1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập môn quản lý công nghệ

16 521 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 626,93 KB

Nội dung

- Một số khái niệm được thừa nhận rộng rãi hiện nay:  UBND tổ chức phát triển cộng nghiệp của Liên hiệp quốc CN là việc áp dụng KH vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên c

Trang 1

Đề cương ôn tập môn Quản lý công nghệ

Lớp QTKD Tổng hợp 1 – K42 – ĐH Kinh tế quốc dân( Hệ vừa học vừa làm)

Đề cương mình làm còn thiếu câu 2 ( chương III) và 2 ý ( câu 1 chương V & câu 4 chương VII), nếu ai làm được thì bổ sung gửi cho mọi người nhé!

Chú thích:

 Phần in đậm màu đỏ ở mỗi câu hỏi thể hiện đã hoàn thành lời giải

 Phần in đậm màu xanh ở mỗi câu hỏi thể hiện phần đó chưa được trả lời

Nguồn: http://tienluc238.tk/

Chương I

Câu 1: Khái niệm về công nghệ?

- Một số khái niệm được thừa nhận rộng rãi hiện nay:

 UBND (tổ chức phát triển cộng nghiệp của Liên hiệp quốc)

CN là việc áp dụng KH vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý

nó một cách có hệ thống và có phương pháp hạn chế lớn nhất của k/n này là đưa ra phạm vi ứng dụng (chỉ công nghiệp)

Tuy nhiên nhấn mạnh được KH là thuộc tính của CN là khía cạnh hiệu quả khi xem xét việc

sử dụng CN cho mục đích nào đó khía cạnh hiệu quả khi xem xét việc sử dụng CN cho mục đích nào đó

 ESXAP (Ủy ban KTXH Châu Á - Thái Bình Dương)

CN là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin Nó bao gồm tất cả các kỹ năng kiến thức về thiết bị, phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo dịch vụ quản lý và thông tin

 K/n này là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển CN, nó là k/n được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay

 Ưu điểm nổi bật là đã mở rộng phạm vi ứng dụng quan tâm của CN

Nó cho rằng không phải chỉ trong các lĩnh vực quá trình SX ra các sản phẩm phi vật chất

 Việt Nam: CN là tập hợp các phương pháp, quy trình, kĩ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm

Câu 2: Các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần Công nghệ?

Trang 2

 CN gồm 4 phần:

1 Vật tư thiết bị (T)

Đây là phần CN hàm chứa trog các vật thể bao gồm mọi phương tiện vật chất như máy móc, công cụ, nhà xưởng, các công cụ vận chuyển Đây là các thành phần cơ bản của CN mà nhờ đó đã làm tăng sức mạnh và hiệu quả cho các hoạt động của con người Trong đó chế tạo các máy móc thiết bị thường lập thành dây chuyền CN

2 Con người (O)

Phần CN hàm chứa trong con người làm việc trong CN, nó bao gồm mọi năng lực của con người về CN như kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãnh đạo, đạo đức lao động,

3 Thông tin (I)

Đây là phần CN hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hóa

VD: Các bản thiết kế, các lý thuyết, các phương pháp, các sổ tay kỹ thuật

4 Tổ chức (O)

Đây là phần CN hàm chứa trong các khung thể chế Nó tạo ra bộ khung tổ chức của CN VD: Thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp, sự liên kết

 Mối quan hệ:

Các thành phần CN bổ sung cho nhau, không thể hiện bất cứ 1 thành phần nào trong mọi

CN Tuy nhiên có một yêu cầu tối thiểu để cho một biến đổi có thể xảy ra, đồng thời để có một giới hạn tối đa cho mỗi thành phần để một hoạt động biến đổi không mất đi tính tối ưu hoặc tính hiệu quả

 Phần vật tư kỹ thuật quyết định mức độ định vị cảu các thành phần còn lại, là cốt lõi của bất kỳ CN nào, nó được triển khai lắp đặt và vận hành do con người Nhờ nó con người tăng sức lực và trí tuệ Khi vật tư kỹ thuật cũng tăng thì các phần H, I, O cũng tăng

- Con người làm cho CN hoạt động làm cho máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật phát huy hết tính năng của chúng Nhờ tính năng động và sáng tạo, con người cải tiến mở rộng đổi mới các thiết bị máy móc Con người đóng vai trò chủ động trong SX song lại chịu sự chi phối của thông tin và tổ chức

 Phần thông tin thể hiện tri thức tích lũy trong CN, nhờ các trí thức này con người rút ngắn

đc thời gian học và làm, đõ tốn thời gian và sức lực khi giải quyết nhiệm vụ có liên quan đến

CN thong tin phải thường xuyên cập nhật Dùng một thiết bị và phương tiện song với kiến thức khác nhau, sử dung trong SX sẽ làm ra các sản phẩm khác nhau, đó là những bí quyết của một

CN, được coi là sức mạnh CN

 Phần tổ chức đóng vai trò điều hòa, phối hợp 3 phần trên để thực hiện một cách có hiệu quả mọi hoạt động biến đổi Nó giúp cho việc quản lý lập kế hoạch, tổ chức bộ máy nhân lực,

Trang 3

động viên thúc đẩy và kiểm soát các hoạt dộng biến đổi đạt được kết quả mong muốn Phần tổ chức phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vật tư kỹ thuật và thông tin, song bản thân nó quyết định sự cấu thành của 3 bộ phận còn lại của CN

 Phân tích tính chất mang tính động lực của CN còn bản thân nó cũng biens đổi theo thời gian Mối quan hệ tương hỗ giữa thành phần có thể được biểu diễn bằng công thức sau:

T = TY HH IT OO

Trong đó: T là Hàm hệ số đóng góp

T, H, I, O là các hệ số đóng góp các thành phần CN tương ứng

Y, H, T, O: các số mũ nói nên cường độ đóng góp của các thành phần Cn tương ứng đóng góp vào hanmf hệ số đóng góp chung Nó chính là các thành phần của vectơ riêng đã được chuẩn hóa của ma tranh ưu tiên

0 < THIO < 1

Câu 3: Chu trình sống của công nghệ?

a Qui luật phát triển

(hình vẽ)

- GĐ A: Là gđ triển khai CN, thị trường chưa có CN

- GĐ B: thị trường bắt đầu có CN nhưng số lượng áp dụng rất nhỏ do những thông tin về CN mới này chưa phổ biến, giá thành cao, rủi ro lớn, tốc độ triển khai CN chậm

- GĐ C: gđ phát triển, tốc độ triển khai CN lớn do thông tin về CN đã phổ biến hơn, giá cả hợp

lí, hạn chế được rủi ro

- GĐ D: gđ bão hòa, số lượng áp dụng CN đạt tới đỉnh và bắt đầu có chiều hướng đi xuống chậm dần

- GĐ E: gđ đi xuống mạnh

- GĐ F: gđ suy vong do sự cạnh tranh của các CN khác mới hơn và do nhu cầu thị trường suy giảm, số lượng DN áp dụng CN cũng giảm

Trang 4

b Ý nghĩa của việc nghiên cứu

- 1 DN đang sử dụng 1 CN để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần biết công nghệ đó đang ở gđ nào của chu trình sống của nó Hiểu biết này rất quan trọng vì nó liên quan đến giá trị của CN, đến thời điểm thay đổi CN Trong nền kinh tế cạnh tranh, để duy trì vị trí của mình, các cty phải tiến hành đổi mới sản phẩm, đổi mới quá trình và thay thế CN đang sủ dụng đúng lúc khi có những thay đổi trong khoa học – công nghệ, trong nhu cầu thị trường Muốn vậy phải thực hiện chu trình công nghệ, nhận thức tiến bộ công nghệ liên quan, thu nhận, thích nghi, làm chủ, nâng cấp và loại bỏ khi công nghệ lỗi thời

Câu 4: Khái niệm Quản lý công nghệ? Phân biệt Quản lý công nghệ ở tầng vĩ mô và cơ sở?

Quản lý Cn là hệ thống tập hợp các hoạt động công nghệ nhằm đạt mục tiêu nhất định

- Mục tiêu của quản lý CN

 Tạo bầu không khí hướng về CN

 Xóa bỏ những quan niệm không đúng về CN (có người cho rằng CN biến con người thành

nô lệ, làm mất việc làm, giúp người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo gây ra tệ nạn và thảm họa)

 Phát triển nguồn lực cơ bản để thúc đẩy triển khai có hiệu quả và phát triển Cn đó là nhân lực Cn, đào tạo người lao động

 Có sự khuyến khích, sự hành nghề và sự sáng tạo của người lao động

 Có sự trợ giúp lĩnh vực KH-CN

 Đẩy mạnh sự hợp tác KH-CN trong nước và nước ngoài

 Khai thác có hiệu quả Cn sẵn có phục vụ sản xuất kinh doanh, cải tiến và thích nghi

 Dựa vào chiến lược và chính sách nhà nước, đề xuất xây dựng các phương án CN và tạo

đk mở rộng quy mô ngành nghề, tạo cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh

 Tạo luận cứ KH-CN về chiến lược và chính sách CN cũng như chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội

 Phát triển và tăng cương phương tiện và cơ cấu hạ tầng CN

Phân tích năng lực CN, nhu cầu CN, đánh giá CN tạo luận chứng, tạo cơ sở cho lãnh đạo ra quyết định các phương án, dự án

Phân biệt Quản lý công nghệ ở tầng vĩ mô và cơ sở:

- Ở góc độ vĩ mô: QLCN là 1 lĩnh vực kiến thức liên quan đến thiết lập và thực hiện các chính sách về phát triển và sử dụng CN, về sự tác động của CN đối với XH, với các tổ chức, các cá nhân và tự nhiên, nhằm thúc đẩy đổi mới tạo tăng trưởng kinh tế và tăng cường trách nhiệm trong sử dụng CN đối với lợi ích của nhân loại

- Ở góc độ cơ sở: QLCN là 1 bộ môn khoa học liên ngành, kết hợp khoa học – công nghệ và các tri thức quản lý để hoạch định, triển khai và hoàn thiện năng lực CN nhằm xây dựng và thực hiện các mục tiêu trước mắt và lâu dài của 1 tổ chức

Câu 5: Trình bày phạm vi của Quản lý công nghệ?

Trang 5

Phạm vi QLCN

Các yếu tố ảnh hưởng đển phát triển CN trong QLCN

* Mục tiêu phát triển CN

+ Phát triển CN (PTCN) nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội

+ PTCN để tăng năng suất lao động xã hội

+ PTCN nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

+ PTCN để đảm bảo tự lực về CN

+ Độc lập về CN

* Các tiêu chuẩn chọn lựa CN

Có 2 tiêu chuẩn:

+ Tối đa lợi ích của CN

+ Tối thiểu bất lợi của CN

Trên thực tế thường kết hợp cả 2 tiêu chuẩn trên để lựa chọn CN VD: VN lấy hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh làm cơ sở để đánh giá

* Thời hạn kế hoạch cho các CN

Các thời hạn kế hoạch thường dùng trong PTCN:

+ Kế hoạch ngắn hạn: 1 – 3 năm

+ KH trung hạn 3 – 5 năm

+ KH dài hạn 7 – 10 năm

+ Các KH triển vọng > 10 năm

* Các ràng buộc để PTCN

Xác định đầy đủ các ràng buộc là yêu cầu quan trọng đối với PTCN CÁc nước đang phát triển gặp phải 1 loạt khó khăn trong PTCN:

- Sự thiếu thốn các nguồn lực (tài chính, nhân lực…)

- Yếu kém về trình độ khoa học, thiếu thông tin, năng lực quản lý ko đáp ứng được yêu cầu

- Các ràng buộc về bắt đầu CN hóa muộn Các nước đnag phát triển cần tìm ra những lợi thế

để tận dụng, phát huy đồng thời xác định những bất lợi để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục

* Cơ chế để PTCN

Trang 6

Tạo ra môi trường thuận lợi cho PTCN là 1 nhiệm vụ q/trọng of QLCN, 1 số yếu tố liên quan

đến cơ chế:

+ Tạo dựng nền văn hóa CN quốc gia

+ Xây dựng nền giáo dục hướng về CN

+ ban hành các chính sách về KH – CN

+ Xây dựng tổ chức cơ sở để hỗ trợ cho PTCN

* Các hoạt động CN

Các hoạt động CN có liên quan đến QLCN có thể chia thành 4 nhóm: đánh giá và hoạch định,

chuyển giao và thích nghi, nghiên cứu và triển khai, kiểm tra và giám sát

6 nhóm yếu tố trên có mối quan hệ tương hỗ với nhau, QLCN đúng cần xem xét 1 cách hệ

thống tất cả các yếu tố này

Chương II

Câu 1: Khái niệm Môi trường công nghệ? Tại sao phải khảo sát Môi trường công nghệ?

* Khái niệm:

Môi trường Công nghệ của một quốc gia là khung cảnh quốc gia, trong đó diễn ra các hoạt

động công nghệ Nó bao gồm các yếu tố có tác động thúc đẩy hay kìm hãm quá trình phát triển

công nghệ

* Phải khảo sát Môi trường công nghệ vì:

- Môi trường công nghệ là điều kiện tiên quyết để có thể phát triển công nghệ, đặc biệt phát

triển công nghệ nội sinh

- Giúp xây dựng một môi trường thuận lợi cho phát triển công nghệ

- Khảo sát môi trường công nghệ song song giữa các nước có trình độ công nghệ tương đương

và trình độ khác nhau, giúp cho các nhà hoạch định chính sách xác định vị trí trình độ công

nghệ của nước mình so với các nước, đặc biệt chỉ ra các khoảng cách giữa các nước ở từng

lĩnh vực cụ thể

- Tạo ra một cơ sở dữ liệu cung cấp cho nhà quản lý những thông tin bổ ích để điều chỉnh, cải

thiện môi trường công nghệ của địa phương hay quốc gia

Câu 2: Trình bày các yếu tố của cơ sở hạ tầng Công nghệ?

Bất kì quốc gia nào muốn phát triển CN phải xây dựng cho mình 1 cơ sở hạ tầng CN vững

chắc, bao gồm 5 thành phần

Trang 7

1 Nền tảng tri thức về khoa học và CN

* K/niệm: Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy 1 cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là 1 hoạt động xã hội hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết or là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo TG

* Vai trò

- Tri thức khoa học cung cấp kiến thức để các nhà chế tạo CN rút ngắn được thời gian nghiên cứu triển khai tạo ra công nghệ mới Bên cạnh đó, CN lại cung cấp phương tiện, thiết bị cho các nhà khoa học để họ rút ngắn thời gian tìm tòi nghiên cứu của mình

2 Các cơ quan nghiên cứu triển khai

* K/ niệm

Nghiên cứu và triển khai là 1 công việc sáng tạo, được tiến hành 1 cách có hệ thống nhằm tăng cường cơ sở kiến thức và sử dụng các kiến thức đó để tạo ra các ứng dụng mới

Bao gồm 2 gđ:

- Gđ nghiên cứu hình thành do nhu cầu thực tiễn hoặc kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản

- Triển khai thực nghiêm dựa vào các nguyên lý, giải pháp của nghiên cứu ứng dụng để đưa ra các hình mẫu với nghiên cứu các tham số khả thi sau đó nghiên cứu các khả thi khác và giới thiệu CN ra thị trường

Các cơ quan nghiên cứu triển khai gồm: Viện nghiên cứu, trường Đại học, các cơ sở hỗ trợ: sản xuất, thử nghiệm, trung tâm tư liệu, trung tâm tính toán…

* Vai trò

Vai trò của NC & TK được đặc biệt quan tâm do:

 Sự đổi mới CN cho phép tạo ra sự tăng trưởng kinh tế theo hàm số mũ -> khoảng cách giữa các nước đã có và chưa có NC-TK sẽ tăng theo hàm số mũ

 Việc nhập các CN thích hợp có thể giúp cho việc thu hẹp khoảng cách CN Tuy nhiên 1 nước ko có cơ quan NC & TK và hoạt động NC&TK sẽ ko có khả năng tự nhận biết các CN hiện đại, ko thể đánh giá và lựa chọn CN thích hợp với mình, thậm chí ko thể tiếp thu và thích nghi với CN đã nhập

 Không có cơ quan NC-TK không thể tự lực phát triển CN hội sinh

3 Nhân lực khoa học CN

Trang 8

* K/n: Nhân lực KH-CN bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư và các nhân viên kỹ thuật trong các

cơ quan NC&TK, trong các tổ chức cơ sở; ác nhà doanh nghiệp; các nhà hoạch định chính sách KH –CN

* Vai trò:

4.Chính sách KH-CN

*K/n: là 1 hệ thống các mục tiêu và biện pháp nhằm phát triển tiềm lực KH-CN quốc gia Nó bao gồm các văn bản qui định luật lệ, thể chế từ định hướng chiến lược cho đến các khía cạnh cụ thể của mọi hoạt động kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô nhằm đạt được các mục tiêu phát triển KH-CN

* Vai trò

- Các mục tiêu của chính sách KH và CN là thúc đẩy và định hướng

Cụ thể là:

 Đặt ra các tổ chức để tích lũy kiến thức và kỹ năng KHCN

 Cải thiện cơ cấu hạ tầng CN

+ Thúc đẩy quá trình đổi mới KH-Cn

 Hỗ trợ một số đề tài nghiên cứu có tính chiến lược cơ bản đã được lựa chọn làm nền móng cho các công nghệ mới trong tương lai

 Thiết lập các điều kiện để phát triển các CN mới nổi lên ( vi mạch, sợi quang, sinh học)

5 Nền văn hóa CN quốc gia

* K/n: Nền VHCN trong 1 QG là thái độ của cộng đồng nhìn nhận các vấn đề CN 1 cách khoa học

* Vai trò

Trong xã hội có nền VHCN cao, người dân được tiếp xúc với các thành tự của CN do đó hiểu

rõ vai trò của CN và phát triển CN, họ luôn ủng hộ PTCN Xã hội tạo điều kiện cho người dân học hành từ đó kích thích họ luôn tìm tòi, ưa thích sáng tạo, đây là nguồn cung cấp các ý tưởng

CN cho các nhà CN

Câu 3: Trình bày mô hình tổng quát để xác định chỉ số môi trường quốc gia?

CT: CMC = a.CMCK + b.CMCC

Trong đó:

CMCK: số đo yếu tố định lượng của môi trường CN quốc gia 0 ≤ CMCK ≤ 1

CMCC: số đo yếu tố định tính của môi trường CN quốc gia 0 ≤ CMCC ≤ 1

a,b: các trọng số phản ánh tầm quan trọng tương đối giữa chỉ số định lượng và chỉ số định tính trong chỉ số môi trường CN.: a+b = 1

Trang 9

* Nguyên tắc xác định

- Chỉ số định lượng: số đo càng cao thì môi trường càng thuận lợi do đó đối với các yếu tố mà

số đo nhỏ hơn lại phản ánh mối trường tốt hơn thì phải sử dụng số nghịch đảo của giá trị đo được Trong trường hợp có nhiều yếu tố định lượng, các yếu tố này có thể có thứ nguyên khác nhau, ta cần chuyển các dữ liệu này về dạng chuẩn hóa ko thứ nguyên bằng kỹ thuật phân tích các thành phần chính

- Chỉ số định tính: định lượng hóa các yếu tố định tinh bằng thanh thứ bậc

- a,b: xác định nhờ các chuyên gia

Chương III

Câu 1: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của đánh giá Công nghệ?

* K/niệm: Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về đánh giá CN, nhưng hiểu 1 cách nôm na: Đánh giá CN là tập hợp các hoạt động xem xét và đánh giá mối quan hệ tương hỗ giữa hệ thống CN với các hệ thống khác xung quanh nó (Môi trường của hệ thống CN)

* Mục đích:

- Để chuyển giao hay áp dụng 1 CN Để đạt được mục đích này, đánh giá CN phải xác định được tính thích hợp của CN đó đối với môi trường nơi áp dụng

- Để điều chỉnh và kiểm soát CN Thông qua đánh giá CN để nhận biết các lợi ích của 1 CN trên cơ sở đó phát huy tận dụng các lợi ích này đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của CN

để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế khắc phục

- Cung cấp 1 trong những đầu vào cho quá trình ra quyết định

* Nguyên tắc

- Nguyên tắc toàn diện: yêu cầu đề cấp đến tất cả các tác động có thể có của 1 CN đến môi trường xung quanh nhằm cung cấp cho người ra quyết định hiểu được toàn bộ các mối tương tác giữa các khía cạnh của vấn đề được đánh giá

- Nguyên tắc khách quan: đòi hỏi khi đánh giá cần đề cập đến tất cả các vấn đề mà nhóm có lợi ích khác nhau quan tâm và cần được trả lời Cần đề cập đến các quan điểm khác nhau đối với các vấn đề đc đánh giá

- nguyên tắc khoa học đòi hỏi khi đánh giá phải xem xét các yếu tố của bối cảnh xung quanh 1

CN theo quan điểm động Phải sử dụng các số liệu thích hợp sẵn có, các kết quả của đánh giá phải có căn cứ khoa học và phải sử dụng ngay được

Câu 2: Trình bày các công cụ trong đánh giá Công nghệ?

Câu 3: Trình bày nội dung tổng quát của đánh giá Công nghệ?

(1 ) Miêu tả công nghệ, phác họa các phương án lựa chọn

Trang 10

Trong nội dung này, bản đánh giá công nghệ ( hay vấn đề) cần đánh giá các phương án lựa chọn Vì nội dung miêu tả là cơ sở để tiến hành đánh giá các tác động và ảnh hưởng, nên nó phải chi tiết để có thể đo và đánh giá được Có 3 bước phải thực hiện:

Bước 1: Thu thập dữ liệu liên quan: Các dữ liệu có thể thu được qua các kênh khác nhau như phỏng vấn, hội thảo, thăm dò hay từ các trung tâm thông tin tư liệu…

Bước 2: Giới hạn phạm vi đánh giá: Mặc dù đánh giá công nghệ đòi hỏi đảm bảo nguyên tắc toàn diện, nhưng không có nghĩa phải đề cập đến mọi vấn đề liên quan trong một đánh giá công nghệ

Bước 3: Phác họa các phương án sẽ đánh giá: Các phương án phải được mô tả chi tiết ở mức cần thiết để có thể đánh giá được

(2 ) Dự báo và đánh giá tác động: Đây là nội dung chính của một bản đánh giá công nghệ Dựa vào các yếu tố cần đánh giá đã được giới hạn ở trên, có 3 bước phải tiến hành

Bước 1: Lựa chọn tiêu chuẩn cho mỗi tác động

Bước 2: Đo lường và dự đoán tác động

Bước 3: So sánh và trình bày ảnh hưởng tác động

(3 ) Phân tích chính sách: Về thực chất đây là phần báo cáo kết quả đánh giá tới cơ quan sử dụng kết quả Phân tích chính sách có thể thực hiện theo 2 mức sau:

Mức 1: Hình thành phương án được coi là tốt nhất Thiết lập tổ chức để thực hiện phương án

đã nêu

Mức 2: Xem xét các vấn đề, các trở ngại còn tiềm tang Đề xuất giải pháp mới, có thể nằm ngoài phạm vi đã giới hạn ở trên

Chương IV

Câu 1: Khái niệm và các định hướng của Công nghệ thích hợp?

 Là CN thỏa mãn và giải quyết mọi nhu cầu KTXH đặt ra trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và đk thực tế cũng như hàm mục tiêu để đánh giá nó

 Định hướng CN thích hợp: Đối với các nước đang phát triển

a Định hướng theo sự lựa chọn mức độ, được chia làm 3 loại: lạc hậu, trung gian và hiện đại Trong các quốc gia đang phát triển hiện nay tồn tại 2 trường phái về mức độ phát triển của

CN hiện đại

 Người ta cho rằng các nước đang phát triển nên sử dụng CN hiện đại vì:

Cho rằng Cn hiện đại là những CN mang lại hiệu quả KT cao

CN càng hiện đại càng làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm dựa trên thị trường tạo điều kiện cho vệc hòa nhập với xu thế của thế giới chuyên môn hóa phân công lao động

Ngày đăng: 14/10/2015, 04:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w