1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

16 1,6K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 114 KB

Nội dung

Câu hỏi 1: Anh chị hãy trình bày các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Hãy chỉ ra những bất cập trong hệ thống các cơ quan này trong Quản lý nhà nước về giáo dục.Bài làmQuản lý nhà nước về giáo dục là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước đối với quá trình giáo dục và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển giáo dục nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý giáo dục.Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC Câu hỏi 1: Anh/ chị hãy trình bày các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục Hãy

chỉ ra những bất cập trong hệ thống các cơ quan này trong Quản lý nhà nước về giáo dục

Bài làm

Quản lý nhà nước về giáo dục là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực giáo dục

Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước đối với quá trình giáo dục và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển giáo dục nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý giáo dục

Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:

- Đảng Cộng sản Việt Nam

- Quốc hội

- Chính phủ

- Bộ giáo dục và đào tạo

- Bộ kế hoạch và đầu tư

- Bộ tài chính

- Bộ nội vụ

- Bộ lao động- Thương binh và xã hội

- Các Bộ có cơ sở giáo dục và dạy nghề trực thuộc

- Ủy ban nhân dân tỉnh

- Sở giáo dục và đào tạo

- Sở Lao động- Thương binh và xã hội

Trang 2

- Ủy ban nhân dân huyện

- Phòng giáo dục và đào tạo

- Ủy ban nhân dân cấp xã

TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

I CƠ CẤU TỔ CHỨC

CHÍNH PHỦ

Thống nhất QLNN về giáo dục.

Trình Quốc hội quyết định những chủ trương:

- giáo dục-đào tạo trong cả nước.

- Cải cách nội dung chương trình cấp học.

Trang 3

bộ gd&đt

UBND TỈNH

QLNN về GD trên địa bàn.

Bảo đảm các điều kiện:

- Đội ngũ nhà giáo.

- Tài chính, cơ sở vật chất,

trang thiết bị.

BỘ, CQ NGANG BỘ

Phối hợp với

Bộ GD&ĐT, QLNN về GD&ĐT theo thẩm quyền quy định.

BỘ GD&ĐT

Chịu trách nhiệm trước Chính phủ

thực hiện QLNN về Giáo dục và Đào tạo.

SỞ GD&ĐT PHÒNG GD&ĐT

TRƯỜNG

(Thuộc xã)

Viện nghiên cứu Khoa học giáo dục

Cơ quan sản xuất, kinh

doanh

Trường thuộc Bộ GD&ĐT

Trường thuộc Bộ khác

UBND HUYỆN

QLNN về GD trên địa bàn

Bảo đảm các điều kiện:

- Đội ngũ nhà giáo.

- Tài chính, cơ sở vật chất,

trang thiết bị.

UBND XÃ

QLNN về GD trên địa bàn.

Trang 4

Quản lý, chỉ đạo thực hiện:

Phối hợp, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra:

II Những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo

Thứ nhất, về tư duy quản lý giáo dục – đào tạo: Chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, nên chưa có quyết sách kịp thời cho một số vấn đề mới liên quan đến giáo dục do thực tiễn cuộc sống đặt ra

Thứ hai, việc phân cấp quản lý giáo dục có nhiều chồng chéo, đặc biệt là mơ hồ trong cơ chế phối hợp giữa các ngành giáo dục và đào tạo với các ngành chức năng

Thứ ba, quản lý về tài chính: Thiếu một công thức phân bổ chuẩn mực và rõ ràng cho giáo dục - đào tạo; Chưa bảo đảm sự công bằng trong phân bổ ngân sách chi thường xuyên của giáo dục - đào tạo

Thứ tư, bộ máy quản lý ngành giáo dục – đào tạo luôn tự bằng lòng với những thành tích không thực tế, với những chính sách, quy chế lỗi thời mà không thấy rõ

sự tụt hậu của giáo dục - đào tạo Việt Nam Bộ máu quản lý giáo dục còn nặng nề,kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới

Thứ năm, công cụ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo đó là pháp luật Tuy nhiên việc ban hành cũng như thực thi nó còn nhiều hạn chế Tư duy pháp lý đã được đổi mới ở mức độ nhất định song còn mang nặng quan điểm pháp

lý đơn thuần, chưa chú ý đến sự vận động khách quan của hoạt động giáo dục và những điều kiện thực tế đảm bảo thực hiện pháp luật trong đời sống Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đối với một số loại hình đào tạo mới như đào

Trang 5

tạo sau đại học, đào tạo từ xa, đào tạo ngoài công lập…, văn bản pháp luật còn tản mạn, thiếu tính hệ thống và đồng bộ Phần lớn các lĩnh vực trong hệ thống giáo dục quốc dân được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các cơ quan quản lý hành chính

Thứ sáu, quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục chưa được coi trọng, còn buông lỏng quản lý Chất lượng đào tạo của ngành giáo dục là một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay được dư luận quần chúng và các phương tiện truyền thông quan tâm

Thứ bảy, công tác quy hoạch, kế hoạch giáo dục và đào tạo còn mang nặng tính hình thức, chất lượng khônng cao

3 Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập của giáo d

3.1 Nguyên nhân mang yếu tố chủ quan

Bao gồm các yếu tố như: Trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ chế quản lý của ngành giáo dục - đào tạo chưa hợp lý; Nội dung, phương pháp giáo dục còn nhiều bất cập

3.2 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, trong những năm qua, giáo dục - đào tạo nước ta chịu một sức ép rất lớn

về nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng, song lao động

dư thừa nhiều, khả năng sử dụng lao động của nền kinh tế còn hạn chế, khả năng đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp

Thứ hai, những chậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương… là những

Trang 6

yếu tố cản việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của ngành giáo dục trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục

- Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, là nguyên nhân chủ yếu của nhiều nguyên nhân khác; cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, còn nhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh

tế thị trường và hội nhập quốc tế; chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất nước

- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và năng lực của một bộ phận còn thấp

- Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng liên kết với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ phương châm

- Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới-phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; khoa học giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập

- Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hóa những quan điểm của Đảng thành cơ chế, chính sách của Nhà nước; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu những quyết sách đồng bộ và hợp lý ở tầm vĩ mô (có khi chính sách được ban hành rồi nhưng chỉ đạo tổ chức thực hiện không đến nơi đến chốn, kém hiệu quả); một

số chính sách về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội

Trang 7

Câu hỏi 2: Trình bày quan điểm cơ bản, nguyên tắc cơ bản về tổ chức & hoạt động của bộ máy NN CHXHCNVN

Gồm 3 quan điểm: “Xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tảng do Đảng CS lãnh đạo” Người làm chủ là nhân dân Bộ máy Nhà nước do nhân dân xây dựng, tổ chức quản lý, giám sát mọi hoạt động Bộ máy của nhà nước phục vụ nhân dân Cơ sở xây dựng cho việc xây dựng Nhà nước: lấy giai cấp công nhân, nhân dân lao động, giai cấp tri thức làm nền tảng Bộ máy Nhà nước do Đảng CSVN lãnh đạo Tổ chức bộ máy Nhà nước trên cơ sở học thuyết Nhà nước pháp quyền

VN Đảng CS Việt Nam nhất quán xây dựng nhà nước theo quan điểm quyền lực của Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 8) Về bản chất chính trị và nguồn gốc của việc tổ chức nhà nước đó là nhà nước của dân, co dân, vì dân; nhân dân là chủ thể duy nhất lập nên nhà nước Việt Nam, khẳng định tính chất nhất nguyên chính trị trong xã hội Việt Nam hiện nay Quan điểm phân công phấn phối chặt chẽ giữa các cơ quan là nhận thức khoa học và thực tế; phạm trù phân công thể hiện 2 tư tưởng: phân công được bắt nguồn từ một cơ sở, 1 nguồn gốc quyền lực (từ một chủ thể tối cao) và tính nhất quán chính trị Có sự nghiên cứu, vận dụng một cách chọn lọc các mô hình tổ chức bộ máy nhà nước có thể chế dân chủ khác Tăng cường hơn nữa quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật; kết hợp và sử dụng các phương pháp giáo dục thuyết phục và rèn luyện phẩm chất đạo đức Luật pháp, dân trí và nền tảng đạo đức là các công cụ và phương tiện cần thiết và có ưu thế khác nhau; tính đa dạng của đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, văn hóa, tập quán khiến cho nhà nước phải lựa chọn công cụ quản lý phù hợp Trong giai đoạn chuyển snag nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trong sản xuất và kinh

Trang 8

doanh, luôn cạnh tranh để phát triển hơn nữa cơ chế mở cửa của nhà nước ta, tạo ra

sự hợp tác liên doanh với các đối tượng bên ngoài thuộc các quốc gia có chế độ kinh tế chính trị khác nhau Sự kết hợp giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức là sự kết hợp biện chứng Người có ý thức là người biết giá trị và sức mạnh của luật pháp, biết tôn trọng và làm cho pháp chế được xác lập; ngược lại, pháp luật lgops phần ngăn chặn, vô hiệu hóa những hành

vi vi phạm pháp luật và đạo đức của một số ít các nhân trong xã hội, góp phần làm cho xã hội lành mạnh trên nền tảng văn hóa đạo đức XHCN phù hợp với hướng đi của XH Việt Nam

II Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động bộ máy Nhà nước

1.Nguyên tắc 1: Nhân dân tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý XH, bắt nguồn từ bản chất của một nhà nước mà do nhân dân xây dựng, tổ chức, quản

lý, giám sát, do đảng CS lãnh đạo, quyền lực thuộc về nhân dân Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất, là luật lệ căn bản của nhà nước quy định chế độ chính trị, kinh tế XH, quyền lợi và nghĩa vụ công dân Điều 53 Hiến pháp năm 92 ghi nhận: công dân có quyền tham giả quản lý nhà nước, quản lý XH; công dân có quyền thảo luận, kiến nghị với nhà nước và địa phương; công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức chưng cầu dân ý Điều 54 của Hiến pháp có ghi: công dân có quyền bầu cử, ứng của vào Quốc hội (cơ quan đại diện cao nhất), vào hội đồng nhân dân các cấp (cơ quan đại diện của địa phương) Điều 74 có ghi: công dân

có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước

và của bất cứ ai (trong bộ máy nhà nước)

2 Nguyên tắc 2: Nhà nước XHCNVN chịu sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam Nhà nước Việt Nam luôn luôn có lực lượng lãnh đạo là Đảng CSVN, với vai trò của Đảng được ghi nhận tại điều 4 Hiến pháp năm 80 và điều 4 Hiến pháp năm 92:

Trang 9

Đảng lãnh đạo nhà nước tiến tới mục đích đúng đắn, xây dựng nhà nước ta, đất nước ta phát triển theo định hướng XHCN, xây dựng cuộc sống của nhân dân lao động này càng cải thiện phát triển Đảng đã thể hiện năng lực chính trị được XH tự giác thừa nhận, năng lực, uy tín lãnh đạo của Đảng ngày càng được nâng cao Đảng lựa chọn những Đảng viên ưu tú của mình tham gia vào các cơ quan nhà nước, trước hết vào Quốc hội bằng con đường giới thiệu để nhân dân bầu cử (không áp đặt) Đảng tồn tại với tư cách là một chủ thể độc lập của một hệ thống chính trị

3 Nguyên tắc 3: Tập trung dân chủ Tập trung là sự thâu tóm quyền lực nhà nước vào một chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật Dân chủ là

mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể Nguyên tắc này quy định sự lãnh đạo dựa trên cơ sở tôn trọng và thực hiện quyền của mọi người được tham gia bàn bạc và giải quyết công việc chung, phát huy quyền dân chủ của mọi người

4 Nguyên tắc 4: Pháp chế Quy phạm là những quy định chặt chẽ, yêu cầu mọi người phải tuân theo (quy phạm đạo đức) Pháp luật là những quy phạm về hành

vi, do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ XH và bảo vệ trật tự XH Pháp chế là những quy định về nghĩa vụ, về trách nhiệm trong đời sống và hoạt động XH được bảo đảm bằng pháp luật

Câu hỏi 3: Trình bày chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu về trình độ giáo viên PTTH (là giáo viên trong tương lai anh/ chị sẽ phấn đấu ntn để làm tốt nhiệm

vụ của người giáo viên)

1 Chức trách: là công chức chuyên môn, chuyên trách giảng dạy và giáo dục ở trường PTTH công lập

Trang 10

2 Nhiệm vụ: Giảng dạy môn học theo mục tiêu, nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo do bộ GD ban hành Thực hiện đầy đủ các chương trình bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Đảm nhận các hoạt động giáo dục (chủ nhiệm,lao động hướng nghiệp, văn nghệ, thể dục thể thao, luyện tập quân sự, hoạt động ngoại khóa .) theo nội dung chương trình và phân công của hiệu trưởng Thực hiện đầy đủ các quy chế chuyên môn, soạn bài, giảng bài, thực hành, phụ đạo, coi chấm thi, đánh giá, xếp loại học sinh các nội quy, quy định của trường và của Bộ GD –ĐT rèn luyện đạo đức phẩm chất của người giáo viên, gương mẫu tham gia công tác xã hội, đoàn thể trong và ngoài trường; phối hợp với các giáo viên xây dựng tập thể

sư phạm vững mạnh

3.Hiểu biết: Nắm được mục tiêu các cấp học, nắm bắt kịp thời các quan điểm, chủ trương đường lối, chính sách của nhà nước và các quy định của ngành về công tác giáo dục đào tạo Năm được kiến thức cơ bản lý luận dạy học, phương pháp giảng dạy bộ môn mà giáo viên trực tiếp giảng dạy Nắm được tâm sinh lý lứa tuổi, tình hình học tập bộ môn và các hoạt động khác của hs mà gv quản lý Hiểu biết và tiến hành một số hoạt động GD

4 Trình độ Tốt nghiệp ĐH sư phạm trở lên, trải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo chương trình của bộ GD-ĐT nếu tốt nghiệp ĐH khác về chuyên ngành giảng dạy trong chương trình Có chứng chỉ A về ngoại ngữ giảng dạy và chứng chỉ B một ngoại ngữ khác

Câu hỏi 4: Nêu thành tựu& yếu kém của nền GD VN đầu thế kỉ 21

Những thành tựu:

1.1 Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội

Trang 11

1.2 Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến 1.3 Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được công nhận chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở 1.4 Công tác xã hội hoá giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt được những kết quả bước đầu

1.5 Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến Công tác quản lý chất lượng đã được chú trọng với việc tăng cường hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng

2 Những yếu kém:

2.1 Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo,

2.2 Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời

kỳ mới

2.3 Nội dung, phương pháp giáo dục từ mầm non đến phổ thông đã được đổi mới nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế;

2.4 Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới

2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu

Câu hỏi 5: Nêu cơ hội & thách thức của nền GD VN đầu thế kỉ 21

1 Các cơ hội:

1.1 Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn

ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận

Ngày đăng: 04/05/2018, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w