu USD, đứng thứ 18 và giá trị vốn hóa thị trường đạt 1,56 tỷ USD và nhưvậy đứng thứ 31 Vinamilk hiện là một trong những công ty cổ phần làm ăn hiệu quảnhất
Các danh hiệu Vinamilk đạt được trong năm 2013
1. 50 công ty tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt nam năm 2013
2. Tháng 1/2013, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia đã chính thức công bố Thươnghiệu Quốc gia cho 54 doanh nghiệp, sản phẩm hàng đầu trong nước, trong đóVinamilk đã tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ 2
3. Theo danh sách này, Vinamilk đứng vị trí thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp tưnhân lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500 năm 2013)
4. Cũng theo bình chọn của VNR 500 năm 2013, Vinamilk đứng vị trí thứ 8 trongTop 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam
5. Liên tiếp hai năm 2012- 2013, bà Mai Kiều Liên được tạp chí Forbes vinh danh
là một trong 50 nữ doanh nhân xuất sắc nhất châu Á
Có thể thấy từ trước đến nay Vinamilk đã đạt được rất nhiều giải thưởng về Thươnghiệu Đạt được những thành tích trên là nhờ chiến lược và định hướng phát triển đúngđắn cộng với nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên Vinamilk trongnhiều năm qua
2.2 Thực trạng phát triển thương hiệu tại công ty
2.2.1 Phát triển thương hiệu vinamilk qua các tham số của Marketing- mix
2.2.1.1 Phát triển thương hiệu thông qua sản phẩm
Sản phẩm Chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế
Chất lượng luôn là yếu tố được công ty đặt lên hàng đầu trong chiến lược pháttriển thương hiệu của mình Năm 1999, Vinamilk đã áp dụng thành công Hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 9001:2000 Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám
Trang 15đốc Vinamilk nói: “Vinamilk đã nỗ lực không ngừng để đảm bảo cùng một lúc ba vấn
đề cốt lõi, đó là chất lượng – giá cả – phong cách phục vụ Tôi có thể khẳng định rằng,Vinamilk là một doanh nghiệp trong nước nhưng về công nghệ sản xuất và chế biếnthì không thua bất cứ một doanh nghiệp nào trên thế giới.”
Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy.Vinamilk nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứngdụng vào dây chuyền sản xuất Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệthống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thếgiới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất Các công ty như Cô gái Hà Lan (công tytrực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệnày và quy trình sản xuất Ngoài ra, Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuấtđạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giátrị công thêm khác
Hiện Vinamilk có trên 200 chủng loại sản phẩm, các sản phẩm đều đạt chất lượngcao, được các tổ chức quốc tế kiểm định Sữa đặc có đường, sữa đậu nành, sữa chua,sữa bột Dielac của Vinamilk đã được xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nam Phi, Trung Đông
và nhiều nước châu Á Với nhiều chủng loại sản phẩm công ty đã đáp ứng tốt nhu cầu
sử dụng đa dạng của người tiêu dùng, bên cạnh đó thì cũng tạo điều kiện để phân tánrủi ro Một trong các chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm có hiệu quả đó là việchợp tác với Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hợp tác này sẽ giúp nghiên cứu và xây dựngnhững công thức sữa đặc thù, tối ưu với nhu cầu dinh dưỡng của người Việt thông quacác kết quả nghiên cứu và kiểm nghiệm lâm sàng được tiến hành bởi các chuyên giađầu ngành của Viện Dinh Dưỡng Ngoài ra, chất lượng sản phẩm Vinamilk cũng đượcđảm bảo bằng uy tín của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việc này càng củng cố lòng tincủa người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của công ty
Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh
Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng phục vụ nhiều đối tượng ngườitiêu dùng Vinamilk có các dòng sản phẩm nhắm đến 1 số khách hàng mục tiêu chuyênbiệt như trẻ nhỏ, người lớn, người muốn giảm cân và người già cùng các SP dành cho
họ gia đình và các cơ sở kinh doanh như quán café Với nhiều chủng loại SP, Vinamilkđáp ứng được đầy dủ nhu cầu của người tiêu dùng