Từ quan điểm trên, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là phát triển mọimặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng, từng bước khắc phục dần sự chênh lệch giữa các vùngđồng
Trang 1Câu 1 (Vấn đề dân tộc): VKĐH toàn quốc lần thứ X, Đảng ta có nêu: “Vấn đề dân tộc và
đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta…” (VKĐH
X, Nxb CTQG-HN năm 2006-Tr 121)
Bài làm: Vấn đề dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược của chủ nghĩa Mác-Lênin
và của cách mạng XHCN; là vấn đề thực tiễn nóng bỏng đòi hỏi phải được giải quyết mộtcách đúng đắn và thận trọng Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, cần hiểu rõ vấn đề dân tộc vàmối quan hệ giữa các dân tộc mà từ đó đề ra phương hướng giải quyết tốt nhất, triệt để nhất.Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng các quan điểm khoa học
và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
Trước hết, dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được hình thành trong quá trình pháttriển của lịch sử dựa trên cơ sở: Có một lãnh thổ chung ổn định, một nền kinh tế chung, cóchung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp và một nền văn hóa mang bản sắc, tính cách dântộc
Khi nghiên cứu vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc trong điều kiện của CNTB, V.I.Lênin đã
phát hiện ra hai xu hướng khách quan hình thành dân tộc, đó là: Xu hướng thứ nhất, do sự
thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân cư muốn tách ra để xáclập các cộng đồng dân tộc độc lập Trong thời kỳ TBCN, ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồngdân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau Khi mà các tộc người đó có sự trưởng thành về ýthức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra thànhlập các dân tộc độc lập Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và
vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong
từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau Xuhướng này nổi lên trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Chính sự phát triển của LLSX, củakhoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản đã làm xuất hiệnnhu cầu xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tếrộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau
Tuy nhiên, hai xu thế này là một thể thống nhất, mỗi nước đều có chủ quyền độc lập, quyền
tự chủ, tự quyết nhằm xây dựng quốc gia dân tộc mình phồn vinh, công bằng, văn minh bêncạnh sự hòa nhập cộng đồng quốc tế
Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc; sự tổng kết kinhnghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga … V.I.Lênin đã kháiquát lại thành "Cương lĩnh dân tộc" của Đảng cộng sản Trong tác phẩm “Về quyền dân tộc tự
quyết”, Người nêu rõ: Một là, “các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” Đây là quyền thiêng liêng
của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc Các dân tộc lớn hay nhỏ không phân biệttrình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau; không một dântộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và có quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác, thể hiện trongluật pháp của mỗi nước và luật pháp quốc tế Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là
cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa
các dân tộc Hai là, “các dân tộc được quyền tự quyết” Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm
chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị-xãhội và con đường phát triển của dân tộc mình Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập
về chính trị tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc và cũngbao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để
Trang 1
Trang 2có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có
thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc Ba là, “liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc” Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản
trong cương lĩnh dân tộc của các đảng cộng sản Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là
cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp NDLĐ rộng rãi thuộc các dân tộc trong cuộc đấutranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Vì vậy, nội dung liên hiệpcông nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnhthể
Cả ba nội dung trên đều quan trọng, khi vận dụng cần sáng tạo không được xem nhẹ vấn đềnào Thực tiễn cách mạng trên thế giới trong thời gian qua đã chứng minh được tính đúng đắn,khoa học, cách mạng của “Cương lĩnh” Những nơi nào, thời điểm nào quốc gia nào vận dụngđúng đem lại thành quả hết sức to lớn, ngược lại khi vận dụng sai hoặc bóp méo lý luận dẫn đếnthất bại, thậm chí bị tan rã, sụp đổ…
Trong thời đại ngày nay, Sau khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, ảnh hưởng của nhân tố dân tộc,nhân tố tôn giáo trong môi trường quốc tế ngày càng tăng lên với trào lưu tư tưởng và hoạtđộng của chủ nghĩa dân tộc sôi động ở một số khu vực Các thế lực ly khai, cực đoan tôn giáo
và khủng bố cấu kết, lợi dụng nhau, càng làm cho vấn đề dân tộc, mâu thuẫn dân tộc có cụcdiện ngày càng phức tạp Trên thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột sắc tộc, cướp đi sinhmạng hàng triệu người ở các quốc gia trên thế giới Trong một quốc gia đa dân tộc, nhất là cácquốc gia phát triển theo con đường TBCN, các dân tộc lớn thông qua đại biểu của mình, giữ vịtrí thống trị trong cơ cấu quyền lực, dẫn đến chi phối nhất định về phân phối của cải vật chất,ban hành các quy chế pháp lý có lợi cho mình, làm các dân tộc thiểu số bị thiệt thòi buộc họphải đứng lên đấu tranh đòi lại những quyền lợi Bên cạnh đó, ở nhiều quốc gia, xung đột giữacác dân tộc là do những vấn đề về lịch sử và âm mưu của chủ nghĩa đế quốc mới Với họcthuyết "một quốc gia, một dân tộc", chúng gây ra chia rẽ, xung đột, kích động chủ nghĩa lykhai, mục đích tạo ra các cuộc chiến tranh giúp chúng được hưởng lợi ích từ những xung đột,mâu thuẫn đó
Ở nước ta với đặc điểm là một quốc gia đa dân tộc, người Kinh chiếm 86,2%; và 53 dân tộcanh em khác, với khoảng 14 triệu người, chiếm 13,8% dân số cả nước Các dân tộc thiểu số cưtrú trên địa bàn rộng, chủ yếu ở miền núi, vùng cao, vùng trung du Đặc trưng nổi bật trongquan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộngđồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong cáccuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy ngàn năm lịch
sử cho đến ngày nay Mặt khác, do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, mộtkết cấu công xã nông thôn bền chặt sớm xuất hiện Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm,dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế
độ phong kiến Đoàn kết là xu hướng khách quan cố kết các dân tộc trên cơ sở có chung lợiích, có chung vận mệnh lịch sử, chung một tương lai và tiền đồ Song, bên cạnh mặt cố kết tạonên tính cộng đồng chung, có nơi có lúc vẫn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong quan hệ dân tộc.Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lại luôn luôn dùng mọi thủ đoạn chia rẽ dân tộc
và can thiệp vào nội bộ nước ta Do đó, “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc” được Đảng takhẳng định là vấn đề “có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta”; coi việcgiải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm
Trang 3phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng riêng của từng dân tộc trong sự nghiệp đấutranh giành độc lập dân tộc và đưa đất nước quá độ lên CNXH.
Trãi qua 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kếtdân tộc của một quốc gia Tạo sự bình đẳng, đoàn kết tương trợ, giúp nhau cùng phát triển Tậptrung đầu tư phát triển vùng miền núi, dân tộc, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ tri thức ngườidân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Có thể thấy quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã cơ bản được thực hiện trên mọi lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, ở vùng miền núi, nơi các dân tộc thiểu số sinh sống
đã khẳng định điều đó Hiện nay các tỉnh miền núi, dân tộc tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàngnăm trên 10% Nông nghiệp và các cây công nghiệp thế mạnh phát triển mạnh Có 60-70% diệntích nông nghiệp được tưới tiêu 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đời sống của ngườidân được cải thiện Mạng lưới y tế có hầu hết ở các xã, 90% trẻ em được tiêm chủng phòngbệnh 90% địa bàn có đồng bào dân tộc được phủ sóng phát thanh và 70% số vùng được phủsóng truyền hình Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta đã giảm mạnh gấp 2lần so với tỷ lệ giảm nghèo chung của cả nước, từ 60,7% năm 2004 xuống còn khoảng 43%tính đến hết năm 2008 Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng hiện nay của đồng bào dântộc thiểu số ước đạt 500.000 đồng/người/tháng; tăng gần 30% so với 2006 Đồng thời, bìnhđẳng giới đối với đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang được cải thiện, tỷ lệ phụ nữ người dântộc thiểu số tham gia chính quyền trên tổng số cán bộ có xu hướng tăng từ 13,58% năm 2006lên 13,8% năm 2008 Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng anninh được giữ vững
Thực tế đó khẳng định: Trong khi vấn đề dân tộc ở nhiều nước trên thế giới diễn biến phứctạp đã và đang gặp nhiều khó khăn, thì kết quả thực hiện công tác dân tộc cùng những đổi thay
to lớn trong đời sống xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam là mộtminh chứng trước cộng đồng thế giới về sự đúng đắn trong đường lối, chính sách dân tộc củaĐảng và Nhà nước Việt Nam ta Những thành tựu nước ta gặt hái được đó cùng với sự pháttriển về kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, có điều kiện tiên quyết từ chiến lược xử
lý vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
Song, trong quá trình phát triển, chúng ta cũng còn những hạn chế nhất định như: Tình trạngchênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư
là một đặc trưng cần quan tâm nhằm từng bước khắc phục sự chênh lệch đó để thực hiệnbình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta Nhiều vùng dân tộc thiểu số canh tác còn ở trình độrất thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên Đời sống vật chất của bà con dân tộc thiểu số cònthiếu thốn, tình trạng nghèo đói kéo dài, thiếu thuốc chữa bệnh, nạn mù chữ và tái mù chữcòn ở nhiều nơi Đường giao thông và phương tiện đi lại nhiều vùng rất khó khăn; điện, nướcphục vụ cho sản xuất đời sống nhiều vùng còn rất thiếu; thông tin, bưu điện nhiều nơi chưađáp ứng yêu cầu của đời sống ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh
Tiếp tục kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, quan điểm, đường lối của Đảng ta tạiĐHĐB toàn quốc lần thứ X đã khảng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị tríchiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nambình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sựnghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Phát triển kinh tế,chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn
Trang 3
Trang 4và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Thựchiện tốt chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới.Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốcphòng Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểusố; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc Thực hiện chínhsách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số Cán bộ công tác
ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồngbào dân tộc, làm tốt công tác dân vận Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”
Từ quan điểm trên, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là phát triển mọimặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng, từng bước khắc phục dần sự chênh lệch giữa các vùngđồng bằng, trung du, miền núi, để xây dựng và củng cố mối quan hệ đoàn kết, bình đẳng, giúp
đỡ lẫn nhau trên cơ sở tôn trọng lợi ích, truyền thống lịch sử , văn hóa, ngôn ngữ, phong tụctập quán của các dân tộc
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta thể hiện tập trung một số nội dung, nhiệm vụ
chủ yếu như: Một là, có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhằm khắc phục tình trạng kinh
tế tự cung tự cấp, mở rộng giao lưu hàng hoá, ổn định và từng bước cải thiện đời sống đồng bàocác dân tộc ít người Cụ thể là các chương trình 135, chương trình xóa đói giảm nghèo; cácchương trình điện, đường, trường, trạm để phát triển giao thông giữa các vùng nông thôn, vùngsâu, vùng xa thuận lợi hơn, đưa điện lưới quốc gia về tận các vùng đặc biệt khó khăn, tạo điềukiện thuận lợi cho con em và đồng bào dân tộc được khám chữa bệnh và đến trường… đặt sựphát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số trong quan hệ hữu cơ với các vùng trong cả nước vàtrong quan hệ phân công lao động quốc tế là nhu cầu đòi hỏi khách quan Phát triển kinh tếhàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN phù hợp với điều kiện, trình độ sản xuất nhằmkhai thác tiểm năng thế mạnh của từng vùng dân tộc, đặc biệt các vùng dân tộc ít người Đổimới chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, phát triển và xây dựng nông thôn mới;thực hiện vững chắc công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc miền núi; sắp xếp bố
trí lao động dân cư trên quy mô cả nước Hai là, chú trọng nâng cao trình độ dân trí, phát triển
văn hóa, tư tưởng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc Tôn trọng phong tục, tập quán,
tín ngưỡng, truyền thống và bản sắc văn hóa các dân tộc Ba là, thực hiện chính sách đại đòan
kết dân tộc, xây dựng cơ cấu xã hội giai cấp mới, cùng với quá trình phát triển KT-XH miềnnúi, làm tăng thên chất lượng mới trong quan hệ giữa các dân tộc Thực hiện dân chủ hoá xã hộigiữa các vùng dân tộc Tránh mọi biểu hiện chủ quan duy ý chí, áp đặt một cách quan liêu
mệnh lệnh làm mất khả năng sáng tạo của quần chúng các dân tộc Bốn là, có chính sách đối
ngoại về vấn đề dân tộc với nội dung tư tưởng “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nướctrên thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, cả song phương,
đa phương, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và cùng có lợi”.Đặc biệt tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực trên tinh thần lánggiềng thân thiện, cởi mở
Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mang tính toàn diện, tổng hợp, quánxuyến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa cácdân tộc trong cả cộng đồng quốc gia Phát triển kinh tế-xã hội của các dân tộc là nền tảng đểtăng cường đoàn kết và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, là cơ sở để từng bước khắc phục
Trang 5sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc Do đó, chính sách dân tộc còn mangtính cách mạng và tiến bộ, đồng thời còn mang tính nhân đạo, bởi vì, nó không bỏ sót bất cứdân tộc nào, không cho phép bất cứ tư tưởng khinh miệt, kỳ thị, chia rẽ dân tộc; nó tôn trọngquyền làm chủ của mỗi con người và quyền tự quyết của các dân tộc Mặt khác, nó cònnhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh
em trong cả nước
Nhận thức đúng đắn bản chất, nội dung, tính chất của chính sách dân tộc có ý nghĩa quyếtđịnh tới việc định hướng và đổi mới các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, làm chochính sách dân tộc đi vào cuộc sống
Tóm lại, kế thừa và tiếp thu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và đại
đoàn kết dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra “Chiến lượclâu dài về vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc” Và như ta thấy, dưới sự lãnh đạo sáng suốtcủa Đảng mà 54 dân tộc anh em trong cộng đồng Việt Nam luôn kề vai, sát cánh, đoàn kết, yêuthương chống giặc ngoại xâm và đang cùng nhau ra sức xây dựng CNXH ở Việt Nam, phá tanmọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, chia rẽ dân tộc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thùđịch Từ đó càng khẳng định cho chân lý sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước ViệtNam là một, dân tộc Việt Nam là một Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy khôngbao giờ thay đổi”
Trang 5
Trang 6Câu 2 (Vấn đề gia đình): Chủ tịch Hồ Chí Minh chĩ rõ: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý hạt nhân cho tốt” (HCM toàn tập, Nxb CTQG, HN-1996, tập 9, trang 523).
Bài làm: CNXH khoa học đề cập đến vấn đề gia đình như là một vấn đề lý luận không thể
thiếu được trong toàn bộ học thuyết phát sinh và phát triển của xã hội XHCN Cách mạngXHCN đã làm thay đổi tất cả mọi mặt của lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có đời sống giađình Xây dựng gia đình văn hóa mới là mục tiêu cụ thể của cách mạng XHCN, nhằm mục đíchmang lại đời sống ấm no hạnh phúc cho từng gia đình và tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xâydựng CNXH
Theo học thuyết Mác-Lênin, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, hình thành
và phát triển trên cơ sở hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, đồng thời có sự cố kết nhấtđịnh về kinh tế-vật chất, qua đó nẩy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi cho các thành viên củamình và còn là tổ chức kinh tế-tiêu dùng, một môi trường giáo dục-văn hóa và cơ cấu, thiết lập
xã hội
Trong xã hội, gia đình có vị trí, vai trò rất quan trọng: Trước hết, gia đình là những hình
thức phản ánh đặc thù của trình độ sản xuất, của trình độ phát triển kinh tế Trong tiến trìnhlịch sử nhân loại, các P T S X cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến,TBCN, XHCN đã lần lượt thay thế nhau, kéo theo và dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổchức, quy mô và kết cấu cũng như tính chất của gia đình Từ gia đình tập thể-quần hôn, đối
Trang 7ngẫu bước sang hình thức gia đình cá thể, một vợ một chồng Gia đình không chỉ là sản phẩm
mà nó còn là nhân tố quan trọng tác động vào sự phát triển của xã hội Thứ hai là, gia đình là
tế bào của xã hội C ó thể ví “xã hội” là một “cơ thể” sống hoàn chỉnh và không ngừng biếnđổi được "sắp xếp, tổ chức" theo nhiều mối quan hệ, trong đó “gia đình” được xem là một “ tếbào”, một thiết chế cơ sở đầu tiên Mục đích chung của sự vận động biến đổi của xã hội trướchết vì lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành viên xã hội và mỗi tế bào của xã hội ( gia đình)
và là khâu trung gian nối liền cá nhân với xã hội Thứ ba là, gia đình là nơi biểu hiện đặc thù
bản chất của xã hội, nó biểu hiện trình độ phát triển của xã hội Bởi vì, gia đình được coi làthiết chế cơ sở, đầu tiên, nhỏ nhất trong xã hội Sự vận động biến đổi của thiết chế tuân theonhững quy luật chung của cả hệ thống và trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hoá truyền thốngcủa mỗi nền văn hoá, mỗi vùng và địa phương khác nhau và còn được bộc lộ, thể hiện ở mỗithành viên và thế hệ thành viên trong sự "giao thoa" của mỗi cá nhân và mỗi gia đình.Thông qua các hoạt động tổ chức đời sống trong gia đình và của gia đình, mỗi cá nhân, mỗigia đình tiếp nhận, chịu sự tác động và "phản ứng " lại đối với những tác động của xã hội,thông qua các tổ chức, các thiết chế, chính sách của xã hội Sự đồng thuận hay không đồngthuận của những tác động từ xã hội, nhà nước với những hình thức tổ chức, sinh hoạt trong
thiết chế gia đình sẽ tạo ra kết quả tốt hay xấu của mỗi chế độ xã hội, mỗi thời đại Thứ tư là,
gia đình là nơi xã hội hóa con người đầu tiên Từ thuở lọt lòng cho đến suốt cuộc đời, mỗithành viên được nuôi dưỡng, chăm sóc để trở thành công dân của xã hội, lao động cống hiến
và hưởng thụ, đóng góp cho xã hội trước hết và chủ yếu là thông qua gia đình và với gia đình
Sự yên ổn, hạnh phúc mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, pháttriển nhân cách, bảo đảm đạt hiệu quả cho các hoạt động lao động của xã hội
Rõ ràng là, muốn xây dựng xã hội phải chú ý xây dựng gia đình Xây dựng gia đình là tráchnhiệm, là một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổnđịnh và phát triển của chính xã hội
Với vị trí và vai trò nêu trên, gia đình có những chức năng, nhiệm vụ cơ bản như sau: Một
là, tái sản xuất ra chính bản thân con người là một chức năng cơ bản và riêng có của gia đình.
Chức năng này bao gồm các nội dung cơ bản: tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng nângcao thể lực, trí lực bảo đảm tái sản xuất nguồn lao động và sức lao động cho xã hội Hoạt độngsinh con đẻ cái của con người trước hết xuất phát từ nhu cầu tồn tại của chính con người,
của xã hội Chức năng này đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên, chính đáng của con người Hai
là, hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống vật chất là một chức năng cơ bản của gia đình.
Hoạt động kinh tế, hiểu theo nghĩa đầy đủ gồm có hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạtđộng tiêu dùng để thoả mãn các yêu cầu ăn mặc, ở, đi lại của mỗi thành viên và của gia đình.Thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ tạo ra tiền đề và cơ sở vật chất vững chắc cho tổ chức
đời sống của gia đình và tạo tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện tốt các chức năng khác Ba là,
chức năng giáo dục của gia đình Nội dung của giáo dục gia đình tương đối toàn diện, cảgiáo dục tri thức và kinh nghiệm, giáo dục đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm
mỹ, ý thức cộng đồng Phương pháp giáo dục của gia đình cũng rất đa dạng, song chủ yếu làphương pháp nêu gương, thuyết phục, chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống,tâm lý, gia phong của gia đình truyền thống Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càngquan trọng, có ý nghĩa quyết định, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục giađình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế Giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục
Trang 7
Trang 8Do đó, chủ thể giáo dục gia đình cơ bản và chủ yếu vẫn là thế hệ cha mẹ, ông bà đối với con
cháu Bốn là, chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của gia đình Nếu như
trình độ sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống gia đình là điều kiện vàtiền đề vật chất của xây dựng gia đình, thì thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý được coi là mộtchức năng có tính văn hoá - xã hội của gia đình Chức năng này có vị trí đặc biệt quan trọng,cùng với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho xây dựng gia đình hạnh phúc Nhiềuvấn đề phức tạp liên quan đến giới tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳngmệt mỏi về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác nhiều khi có thể được giải quyếttrong một môi trường gia đình hoà thuận Sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và đáp ứng cácnhu cầu tâm sinh lý giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái làm cho mỗi thành viên có điều kiệnsống lạc quan, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần là những tiền đề cần thiết cho một thái độ,hành vi tích cực trong cuộc sống gia đình và xã hội
Gia đình là một thiết chế đa chức năng Mọi thành viên gia đình, tuỳ thuộc vào vị thế, lứatuổi đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức năng nói trên Trong đó, người phụ nữ
có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi họ là người do đặc thù tự nhiên - sinh học, đảm nhận vàthực hiện một số thiên chức không thể thay thế
Ở Việt Nam, trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển vớinhững chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc Những giá trịtruyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷchung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt quamọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quátrình lịch sử dựng nước và giữ nước Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong giađình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đìnhvẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Xây dựng gia đình văn hóa mới là mục tiêu cụ thể của cách mạng XHCN, nhằm mục đíchmang lại đời sống ấm no hạnh phúc cho từng gia đình và tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xâydựng CNXH Bởi vì, muốn có gia đình tốt phải có xã hội tốt; mặt khác, gia đình chính là sảnphẩm của xã hội và mang bản chất của xã hội Do đó, để xây dựng gia đình mới XHCN ở nước
ta phải đảm bảo những tiền đề và điều kiện để sau đây:
Về điều kiện kinh tế-xã hội Việc thủ tiêu chế độ bóc lột, từng bước xác lập và củng cố
hoàn thiện QHSX mới, thực hiện cải tạo XHCN đối với nền kinh tế quốc dân là yếu tố cơ bản
và quan trọng nhất để từng bước xoá bỏ những tập quán hôn nhân cũ chịu ảnh hưởng nặng
nề của các giai cấp thống trị trong xã hội cũ, xoá bỏ cơ sở kinh tế của tình trạng bất bìnhđẳng về giới, bất bình đẳng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, phát triển nền kinh thị trường định hướng XHCN, mộtmặt từng bước hình thành hoàn thiện và phát triển các cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH,mặt khác, tạo ra những điều kiện, những cơ hội để phát huy mọi tiềm năng của mọi gia đình,mọi thành viên trong xã hội Phát triển theo định hướng XHCN còn là tiền đề để từng bướcgiải quyết đúng đắn giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội,xoá đói giảm nghèo Điều đó cũng tạo ra những cơ sở, điều kiện phát triển gia đình, từng bướckhắc phục những hạn chế, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, hình thành các yếu
tố tích cực trong gia đình, thực hiện bước chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình mớitheo định hướng XHCN
Trang 9Về điều kiện chính trị và văn hoá - xã hội Về chính trị: Cùng với sự xác lập và từng
bước phát triển kinh tế, nhà nước XHCN chú ý đến việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thựchiện một hệ thống pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình Cùng với hệ thống chínhsách và pháp luật được xây dựng, ban hành nhằm đảm bảo thực hiện lợi ích của mọi côngdân, trong đó có phụ nữ, Luật hôn nhân và gia đình ngày càng hoàn thiện đã thực sự là cơ
sở pháp lý cho quá trình thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, xâydựng gia đình bình đẳng, dân chủ, bảo đảm cuộc sống gia đình, hạnh phúc và bền vững Với
sự ra đời và hoàn thiện của hệ thống pháp luật và chính sách bảo đảm thực hiện thắng lợimục tiêu xây dựng CNXH, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được sự thừa nhận và bảo vệcủa pháp luật - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình hạnh phúc trong CNXH Chính điều đó
đã tạo ra ngày càng đầy đủ hơn những điều kiện để gia đình có thể kế thừa những giá trị vănhoá truyền thống trong quan hệ tình yêu, hôn nhân của mỗi dân tộc, vừa phát triển những nhân
tố mới, tích cực hơn của hôn nhân, gia đình hiện đại Về văn hoá: Trong quá trình xây dựng
CNXH, giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học - công nghệ luôn được coi là quốc sáchhàng đầu, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội, điều kiện phát huy đầy đủ khả năng mỗi công dân,mỗi gia đình Cùng với phát triển khoa học - công nghệ, một hệ thống chiến lược vàchính sách phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí cũng được nhà nước xây dựng và
tổ chức thực hiện Các thành viên xã hội, mọi gia đình đều được hưởng những thành quả dochính sách phát triển giáo dục, nâng cao dân trí Dân trí cao là một tiền đề xã hội quan trọng
để xây dựng gia đình bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc
Về điều kiện xã hội Cùng với phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nhà
nước XHCN cũng chú trọng xây dựng và tổ chức thực hiện một hệ thống các chính sách xãhội trên các lĩnh vực dân số, kế hoạch hoá gia đình, việc làm, y tế và chăm sóc sức khoẻ, bảohiểm xã hội Những chính sách này được xây dựng, từng bước đi vào cuộc sống mà kết quảcủa nó là việc tạo ra những điều kiện và tiền đề quan trọng đối với những thay đổi theochiều hướng tích cực trong hình thức tổ chức, quy mô, kết cấu gia đình
Phương hướng cụ thể xây dựng gia đình văn hóa góp phần xây dựng xã hội lành mạnh ởnước ta như sau:
Một là: Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay phải trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình.
Bên cạnh n hữ n g mặ t t iê u cự c , gia đình truyền thống có những giá trị tốt đẹp cầnđược kế thừa, phát huy trong điều kiện mới Trong số các giá trị đó phải kể đến truyền thốngvừa cố kết trong gia đình lại vừa đoàn kết tình làng nghĩa xóm; tình yêu gia đình gắn chặt vớitình yêu dân tộc
Trong điều kiện hiện nay, sự chuyển đổi hệ giá trị từ gia đình truyền thống sang gia đìnhhiện đại đang đòi hỏi phải tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hoá của nhân loại Những giá trịvăn hoá ấy chỉ có thể được chọn lọc, được tiếp thu một khi các giá trị tốt đẹp của gia đìnhtruyền thống được bảo tồn, được phát huy dung nạp những nội dung giá trị mới phù hợp vớivăn hoá và đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam
Hai là: Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay được thực hiện trên cơ sở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bảo đảm quyền tự do kết hôn và ly hôn.
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ là bước phát triển tự nhiên của tình yêu chân chính và được
Trang 9
Trang 10pháp luật thừa nhận và bảo vệ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ không hề bác bỏ sự quan tâm,hướng dẫn, chia sẻ tâm tư tình cảm của các bậc cha mẹ Sự quan tâm đúng mức của cha mẹthường là giúp cho con cái có trách nhiệm hơn, sống đúng mực hơn trong tình yêu, ý thức đượcđầy đủ hơn về trách nhiệm mỗi người trong hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ bao giờ cũng gồm hai mặt tự do kết hôn và tự do ly hôn Nếu
tự do kết hôn được xây dựng và là sự phát triển của tình yêu chân chính, thì ly hôn là kết cụckhó tránh khỏi khi tình yêu không còn nữa Ly hôn chính đáng là cần thiết, nhưng cần có sựbảo đảm của pháp lý, có sự hỗ trợ, hoà giải của các đoàn thể xã hội, của cộng đồng làng xóm,dân phố
Ba là: Gia đình mới ở Việt Nam được xây dựng, trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội
Trong số các quan hệ giữa các thành viên gia đình, cần đề cập hai quan hệ cơ bản nhất:quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - các con Việc hình thành và từng bước phát triển giađình mới, cần đặc biệt chú ý đến bình đẳng trong quan hệ vợ - chồng Kết hợp nhiều giảipháp, biện pháp, trong đó sự đồng bộ của việc đề ra và thực hiện các chính sách kinh tế, vănhoá, giáo dục góp phần quan trọng tạo ra và từng bước củng cố quan hệ bình đẳng vợ -chồng trong tham gia quyết định các vấn đề trọng đại của gia đình cũng như tham gia cáchoạt động xã hội
Cùng với quan hệ vợ chồng, trong xây dựng gia đình mới cần chú ý đến quan hệ cha, mẹ con cái, quan hệ giữa anh, chị - em, quan hệ ông, bà - các cháu trong các gia đình nhiều thế
-hệ Trong xây dựng các quan hệ này, sự tác động của xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng,thông qua các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, văn hoá - giáo dục, tuyên truyềnvận động
Bốn là: Xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay gắn liền với hình thành và củng cố từng bước các quan hệ gắn bó với cộng đồng, với các thiết chế, tổ chức ngoài gia đình
Đoàn kết, tương trợ thương yêu đùm bọc nhau là một giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Việt Nam và con người Việt Nam, của gia đình truyền thống Việt Nam Trong giaiđoạn hiện nay, xây dựng gia đình mới cần chú ý trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống
ấy Các gia đình đoàn kết động viên giúp đỡ nhau cùng thực hiện các chủ trương chính sáchmới, thực hiện những quy ước, phong tục tiến bộ của gia đình, làng xóm, thực hiện từngbước quy chế dân chủ trong mỗi làng, xã, trong mỗi gia đình đó chính là một phươnghướng quan trọng của xây dựng gia đình mới ở nước ta
Tóm lại: Ở nước ta hiện nay, Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi
trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và pháthuy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do đó, xây dựng gia đình văn hoá mới là chủ trương củaĐảng hiện nay ta, nó có ý nhĩa to rất lớn, góp phần rất quan trọng vào việc ổn định và cải thiệnđời sống, thực hiện kế hoạch hoá dân số, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức, vănhoá tốt đẹp của dân tộc, phát triển LLSX Như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “rất quan tâm đếngia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, giađình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì muốn xây dựng CNXH màphải chú ý hạt nhân cho tốt”
Trang 12Câu 3 (Vấn đề con người) : Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn xây dựng CNXH, trước
hết cần phải có con người XHCN” (HCM toàn tập, Nxb CTQG, HN-1996, tập 9, tr 448)
Bài làm: Nguồn lực con người luôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia Việt Nam là một nước kinh tế kém phát triển, muốn xây dựng thành côngCNXH cần phát huy có hiệu quả nguồn lực con người của đất nước Như Chủ tịch Hồ ChíMinh chỉ rõ: “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần phải có con người XHCN” (với ý nghĩa làđặc biệt chú ý đến vấn đề nhận thức của con người về CNXH - tức là phải giác ngộ xã hội chủnghĩa)
CN Mác-Lênin cho rằng, con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, đồngthời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh Con người XHCN bao gồm cả những con người từ xã hội cũ
để lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới Con người sống dưới chế độ XHCNmang những nét đặc trưng của CNXH, song vẫn còn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng,tác phong, thói quen của xã hội cũ Cho nên, quá trình xây dựng con người mới XHCN là quátrình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạchậu Con người XHCN vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng CNXH, vừa là sản phẩm củaquá trình đó
Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu những giá trị truyền thống của dân tộc,căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, con người XHCN mà chúng ta phấn đấu xây dựng
có những đặc trưng: Một là, con người có ý thức, trình độ và năng lực làm chủ Đồng thời xã
hội tạo ra những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, v.v để con người thực hiện được quyền
làm chủ đó Hai là, con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về công việc mà mình đang
đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá
chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản thân Ba là, con người sống có văn hoá, có
tình nghĩa với anh em, bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình trong từngmối quan hệ xã hội và giải quyết đúng đắn được những mối quan hệ đó; thường xuyên có ýthức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khoẻ, bảo đảm phát triển toàn
diện cá nhân Bốn là, con người giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình thương yêu giai
cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệchế độ XHCN, bảo vệ những thành quả cách mạng; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi
âm mưu chống phá của kẻ thù
CNXH có được xây dựng thành công hay không, tuỳ thuộc vào việc chúng ta có phát huytốt nguồn lực con người hay không? Khi Việt Nam bước vào sự nghiệp xây dựng CNXH, HồChí Minh đã khẳng định: "Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN"
Để làm rõ hơn quan điểm trên của Hồ Chí Minh, cần nghiên cứu vai trò nguồn lực conngười trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội
Trước hết, trong lĩnh vực kinh tế, cần xem xét con người với tư cách là LLSX và vai trò
trong QHSX Như ta đã biết, trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quantrọng nhất trong LLSX Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, hàm lượng chấtxám trong giá trị hàng hoá ngày càng cao, thì vai trò của người lao động có trí tuệ lại càngquan trọng trong LLSX Con người khi được làm chủ những TLSX, được đào tạo một cáchchu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả tiềmnăng đất đai, biết kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất như huy động vốn, động viênkhuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, quản lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư, do vậy,
Trang 13hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn Ngày nay vai trò người quản lý trong sản xuất kinhdoanh ngày càng trở nên quan trọng, do vậy, các quốc gia thường rất quan tâm tới đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ này.
Trong quá trình xây dựng CNXH, người lao động đã trở thành những người làm chủ đấtnước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, từ việc xây dựng kế hoạch sản xuấtkinh doanh tới tổ chức sản xuất kinh doanh và làm chủ trong quá trình phân phối sản phẩm.Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, phát triển kinhtế-xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp
Thứ hai là trong lĩnh vực chính trị Từ khi giai cấp công nhân và đảng của nó lãnh đạo
toàn xã hội thì con người đã được giải phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở thànhngười làm chủ đất nước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnh đạo của giai cấpcông nhân
Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị, khi mà người dân có tri thức, có nănglực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người có đức có tài vào các
cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh
Có thể khẳng định, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhànước XHCN, nhà nước của dân, do dân, vì dân; trong quá trình đấu tranh bảo vệ nhữngthành quả cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của
kẻ thù
Thứ ba là trong lĩnh vực văn hoá Dưới CNXH NDLĐ đã trở thành người làm chủ trong
đời sống văn hóa xã hội Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do nhà nước quản lý nhằmphục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, góp phần nâng caomức hưởng thụ văn hoá cho quần chúng NDLĐ Mặt khác, quần chúng NDLĐ cũng là nhữngngười góp phần xây dựng nên những công trình văn hoá, những người sáng tạo ra các tácphẩm nghệ thuật
Một khi, con người có tri thức, có hiểu biết về các hình thức nghệ thuật, sẽ tham giasáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như: những bộ phim hay, những điệu múađẹp, những tác phẩm văn học có nội dung phong phú, v.v Những công trình văn hóa, nghệthuật như vậy dễ đi vào lòng người, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhâncách cho mỗi con người trong xã hội Con người có văn hoá cũng là những người có nghĩa vụbảo tồn những di sản văn hoá tinh thần của đất nước, của nhân loại Do vậy, nếu mỗi conngười có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này, thì những giá trị văn hoá tinh thần, giátrị văn hoá vật chất của xã hội được bảo tồn, lưu giữ, được nâng cao
Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con người chúng ta có điều kiệntiếp cận với nền văn hoá nhiều nước trên thế giới Trình độ tri thức của mỗi người về vănhoá sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu
tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc mình, làm phong phú đời sống tinhthần cá nhân
Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra những khả năng cho họ cónhững đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoa học của đất nước Đảng và Nhà nước
ta luôn luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hếtkhả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội
Trang 13
Trang 14Thứ tư là trong lĩnh vực xã hội Những vấn đề xã hội bao gồm: Vấn đề lao động việc
làm, thực hiện công bằng xã hội, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, v.v Muốn giải quyết tốtnhững vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải phát huy tốt vai trò nguồn lực con người
Giải quyết lao động việc làm là một vấn đề được từng gia đình, toàn xã hội chúng ta quantâm, vì có giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm mới phát huy được những thế mạnh củađất nước, mới giải quyết tốt được những vấn đề xã hội khác Song, muốn giải quyết tốt vấn
đề lao động việc làm, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn lực con người từnâng cao sức khoẻ, trình độ học vấn, tay nghề, năng lực quản lý, tới ý thức chính trị chongười lao động
Chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiệnnay Chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi chính những người nghèo thấy được tráchnhiệm của mình, cố gắng nỗ lực phấn đấu vươn lên, đồng thời được sự đồng tình ủng hộ củatoàn xã hội, sự trợ giúp của Nhà nước, v.v
Như vậy, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là chủthể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là laođộng sản xuất, con người cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội, bắt tự nhiên phục vụ cho mình,
và làm đẹp cho tự nhiên; đồng thời trong quá trình đó con người cải tạo chính bản thân mình
Do vậy, sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng đó cũng tạo ra sức mạnh to lớntrong việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội Ngược lại, sựthiếu thống nhất, sự phối hợp không đồng bộ của các thành viên trong xã hội cũng sẽ làmgiảm đi, thậm chí triệt tiêu cả động lực phát triển tự nhiên và xã hội
Nguồn lực con người, xét về mỗi cá nhân, còn là những yếu tố tiềm năng cấu thành conngười có thể được khai thác Nhưng hiệu quả việc phát huy nguồn lực con người lại tuỳthuộc vào chế độ xã hội, tuỳ thuộc vào cách tổ chức xã hội, phụ thuộc vào năng lực và nghệthuật của người quản lý xã hội, phụ thuộc vào cơ chế và chính sách xã hội
Nguồn lực con người không khai thác, không phát huy được là lãng phí lớn nhất Đặc biệt
là với đội ngũ trí thức càng hoạt động, càng nghiên cứu, càng làm việc trí tuệ của họ càng đadạng, càng phong phú và sâu sắc Nước ta đang còn là một nước nghèo, kinh tế kém pháttriển, thì việc phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng.Trong Chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2010, Đảng ta xác định phát huy nhân tố conngười có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất Nhân tố con người là tổng thể các yếu tố thuộc
về thể chất và tinh thần, về trình độ chuyên môn, về tay nghề, về phẩm chất đạo đức, về vị thế
xã hội … tạo nên năng lực của con người mà năng lực đó nếu biết phát huy sử dụng tốt, nó sẽtrở thành động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển Nhân tố con người ở đây là muốn nói đến
và nhấn mạnh khía cạnh quan trọng nhất của con người : đó là hoạt động của con người, là vaitrò, sức mạnh của con người đối với quá trình phát triển KTXH của đất nước Nhân tố conngười được xem là nhân tố quyết định trong 4 nguồn lực của sự phát triển, bởi vì để có thể pháthuy, khai thác tốt các nguồn lực về tài nguyên, vị trí địa lý và vốn thì đều phải thông qua conngười - tức là nguồn lực (nhân tố) con người
Như vậy, nhân tố con người là nhân tố trọng tâm, là xuất phát điểm, là nhân tố bao trùm lêncác nhân tố khác trong quá trình phát triển Nếu chúng ta biết khai thác, phát huy sử dụng tốt thì
sẽ đem lại sự tiến bộ, phát triển cho nhân loại và cho đất nước Phát huy nhân tố con người làlàm bộc lộ phát hiện, khai thác, sử dụng và bồi dưỡng mọi tiềm năng của con người vì mục đích
Trang 15phát triển của chính bản thân con người và vì tiến bộ xã hội Chính vì vậy, khi đất nước ta tiếnhành xây dựng CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng CNXH, trước hếtphải có con người XHCN” và đó chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trongTKQĐ lên CNXH ở nước ta mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta phấn đấu thực hiện.
Để phát huy vai trò nhân tố con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã đề ra một
số phương hướng chủ yếu sau:
Một là, xây dựng và thực hiện một chính sách xã hội đúng đắn và phù hợp vì lợi ích của con
người, do con người và vì hạnh phúc con người Trên cơ sở lấy con người làm mục tiêu của sựphát triển, mọi sự phát triển phải xoay quanh con người chứ không phải con người xoay quanhmọi sự phát triển Khi nói con người có vai trò to lớn, không phải là khai thác không có địnhhướng mà phải trên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng con người, tạo ra môi trường sống lành mạnh, tôntrọng bằng cách phát triển nét độc đáo ưu điểm của từng cá nhân
Hai là, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN, nền kinh tế đó phải đảm bảo vừa là phương thức nền tảng để phát huy vaitrò khai thác nhân tố con người có hiệu quả nhất, vừa là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ nhữngkhả năng, năng khiếu của mình Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành giúp giải phóngmọi sức sản xuất, mọi tiềm năng của xã hội, sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo các cánhân khai thác tốt nhất các tiềm năng đó của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho con ngườilao động sáng tạo, năng động hơn, phát triển khoa học và kỹ thuật, từ đó tác động trở lại pháttriển con người Nhưng cũng cần phải luôn lưu ý, nền kinh tế hàng hóa có mặt trái của nó và lànguyên nhân làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả phát triển con người Nó làm cho con người
dễ chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền Vì vậy, nhà nước cần phải có sự kiểm tra,kiểm soát, điều tiết kịp thời làm hạn chế những nảy sinh tiêu cực trong cơ chế thị trường
Ba là, Xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, bảo đảm cuộc sống an toàn cho mọi
người và an ninh cho xã hội Ngăn chặn và trừng trị có hiệu quả những hành vi xâm phạm đếntài sản, phẩm giá của từng cá nhân trong cộng đồng; bảo vệ người lao động, trừng trị nhữngngười vì lợi ích trước mắt của cá nhân mình mà làm tổn hại đến sức khỏe người khác; đồng thờithực hiện dân chủ hóa trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đảm bảo người dân thực sự làm chủ xãhội của mình theo đúng tiêu chí: Nhà nước của dân, do dân và vì dân; chống tham ô, thamnhũng; thực hiện công bằng xã hội nhất là về mặt phân phối lợi kinh tế
Bốn là, Thực hiện cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, tạo điều kiện xây
dựng cho người lao động có một đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú Trong phát triểnkinh tế thì phải lấy văn hóa làm mục tiêu phát triển Quan tâm đổi mới giáo dục, đào tạo, nângcao dân trí, đào tạo tay nghề, đào tạo nhân tài và thực hiện tốt việc chăm lo sức khỏe của conngười, chăm lo đời sống tinh thần nhân dân
Năm là, xây dựng và thực hiện giá trị, thang bậc giá trị của người lao động trong đời sống xã
hội để khuyến khích các cá nhân hoạt động tích cực, sáng tạo; nhằm thực hiện việc phân phốimột cách tốt nhất, hạn chế thái độ ỷ lại, trông chờ hay lao động không chân chính
Tóm lại, trên cơ sở lý luận của CN Mác-Lênin về con người, trong tiến trình cách mạng,
Đảng ta đã từng bước đề ra mục tiêu xây dựng con người XHCN ở nước ta VKĐH X của Đảng
ta đã rút ra bài học lớn thứ ba là “Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, pháthuy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiển, nhạy bén với cái mới” Và
để nước ta có được những con người mới XHCN như mục tiêu của Đảng đã đề ra thì trong giai
Trang 15
Trang 16đoạn cách mạng hiện nay, việc nghiên cứu một cách khoa học CN Mác-Lênin và tư tưởngHCM, đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực, nhân tố con người có
ý nghĩa vừa cấp bách, vừa cơ bản, để khơi dậy những tiềm năng to lớn của nhân tố con người,tạo ra những điều kiện động lực cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước hiện nay, đồng thời vừa là động lực phát triển cho chính bản thân con người VNthời đại