Tập luyện và thi đấu bóng chuyền có tác dụng mau chóng nâng cao các tố chất thể lực như: Sức nhanh, Sức mạnh, Sức bền, độ mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động.. Qua tìm hiểu v
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục thể chất là một nhiệm vụ cơ bản trong mục tiêu chiến lược của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta nhằm góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, phát triển về trí tuệ, nâng cao thể chất để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường nền an ninh quốc phòng trong hoàn cảnh đất nước ta đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế xã hội mở cửa với các nước trong khu vực và trên thế giới
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, đã quyết định “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Muốn vậy cần phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, đó là yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững”[15] Từ các quan điểm của Đảng ta nói trên, cùng với luật giáo dục đã được ban hành, mục tiêu giáo dục
là “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức,
có sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội…”[1; 21]
Cũng như các môn thể thao khác, bóng chuyền là một trong những môn thể thao được phát triển rộng rãi và khá phổ biến trên toàn thế giới Nó chiếm
vị trí khá quan trọng trong việc giáo dục thể chất và giáo dục đạo đức con người Vì nó là một môn thể thao tập thể có tính đối kháng cao Tập luyện và thi đấu bóng chuyền có tác dụng mau chóng nâng cao các tố chất thể lực như: Sức nhanh, Sức mạnh, Sức bền, độ mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động
Hoạt động của các đấu thủ trên sân đòi hỏi người tập phải biết vận dụng những giác quan của mình để phán đoán chuẩn xác các tình huống xẩy
Trang 2ra trong thi đấu Bóng chuyền là một trong những môn thể thao mang tính tập thể cao, sự hợp đồng giữa các vận động viên như một sợi dây chuyền liên hệ chặt chẽ, đòi hỏi mỗi vận động viên phải có khả năng toàn diện và liên tục di chuyển Do đó, người tập phải không những có kỹ chiến thuật tốt mà đòi hỏi phải có thể lực cao mới phù hợp với Bóng chuyền hiện đại
Quá trình huấn luyện thể lực là một quá trình toàn diện, các tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức bền chuyên môn Trong hoạt động thi đấu bóng chuyền thì tố chất sức bền chuyên môn giữ một vai trò quan trọng Các hoạt động như bật nhảy đập bóng tấn công, bật nhảy chắn bóng, bật nhảy chuyền bóng, di chuyển chiếm vị trí trên sân và đặc biệt là bật nhảy phát bóng tấn công đây là một hoạt động dành lợi thế ngay từ khi đưa bóng vào cuộc, phù hợp với xu thế huấn luyện bóng chuyền hiện đại
Việc giáo dục thể chất (GDTC) nói chung và giảng dạy môn bóng chuyền nói riêng của trường Đại học Tây Bắc hiện nay đã được quan tâm, song hầu như vẫn giữ một thói quen dàn đều và cào bằng chưa chú trọng phát triển một cách khoa học có hệ thống nhằm hướng tới các tố chất mang tính chất đặc thù có tính chất quyết định trực tiếp trong các hoạt động thi đấu Muốn giải quyết được vấn đề đó đòi hỏi giảng dạy cũng như khi huấn luyện sức bền chuyên môn cần sử dụng hợp lý có khoa học đảm bảo tính hệ thống trong quá trình tập luyện và thi đấu
Để đảm bảo giảng dạy cho nam sinh viên môn bóng chuyền của khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc có một trình độ sức bền chuyên môn đáp ứng được một cách tích cực trong học tập và thi đấu cũng như công tác sau này đòi hỏi các nhà chuyên môn cần có một chương trình giảng dạy và huấn luyện đảm bảo tính hệ thống khoa học Chúng ta cần nghiêm túc đánh giá và đưa ra các bài tập cụ thể phù hợp để phát triển sức bền chuyên môn có hiệu quả cao trong giảng dạy và huấn luyện
Vấn đề sức bền từ trước tới nay đã có một số tác giả nghiên cứu và ứng dụng Song việc áp dụng hệ thống các bài tập đó trong công tác huấn luyện
Trang 3nói chung và trong giảng dạy nói riêng ở trường Đại học Tây Bắc thì hầu hết chưa thực sự được quan tâm và việc vận dụng vào công tác giảng dạy và huấn luyện còn rất non kém Đó cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới kết quả học tập chưa cao, thành tích thi đấu còn hạn chế, khả năng tiếp thu động tác, kỹ chiến thuật của sinh viên còn gặp khó khăn hơn hoặc chưa theo kịp
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết không thể thiếu trong chương trình học tập và rèn luyện của sinh viên môn bóng chuyền khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc
Qua tìm hiểu vấn đề phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên môn bóng chuyền khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc thấy rằng chưa có một tác giả hay một công trình nghiên cứu nào được công bố
Do vậy, việc nghiên cứu, lựa chọn tìm ra một hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn là một vấn đề cấp thiết hiện nay đối với nam sinh viên môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc, nhằm làm nền tảng cho việc học tập cũng như nâng cao khả năng tiếp thu kỹ thuật động tác, và là cơ sở thể lực vững chắc cho những năm tiếp theo
Vì lý do nêu trên tác giả đi đến việc nghiên cứu đề tài
“Một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên môn
Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi tới việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn bóng chuyền nói riêng và công tác đào tạo trong những năm học tới ở trường, từ đó đáp ứng nhu cầu của xã hội và đối với giáo viên thể dục thể thao trong trường học các cấp
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề nêu trên đề tài đặt ra 03 nhiệm vụ như sau
Nhiệm vụ 1 Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam sinh
viên (K49) môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc
Trang 4Nhiệm vụ 2 Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn
cho nam sinh viên (K49) môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc
Nhiệm vụ 3 Thực nghiệm kiểm chứng hiệu quả ứng dụng các bài tập
đã lựa chọn
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Nam sinh viên (K49) môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc
- Giáo viên, chuyên gia về bóng chuyền (20 - 30)
- Tài liệu tham khảo ước khoảng; 15 – 20 tài liệu
5 Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, đề tài đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau
5.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu, đọc tài liệu nhằm mục đích thu thập các thông tin có liên quan về phương pháp nghiên cứu, về chỉ tiêu nghiên cứu,
về cơ sở lý luận khoa học của vấn đề nghiên cứu tìm ra được các test để đánh giá và lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn Đó cũng như là cơ sở
để viết phần tổng quan và bàn luận kết quả nghiên cứu
5.2 Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm
- Thông qua phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi nhằm thu nhập thông tin cần thiết từ ý kiến của các giáo viên, các chuyên gia để xác định được thực trạng vấn đề và hình thành giả thiết khoa học, cũng như các chỉ tiêu đánh giá
và các bài tập phát triển sức bền chuyên môn
- Đối tượng phỏng vấn là giáo viên giảng dạy TDTT, các chuyên gia, huấn luyện viên có trình độ và kinh nghiệm công tác đối với môn bóng
Trang 5chuyền trong ngành của trường Đại học sư phạm Hà Nội, trường Đại học TDTT - Bắc Ninh và trường Đại học Tây Bắc, ngoài ra còn trao đổi với một
số giáo viên ở các trường khác
5.3 Phương pháp quan sát sư phạm(trong đó có kiểm tra sư phạm)
- Quan sát quá trình dạy học và hoạt động thi đấu bóng chuyền (nội, ngoại khoá) của sinh viên, nhằm tổng kết các bài tập phát triển sức bền chuyên môn, phân phối lượng vận động trong tập thể lực
- Đồng thời qua quan sát, đề tài cũng tiến hành đánh giá sức bền chuyên môn của nam sinh viên bóng chuyền ở một số test như
Các Test sử dụng đánh giá sức bền chuyên môn
* Test thực hiện bài tập liên hoàn
- Đánh giá sức bền phối hợp động tác
- Đơn vị tính: số lần (l)
- Cách tiến hành: Khi có tín hiệu còi VĐV đỡ bóng ở vị trí số 1 lên vị trí số 3 sau đó di chuyển đến vị tí số 6 đỡ bóng ở vị trí số 6 lên vị trí số 3 rồi
di chuyển ngang ra biên trái đón đập bóng ở vị trí số 4
- Yêu cầu: Đỡ bóng vào đúng ô quy định, đập bóng qua lưới và trong sân
- Thực hiện liên tục trong 3 phút, số tổ thực hiện 3 tổ
- Quãng nghỉ giữa các tổ là 3' lấy thành tích tốt nhất
* Test bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục
- Nhằm đánh giá sức bền bật có đà của nam sinh viên
- Đơn vị tính: số lần (l)
- Cách tiến hành: VĐV đứng ở vị trí số 3 cách lưới 3 bước đà khi có người phục vụ tung bóng ở số 3 lên thì lấy đà 3 bước bật nhảy đập bón xong rồi lại lùi xuống lấy đà, cứ như vậy đập liên tục trong 2 phút
- Yêu cầu: Đập bóng qua lưới và trong sân, được tính một lần, đập liên tục trong 2 phút thực hiện 2 tổ nghỉ giữa các tổ là 3' lấy thành tích tốt nhất
Trang 6* Test hai người nhảy chắn bóng liên tục trên lưới
* Test chay rẻ quạt (cây thông)
+ Mục đích nhằm đánh giá khả năng duy trì sức bền tốc độ của người tập trong di chuyển có đổi hướng nhanh và liên tục
+ Đơn vị đo: giây
+ Cách tiến hành: Đặt 7 quả bóng tại 7 điểm quy định là A, B, C, D, E,
F, G Khi có hiệu lệnh xuất phát người thực hiện chạy từ A sang B quay lại A sang C, quay lại A sang D cứ như vậy hết điểm cuối cùng thì quay lại A là đích kết thúc 1 lần thực hiện test
+ Yêu cầu, chạy nhanh thường không di chuyển ngang và mỗi lần tới phải chạm tay vào bóng
+ Thực hiện 3 lần, nghỉ giữa các lần thực hiện là 5 phút, lấy thành tích tốt nhất
+ Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây
Trang 7Sơ đồ test chạy rẻ quạt
5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trong đề tài này, phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để kiểm nghiệm sự phát triển sức bền chuyên môn thông qua việc áp dụng một
số bài tập đã lựa chọn Thực nghiệm được tiến hành trên 40 nam sinh viên (K49) môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc
- Nhóm thực nghiệm gồm 20 nam sinh viên bóng chuyền k49 Cao Đẳng Thể dục
- Nhóm đối chứng gồm 20 nam sinh viên bóng chuyền K49 Cao Đẳng Thể dục
5.5 Phương pháp toán học thống kê
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm mục đích xử lí số liệu đã thu thập được và gồm các công thức toán sau
Trang 8* Sè trung b×nh: 1
n i
Xi X
n
=
= ∑
Trong đó:X là số trung bình cộng
X i là kết quả đo của từng cá thể
n là tổng số người tham gia
XA, XB; Là kết quả quan sát từng chỉ tiêu ở mỗi cá thể của hai nhóm A, B
X A, X B : Là trung bình cộng các chỉ tiêu của hai nhóm A,B
n nA, B: Lµ tæng sè người tham gia t−¬ng øng cña hai nhóm A vµ B
Trang 9* C«ng thøc so s¸nh hai sè trung b×nh
b
b a a
b a tính
n n
x x t
d
d tính = ( dùng trong tự đối chiếu)
Trong đó: x d là số trung bình gia tăng
δd là độ lệch chuẩn gia tăng
n là số cá thể được khảo sát
* Tính hệ số tương quan r:
3 , 2 , 1 )
( ) (
) )(
y x
x
y y x x r
i l
i i
d r
Trong đó d là hiệu số thứ bậc ở hai biến lượng của từng cá thể
* Công thức so sánh tần số quan sát giữa 2 mẫu
Trang 105
1 2
V V
V V W
+
−
=Trong đó: W: là nhịp tăng trưởng được tính bằng phần trăm
V1: Kết quả đo lần trước
V2: Kết quả đo lần sau
5.6 Kề hoạch tổ chức nghiên cứu
5.6.1 Thời gian nghiên cứu
* Giai đoạn 1 Từ tháng 01/ 2010 đến 08/2010
- Xác định tên đề tài nghiên cứu
- Xây dựng đề cương nghiên cứu và báo cáo trước hội đồng khoa học
* Giai đoạn 2 Từ tháng 08/2010 đến 12/2010
- Giải quyết nhiệm vụ 1
+ Đánh giá thực trạng sức bền của nam sinh viên môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc
- Giải quyết một phần nhiệm vụ 2
+ Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn làm cơ sở cho thực nghiệm sư phạm
* Giai đoạn 3 Từ tháng 12/2010 đến 8/2011
- Giải quyết phần còn lại của nhiệm vụ 2
- Giải quyết nhiệm vụ 3, tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Hình thành kết cấu luận văn, viết hoàn chỉnh luận văn và bảo vệ luận văn trước hội đồng khoa học
5.6.2 Địa điểm nghiên cứu
- Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Trường Đại học Tây Bắc
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng
Đã nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác GDTC trường học, nhằm đào tạo những lớp người phát triển toàn diện, kế tục sự nghiệp Cách mạng, xây dựng kinh tế xã hội theo định hướng XHCN và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung, về GDTC trong trường học nói riêng, được xuất phát từ những cơ sở
tư tưởng, lý luận của học thuyết Mác - Lênin về con người và sự phát triển con người toàn diện, về giáo dục thế hệ trẻ trong XHCN, về những nguyên lý GDTC Mác-xit, từ tư tưởng quan điểm Hồ Chí Minh về TDTT nói chung và GDTC cho thế hệ trẻ nói riêng
Những cơ sở tư tưởng, lý luận đó đều được Đảng ta quán triệt trong suốt thời kỳ lãnh đạo Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng CNXH ngày nay, được cụ thể hoá qua các kỳ Đại hội Đảng, các chỉ thị, các nghị quyết, nghị định, thông tư về TDTT ở từng giai đoạn cách mạng theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể của đất nước
- Nghị quyết VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, tháng
06/1991 đã khẳng định: “ Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể
thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường học phổ thông, chuyên nghiệp và các trường đại học ”.[14]
- GDTC còn là nội dung bắt buộc đã được khẳng định trong hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tại chương 3, điều 35, 36, 41
hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: “ Việc dạy và học TDTT trong trường học là
bắt buộc ”.[8]
Trang 12Gần đây, nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII
năm 1996 đã khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công
nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu ”.[15]
Để khẳng định vai trò tất yếu của TDTT đối với toàn xã hội, cũng như nhằm thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa phong trào TDTT quần chúng và phong trào GDTC học đường, Đảng ta luôn có những chỉ thị, nghị quyết kịp thời, đề
ra những chủ trương đường lối đẩy mạnh tiến trình phát triển Qua từng giai đoạn cách mạng, tương ứng với những yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ cụ thể, Đảng ta ban hành các chỉ thị như
- Chỉ thị 112/CT ngày 09/05/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ) về công tác TDTT trong những năm trước mắt có ghi: “ Đối với học sinh, sinh viên, trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc
việc dạy và học môn TDTT theo chương trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao tự nguyện ngoài giờ học ”.[3]
- Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24/03/1994 về công tác TDTT trong giai
đoạn mới đã nêu rõ: “ Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học ”.[2]
- Cũng trong năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 133/TTg ngày 07/03/1996, về việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT, về
GDTC trường học đã ghi rõ: “ Bộ Giáo dục - Đào tạo cần đặc biệt coi trọng
việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá, ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn về rèn luyện thân thể cho học sinh các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với các trường ”.[4]
Vì vậy, GDTC trường học là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục - đào tạo và thể dục ngành nghề là một mặt quan trọng trong hệ thống GDTC
Trang 13học đường Cùng với thể thao thành tích cao, GDTC trường học đã góp phần đảm bảo cho nền TDTT nước nhà phát triển cân đối và đồng bộ, để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, cùng với thực hiện mục tiêu chiến lược củng cố, xây dựng và phát triển nền TDTT Việt Nam từ nay đến năm 2025, đưa nền TDTT nước nhà hoà nhập và tranh đua với các nước trong khu vực và trên thế giới
Trong các trường đại học, GDTC có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết cho nghiệp vụ và hoàn thiện thể chất của sinh viên Việc tiến hành GDTC nhằm giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể lực, tiếp thu những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, còn có tác dụng chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người cán bộ tương lai Đồng thời giúp họ hiểu biết phương pháp khoa học, để tiếp tục rèn luyện thân thể, củng
cố sức khoẻ, góp phần tổ chức xây dựng phong trào TDTT trong nhà trường
Quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp của Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định: “…đối với sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng phải
thực hiện kiểm tra lấy chứng chỉ, là điều kiện để thi tốt nghiệp”…[21]
Do đó, muốn giáo dục con người phát triển toàn diện phải “kết hợp hài hoà sự phong phú về tinh thần, sự trong sáng về đạo đức, sự toàn diện về thể chất” Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý tạo ra sản phẩm trí tuệ và vật chất cho xã hội Vì vậy, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và ngành TDTT nói riêng Đó chính là mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất của nền giáo dục TDTT nước ta mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn coi trọng, quan tâm
và nhắc nhở
1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan
- Khái niệm giáo dục thể chất (GDTC) là một loại hình giáo dục
chuyên biệt với nội dung chủ yếu là dạy học động tác và phát triển các năng
Trang 14lực con người Đặc trưng của GDTC là dạy học động tác (Giáo dưỡng thể chất) và giáo dục các tố chất thể lực.[25]
- Khái niệm về bài tập thể chất.
Để đạt hiệu quả của giáo dục thể chất người ta sử dụng nhiều phương tiện giáo dục thể chất Các phương tiện này bao gồm các bài tập thể chất (còn gọi là bài tập TDTT), các yếu tố của tự nhiên, môi trường như nước, ánh nắng mặt trời, khí hậu, thời tiết, các yếu tố vệ sinh Trong đó bài tập thể chất được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của giáo dục thể chất
Bài tập thể chất là hoạt động vận động được lựa chọn nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục thể chất.[25]
Là phương tiện giáo dục thể chất, bài tập thể chất được thực hiện bằng sự vận động cơ bắp một cách tích cực Nói cách khác, bài tập thể chất là sự vận động tích cực của cơ thể con người, phù hợp với qui luật giáo dục thể chất
- Khái niệm sức bền: Là năng lực làm việc thời gian dài mà không suy
giảm hiệu quả công việc ( nói cách khác - năng lực chống mệt mỏi) Có 2 loại sức bền.[25]
+ Sức bền chung Là năng lực con người đối với hoạt động thể lực thời
gian dài với cường độ thể lực vừa phải với sự tham gia của phần lớn hệ cơ
+ Sức bền chuyên môn: Đó là khả năng con người thực hiện các loại
hình công việc riêng, bất chấp sự tăng trưởng mệt mỏi Ví dụ; Sức bền mạnh, sức bền tốc độ, sức bền phối hợp vận động, sức bền trong các môn thể thao.[25]
1.3 Đặc trưng của Bóng chuyền hiện đại
Nghiên cứu đặc trưng các môn thể thao có ý nghĩa quyết định tới việc định hướng phát triển, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp huấn luyện môn thể thao đó để bồi dưỡng, đào tạo được người tài thi đấu thể thao phù hợp yêu cầu phát triển của nó
Trang 15Nhiều chuyên gia Bóng chuyền thế giới, đặc biệt là các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, những nước đã đạt được thành tích đỉnh cao thế giới về Bóng chuyền, từ kinh nghiệm thành công đã nghiên cứu định hướng phát triển và đưa ra đặc trưng của Bóng chuyền hiện đại là: toàn diện, nhanh, cao, biến Đó là những nhân tố chính, quan trọng không thể thiếu hay coi nhẹ, hình thức để giành thắng lợi trong thi đấu Bóng chuyền đỉnh cao
Các năng lực đó thể hiện ở các mặt:
* Toàn diện: Chỉ trình độ nắm vững toàn diện các mặt trong đó có kỹ
thuật, chiến thuật Bóng chuyền phải đạt mức điêu luyện, chuẩn, thực dụng, bao gồm cá nhân vận động viên và đội phải đạt mức toàn diện
Xu hướng toàn diện của Bóng chuyền là đặc trưng có tính quy luật, nghĩa là vận động viên giỏi, có trữ lượng phát triển toàn diện, vững vàng là điều kiện để nâng cao năng lực thi đấu, biến hoá linh hoạt và sáng tạo
* Nhanh: Chỉ nhịp độ vận động, tốc độ trận đấu nhanh Nhanh trong
Bóng chuyền chỉ tốc độ động tác nhanh, nhịp độ phối hợp liên tiếp nhanh, chuyển đổi liên tục phòng thủ và tấn công nhanh Ngoài ra, nhanh còn chỉ sự tăng tốc và giảm tốc để tạo ra sự biến đổi tốc độ biến hoá động tác Nhanh theo nội hàm, thường hiểu gồm các mặt phản ứng nhanh, tần số động tác nhanh, di chuyển vận động nhanh và bật nhảy nhanh
* Cao: Chỉ độ cao khống chế trên lưới và cả so với lưới, bao gồm
chiều cao đứng, tay dài tức là chiều cao với tay và sức bật Những năm gần đây, Bóng chuyền xuất hiện xu thế nhiều người cao, nhiều đội nam có không
ít vận động viên cao trên 2m, các đội nữ cao trên 1m 85 cũng là phổ biến Chiều cao đứng của các đội nữ Bóng chuyền thế giới cuối thế kỷ XX cao bằng các đội nam những năm 60
* Biến: Chỉ năng lực phối hợp các loại kỹ, chíên thuật cũng như năng
lực vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, căn cứ vào đối thủ và tình huống biến hoá khác
Trang 16nhau trên sân để tìm cách thay đổi hình thái vận động như: biến tốc, biến tầm, biến vị trí, biến lực, biến đường, biến hình tay, biến đổi động tác
Biến do năng lực thần kinh linh hoạt và trữ lượng kỹ năng, kỹ xảo phong phù được hình thành, tích luỹ qua huấn luyện Biến và nhanh kiết hợp chặt chẽ với nhau và là cơ sở tác động lẫn nhau phát triển; trong nhanh có biến, muốn biến phải có nhanh Qua đó thấy việc yêu cầu vận động viên Bóng chuyền phải có năng lực sáng tạo ở mức cao đồng thời phải phát triển toàn diện các tố chất thể lực thành phần của vận động viên Bóng chuyền
Theo tác giả Diên Phong: "Tố chất sức bền chỉ là năng lực của cơ thể khắc phục mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động "[20]
Ông cho rằng, sức bền là năng lực đa nhân tố, ngoài cấu trúc tổ chức cơ thể ảnh hưởng đến sức bền ra nó còn có những nhân tố ảnh hưởng khác như:
Trang 17Đặc trưng tâm lý VĐV, năng lực chức năng trao đổi và thu năng lượng khi cơ thể vận động, tính ổn định chức năng cơ thể, sự tiết kiệm chức năng cơ thể…
Theo quan điểm của tác giả Lưu Quang Hiệp dưới góc độ sinh lý học: Sức bền đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ 2-3 phút trở lên với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ 1/2 đến toàn bộ lượng cơ bắp cơ thể) nhờ sự hấp thụ O2 để cung cấp năng lượng cho cơ thể chủ yếu bằng con đường ưa khí [9]
Nguồn năng lượng chính cho sự co cơ trong vận động là 3 hệ:
- Hệ phốtphogen (ATP-CP)
- Hệ lắc tác
- Hệ oxy hoá
Trong đó hệ phốtphogen và hệ lắc tác là hệ yếm khí, còn hệ ôxy hoá là
hệ ưa khí Như vậy việc vận dụng các phương pháp đều tập trung vào việc giải quyết các nhiệm vụ là nâng cao khả năng hấp thụ O2 tối đa của cơ thể (VO2max) và khả năng duy trì lâu dài mức độ khả năng hấp thụ O2 tối đa của
cơ thể Song việc tập luyện sức bền cho sinh viên Bóng chuyền là một vấn đề
có ý nghĩa quan trọng Trong tập luyện nguồn năng lượng chính cung cấp cho hoạt động của sinh viên Bóng chuyền là hệ yếm khí và ưa khí, nhưng trong thi đấu thì hệ yếm khi chiếm ưu thế hơn so với hệ ưa khí
Theo tác giả Phạm Danh Tốn, Nguyễn Toán: Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được [23]
Để phát sinh sức bền phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm hoàn thiện và nâng cao những nhân tố chi phối đến sức bền
Trang 18+ Tính tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất
+ Cơ chế có nguồn năng lực lớn
+ Sự phối hợp hài hoà trong hoạt động của các chức năng sinh lý
+ Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ những nổ lực ý chí Mặt khác việc nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích nghi dần dần với LVĐ ngày càng lớn, đòi hỏi người tập phải có ý chí kiên trì, chịu đựng những cảm giác mệt mỏi đôi khi rất nặng nề và cảm giác nhàn chán do tính đơn điệu của tài tập [23]
Theo các tác giả và A.D Novicốp - L.P Mátvêép: Sức bền là năng lực chống lại mệt mỏi Hiện tượng mệt mỏi trong những hoạt động với LVĐ khác nhau là không giống nhau Nói một cách khác khi giáo dục sức bền không phải chỉ chú ý đến chiều sâu của sự mệt mỏi mà cả tính chất của nó nữa [16]
Như vậy huấn luyện sức bền LVĐ được xác định đầy đủ nhờ 5 nhân tố sau:
- Cường độ bài tập
- Thời gian của bài tập
- Thời gian nghỉ giữa quãng
- Tính chất nghỉ ngơi
5 - Số lần lặp lại
Tóm lại: Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho
trước hay năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được
Đối với môn Bóng chuyền thời gian thi đấu tương đối dài (thời gian một trận đấu kéo dài ước chừng vài tiếng đồng hồ) do vậy mà trong huấn luyện LVĐ của bài tập với cường độ rất cao và trong thời gian tương đối dài thì ta phải làm sao để nâng cao dần khả năng ưa khí và yếm khí của VĐV Trong các giây phút căng thẳng với cường độ vận động cao hoạt động như: Bật nhảy tấn công cao biên hoặc chạy chiến thuật tấn công nhanh trước mặt
và nhanh sau đầu, sau đó lại di chuyển để bật nhảy chắn bóng thực hiện
Trang 19nhiệm vụ phòng thủ trên lưới, cứ như vậy thì hệ yếm khí cung cấp năng lượng cho hoạt động là chủ yếu Song khả năng yếm khí này rất kém bền vững, khi ngừng các pha bật nhảy tấn công và bật nhảy chắn bóng thì mức độ yếu khí cũng giảm đi một cách nhanh chóng [17]
Theo tác giả Trịnh Hùng Thanh: Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi
và duy trì hoạt động kéo dài của VĐV Tác giả cho rằng sức bền có ý nghĩa trong việc xác định thành tích thi đấu, đánh giá kết quả huấn luyện và khả năng chịu đựng LVĐ, khả năng phục hồi nhanh chóng của VĐV [22] Theo tác giả Phạm Ngọc Viễn: "Sức bền là một mặt ý thức của VĐV phản ánh tổng hợp độ lớn và thời gian của sự nỗ lực cơ bắp và ý chí của VĐV được thể hiện khi thực hiện các hoạt động kéo dài" [27]
Phân tích các quan điểm về huấn luyện sức bền của các tác giả trong nước và trên thế giới, chúng tôi có một số nhận xét sau:
Các tác giả Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn, A.D Nôvicốp - L.P MatVêép có cùng quan niệm về sức bền
- Hầu hết các quan điểm về phương pháp huấn luyện sức bền đều thống nhất cho rằng cơ sở khoa học huấn luyện sức bền là nâng cao khả năng hấp thụ O2 tối đa của cơ thể
- Sức bền có vai trò to lớn trong việc xác định thành tích thi đấu, khả năng chịu đựng LVĐ, khả năng hồi phục của VĐV
- Để phát triển được sức bền trong tập luyện TDTT thì VĐV phải khắc phục mệt mỏi
1.4.2 Phân loại sức bền
Việc phân loại sức bền có rất nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một trường phái khác nhau lại căn cứ vào đặc điểm khác nhau để phân loại Qua phân tích và nghiên cứu tài liệu chúng tôi thấy có một số cách phân loại sức bền như nhau:
Căn cứ vào thời gian hoạt động chia sức bền ra thành:
Trang 20- Sức bền trong thời gian dài (trên 11'): Thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động ưa khí
- Sức bền trong thời gian trung bình (2' - 11'): Thành tích phụ thuộc vào yếm khí lẫn ưa khí
- Sức bền trong thời gian ngắn (45" - 2'): Thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động yếm khí và sự phát triển sức mạnh - bền và sức nhanh bền [23]
Trong sinh lý TDTT căn cứ vào hệ cung cấp năng lượng người ta chia sức bền ra 2 loại
- Sức bền ưa khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện sử dụng nguồn năng lượng thông qua quá trình ôxy hoá hợp chất hữu cơ giàu năng lượng trong cơ thể
- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giải phóng năng lượng không có sự tham gia của O2) [10]
Sức bền ưa khí và sức bền yếm khí được coi là bộ phận chính của chương trình huấn luyện đối với VĐV Bóng chuyền
- Theo lý luận và phương pháp GDTC căn cứ vào số lượng các nhóm
cơ tham gia hoạt động, phân chia thành 3 loại
+ Sức bền cục bộ: Là sức bền có dưới 1/3 khối lượng cơ quan tham gia hoạt động
+ Sức bền chung: Là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp có sự tham gia của 2/3 nhóm cơ trở lên Trong hoạt động này đòi hỏi cơ quan tuần hoàn và hô hấp hoạt động khẩn trương để đảm bảo cung cấp năng lượng cho hoạt động
+ Sức bền chuyên môn: Là sức bền đối với một hoạt động nhất định được lựa chọn làm đối tượng chuyên môn hoá [25]
Căn cứ vào chế độ hoạt động của cơ người ta chia sức bền thành:
Trang 21- Sức bền tĩnh: Là khả năng hoạt động lâu dài trong điều kiện tĩnh
- Sức bền động: Là khả năng hoạt động lâu dài trong điều kiện hoạt động Căn cứ vào tố chất vận động người ta chia sức bền thành:
- Sức bền - mạnh: Là năng lực phát huy sức mạnh cao trong thời gian dài
- Sức bền - Tốc độ: là năng lực duy trì tốc độ trong thời gian dài
Tổng hợp các quan điểm về phân loại sức bền trên chúng tôi đi đến kết luận sau:
Mỗi một môn khoa học, mỗi một trường phái có những quan điểm về sức bền khác nhau Song việc phân chia sức bền theo lý luận và phương pháp GDTC là toàn diện hơn cả
Như vậy, sức bền trong Bóng chuyền có một số đặc điểm sau:
- Tố chất đặc trưng cơ bản nhất trong tập luyện và thi đấu Bóng chuyền là sức bền - tốc độ, sức bền - bật và sức bền - thi đấu
- Sức bền trong môn Bóng chuyền được chia ra thành
+ Sức bền chung
+ Sức bền chuyên môn
Trong huấn luyện Bóng chuyền, muốn phát triển sức bền chung phải xuất phát từ nội dung của huấn luyện sức bền chuyên môn và ngược lại nội dung huấn luyện sức bền chuyên môn phải dựa trên các tiền đề do huấn luyện sức bền chung mang lại
1.4.3 Sức bền đối với Bóng chuyền
- Sức bền là một tố chất thể lực, là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận động, sức bền phụ thuộc vào các yếu tố sau
+ Năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch
+ Quá trình trao đổi chất
+ Sự tiết kiệm hóa trong vận động (khả năng thả lỏng, kỹ thuật hoàn hảo) + Các phẩm chất tâm lý chuyên môn
Trang 22Sức bền phát triển tốt là tiền đề quan trọng để con người có thể sẵn sàng lao động, học tập với năng xuất cao, đồng thời hình thành những phẩm chất tốt đẹp như; tính kiên trì, tinh thần bền bỉ, ý chí quyết tâm
Tập luyện sức bền sẽ nâng cao khả năng làm việc của cơ thể, đặc biệt là
hệ thống tuần hoàn, hô hấp và hệ thống vận động
Trong thể thao, sức bền là yếu tố quyết định đến thành tích thi đấu, sức bền phát triển tốt sẽ nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận động tập luyện
và là tiền đề quan trọng để người tập có thể hồi phục nhanh chóng sau quá trình tập luyện và thi đấu
Dựa trên những yêu cầu cụ thể của thi đấu thể thao người ta chia sức bền thành sức bền cơ sở và sức bền chuyên môn
+ Sức bền cơ sở là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận động kéo dài với cường độ trong vùng năng lượng có oxi Cơ sở sinh lý của năng lực sức bền này là sự “ tiết kiệm hóa” trong hoạt động của các chức năng cơ thể ( tuần hoàn, hô hấp, trao đổi chất) và sự thuần thục kỹ thuật
Phát triển sức bền cơ sở trước hết phải nâng cao năng lực hấp thụ oxi
và các năng lực chuyển hóa oxi cũng như các phát triển các phẩm chất tâm lý chuyên môn
+ Sức bền chuyên môn là năng lực của vận động viên nhằm chống lại mệt mỏi trong hoạt động của môn thể thao chuyên sâu
Trong các môn thể thao có chu kỳ, căn cứ vào yêu cầu thi đấu (thời gian thi đấu) người ta chia sức bền chuyên môn thành bốn loại: sức bền tốc độ, sức bền thời gian ngắn, sức bền thời gian trung bình, sức bền thời gian dài
Tố chất sức bền đặc biệt quan trọng trong môn Bóng chuyền Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu đồng đội có tính đối kháng gián tiếp cao, có những trận đấu căng thẳng diễn ra trong thời gian dài, có những hiệp đấu, những pha bóng căng thẳng gay cấn đền ngạt thở, bên cạnh những đặc điểm như xuất phát nhanh, dừng đột ngột, bật nhảy tạo ra sự bất ngờ và thời cơ cho
Trang 23việc ghi điểm, chuyền bóng, đập bóng, bỏ bóng, phát bóng , ngay cả trong các động tác phòng thủ cũng đòi hỏi VĐV có một khả năng duy trì sự tập chung chú ý cao trong thời gian dài Vì vậy, có thể nói sức bền có vai trò quan trọng để vận động viên có thể thực hiện tốt được các động tác kỹ thuật trong Bóng chuyền, cũng như các nhiệm vụ đề ra trong một trận đấu, hiệp đấu
Là một tố chất quan trọng đối với VĐV Bóng chuyền, sức bền tạo cho VĐV đủ năng lực thực hiện ý đồ chiến thuật trong tập luyện và thi đấu, tạo ra sự bền bỉ dẻo giai khó chịu cho đối phương, nâng cao hiệu quả thành tích thi đấu
Tóm lại, sức bền là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong tập luyện, thi đấu và nâng cao thành tích Bóng chuyền Chính vì vậy mà nhiều chuyên gia, huấn luyện viên Bóng chuyền nổi tiếng đều coi trọng huấn luyện sức bền cho VĐV của họ
Sức bền chuyên môn là một tố chất thể lực quan trọng, cần thiết của một cầu thủ bóng chuyền, được thể hiện ở khả thực hiện chính xác các động tác kỹ thuật, chiến thuật trong suốt thời gian thi đấu mà không giảm sút hiệu quả Sự biểu hiện sức bền chuyên môn đó là tốc độ động tác, các hoạt động sức mạnh, các yếu tố về tâm lý như tính quyết đoán, ý chí khắc phục mệt mỏi trong thi đấu căng thẳng Sức bền chuyên môn bao gồm; Sức bền tốc độ ; sức bền bật nhảy và sức bền thi đấu
1.4.3.1 Sức bền tốc độ
Sức bền tốc độ là khả năng của cầu thủ duy trì hoạt động tốc độ cao trong thực hiện động tác, di chuyển trong thời gian của trận đấu Người ta thường sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh được lặp lại nhiều lần, các bài tập chạy có đổi hướng, các bài tập phối hợp kỹ thuật với di động có lăn ngã cứu bóng để phát triển sức bền tốc độ Thời gian để duy trì một lần tập khoảng 20 - 30 giây, lặp lại từ 6 - 10 lần trong một nội dung tập Có thể đưa
ra một số bài tập mẫu để phát triển sức bần tốc độ như
Trang 24- Chạy zíc zắc nhiều lần từ vạch biên ngang tới vạch giới hạn tấn công
- Di động chắn bóng nhiều lần dọc theo lưới
- Bật nhảy đập, chắn bóng, khi rơi xuống thực hiện ngã lộn sau qua vai, sau đó lặp lại 2 - 4 lần
- Di động kết hợp lăn ngã theo tín hiệu của giáo viên
- Đập bóng nhiều lần do giáo viên tung ở các vị trí khác nhau (4, 3, 2)
- Các bài tập phát triển sức bền tốc độ lên thực hiện ở cuối các buổi tập
1.4.3.2 Sức bền bật
Sức bền bật là khả năng duy trì các hoạt động bật nhảy nhiều lần với sự
nỗ lực co cơ cao nhất ví dụ: Bật nhảy đập bóng, chắn bóng và chuyền hai Sự
nỗ lực cơ bắp ở mức độ tối đa trên lền mệt mỏi đòi hỏi cầu thủ bóng chuyền phải có phẩm chất ý trí cao và được rèn luyện thường xuyên trong điều kiện tập luyện và thi đấu căng thẳng Người ta có thể sử dụng các bài tập với trọng lượng phụ nhỏ để tập bật nhảy như: Bao cát, bao trì, tạ gánh 25 - 30 kg để phát triển sức bền bật Thời gian cho mỗi lần tập từ 1 - 3 phút, tùy thuộc vào bài tập cường độ tối đa liên tục không có nghỉ giữa các lần bật nhảy (khi chân chạm đất là bật ngay), lặp lại từ 5 - 8 lần, quãng nghỉ từ 1 - 4 phút
Có thể sử dụng các bài tập mẫu sau:
- Bật nhảy ở hố cát liên tục từ 25 - 30 lần
- Bật chắn liên tục có đeo bao trì hoặc cát từ 3 - 5 kg
- Gánh tạ từ 20 - 25 kg
- Bật nhảy liên tục ở tư thế ngồi xổm (góc độ gập gối không nhỏ hơn 900)
- Nhảy đập liên tục, nhóm 2 - 3 người do giáo viên tung bóng
1.4.3.3 Sức bền thi đấu
Sức bền thi đấu là khả năng duy trì tốc độ thi đấu với nhịp độ cao, đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện các hoạt động kỹ - chiến thuật Đây là một
tố chất tổng hợp, bao gồm tất cả các dạng sức bền và tố chất thể lực huyên môn, khả năng phát triển cao của các chức năng, hệ thống cơ quan trong cơ
Trang 25thể đảm bảo duy trì các hoạt động chuyên môn lâu dài có thể sử dụng các biện pháp thi đấu với sân nhỏ, ít người, như thi đấu 5 x 5; 4 x 4; 3 x 3, với điều kiện tăng dần thời gian hoặc số hiệp thi đấu Có thể xen kẽ các bài tập thi đấu với các bài tập chuyên môn để phát triển sức bền bật trong điều kiện đã xuất hiện mệt mỏi để giáo dục các phẩm chất tâm lý, ý chí cho các cầu thủ bóng chuyền
Một số bài tập mẫu có thể áp dụng để phát triển sức bền thi đấu:
- Di động lăn ngã, sau đó thực hiện bật nhảy 5 - 10 lần
- Bật nhảy nâng cao đùi có đeo trọng lượng phụ (Bao cát hoặc bao trì)
từ 10 - 15 lần
- Di động đổi hướng kết hợp với lăn ngã theo tín hiệu của giáo viên (như cá nhảy, lộn nghiêng qua vai) Không có nghỉ giữa các lần ngã Sau 30 giây, lặp lại như cũ
- Di động đập bóng, chắn bóng, khi rơi xuống ngã ngửa lộn qua vai, di động cham tay vạch tấn công, sau đó lặp lại từ 5 - 10 lần
- Trò chơi vận động chuyền bóng tấn công cầu môn Mỗi hiệp từ 3 - 5 phút, lặp lại từ 3 - 4 lần, nghỉ giữa các hiệp từ 2 - 3 phút
Các bài tập thực hiện với cường độ tối đa xen kẽ quãng nghỉ tích cực bằng các hoạt động khác Cần xen kẽ các bài tập thể lực với các hoạt động chuyên môn giống như thi đấu với lượng vận động cao sẽ có tác dụng ổn định khả năng sức bền thi đấu cho cầu thủ bóng chuyền
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức bền
Trong quá trình tập luyện TDTT, tất cả các tố chất thể lực đều được phát triển Sự hoàn thiện của tố chất vận động này bao giờ cũng kèm theo sự hoàn thiện tố chất vận động khác Trong đó các bài tập nhằm phát triển sức bền có tác dụng rõ rệt nhất đối với các tố chất khác Vì vậy, các bài tập phát triển sức bền chung được coi là bài tập cơ sở để phát triển các tố chất khác và nâng cao khả năng vận động chung Tuy nhiên sự hoàn thiện của tố chất sức bền nói chung và sức bền chuyên môn nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
Trang 26Cụ thể là:
- Yếu tố tâm lý
Để phát triển tố chất sức bền trong hoạt động TDTT thì người VĐV phải có đặc trưng cá tính tâm lý: Tính ham thích hoạt động TDTT, tính mục đích (hay động cơ tập luyện) có như vậy VĐV mới nỗ lực ý chí cao để khắc phục, chống lại mệt mỏi trong các hoạt động kéo dài Mặt khác VĐV phải có tính cần cù chăm chỉ tập luyện và sẵn sàng chịu đựng LVĐ lớn của bài tập bởi
lẽ nếu không có tâm lý sẵn sàng tập luyện, sợ cảm giác hoạt động với khối lượng lớn trong thời gian dài thì sức bền sẽ không phát triển được Trong tập luyện người tập phải gánh chịu một LVĐ rất lớn cho nên hiện tượng mệt mỏi cảm xúc, mệt mỏi ý chí diễn ra thường xuyên Vì vậy họ phải biết tự động viên và phát huy năng lực dự trữ của cơ thể bởi vì một trong những đặc điểm quan trọng để phát triển sức bền là người ta vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt động trong tập luyện khi đã xuất hiện mệt mỏi bằng phương pháp tự động viên như sau: Tự ra lệnh cho bản thân và tự giao nhiệm vụ Bên cạnh đó còn phải biết điều khiển có ý thức sự tập trung chú ý của bản thân vào thực hiện động tác của bài tập cho hợp lý
- Trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động
Trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động cũng có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển của tố chất sức bền Kỹ thuật động tác hợp lý và khả năng phối hợp vận động nhuần nhuyễn tạo nên sự tiết kiệm hoá nguồn năng lượng trong cơ thể, khi hoạt động đảm bảo duy trì hoạt động kéo dài của VĐV Ngược lại nó sẽ không duy trì hoạt động được lâu dài Mặt khác giữa
kỹ thuật và tốc độ tối đa tương quan chặt chẽ với nhau, cho nên huấn luyện kỹ thuật là một thành phần quan trọng của rèn luyện tốc độ Chỉ có tốc độ động tác cao khi kỹ thuật động tác thuần thục
Trang 27- Khả năng hấp thụ ôxy tối đa (VO2max) của cơ thể và khả năng duy trì lâu dài mức độ hấp thụ ôxy cao, mức thấp thụ ôxy tối đa của VĐV quyết định khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí của họ, VO2 max càng cao công suất hoạt động ưa khí tối đa càng lớn Ngoài ra khả năng hấp thụ O2 càng cao thì
cơ thể thực hiện hoạt động ưa khí càng dễ dàng cho nên duy trì hoạt động vận động trong thời gian dài
- Tốc độ tiêu hao năng lượng (J/phút) và nguồn dữ trữ năng lượng trên
ở trạng thái tối đa
- Sự tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất
- Sự phối hợp hài hoà trong hoạt động của các chức năng sinh lý
Với thời gian có hạn vì thế trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu được những ảnh hưởng và những bài tập phát triển tố chất sức bền chuyên môn dưới góc độ sư phạm
1.5 Cơ sở lý luận về huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho VĐV Bóng chuyền
1.5.1 Năng lực thi đấu của vận động viên Bóng chuyền hiện đại
Năng lực thi đấu là năng lực tổng hợp mà bất kỳ vận động viên Bóng chuyền nào muốn thi đấu đạt hiệu quả, thành tích cao đều cần phải có Năng lực thi đấu Bóng chuyền gồm có năng lực thể chất (hình thái cơ thể, cơ năng,
tố chất thể lực); năng lực kỹ thuật, chiến thuật; năng lực tâm lý; năng lực hiểu biết (trí lực) và động cơ tư tưởng Xét theo tác dụng của các mặt thì trong đó
Trang 28có Bóng chuyền, ba mặt: tố chất thể lực, kỹ thuật, chiến thuật giữ vai trò quan trọng hơn các mặt tâm lý, cơ năng và trí năng
Bóng chuyền là môn thuộc loại năng lực kỹ thuật, nghĩa là năng lực thi đấu, mà trình độ thi đấu chủ yếu được đánh giá bằng trình độ kỹ thuật Kỹ thuật là cơ sở cho chiến thuật mà ở mức độ nhất định, nó bổ khuyết cho thiếu sót về thể lực cho dù ảnh hưởng của năng lực thể lực khá mạnh nhưng không thể thay thế cho kỹ thuật Kỹ thuật – năng lực kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo và trình độ vận dụng linh hoạt, thông minh, biến hoá là một ưu thế của người phương Đông, vì họ có hệ thần kinh linh hoạt, điều khiển hành động vận động nhanh, biến hoá đa dạng và trên cơ sở biến hoá đã tạo ra các kỹ thuật mới mà trước đó trong Bóng chuyền gần như chưa có
Để có năng lực, trình độ thi đấu, trước hết phải nói đến năng lực cơ thể, trong đó gồm hình thái cơ thể, cơ năng mang tính di truyền cao, năng lực thể lực, năng lực kỹ thuật, năng lực tâm lý, trí năng và động cơ tư tưởng Những mặt đó tác động trực tiếp gây ra những biến đổi mới có lợi cho quá trình hình thành năng lực, trình độ thi đấu
1.5.2 Năng lực thể lực của vận động viên Bóng chuyền hiện đại
Trình độ thi đấu Bóng chuyền do năng lực thi đấu quyết định Năng lực thi đấu là tổng hợp các năng lực, đặc trưng của hình thái cơ thể, cơ năng, tố chất thể lực chung và chuyên môn Trong đó năng lực thể lực giữ vai trò cơ sở, nền móng của trình độ thi đấu và để phát triển toàn bộ các năng lực khác Chỉ có năng lực thể lực vững vàng mới bảo đảm chắc chắn cho nâng cao năng lực kỹ - chiến thuật Nó là yếu tố quan trọng để giữ vững, nâng cao thành tích thi đấu
Thi đấu Bóng chuyền ngày càng căng thẳng, kịch liệt, đối kháng với cường độ và mật độ lớn, nên đòi hỏi vận động viên Bóng chuyền phải có năng lực thể lực cao, như sức bền bật cực tốt, phản ứng nhanh, khả năng phối hợp
Trang 29nhịp nhàng, tính linh hoạt, khéo léo, nhanh nhẹn Nhiều tác giả thống nhất quan điểm là năng lực thể lực của vận động viên ngày càng đóng vai trò cơ sở quyết định cho năng lực thi đấu
Chuẩn bị năng lực thể lực bao gồm chuẩn bị năng lực thể lực toàn diện (năng lực thể lực chung) và năng lực thể lực chuyên môn
* Chuẩn bị thể lực toàn diện:
Thi đấu thể thao hiện đại yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, hoàn chỉnh, toàn diện và khoa học các mặt: Thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý và kinh nghiệm thi đấu để đáp ứng xu thế thi đấu ngày càng quyết liệt
Các tố chất thể lực của con người trong thể thao chia thành: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo hay có quan điểm cho rằng tố chất thể lực được chia thành: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động, mềm dẻo
Phát triển thể lực toàn diện là chuẩn bị thể lực chung cho vận động
viên Theo Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn: “Chuẩn bị thể lực chung là một
quá trình giáo dục thể chất không chuyên môn hoá hoặc chuyên môn hoá tương đối ít nhằm tạo nên những tiền đề chung rộng rãi về thể lực là chính để
có thể đạt được kết quả tốt trong một hoạt động”
Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, một mặt giúp nâng cao thể chất chung của vận động viên, nâng cao khả năng hoạt động của hệ thống cơ quan trong cơ thể, khả năng thích ứng, khả năng chịu đựng lượng vận động ở giai đoạn kế tiếp, mặt khác, tạo tiền đề để nâng cao khả năng tiếp thu hành động
kỹ, chiến thuật trong tập luyện và thi đấu, nâng cao khả năng hoạt động thể lực chuyên môn đặc thù - yếu tố quyết định thành tích của vận động viên Nó còn giúp
họ phải vượt qua những khó khăn ở mức độ khác nhau do bài tập đem lại Phát triển thể lực toàn diện làm hình thái cơ thể, cơ năng, các tố chất thể lực được nâng cao, làm cơ sở tốt cho hoàn thành, điêu luyện kỹ chiến thuật chuyên môn
Trang 30Như vậy, chuẩn bị thể lực cho vận động viên là một bộ phận cấu thành
cơ bản không thể thiếu của chương trình tập luyện nhiều năm, nhằm phát triển toàn diện cơ thể, củng cố sức khoẻ, hoàn thiện các tố chất thể lực và khả năng vận động Các tố chất thể lực đều có tầm quan trọng như nhau, tuy nhiên có tố chất quan trọng nhiều và có tố chất quan trọng ít đối với việc nâng cao thành tích Song, chất lượng huấn luyện nâng cao thành tích thể thao chỉ xây dựng trên cơ sở phát triển toàn diện vững chắc các tố chất thể lực
Chuẩn bị thể lực cho vận động viên Bóng chuyền là một nội dung quan trọng của quá trình huấn luyện nhằm mục đích phát triển cơ thể, hoàn thiện và nâng cao các tố chất thể lực, năng lực hoạt động điều khiển của hệ thống thần kinh trung ương, bảo đảm hình thành và ổn định trạng thái sung sức thể thao, kéo dài tuổi thọ vận động viên, trên cơ sở đó tạo nền tảng cho các hoạt động thi đấu Không thể nâng cao thành tích thể thao mà không có cơ sở của huấn luyện toàn diện các tố chất thể lực một cách vững vàng, hệ thống và khoa học
Thể lực của vận động viên Bóng chuyền tốt chính là cơ sở để nắm vững kỹ chiến thuật Bóng chuyền, không ngừng nâng cao thể lực chính là đảm bảo tốt, ổn định và vững vàng cho việc nâng cao tương ứng kỹ - chiến thuật để thi đấu tốt
Căn cứ vào đặc điểm môn thể thao Bóng chuyền, phải sử dụng các biện pháp phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn như: sức mạnh (ở các bộ phận như thắt lưng, bụng, cổ chân, cánh tay, ngón tay, cổ tay ), sức nhanh (phản ứng nhanh, bật nhảy nhanh, di chuyển nhanh, vung tay nhanh, đánh chạm bóng nhanh ), sức bật (bật tại chỗ, bật có đà, bật nhảy liên tục ), sức bền (bền di chuyển, bền bật, bền nhanh, bền tâm lý, bền thi đấu ), linh hoạt (năng lực phối hợp nhịp nhàng chân, tay, thắt lưng, bụng , năng lực ứng biến linh hoạt thi đấu trên sân ), dẻo (phạm vi biên độ hoạt động của vai, hông, gối, cổ chân, cổ tay )
Trang 31Để huấn luyện nâng cao năng lực thể lực cho vận động viên Bóng chuyền đạt hiệu quả tốt phải theo đúng nguyên lý của sinh lý thể thao, phù hợp với từng cá nhân trên cơ sở nguyên lý của 3 hệ thống trao đổi năng lượng trong Bóng chuyền
Hoạt động của vận động viên Bóng chuyền là vận động mang tính kỹ năng gắn liền với tố chất thể lực Đặc điểm bên trong của hoạt động cơ bắp là các tố chất thể lực nhờ cơ chế cung cấp năng lượng đáp ứng hoạt động cơ (loại hình thứ nhất) Còn kỹ năng mang tính chiến thuật điêu luyện, nhuần nhuyễn, phản ứng nhanh nhạy trong các điều kiện phức tạp, luôn thay đổi bất ngờ chính là loại hình thư hai, tức khả năng phối hợp vận động, khéo léo, linh hoạt
Phát triển thể lực cho vận động viên Bóng chuyền trẻ một cách hài hoà cần chú trọng đến phát triển các tố chất thể lực mang tính đặc thù chuyên môn trong giai đoạn huấn luyện ban đầu, là đích để hướng tới và phải quan tâm đến mối quan hệ giữa chúng và mối tương quan của chúng với các bài tập, đảm bảo được tác dụng tổng hợp Phát triển các tố chất thể lực tốc độ, sức mạnh tốc độ là những tố chất chính của vận động viên Bóng chuyền Trong quá trình phát triển đó phải sử dụng hợp lý các phương tiện, phương pháp, bài tập theo quy luật phát triển của vận động viên Bóng chuyền trẻ về lứa tuổi, giới tính và trình độ tập luyện
1.5.3 Chuẩn bị tố chất thể lực chuyên môn của Bóng chuyền
Sức bên là tố chất thể lực chuyên môn nổi trội của Bóng chuyền Muốn thi đấu tốt vận động viên Bóng chuyền phải có khả năng duy trì các hoạt động chuyên môn tốt như di động nhanh, dùng tốc độ để chuyển hướng và bật nhảy Vì vậy, sức bền tốc độ trong Bóng chuyền quyết định đến trình độ, thành tích thi đấu
Tố chất sức bền chuyên môn và sức bền tốc độ trong Bóng chuyền phải được phát triển ngay trong giai đoạn huấn luyện ban đầu và giai đoạn
Trang 32chuẩn bị chung của thời kỳ chuẩn bị Trong thi đấu Bóng chuyền, chiếm lĩnh càng nhiều khoảng không trên lưới thì càng có điều kiện thực hiện ý đồ kỹ chiến thuật, phá vỡ phòng thủ của đối phương Do đó vận động viên Bóng chuyền phải có sức bền bật tốt, mà bản chất của nó chính là tố chất sức bền tốc độ Vì thế trong giai đoạn huấn luyện ban đầu, phát triển sức bền tốc độ là việc làm không thể thiếu được và phải đặc biệt quan tâm phát triển Phát triển sức bền tốc độ, nâng cao sức bền bật của vận động viên Bóng chuyền sẽ phải được tiến hành trước một bước so với việc học kỹ thuật
Tốc độ (sức nhanh) là tố chất thể lực có tính đặc thù chuyên môn cao trong Bóng chuyền Sức nhanh thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu:
+ Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động
+ Tốc độ động tác đơn
+ Tần số động tác
Các hình thức của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, nhất là chỉ
số thời gian phản ứng, nhiều trường hợp không tương ứng với các chỉ số động tác vì phản ứng có thể rất nhanh nhưng động tác lại chậm hoặc ngược lại Một số động tác phối hợp phức tạp phụ thuộc không chỉ vào sức nhanh
mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Trong một số môn thể thao có môn tăng tốc ngay sau xuất phát, có môn lại tăng tốc giữa quãng, phần lớn các hoạt động thi đấu Bóng chuyền được biểu hiện dưới dạng sức nhanh như: Sức nhanh phản ứng, sức nhanh di động, sức nhanh thực hiện động tác, thể hiện bằng di động liên tục theo hướng bóng tới, phản ứng tức thời với tình huống, dùng động tác kỹ thuật phù hợp nhanh đạt hiệu quả Mục
tiêu của thi đấu Bóng chuyền là :”không để bóng rơi xuống đất” nên phải
di động nhanh tới bóng trong khoảng thời gian ngắn nhất để điều khiển bóng chuẩn xác, cùng đồng đội thực hiện ý đồ chiến thuật
Trang 33Như vậy tốc độ và sức bền tốc độ có mối liên quan mật thiết với nhau Nghiên cứu của nhiều tác giả về phát triển các tố chất đặc thù chuyên môn Bóng chuyền cho thấy phát triển sức mạnh tốc độ chính là phát triển sức nhanh di động Sức nhanh phản ứng là yếu tố quan trọng của sức nhanh, đặc biệt sức nhanh phản ứng lựa chọn phải được phát triển trước tuổi 13
Huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV Bóng chuyền là một quá trình giáo dục chuyên môn, chủ yếu bằng hệ thống các bài tập, nhằm hoàn thiện các phẩm chất năng lực của quá trình chuẩn bị để đảm bảo cho VĐV đạt thành tích cao nhất trong thi đấu (17)
Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV, chính là việc tạo cho con người thích nghi với hoạt động thần kinh, cơ bắp, nhờ sự hoàn thiện khả năng phối hợp vận động (19) Trong quá trình huấn luyện sức bền, cần phải chú ý tới: Đối tượng, trình độ, lứa tuổi của VĐV và đặc thù môn thể thao, mà sử dụng các phương pháp, phương tiện cho phù hợp Có vậy, quá trình huấn luyện mới nhanh chóng đạt hiệu quả cao
1.6 Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi 18-22
- Tình cảm đi đến hoàn thiện, biểu hiện các nét yêu quý tôn trọng mọi người, cư xử đúng mực, biết kính trên nhường dưới…
- Trí nhớ phát triển hoàn thiện, đảm bảo nhớ một cách có hệ thống, logic tư duy chặt chẽ
Trang 34+ Thích xây dựng các mối quan hệ thân thiết với người khác giới + Thích gần gũi với những người lớn tuổi có học thức và hiểu họ
- Sự phát triển về trí tuệ
+ Đặc điểm nổi bật của thời kì này là theo đuổi hoạt động trí tuệ và thực hiện quá trình hệ thống hoá lại các kiến thức đã học
+ Năng khiếu thẩm mỹ đã được nâng cao
+ Sinh viên có xu hướng tìm tòi những thông tin và khoa học trên mọi lĩnh vực
+ Thích tìm hiểu những vấn đề mà đòi hỏi phải có một suy nghĩ trừu tượng + Quan tâm hơn đến các hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế và nghề nghiệp khi mình ra trường
1.6.2 Đặc điểm sinh lý [9][10]
- Hệ thần kinh: Các biểu hiện cơ bản của hoạt động thần kinh cao cấp hoàn thiện khả năng tư duy, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá và khả năng
Trang 35giao tiếp ngày càng được hoàn thiện, làm cho nhận thức mở rộng Độ linh hoạt của các quá trình hưng phấn thần kinh và ức chế được cân bằng Sự phối hợp động tác đạt được những kỹ xảo
- Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính của lứa tuổi này là quá trình dị hoá chiếm ưu thế hơn so với quá trình đồng hoá do sự phát triển hình thành cơ bản ở lứa tuổi này diễn ra chậm
- Hệ vận động:
+ Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, sinh viên nam cao thêm khoảng 1-3cm, cột sống đã ổn định hình dáng và hoàn thiện
+ Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ co còn yếu, các
cơ lớn phát triển tương đối nhanh, các cơ nhỏ phát triển chậm hơn các cơ duỗi
+ Hệ tuần hoàn: Đã phát triển và hoàn thiện
+ Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh
+ Mạch của sinh viên khoảng từ 70-90 lần/ phút
+ Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng, nhưng sau vận động mạch và huyết áp hồi phục nhanh
+ Thể tích phút của dòng máu tính trên 1kg trọng lượng (thể tích phút tương đối giảm theo lứa tuổi) Khi 15 tuổi chỉ số này vào khoảng 70ml Từ 16-22 tuổi giảm xuống 60ml, đây là lứa tuổi có ảnh hưởng nhất định đến thể tích tâm thu và thể tích phút càng cao Thể tích tâm thu tối đa ở lứa tuổi 18-22
là 120–140ml
+ Huyết áp tăng dần cùng với lứa tuổi khi 18 tuổi huyết áp tối đa sẽ tăng lên khoảng 100 – 110 mm Hg Huyết áp thể thao tăng khoảng 90 – 95
mm Hg hoạt động thể lực làm tăng huyết áp trong hoạt động với công suất tối
đa Huyết áp tối đa tăng trung bình thêm khoảng 50 mm Hg
+ Hệ hô hấp: Đã phát triển tương đối hoàn thiện
+ Lồng ngực trung bình khoảng 67 – 72 cm
Trang 36+ Đặc điểm sinh lý lứa tuổi ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp trong quá trình trưởng thành của cơ thể có sự thay đổi về độ dài của chu kỳ
hô hấp, tỷ lệ thở ra, hít vào thay đổi độ sâu và tần số hô hấp Tần số hô hấp của trẻ từ 7-8 tuổi là 20-25 l/phút dần xuống đến 12-18l/phút ở lứa tuổi trưởng thành Độ sâu hô hấp (khí lưu thông) tăng dần theo lứa tuổi tới 18-22 tuổi Khí lưu thông vào khoảng 400 – 500 ml
+ Một trong những chỉ số quan trọng nhất của cơ quan hô hấp là thông khí phổi tối đa chỉ số này cũng tăng dần theo lứa tuổi, trong hoạt động thể lực thông khí phổi tăng lên chủ yếu là do tần số hô hấp chứ không phải độ sâu hô hấp, việc tăng tần số như vậy làm cho cơ thể nhận oxi, hấp thụ oxi trong hoạt động thể lực phát triển từ 15 - 16 lần so với mức chuyển hoá cơ sở
Với những cơ sở lý luận nêu trên có thể tóm tắt như sau
- Năng lực thi đấu Bóng chuyền gồm có năng lực thể chất (hình thái
cơ thể, cơ năng, tố chất thể lực); năng lực kỹ thuật, chiến thuật; năng lực tâm lý; năng lực hiểu biết (trí lực) và động cơ tư tưởng Xét theo tác dụng các mặt
đó thì trong Bóng chuyền có ba mặt: Tố chất thể lực, kỹ thuật, chiến thuật giữ vai trò rất quan trọng trong môn bóng chuyền
- Tố chất sức bền chuyên môn đặc biệt quan trọng trong môn Bóng chuyền Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu đồng đội có tính đối kháng gián tiếp cao, có đặc điểm luân phiên liên tục, có nhiều tình huống khác nhau, xuất phát nhanh, dừng đột ngột, bật nhảy tạo ra sự bất ngờ và thời cơ cho việc ghi điểm, chuyền bóng, đập bóng, bỏ bóng, phát bóng , ngay cả trong các động tác phòng thủ cũng đòi hỏi sức bền chuyên môn cao hơn Vì vậy, có thể nói sức bền chuyên môn có vai trò quan trọng để vận động viên có thể thực hiện tốt được các động tác kỹ thuật và các nhiệm vụ đặt ra trong tập luyện cũng như trong thi đấu Bóng chuyền
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỨC BỀN CHUYÊN MÔN VÀ MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM SINH VIÊN
BÓNG CHUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
2.1 Nghiên cứu lựa chọn Test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc
Để xác định được các Test đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc, trước hết thông qua phân tích các tài liệu có liên quan [12][17][19], qua quan sát các buổi kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của sinh viên các lớp, qua phân tích các trận đấu, hiệp đấu căng thẳng để tìm ra các Test thường được sử dụng để đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên nói chung, sau đó đưa ra phỏng vấn các giáo viên, HLV, chuyên gia, trọng tài nhằm tìm ra những Test đặc trưng nhất để đánh giá sức bền chuyên môn cho nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc
Bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu nói trên, đề tài tìm hiểu thực trạng sử dụng các Test đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho các đối tượng khác nhau và đưa ra các Test đánh giá sức bền chuyên môn mang tính chất định hướng bao gồm:
* Test đánh giá sức bền chuyên môn:
- Thực hiện bài tập liên hoàn
- Ném bóng nhồi liên tục bằng hai tay qua đầu đi xa
- Ném bóng nhồi bằng một tay liên tục đi xa
- Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục
- Tự tung bóng, bật nhảy đập bóng ở vị trí số 4