1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn QUẢN lý TỔNG hợp đới bờ

25 936 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 110,19 KB

Nội dung

QUAN ĐIỂM - Đổi mới tư duy và phương thức quản lý tài nguyên biển nhằm khắc phục tính phân tán trong cách tiếp cận quản lý đơn ngành, theo lãnh thổ; tập trung vào giải quyết các vấn đề đ

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ Câu 1: chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ việt nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

I QUAN ĐIỂM

- Đổi mới tư duy và phương thức quản lý tài nguyên biển nhằm khắc phục tính phân tán trong cách tiếp cận quản lý đơn ngành, theo lãnh thổ; tập trung vào giải quyết các vấn đề đa ngành, đa mục tiêu, liên vùng để hướng tới phát triển bền vững ở đới bờ về mặt môi trường, kinh tế và xã hội

- Củng cố, hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ, góp phần vào quá trình hoàn thiện và vận hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp, thống nhất biển đảo và thực hiện có hiệu quả Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Hạn chế đến mức thấp nhất xung đột giữa bảo vệ, bảo tồn với khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế; tạo lập sinh kế bền vững cho các cộng đồng ven biển, tăng cường năng lực và khả năng ứng phó với sự cố môi trường, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng vào các hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường đới bờ; các quá trình lập kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian của đới bờ

II NỘI DUNG

1 Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ

2 Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên

và đa dạng sinh học

3 Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tổn thất do thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Trang 2

4 Đào tạo tăng cường năng lực quản lý tổng hợp đới bờ cấp quốc gia và tỉnh

III GIẢI PHÁP

1 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và tăng cường năng lực thực thi pháp luật

về quản lý tổng hợp đới bờ

2 Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong quản lý tổng hợp đới bờ

3 Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ

4 Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho quản lý tổng hợp đới bờ

5 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ trong quản lý tổng hợp đới bờ

6 Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế

Câu 2: tình hính nóng bỏng nhất của biển đông hiện nay là?

1 Tranh chấp chủ quyền biển đông về đảo và vùng biển Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei Các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa

2 Việc xảy ra tranh chấp chủ quyền trên biển đông giữa các quốc gia đe dọa đến an ninh an toàn và an toàn hàng hải Những mối lo ngại về an ninh, về tự do hàng hải trên Biển Hoa Đông và đặc biệt là trên Biển Đông, ngày càng gia tăng cùng với những yêu sách “đường lưỡi bò”, “đường 9 đoạn” nuốt tới 80% diện tích Biển Đông cùng những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý này

Trang 3

Câu 3: đảo lý sơn (Quảng Ngãi) phân loại theo vùng bờ hay đới bờ?

Trả lời: phân loại theo đới bờ (:v câu này không biết trả lời đâu)

Câu 4: Tác động của đô thị hóa đến đới bờ?

- Đô thị hóa là quá trình mở rộng các điểm dân cư đô thị và phổ cập lối sống thành thị trên lãnh thổ nhằm phát triển mạng lưới đô thị hoàn chỉnh phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời mở ra những cơ hội đầu tư lớn mạnh về mọi phương diện cho các thành phần kinh tế

- Đô thị hoá có những tác động sâu sắc đến các nguồn tài nguyên ven biển:

+ Ô nhiễm vùng nước ven bờ do ảnh hưởng của nước chảy tràn bề mặt

- Quá trình đô thị hóa dẫn đến nhu cầu mở rộng đất ở vùng triều và vùng ven bờ tăng nhanh, chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp, thủy sản

và dùng cho xây dựng nhà ở, xí nghiệp, mở rộng mạng lưới giao thông, bền cảng

Trang 4

- Xây dựng các cơ sở hạ tầng ở đô thị tiềm ẩn các nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn Các công viên cây xanh, các khu vui chơi giải trí bị thu hẹp lấn chiếm, ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư vùng ven bờ

- Do dân cư tập trung đông đúc ở các đô thị ven bờ nên nhu cầu về nước ngọt

sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt tăng lên, dẫn đến việc khai

thác nước ngầm ven biển quá mức gây ô nhiễm nước ngầm, gia tăng lún sụt ở

vùng ven bờ

- Quá trình đô thị hóa làm nhiều ao hồ bị san lấp, nhiều sông mương

bị thu hẹp, đây là nguyên nhân làm giảm khả năng chứa, giảm dòng chảy từ sông đổ rabiển làm mất cân bằng hệ sinh thái sông và cửa song

Câu 5: Định nghĩa quản lý vùng bờ, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, đặc điểm chu trình?

• Định nghĩa quản lý vùng bờ: QLTHVB là một quá trình quản lý dựa trên nguyên tắc phòng ngừa trong Chương trình Nghị sự 21 và cách tiếp cận liên ngành/tổng hợp nhằm đạt được một cân bằng giữa kinh

tế, xã hội và môi trường, cũng như nhằm làm giảm thiểu các mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng đa ngành/đa mục tiêu tài nguyên bờ

• Mục tiêu, chu trình: câu 7-8

Câu 6: Kể tên vùng bờ biển vịnh Bắc bộ gồm những tỉnh nào?

Trang 5

Câu 7: Mục tiêu của quản lý đới bờ

• Mục tiêu chung

Mục tiêu chính của bất cứ chương trình ICZM (Quản lý tổng hợp vùng ven biển) nào về cơ bản là khuyến khích sự thay đổi cách ứng xử của con người để đạt được mục tiêu mong muốn Mục đích của việc quản

lý là tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và thúc đẩy tiến trình thực hiện Nói chung, mục tiêu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, các giá trị được tạo ra, được tiêu thụ hoặc bảo tồn ICZM có thể dự báo và đáp ứng các nhu cầu của xã hội vùng ven biển Sự tham gia của công chúng vào hoạch định

và thực thi ICZM là rất cần thiết

• Mục tiêu cụ thể

- Duy trì chức năng của hệ thống nguồn tài nguyên bờ biển

- Giảm thiểu các xung đột về sử dụng tài nguyên

- Duy trì sức khoẻ môi trường (giảm thiểu ô nhiễm môi trường)

- Tạo điều kiện phát triển đa ngành

- Cải thiện sinh kế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các cộng đồng ven biển và trên các hải đảo ven bờ

- Giảm nguy cơ đe doạ vùng bờ do thiên tai và các tác hại của các phương án phát triển trong tương lai

- Dự báo nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên trong tương lai

- Lập kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên này

- Kiểm soát việc sử dụng các nguồn tài nguyên này

Câu 8: Chu trình (khái niệm), hoạt động chủ yếu của hoạt động quản

lý đới bờ, hoạt động của một chu trình

Trang 6

a Khái niệm Chu trình

- Là quá trình được dự kiến là không tuyến tính, trong đó không có điểm cuối mà tại đó quá trình được coi như là đã kết thúc Quá trình này là liên tục, lặp đi lặp lại với các đường phản hồi nội tại không những cho phép các thay đổi trong tương lai về điều kiện của vùng ven biển đang quan tâm, mà còn cho phép đánh giá lại và xác định lại các bước hành động cần thiết trong 7 yếu tố của khuôn khổ

b Hoạt động của 1 chu trình

BƯỚC 1: Xác định vấn đề

- thứ nhất: cần định rõ các mục tiêu phát triển và phạm vi trong đó các

mục tiêu này không được thỏa mãn Cần phải nắm vững các mục tiêu phát triển quốc gia, khi không có những mục tiêu tổng thể như vậy, các

Trang 7

mục tiêu cụ thể có thể được đặt ra cho sự phát triển của một vùng ven biển nhất định

- Thứ hai là phạm vi của hoạt động qui hoạch vùng ven biển cần được

quyết định Phạm vi này cần bao gồm:

+ Việc xác định các yếu tố ngành như ngư nghiệp, du lịch hay phát triển

đô thị cần được quan tâm đến

+ Các giới hạn về không gian của vùng ven biển đang xem xét

+ Mức độ sẵn có của các nguồn lực, cả về thể chế lẫn tài chính, để giải quyết được mục tiêu qui hoạch đã xác định

BƯỚC 2: Xem xét và phân tích

- Sau khi đã thống nhất về các mục tiêu phát triển và phạm vi qui hoạch, thì tiếp đó cần xác định xem liệu những mục tiêu ban đầu này có thể trở thành hiện thực hay không trong phạm vi vùng qui hoạch đã xác định

- Có 3 yếu tố cần bao hàm trong sự xem xét như vậy

• Yếu tố đầu tiên là các nguồn tài nguyên biển và ven biển được phát triển và các điều kiện môi trường mà chúng tồn tại trong đó;

• Yếu tố thứ hai là các điều kiện kinh tế xã hội và sự phù hợp của chúng trong phát triển tài nguyên;

• Yếu tố thứ ba là bối cảnh luật pháp, thể chế và hành chính mà hoạt động phát triển đƣợc tiến hành trong bối cảnh đó

Các nguồn tài nguyên và môi trường: Phải xác định được:

Trang 8

- những tác động môi trường của việc sử dụng đó và các tác động của những hoạt động hiện tại cũng như tương lai lên tài nguyên

Các điều kiện kinh tế xã hội

Để có được một sự phân tích và đánh giá hoàn thiện tình hình của một vùng ven biển nào đó cần phải xác định và đánh giá những hạn chế hoặc những cơ hội kinh tế xã hội đang tồn tại.Các thí dụ về sự thất bại trong qui hoạch tài nguyên ven biển có liên quan đến khía cạnh xã hội có thể tìm thấy trên khắp thế giới

Các điều kiện luật pháp, thể chế và hành chính

BƯỚC 3: Các vấn đề và các khả năng lựa chọn

- Thông qua các phân tích vừa được mô tả, có thể xác định xem nơi nào sự phát triển các nguồn tài nguyên khác nhau là có thể tương

- Theo cách tương tự, cả các tác động trực tiếp và gián tiếp của việc sử dụng môi trường biển hiện nay đều có thể được phân tích nhằm xác định những mâu thuẩn và các tương thích

BƯỚC 4: Trình bày-xây dựng kế hoạch

Trong bước này có hai đặc điểm quan trọng:

- Thứ nhất cần phải có sự phản hồi nội tại giữa các thành phần cơ bản

trong trong chương trình qui hoạch

- Thứ hai là động lực của các mối tương tác và sự đồng lòng giữa mọi

đối tượng quan tâm đến việc xây dựng các kế hoạch hay chính sách cho vùng ven

BUỚC 5: Thông qua kế hoạch

- Một khi chính sách, chương trình hay kế hoạch đã được soạn thảo, nó thường phải được thông qua bởi một thủ tục có tính chính thức để có thể đưa vào thực hiện

Trang 9

- Thủ tục này có thể là sự tán thành chính thức của một số cơ quan chịu trách nhiệm ở cấp quản lý thích hợp; là sự thông qua về mặt luật pháp ở cấp vùng hoặc cấp quốc gia

Vì vậy, điều quan trọng là đề ra được một kế hoạch hành động trong đó có đưa ra các hành động cần thực hiện; thời gian thực hiện và một phân tích

có tính phê bình để kế hoạch có thể thông qua và thực hiện

BƯỚC 6: Thực thi kế hoạch

- Trong các bước đề ra kế hoạch và thông qua của quá trình, điều quan trọng là lường trước được các chính sách, chương trình hay kế hoạch có thể được thực thi như thế nào trong bối cảnh của tình hình hiện tại

Chấp hành kế hoạch

để chương trình đi vào hoạt động cần phải chấp hành lịch trình của các kế hoạch Việc chấp hành lịch trình trong trường hợp này có nghĩa là các tổ chức phải được thực hiện một cách có hiệu quả các kế hoạch trong chương trình

• Tổ chức về cơ quan: thiết lập cấu trúc hành chính để đảm bảo cho việc quản lý thống nhất theo chiều ngang và chiều dọc;

• Tổ chức về luật pháp: các bộ luật, công ước, nghị định và các tiêu chuẩn để làm cho việc quản lý có thể thực hiện;

• Tổ chức về tài chính: phân phối kinh để chi trả cho các chi tiêu trong quá trình

Quá trình hoạt động

Việc vận hành chương trình QLTHVB sẽ được bắt đầu để đạt được những kết quả mong muốn nếu quá trình hoạt động tốt và thông suốt Tuy nhiên việc quản lý một quá trình phức tạp như QLTHVB, không phải là một nhiệm vụ dễ dàng Các phản hồi trong quá trình quan trắc và đánh giá có

Trang 10

thể dẫn tới những thay đổi trong chương trình hiện hành và những xung đột về quyền lợi có thể nảy sinh những vấn đề không mong đợi

Giải quyết xung đột

- Vấn đề chính trong quá trình vận hành của QLTHVB đó là giải quyết các xung đột về lợi ích để có thể giải quyết các xung đột này

- Cần phải nhận rõ nguyên nhân và hậu quả của các xung đột, thiết lập một phương pháp rõ ràng để có được quyết định và có khả năng ngăn chặn các tác động tiêu cực bằng các biện pháp thích hợp

- Để giải quyết những xung đột lớn hơn, chương trình QLTHVB cần phải

có một hệ thống hòa giải

BƯỚC 7: Quan trắc và đánh giá

- Sản phẩm của bước quan trắc và đánh giá là khả năng đánh giá sự thành công hay thất bại chung của các chính sách hay chương trình

đã được thông qua

- Trên cơ sở của các kết quả này, điều cần thiết là phải xác định được hành động sửa chữa nào là thích hợp hoặc phải đánh giá lại các mục đích ban đầu của bài tập

- Nơi nào đòi hỏi phải có hành động sửa chữa thì hành động này cần được xác định và tiến hành trong khuôn khổ của quá trình đã được vạch ra, được lồng vào và được đánh giá tại bước thích hợp

- Nơi nào đòi hỏi phải có sự đánh giá lại các mục tiêu ban đầu thì cần phải tiến hành bằng cách bắt đầu quá trình lại từ đầu và đi qua đầy đủ các bước như trước đó

- Vì vậy điều chủ yếu là các kết quả của các bước quan trắc và đánh giá phải được phản ảnh lại vào trong các bước trước đó của quá trình

Quan trắc

Các dạng số liệu để quan trắc là:

• Xã hội: tỷ lệ sinh, sức khỏe, chất lượng cuộc sống;

Trang 11

• Kinh tế: thu nhập, số lượng công ty công nghiệp, khối lượng chuyên chở giữa hai vùng;

• Sinh thái: số loài động, thực vật, sức khoẻ của quần thể, số con sinh

• Giảm thiểu các hành vi có hại và thực hiện các hành động phát triển;

• Làm tốt hơn các chỉ thị môi trường và xã hội;

• Sử dụng bền vững tài nguyên và nâng cao chất lượng cuộc sống (ví

dụ khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên)

c Nội dung quản lý tổng hợp đới bờ

1 Quy hoạch và lập kế hoạch vùng bờ: Nghiên cứu môi trường và tình hình sử dụng tài nguyên vùng bờ Xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ (báo cáo tổng quan) vùng bờ nghiên cứu; Phân vùng chức năng sử dụng, dự đoán kế hoạch sử dụng mới hoặc dự kiến đối với vùng bờ nghiên cứu; điều chỉnh các dự án phát triển trong vùng bờ; Giáo dục công chúng về giá trị của vùng bờ nghiên cứu Hướng đến mục tiêu xây dựn kế hoạch sử dụng vùng bờ hiện tại và tương lai, cung cấp một tầm nhìn dài hạn đối với phát triển vùng bờ

2 Xúc tiến phát triển kinh tế: Phát triển các ngành nghề lien quan đến vùng bờ như phát triển nghề cá, phát triển cảng biển và các dịch vụ hang hải; ầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch giải trí, du lịch đại trà và du lịch sinh thái; Phát triển nuôi trồng thủy hải sản; Khai thác dầu khí

Trang 12

3 Quản lý nguồn lợi: Thực hiện các đánh giá tác động môi trường tổng thể; ánh giá rủi ro môi trường; Thiết lập và cưỡng chế thực hiện tiêu chuẩn môi trường; Thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển; Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái biển đã bị suy thoái và đảm bảo tính bền vững của việc

sử dụng tài nguyên bờ

4 Giải quyết mâu thuẫn lợi ích: Nghiên cứu sử dụng đa ngành/ đa mục tiêu ở vùng bờ và các tương tác qua lại của chúng; Áp dụng các phương pháp giải quyết mâu thuẫn; Hòa giải và cân bằng kế hoạch sử dụng trước mặt và lâu dài, giải quyết

các mâu thuẫn trong sử dụng vùng bờ; Giảm thiểu các tác động xấu không tránh khỏi đối với một số hoạt động sử dụng vùng bờ

5 Bảo vệ an toàn cho công dân trong vùng bờ khỏi các hiểm họa thiên tai và sự cố nhân tác

Câu 9: Phạm vi quản lý tổng hợp đới bờ

Việc lựa chọn những ranh giới phù hợp ở vùng ven bờ và để triển khai quy hoạch và quản lý rất phức tạp Theo lý thuyết, phạm vi đới bờ được quản

lý đòi hỏi phải có sự tổng hợp của 3 nhóm yếu tố là: các quá trình môi trường cơ bản; các đơn vị hành chính; các hoạt động có ảnh hưởng đến hay phụ thuộc vào nguồn lợi của vùng ven biển

Quản lý vùng ven bờ bao gồm biển, đảo và đất ven biển

Ngày đăng: 28/04/2016, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w