1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Môi Trường

11 915 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 101,64 KB

Nội dung

- Hệ thống quản lí môi trường: là một phần trong hệ thống quản lý của tổ chức được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường, quản lý các khía cạnh môi trường của tổ chức..

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HTQLCLMT 1.Mô hình hệ thống QLMT Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2010.

- Hệ thống quản lí môi trường: là một phần trong hệ thống quản lý của tổ chức được sử

dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường, quản lý các khía cạnh môi trường của

tổ chức

Hệ thống quản lí là một tập hợp các yếu tố liên quan với nhau được sử dụng để thiết lập chính sách, mục tiêu và để đạt được các mục tiêu đó

- Mô hình hệ thống quản lí MT:

- Các yêu cầu:

1 Yêu cầu chung

2 Các chính sách môi trường

3 Các khía cạnh môi trường

4 Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

5 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường

6 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

7 Năng lực, đào tạo, nhận thức

8 Trao đổi thông tin

9 Tài liệu

10 Kiểm soát tài liệu

11 Kiểm soát điều hành

12 Sự chuẩn bị sẵn sang và đáp ứng tình trạng khẩn cấp

Trang 2

13 Giám sát và đo lường

14 Đánh giá sự tuân thủ

15 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa

16 Kiểm soát hồ sơ

17 Đánh giá nội bộ

18 Xem xét của lãnh đạo

2.Chính sách môi trường: khái niệm, yêu cầu khi xây dựng chính sách môi trường, xây dựng chính sách môi trường cho 1 tổ chức cụ thể

- Khái niệm:

Chính sách môi trường: tuyên bố một cách chính thức của lãnh đạo cấp cao nhất về ý đồ và định hướng chung đối với kết quả hoạt động môi trường của một tổ chức

- Yêu cầu khi xây dựng chính sách MT:

+ phù hợp với bản chất, quy mô và tác động MT của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó

+ có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm

+ có cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và với các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ liên quan tới các khía cạnh MT của mình

+ đưa ra khuân khổ cho việc đề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu MT

+ được lập thành văn bản, được áp dụng và được duy trì

+ được thông báo cho tất cả nhân viên đang làm việc cho tổ chức hoặc trên danh nghĩa của

tổ chức và

+có sẵn cho cộng đồng

- Xây dựng chính sách môi trường cho 1 tổ chức cụ thể:

Trang 3

3.Khía cạnh môi trường, khía cạnh môi trường có ý nghĩa: khái niệm, cách xác định khía cạnh môi trường, khía cạnh môi trường có ý nghĩa; yêu cầu của khía cạnh môi trường quy định trong ISO 14001:2010 Phân biệt khía cạnh môi trường và tác động môi trường

Khái niệm:

- Khía cạnh môi trường là yếu tố của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức

có thể tác động qua lại với môi trường

- Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là khía cạnh có hoặc có thể có một tác động môi trường đáng kể

Cách xác định khía cạnh môi trường:

Gồm 4 phương pháp: - Thông tin từ khảo sát sơ bộ

- Sử dụng lưu đồ dòng chảy

- Xác định dòng chất thải

- Phân tích dòng đời sản phẩm

 Cách xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa:

- Tiêu chí xác định:

+ Có tác động MT, có ý nghĩa dựa trên tần suất, mức độ quan trọng

Trang 4

+ Liên quan đến luật lệ và các yêu cầu nội bộ của tổ chức.

+ Có khả năng gây hại đến sức khỏe con người và MT và được cộng đồng quan tâm

+ Có ảnh hưởng có lợi hoặc có hại đến cảnh quan hoặc khí hậu

+ Gây ra việc suy giảm TNTN

+ Liên quan đến chính sách MT của tổ chức

- Cách xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa theo phương pháp cho điểm: đánh giá theo trọng số mô tả và các khía cạnh môi trường (tình trạng khía cạnh)

- Ví dụ: Công ty THHH bánh kẹo Hải Nam

Bộ

phận Hoạt động Khía cạnh Trọng

số

Tiêu chí đánh giá Tổng

điểm Kết luận

nghĩa Chưaý

nghĩa Khu

phân

xưởng

sản

xuất

Dây

truyề

n sản

xuất

Tiêu tốn

NL, tài nguyên TN

CTR và

Các yêu cầu của khía cạnh môi trường theo TC:

- Nhận biết các khía cạnh MT của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trong phạm vi đã xác định của hệ thống QLMT mà tổ chức có thể kiểm soát và các khía cạnh MT mà tổ chức có thể bị ảnh hưởng có tính đến các triển khai đã lập kế hoạch hoặc mới, hoặc các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ mới hoặc được điều chỉnh, và

- Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

Phân biệt khía cạnh môi trường và tác động môi trường:

- Khía cạnh môi trường là yếu tố của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức

có thể tác động qua lại với môi trường

- Tác động môi trường là bất kì một sự thay đổi nào của môi trường, dù là bất lợi hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các khía cạnh môi trường của một tổ chức gây ra

Mối quan hệ giữa khía cạnh MT và tác động MT là MQH Nguyên nhân  Hậu quả

4.Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường, ví dụ, các yêu cầu.

 Khái niệm:

Trang 5

+ Mục tiêu môi trường là mục đích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính sách môi trường mà tổ chức tự đặt ra cho mình nhằm đạt tới

+ Chỉ tiêu môi trường là yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện đối với một tổ chức hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường và cần phải đề

ra, phải đạt được để vươn tới các mục tiêu đó

+ Chương trình môi trường là biểu đồ, danh sách việc cần làm, phân chia nhiệm vụ theo ngày, tháng, năm để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra

 Các yêu cầu khi xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường:

-Các luật định và các yêu cầu có liên quan

- Các khía cạnh môi trường quan trọng

- Lựa chọn kĩ thuật (khả năng đáp ứng về mọi mặt công nghệ)

- Các yêu cầu về kinh doanh, tài chính và hoạt động

- Quan điểm của các bên liên quan

 Các yêu cầu khi xây dựng chương trình môi trường: Để xây dựng chương trình quản

lý môi trường hiệu quả, tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một hoặc các chương trình môi trường để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra Các chương trình phải bao gồm:

-Việc định rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu ở từng cấp và bộ phận chức năng tương ứng

-Biện pháp và tiến độ đạt được các mục tiêu chỉ tiêu

- Trả lời cho các câu hỏi: làm cái gì, làm như thế nào, ai làm, làm ở đâu, làm khi nào, tiếp theo làm gì

- C/s các biểu đồ

- Danh sách các việc cần làm

- Phân chia nhiệm vụ cần hoạt động theo ngày, tháng, năm

- Hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu môi trường

 Ví dụ : Công ty thực phẩm đông lạnh An Hoa

Mục tiêu Chỉ tiêu Người thực hiện Thời gian

hoàn thành Phương pháp thực hiện Kinh phí Giảm lượng

nước thải

Giảm lượng nước sử dụng xuống còn

A Hoàng Cuối quý II

năm 2015 -Quản sát nội vi

-Giám sát chặt

10 triệu VNĐ

Trang 6

còn 75% so

với năm

2014

nước bừa bãi của công nhân viên

Giảm lượng nước sử dụng xuống còn 75%

A Cường Cuối năm

2015 Lắp đặt hệ thống xử lý và

tuần hoàn nước rửa

40 triệu VNĐ

Thu gom xử

lý hoàn toàn

chất thải

(đầu, vảy,

ruột cá,

tôm )

Phân loại chất thải, tận dụng hoàn toàn chất thải hữu cơ

A.Nam Cuối quý II

năm 2015 -Quản lý nội vi

-Nghiên cứu các giải pháp tận dụng chất thải hữu cơ

30 triệu VNĐ

Sản xuất phân cá phục

vụ nông nghiệp

C.Hoa Cuối năm

2015 -Thu gom toàn bộ nguyên liệu

(đầu, vảy, ruột cá )

- Xây dựng hệ thống ủ, sản xuất

80 triệu VNĐ

5.Trao đổi thông tin: hình thức trao đổi thông tin, nội dung trao đổi thông tin

 Trao đổi thông tin:

Trao đổi thông tin nội bộ Trao đổi thông tin bên ngoài

-Là sự trao đổi thông tin giữa lãnh

đạo và nhân viên, nhân viên và

nhân viên trong cùng một tổ chức

-Chú trọng cho ứng phó với sự cố

môi trường

- Sự trao đổi thông tin giữa lãnh đạo hoặc nhân viên với tổ chức, cá nhân khác không thuộc tổ chức đó

- Chú trọng cho việc báo cáo về sự phù hợp và ứng phó với sự cố môi trường, giải quyết các khiếu nại về môi trường

Các phương pháp trao đổi thông tin:

o Các phương pháp trao đổi thông tin nội bộ :

- Tại các cuộc họp cấp phòng ban hoặc họp chuyên môn

- Thông tin về các yếu tố của HTQLMT trên các bản tin, bảng thông báo của công nhân

- Đưa lên trang web nội bộ

- Báo cáo nội bộ định kì về tình hình thực hiện HTQLMT

Trang 7

- Lập đường dây điện thoại nội bộ để cung cấp các thông tin về HTQLMT và để phản hồi hoặc khuyến nghị cải tiến hệ thống

- Sử dụng các sơ đồ treo tường để mô tả quá trình đo đạc tiến trình thực hiện hệ thống

- Kênh thông tin liên lạc giữa các nhân viên MT với các cấp, phòng ban liên quan về

chương trình QLMT và các nỗ lực để ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục

o Các phương pháp trao đổi thông tin bên ngoài:

- Báo cáo kết quả hoạt động MT ra bên ngoài

- Thông tin liên lạc qua các báo cáo với các cổ đông

- Tạo đường dây nóng thông tin liên lạc ra bên ngoài

- Đưa lên các trang web ra ngoài

- Trình bày tại các cuộc họp của chính phủ hoặc của ngành công nghiệp về kết quả hoạt động

 Mục tiêu: Đảm bảo, duy trì tính phù hợp, đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý

chất lượng môi trường

 Vai trò:

- Trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau của tổ chức,

- Tiếp nhận, lập thành văn bản và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các bên hữu quan bên ngoài

6 Sự không phù hợp trong hệ thống quản lý môi trường? Hành động khắc phục, hành động phòng ngừa Lấy ví dụ: về sự không phù hợp, phân tích 2 nguyên nhân, đưa ra hành động khắc phục, hành động phòng ngừa tương ứng

- Khái niệm:

+ Sự không phù hợp: là sự không đáp ứng một yêu cầu.

+ Hành động khắc phục: là hành động loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được

phát hiện

+ Hành động phòng ngừa: là hành động để loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp

tiềm ẩn

- Ví dụ: Sự không phù hợp mùi dầu DO nồng nặc trong công ty và đưa ra hành động KP-PN (Mô hình xương cá)

Trang 8

7.Bố cục của một quy trình trong ISO 14001 Áp dụng xây dựng các quy trình quản lý chất thải; quy trình quản lý an toàn hóa chất; quy trình ứng phó với tình trạng khẩn cấp

Bố cục của một quy trình trong ISO 14001:2010 gồm 7 phần:

P1: Mục đích

P2: Phạm vi áp dụng

P3: Giải thích thuật ngữ

P4: Tài liệu tham khảo

P5: Nội dung

P6: Lưu giữ

P7: Phụ lục

8.Các bước thực hiện hệ thống QLCLMT theo TC (6 bước: Chuẩn bị, lập kế hoạch, thực hiện và vận hành, kiểm tra và hiệu chỉnh, chứng nhận hệ thống, duy trì hệ thống) Bước 1: Chuẩn bị

- Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo (ERM) và nhóm ISO 14001

- Xác định phạm vi áp dụng HTQLMT

Trang 9

- Vai trò & trách nhiệm thực hiện

- Kế hoạch triển khai dự án

- Khởi động dự án

Bước 2: Lập kế hoạch

- Đào tạo nhận thức ISO 14001

- Phân tích, đánh giá môi trường ban đầu

- Xác định các yêu cầu về luật pháp và các yêu cầu khác

- Thiết lập mục tiêu,chương trình hành động

- Xem xét HTQLMT (bởi nhóm điều hành ISO 14001)

Bước 3: Thực hiện và vận hành hệ thống

- Xem xét các kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp

- Trao đổi thông tin

- Xác định và xây dựng hệ thống tài liệu

- Thiết lập kế hoạch và chương trình đào tạo

- Xây dựng chương trình kiểm soát điều hành

- Xem xét HTQLMT

Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh hệ thống

- Xác định các yêu cầu theo dõi & đo lường

- Đánh giá mức độ tuân thủ

- Sự không phù hợp,hành động khắc phục và phòng ngừa

- Đánh giá nội bộ

- Họp xem xét của lãnh đạo (lần 1)

Bước 5: Chứng nhận hệ thống

Bước 6: Duy trì hệ thống

9.Nội dung của chương trình 5S Áp dụng xây dựng chương trình 5S cho bản thân hoặc một doanh nghiệp.

 Khái niệm: Chương trình 5S là 1 chương trình quản lý sản xuất và chất lượng nhằm cải

thiện môi trường và điều kiện làm việc 5S là chữ cái đầu của các từ: “SÀNG LỌC”,

“SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”

- SERI (Sàng lọc) : Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc

- SEITON (Sắp xếp): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễ dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng

- SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc

- SEIKETSU (Săn sóc): Là liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc bằng: Seri, Seiton và Seiso

- SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc

Trang 10

a Sàng lọc: Lọc và loại bỏ những vật không cần thiết ra khỏi nơi làm việc.

+ Lọc ra những vật không cần thiết

+ Lọc ra lượng không cần thiết của những vật cần dùng

b Sắp xếp: Sắp xếp ngăn nắp những vật cần thiết để có thể dễ lấy khi sử dụng.

- Sắp xếp vị trí làm việc:

+ Các vật dụng cần thiết, hay được sử dụng phải nằm trong vùng quan sát tốt nhất, trong tầm thao tác hiệu quả nhất (vùng vàng)

+ Các vật dụng cần thiết nhưng được sử dụng theo chu kỳ nằm trong vùng thứ cấp 1 (vùng bạc), dễ quan sát và có thể lấy khi cần

+ Các vật dụng cần thiết nhưng thỉnh thoảng phải sử dụng nằm trong vùng thứ cấp 2 (vùng đồng), có thể quan sát và lấy khi cần

- Các yếu tố ảnh hướng đến sắp xếp vị trí làm việc: Vị trí làm việc và nội dung công việc tại vị trí đó; thể trạng và thói quen thao tác của công nhân; mặt bằng làm việc; trang thiết bị hỗ trợ công việc

- Sắp xếp mặt bằng sản xuất: sử dụng các vạch, đường đánh dấug ; dùng nhãn nhận biết ; biển báo

c Sạch sẽ: Dọn sạch nơi làm việc để không còn bụi bẩn bám trên sàn, máy móc và

trang thiết bị

- Nơi làm việc không bụi bẩn: quét dọn, thu lượm rác

- Làm sạch bán thành phẩm và sản phẩm: nhẹ nhàng, cẩn thận, không gây hư hại

- Kiểm tra máy móc thiết bị, vệ sinh sạch sẽ và sửa chữa các hiện tượng bất thường

d Săn sóc: Duy trì tiêu chuẩn về giữ gìn vệ sinh và sắp xếp nơi làm việc gọn gàng

vào mọi thời điểm

- Duy trì nơi làm việc sạch sẽ bằng việc lặp đi lặp lại 3S trên

- Đánh giá và kiểm tra theo các danh mục chi tiết, cụ thể theo nguyên tắc độc lập, khách quan bởi người không liên quan

- Kết quả đánh giá được công bố rõ ràng cùng các hành động khắc phục

- Tạo dựng phong trào thi đua trong nội bộ công ty về 5S giữa các đơn vị, bộ phận khác nhau

e Sẵn sàng: Đào tạo để mọi người tự giác tuân theo các quy tắc trên.

- Đào tạo mọi người tuân thủ thói quen làm việc tốt và giám sát nghiêm việc thực hiện các nội quy

- Tạo nền tảng vững chắc để thực hiện cải tiến doanh nghiệp theo hướng sản xuất tinh gọn

Trang 11

- Đây là nội dung khó nhất trong việc duy trì thành quả của Kaizen 5S nên phải liên tục trau dồi, nâng cao ý thức của mọi thành viên, từ nhân viên quét dọn đến Giám đốc công ty

Ngày đăng: 28/04/2016, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w