1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát kiến thức và thực hành trong chăm sóc của người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa y học cổ truyền bệnh viện twqđ 108

59 995 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC DÂN LẬP THĂNG LONG HÀ NỘI ☼☼☼☼☼☼☼☼☼ KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TRONG CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH VIỆ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC DÂN LẬP THĂNG LONG HÀ NỘI

☼☼☼☼☼☼☼☼☼

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TRONG CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

BỆNH VIỆN TWQĐ 108

Sinh viên thực hiện : Phùng Thu Hương

Mã sinh viên : B00167 Chuyên ngành : Điều dưỡng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI – NĂM 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC DÂN LẬP THĂNG LONG HÀ NỘI

☼☼☼☼☼☼☼☼☼

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TRONG CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

BỆNH VIỆN TWQĐ 108

Sinh viên thực hiện : Phùng Thu Hương

Mã sinh viên : B00167 Chuyên ngành : Điều dưỡng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: ThS BS TRẦN VĂN CHIỂN

HÀ NỘI – NĂM 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được bất kỳ ai công bố trong các công trình nghiên cứu khác

Sinh viên

Phùng Thu Hương

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sác tới Thượng úy – Thạc sỹ Trần Văn Chiển đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thánh khóa luận

Tôi xin trân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những

ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện khóa luận

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, cùng tập thể lớp KTC3 – Trường Đại học Thăng Long đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoành thành khóa luận

Tác giả Phùng Thu Hương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Dịch tễ học về TBMMN 3

1.1.1 Trên thế giới 3

1.1.2 Tại Việt Nam 3

1.2 Đại cương về TBMMN 4

1.2.1 Định nghĩa 4

1.2.2 Dấu hiệu, triệu chứng của TBMMN 4

1.2.3 Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và phân loại TBMMN 5

1.2.4 Cách xử trí người bệnh TBMMN 5

1.2.5 Cách phòng bệnh TBMMN 5

1.2.6 Chăm sóc người bệnh TBMMN 6

1.2.6.1 Tình hình chăm sóc ở người bệnh TBMMN 6

1.2.6.2 Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh TBMMN 7

1.2.6.3 Chế độ vệ sinh và vận động đối với người bệnh TBMMN 7

1.2.6.4 Chế độ dùng thuốc và tái khám đối với người bệnh TBMMN 8

1.2.6.5 Nội dung giáo dục sức khoẻ hướng dẫn cách chăm sóc cho người bệnh TBMMN 8

II PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 10

2.1 ThiÕt kÕ nghiên cứu 10

2.2 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 10

2.3 Kỹ thuật chọn mẫu 10

2.4 Tiến trình nghiên cứu 10

2.5 Thu thập dữ liệu 11

2.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 11

2.5.2 Công cụ thu thập dữ liệu 11

2.5.3 Liệt kê biến số và định nghĩa biến số 11

Trang 6

2.5.4 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ kiến thức và thực hành trong chăm sóc của

người bệnh 14

2.5.5 Xử lý và phân tích số liệu 14

2.6 Y đức 14

2.7 Khả năng khái quát và tính ứng dụng 15

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16

3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 16

3.1.1 Đặc diểm về giới 16

3.1.2 Đặc điểm về tuổi 16

3.1.3 Đặc điểm nơi cư trú 17

3.1.4 Đặc điểm về trình độ học vấn 17

3.1.5 Nghề nghiệp 18

3.1.6 Tiền sử gia đình 18

3.1.7 Nhận thông tin giáo dục sức khoẻ 19

3.2 Thông kê về kiến thức 20

3.2.1 Kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng 20

3.2.2 Kiến thức về chế độ vệ sinh và vận động 21

3.2.3 Kiến thức về chế độ sử dụng thuốc và tái khám 22

3.2.4 Phân loại mức độ kiến thức 22

3.3 Thống kê về thực hành trong chăm sóc 23

3.3.1 Thực hành về chế độ dinh dưỡng 23

3.3.2 Thực hành về chế độ vệ sinh và tập luyện 24

3.3.3 Thực hành về chế độ dùng thuốc và tái khám 25

3.3.4 Phân loại mức độ thực hành 25

3.4 Tổng hợp mức độ kiến thức và thực hành trong chăm sóc của người bệnh TBMMN 26

3.5 Các mối liên hệ 27

3.5.1 Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học với kiến thức 27

3.5.2 Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học với thực hành trong chăm sóc 29

IV BÀN LUẬN 31

4.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 31

4.1.1 Tuổi 31

Trang 7

4.1.2 Giới 31

4.1.3 Nơi cư trú 31

4.1.4 Trình độ học vấn 32

4.1.5 Nghề nghiệp 32

4.1.6 Tiền sử gia đình 32

4.1.7 Nhận thông tin hướng dẫn chăm sóc 33

4.2 Kiến thức chăm sóc 34

4.2.1 Kiến thức về chế độ ăn 34

4.2.2 Kiến thức về chế độ vệ sinh và tập luyện 34

4.2.3 Kiến thức về chế độ dùng thuốc và tái khám 34

4.2.4 Kiến thức chung: 35

4.3 Thực hành chăm sóc 35

ĐIỂM MẠNH, YẾU CỦA NGHIÊN CỨU 36

1 Điểm mạnh 36

2 Điểm hạn chế của nghiên cứu 36

KẾT LUẬN 37

1 Mức độ kiến thức và thực hành chăm sóc của người bệnh TBMMN 37

2 Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học với kiến thức, thực hành chăm sóc 37

KIẾN NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ kiến thức và thực hành trong chăm sóc của

người bệnh 14

Bảng 3.2 Đặc điểm về giới 16

Bảng 3.3 Phân bố nhóm tuổi 16

Bảng 3.4 Phân bố cư trú 17

Bảng 3.5 Phân loại trình độ học vấn 17

Bảng 3.6 Nghề nghiệp của người bệnh 18

Bảng 3.7 Tiền sử gia đình 18

Bảng 3.8 Thông tin giáo dục sức khoẻ - chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc và tái khám 19

Bảng 3.9 Nguồn thông tin về chăm sóc người bệnh nhận được 19

Bảng 3.10 Nguồn thông tin người bệnh mong muốn nhận được nhất 20

Bảng 3.11 Thống kê kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng 20

Bảng 3.12 Thống kê kiến thức về chế độ vệ sinh và vận động 21

Bảng 3.13 Thống kê kiến thức về chế độ sử dụng thuốc và tái khám 22

Bảng 3.14 Phân loại mức độ kiến thức 22

Bảng 3.15 Thống kê về thực hành chế độ dinh dưỡng 23

Bảng 3.16 Thống kê về thực hành chế độ vệ sinh và vận động 24

Bảng 3.17 Thống kê về thực hành chế độ sử dụng thuốc và tái khám 25

Bảng 3.18 Phân loại mức độ thực hành 25

Bảng 3.19 Bảng phân loại mức độ kiến thức và thực hành trong chăm sóc 26

Bảng 3.20 Mô tả phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức về chăm sóc 27

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính 16

Biểu đồ 3.2 Tiền sử TBMMN của người thân trong gia đình 18

Biểu đồ 3.3 : Phân loại mức độ kiến thức 23

Biểu đồ 3.4 : Phân loại mức độ thực hành 26

Biểu đồ 3.5: phân loại mức độ kiến thức và thực hành trong chăm sóc 27

Trang 10

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Với những tiến bộ vượt bậc trong y học, chất lượng cuộc sống được nâng cao

và những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, tuổi thọ của người dân đang tăng lên Cùng với tăng tuổi thọ, tỷ lệ người bệnh bị mắc các bệnh mạn tính c ng tăng theo [1.3] Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một trong các bệnh mạn tính thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm

2005, 12% người bệnh mạn tính bị tử vong là do TMMN và 85% người tử vong là

do các bênh thần kinh mạn tính 7 TBMMN là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu thế giới, đặc biệt là ở những người lớn tuổi [7]

Ở Việt Nam (BYT, 2008) TBMMN là trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau ung thư và nhồi máu cơ tim 1 Cùng với tiến bộ về khoa học kỹ thuật, những tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị, và chăm sóc mà tỷ lệ người mắc TBMMN được cứu sống và trở về cộng đồng ngày càng nhiều Những người qua được cơn TBMMN gần như phục hồi hoàn toàn chiếm 10% 25% phục hồi và có những suy yếu nhỏ, 40% trải qua những suy yếu từ trung bình tới nghiêm trọng và cần chăm sóc đặc biệt, 10% cần chăm sóc tại cơ sở điều dưỡng hoặc các cơ sở chăm sóc dài hạn khác và 15% tử vong ngay sau khi bị TBMMN [2]

Tuy nhiên, người bênh sau mắc TBMMN thường để lại những di chứng nặng

nề không chỉ về thể chất mà cả những di chứng về tinh thần đây là những thách thức

to lớn trong chăm sóc người bênh [2.3] Trên thế giới và trong khu vực đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra kiến thức của người bênh TBMMN về chăm sóc còn nhiều hạn chế, bởi bênh TBMMN thường xảy ra đột ngột không báo trước do vậy người bệnh thường bị bất ngờ, không có sự chuẩn bị trước và họ thường lo sợ khi phải đối mặt với vấn đề này [8]

Trong một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng người bệnh TBMMN thường gặp các vấn đề về sức khỏe, tinh thần, thay đổi việc làm và đôi khi là trầm cảm khi đối mặt với bệnh [8] Họ thường có nhu cầu biết thông tin về bệnh và các hỗ trợ cơ bản về chăm sóc 8 Hiện tại ở Việt Nam chúng tôi nhận thấy hầu hết các đề tài được công bố về TBMMN chủ yếu được thực hiện để khảo sát tỷ lệ mắc bệnh tại cộng đồng Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm khảo sát kiến thức và thực

Trang 12

hành trong chăm sóc của người bệnh TBMMN là bằng chứng để các nhân viên y tế nói chung và các điều dưỡng nói riêng đưa ra được chương trình hỗ trợ và hướng dẫn phù hợp cho người bênh từ đó đề ra các giải pháp nằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho nhóm người bênh này

Câu hỏi nghiên cứu:

1 Mức độ kiến thức và thực hành liên quan đến chăm sóc của người bệnh TBMMN như thế nào?

2 Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học với kiến thức, và thực hành chăm sóc của người bệnh TBMMN như thế nào?

Mục tiêu nghiên cứu:

Trang 13

I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Dịch tễ học về TBMMN:

1.1.1 Trên thế giới:

TBMMN là căn bênh gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư và tim mạch Số người bệnh có di chứng nặng và nhẹ chiếm 50%, số chết chiếm 24%, số sống và trở lại làm việc binh thường chiếm 26% Ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 7000.000 – 750.000 người bệnh mới và tái phát [7] Ở Pháp, số người bệnh tử vong ở người già

do TBMMN, chiếm khoảng 12% đứng hàng đầu trong số các nguyên nhân tử vong Người ta ước tính hiện nay ở Pháp có khoảng 8/ 1000 dân số bị TBMMN Ở các nước phát triển TBMMN đã gây thiệt hại to lớn về kinh tế, tốn phi cho mỗi bệnh nhân thiếu máu cục bộ là 90.000 USD và xuất huyết dưới nhện là 225.000 USD [7]

Hiện nay, tỷ lệ người dân bị TBMMN ở các nước đang phát triển c ng ngày một gia tăng 7 Theo thống kê ở các nước Đông Nam Á, TBMMN đang là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư, tỷ lệ mắc 415/100.000 người dân ở Việt Nam và 690/100.000 người dân ở Thái Lan [7] Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tai biến xuất huyết nội sọ ở người trẻ gần tương đương với người già

Tỷ lệ tàn phế do TBMMN đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh Tỷ lệ ng-êi bệnh có liệt nửa người rất cao (90%), số ít có thể phục hồi hoàn toàn trở về cuộc sống (dưới 10%), còn đa phần để lại di chứng với các mức độ tự đi lại và tự chăm sóc bản thân (20-35%), đi lại khó khăn phải có trợ giúp một phần trong sinh

hoạt (20-30%), phải nhờ sự chăm sóc hoàn toàn (10-25%) [1,2]

1.1.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc chứng bệnh TBMMN đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới nam và nữ ở các lứa tuổi Theo thống kê ở các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố qua từng thời kỳ 3-5 năm cho thấy tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú tăng 1,7-2,5 lần Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ hiện mắc bệnh dao động

từ 104/100000 dân một số quận (ở Hà Nội) đến 105/100000 dân (Huế), và 409/100.000 dân (TP Hồ Chí Minh) [2]

Theo thống kê của Bộ Y Tế về tỷ lệ tử vong tại sáu bệnh viện lớn tại Hà nội cho thấy TBMN lại là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu Gần đây, các

Trang 14

nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ mắc trong dân cư miền Bắc là 75/100.000 dân, tỷ lệ

mới mắc hàng năm là 53/100.000dân 2

Tỷ lệ TBMMN tăng theo thang tuổi Theo một số thống kê ở một số bệnh viện tỉnh, thành cho thấy số người trẻ dưới 50 tuổi bị TBMMN chiếm một tỉ lệ đáng quan tâm Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Triệu và CS về tỷ lệ mắc TBMMN tại tỉnh Hải Dương có 2.893 người mắc TBMMN, với tỷ lệ: 374,8 người/100.000 dân, nam chiếm 59,7%, nữ chiếm 40,3%, tuổi trung bình 67,6 Trong đó, ở TP Hải Dương là 323,3/100.000 dân; các huyện Ninh Giang 423,4/100.000, Gia Lộc 381/100.000, Tứ Kỳ 435/100.000 và Chí Linh là 299,1/100.000 [6]

1.2 Đại cương về TBMMN

1.2.1 Định nghĩa

Theo Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), TBMMN là khi người bệnh có biểu hiện rối loạn nặng chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nuốt sặc , xuất hiện nhanh, đột ngột Các rối loạn chức năng này tồn tại quá 24h giờ TBMMN có thể liên quan tới thời tiết bởi gặp rải rác quanh năm nhưng tập trung vào vào các tháng 6, 10, 11, 2 và 3, đặc biệt trong những dịp chuyển mùa Bệnh thường gặp nhiều về ban ngày chiếm khoảng 73,5%

1.2.2 Dấu hiệu, triệu chứng của TBMMN

Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột Triệu chứng thần kinh xảy ra tương ứng với khu vực não bị tổn thương Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán, có thể nhức đầu hoặc không Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra Dấu hiệu này có thể

là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức

TBMMN do tổn thương trong bán cầu đại não (50 % các trường hợp) có thể gây ra: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó Tổn thương thân não (25 %): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn thị giác, hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được) Tổn thương khiếm khuyết (25 %): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền, bao trong, đồi thị và cầu não Người bệnh vẫn

Trang 15

ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai,

có khi có triệu chứng thất điều [2,3]

1.2.3 Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và phân loại TBMMN:

TBMMN thường xảy ra do bệnh tăng huyết áp (chiếm tỷ lệ 80%), xơ vữa động mạch (XVĐM) 18-25%, các bệnh khác (5%) Theo một nghiên cứu mới đây các nhà khoa học Israel cho thấy có hơn 205 số người bệnh TBMMN, 22% người bệnh có thay đổi tư thế hoặc cử động mạnh đột ngột trong vòng 2 giờ trước khi bệnh xuất hiện, 13% người bệnh có những stress tâm lý tiêu cực và có cơn tức giận [2] Chế độ ăn không hợp lý, các căng thẳng về thần kinh c ng là các yếu tố nguy

cơ đối với bệnh TBMMN

Có hai dạng tai biến mạch máu não:

- Thiếu máu não, là dạng phổ biến của TBMMN xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp vữa xơ động mạch

- Chảy máu não (Xuất huyết não), ít phổ biến hơn (chiếm khoảng 15%), xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não

Khi bị TBMMN một số nguy cơ khác như bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ làm tăng mức độ trầm trọng của TBMMN

1.2.4 Cách xử trí người bệnh TBMMN:

Nếu bệnh nhân tỉnh: đặt nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ Không cho ăn hoặc uống bất kỳ loại gì Lấy bỏ các vật hoặc lau đờm rãi trong miệng có thể gây nên khó thở Nếu liệt, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt nghiêng về bên lành

Nếu bệnh nhân kém tỉnh táo (ý thức u ám): Kiểm tra mạch, nhịp thở, đặt bệnh nhân tư thế nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ Gọi điện cho cơ sở

Trang 16

Một trong những yếu tố cần quan tâm trong phòng mắc bệnh TBMMN là yếu

tố thời tiết Đây là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người Khi thời tiết thay đổi, không nên để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường Không nên tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp

C ng không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất nên tắm bằng nước ấm Các yếu tố gây thái căng thẳng về mặt tinh thần hoặc các xúc động mạnh, các lo lắng c ng làm tăng nguy cơ bị TBMMN Có một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ sẽ làm giảm nguy cơ bị tai biến mạch mãu não Ngoài ra, việc xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý như ăn nhiều rau quả, kiêng rượu, bia và các chất kích thích c ng có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh Vận động hợp lý c ng có thể giúp giảm nguy cơ bị TBMMN, tuy nhiên, không nên vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh bởi như thế lại làm cho các mạch máu làm việc quá sức

và nguy cơ bị bệnh sẽ tăng lên 2

Đối với người bệnh TBMMN, bên cạnh việc đề phòng với các yếu tố nguy

cơ đã được nêu ở trên, việc tuân thủ theo chế độ dùng thuốc, theo dõi và tái khám

c ng vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đạt hiệu quả [1,2] Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo đơn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát huyết áp của người bệnh Bên cạnh đó việc theo dõi thường xuyên các chỉ số huyết động như huyết áp, cân nặng, nước tiểu, lượng Cholesterol trong máu c ng như khám định kỳ

sẽ giúp tăng cao hiệu quả trong điều trị và đề phòng biến chứng của TBMMN

1.2.6 Chăm sóc người bệnh TBMMN

1.2.6.1 Tình hình chăm sóc ở người bệnh TBMMN

Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu đã tập trung vào những ảnh hưởng của bệnh TBMMN nhưng lại có rất ít các nghiên cứu quan tâm đến những ảnh hưởng của việc chăm sóc người bênh TBMMN [2] Sự tiến bộ trong y học đã giúp nhiều người bệnh thoát khỏi cơn nguy kịch của bệnh tật 1 , nhưng c ng đồng nghĩa với việc tỷ

lệ người bệnh TBMMN với các di chứng như mất khả năng tự chăm sóc tại cộng đồng tăng lên 1

Do đó việc điều trị, chăm sóc, dự phòng luôn có tính chất cấp thiết và thời

sự Trong điều kiện hiện nay việc cứu chữa, chăm sóc, phục vụ người bệnh có liên quan đến nhiều chuyên khoa bao gồm y học hiện đại và y học cổ truyền Vì vậy,

Trang 17

những vấn đề cơ bản trong cứu chữa người bệnh nhằm hạn chế những điều kiện không có lợi cho quá trình tiến triển của TBMMN cần đựơc quán triệt ngay từ đầu [1,2]

Đối với mọi trường hợp TBMMN cần theo dõi sát trạng thái thần kinh và các chức năng sinh tồn (huyết áp, nhịp mạch, thân nhiệt, nhịp thở) Một số người bệnh nặng có thể được theo dõi tại các phòng điều trị đặc biệt như phòng hồi sức cấp cứu hoặc phòng điều trị tích cực Song song với các biện pháp điều trị của bác sĩ người điều dưỡng và người bệnh c ng như người nhà cần phải tích cực trong các vấn đề chăm sóc người bệnh như chế độ ăn, tập luyện và sinh hoạt c ng như phục hồi ngôn ngữ cho người bệnh [1,2]

1.2.6.2 Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh TBMMN

Đối với người bệnh TBMMN sau giai đoạn nguy kịch ban đầu việc chăm sóc

về chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng Nó là cơ sở cơ bản để giúp người bệnh có

đủ năng lượng để nhanh chóng phục hồi, thích nghi và trở lại cuộc sống sinh hoạt

bình thường Chế độ ăn cần đảm bảo đủ chất và cân đối Nên dùng các thức ăn

mềm, dễ tiêu như: cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi Nên chia thành các bữa nhỏ

sẽ giúp người bệnh dễ tiêu hơn đặc biệt là với những người bệnh được nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày nên cho ăn thành ít nhất 5 bữa một ngày Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2 đến 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn Nếu người bệnh nôn, đầy bụng phải giảm khối lượng bữa ăn, giảm tốc độ khi cho ăn Việc ăn các thức ăn nhiều chất béo, chất kích thích và các thức ăn nhiều muối sẽ không có lợi và có thể gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm khác [4]

1.2.6.3 Chế độ vệ sinh và vận động đối với người bệnh TBMMN

Theo quy trình hướng dẫn chăm sóc người bệnh của Bộ Y tế, chăm sóc vệ sinh cho người bệnh TBMMN nên vệ sinh các hốc tự nhiên ngày 2-3 lần, thay ga giường và quần áo cho người bệnh ít nhất một ngày một lần Người bệnh ở phòng thoáng chống nóng và rét Đồng thời đối với người bệnh bị liệt, đờm dãi ứ đọng gây viêm phổi cần dẫn lưu tư thế như nghiêng phải, trái, đầu thấp kết hợp với vỗ rung vùng ngực, lưng làm long đờm cho người bệnh [4]

Ngoài chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và vận động c ng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và đề phòng các biến chứng có thể

Trang 18

xảy ra cho người bệnh Tuy nhiên tùy theo giai đoạn của bệnh mà việc tập luyện được áp dụng và thực hiện ở các mức độ khác nhau Trong trường hợp người bệnh chưa tự vận động được, không nên để người bệnh nằm nguyên một tư thế, mà người nhà cần giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét da do tỳ đè Mỗi lần lật người, cần xoa bóp vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác để tăng cường lưu thông máu đến các vị trí đó 4

Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ liệt, mà đề ra một kế hoạch cụ thể cho người bệnh tập luyện hằng ngày Ban đầu chỉ nên vận động ở mức độ rất nhẹ, sau đó tăng dần dần để người bệnh có thể thích nghi Khi tập luyện cho người bệnh điều quan trọng là nên để người bệnh cố gắng tự thực hiện đến mức tối đa có thể, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi người bệnh không thể tự làm được Bên cạnh việc tập vận động, người bệnh TBMMN c ng nên được luyện tập để tăng cường trí nhớ và hạn chế việc nói khó do bị các di chứng của TBMMN

1.2.6.4 Chế độ dùng thuốc và tái khám đối với người bệnh TBMMN

Hậu quả của TBMMN khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào nơi não bị tổn thương Bên cạnh đó, các bênh nhân đã mắc TBMMN có nguy cơ cao cái phát TBMMN Do vậy, việc sử dụng thuốc và tái khám sau khi bị TBMMN là rất quan trọng và cần thiết, như kiểm soát huyết áp, chống kết tập tiểu cầu, kiểm soát đường huyết…

1.2.6.5 Nội dung giáo dục sức khoẻ hướng dẫn cách chăm sóc cho người bệnh TBMMN [4]

* Bữa ăn phụ với hoa quả và rau: Không ăn quá nhiều thức ăn kém bổ dưỡng Thay vào đó, hãy ăn nhiều thức ăn như rau và hoa quả tươi Người bệnh

TBMMN nên ăn hoa quả và rau gấp năm lần lượng thức ăn của một người bình thường một ngày Một lượng thức ăn cho một người khoảng 80 grams – ví dụ: một quả táo, một quả cam hoặc một cốc nước cam vắt, một lượng cà rốt, hai bông cải

xanh nhỏ, một ít nho hoặc ba thìa đậu Hà Lan

* Chọn đồ ăn ít mỡ: Không ăn quá nhiều thịt đỏ - hãy chọn một trong hai

thứ là cá, thịt gia cầm (bỏ da) hoặc dồ ăn chay Hầu hết thịt đỏ có lượng chất béo

bão hòa cao, là chất góp phần làm tăng xơ vữa động mạch

Trang 19

* Ăn giảm muối: Muối làm tăng huyết áp Không cho muối vào thức ăn và tránh thức ăn chế biến sẵn những thứ mà có thể cho rất nhiều muối

* Hạn chế lượng chất béo: Người bệnh TBMMN cần một lượng chất béo

trong thực đơn hàng ngày, nhưng quá nhiều có thể gây tắc động mạch và làm tăng

cân Cố gắng hạn chế lượng muối sử dụng và rau chứa muối, hạt chứa dầu

* Ăn nhiều chất xơ: Thức ăn giàu chất xơ giúp kiểm soát được mỡ máu Gạo nguyên hạt, ng cốc, cháo yến mạch, gạo chưa xát, bột gạo và mỳ

* Bỏ rượu: Uống quá nhiều cồn làm tăng huyết áp Uống rượu say là rất

nguy hiểm, nó có thể làm huyết áp tăng rất cao Nên hạn chế lượng cồn theo những hướng dẫn thông thường của nhân viên y tế

* Tập thể dục nhiều hơn: Thường xuyên tập thể dục giúp huyết áp thấp

hơn, tạo cân bằng cho mỡ máu và cải thiện khả năng cơ thể xử lý Insulin Tuy nhiên việc tập luyện không nên quá gắng sức vì như thế có thể gây nguy hiểm Nên chọn những việc mà bạn thích như là đi bộ, khiêu v , bơi lội, đi xe đạp, chơi tennis hoặc chơi golf Làm vườn hay làm việc nhà c ng là bài tập rất tốt Tuy nhiên nên làm thật chậm trong lần đầu tiên, đặc biệt khi không có thói quen tập thể dục Hãy xây

dựng dần dần 30 phút một ngày

* Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Cao huyết áp là nguy cơ hàng đầu của

TBMMN Nhiều người có thể không biết mình đang bị cao huyết áp, vì vậy nên kiểm tra huyết áp thường xuyên Bên cạnh đó thừa cân là nhân tố rất nguy hiểm cho

tăng huyết áp, bệnh tim và đái tháo đường, tất cả đều tăng nguy cơ bị TBMMN

*Căng thẳng tâm lý: Làm việc quá sức, những vấn đề trong gia đình và việc

mất người thân, có thể gây ra các căng thẳng về tâm lý gây tăng huyết áp và dẫn đến đột quỵ

* Nguy cơ bị đột quỵ tăng lên ở những người đã từng bị TBMMN:

Tuân thủ theo những lời khuyên về thay đổi lối sống của nhân viên y tế (như

là chế độ ăn hàng ngày, cân nặng, hút thuốc lá tập thể dục và sử dụng cồn)

Kiểm soát huyết áp và thường xuyên kiểm tra

Sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ

Trang 20

II PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1 ThiÕt kÕ nghiên cứu: Nghiên cứu m« t¶

2.2 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: khoa YHCT bÖnh viÖn Qu©n Y 108

- Đối tượng nghiên cứu: Lµ ng-êi bÖnh ®-îc chÈn ®o¸n TBMMN (theo CDX) ®ang ®iÒu trÞ t¹i khoa YHCT BÖnh viªn TWQĐ

108

- Thời gian thu thËp sè liÖu: 06 tháng (từ tháng 3 đến tháng 9 năm

2012)

2.3 Kỹ thuật chọn mẫu:

Chọn mẫu toàn bộ, phù hợp tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Là người bệnh TBMMN đang nằm điều trị tại khoa YHCT bệnh viện TWQĐ 108 trong thời gian thu thập số liệu Điểm Glasgow ≥13

+ Đồng ý tham gia nghiên cứu và có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Là người bệnh TBMMN đang nằm điều trị tại khoa YHCT bệnh viện TWQĐ 108 trong thời gian thu thập số liệu

+ Người bệnh quá nặng và có nhiều bệnh khác kèm theo hoặc không có khả năng trả lời câu hỏi phỏng vấn, Glasgow <13 điểm

+ Không hợp tác

2.4 Tiến trình nghiên cứu:

Trang 21

Sơ đồ 2.1 Tiến trình nghiên cứu 2.5 Thu thập dữ liệu

2.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ kiện được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người bệnh với bộ câu hỏi trong khoảng thời gian 20 phút

2.5.2 Công cụ thu thập dữ liệu

Công cụ thu thập dữ kiện là bộ câu hỏi (phụ lục 2) Cấu trúc bộ câu hỏi gồm

3 phần:

- Phần 1: Bao gồm 10 câu hỏi để đánh giá đặc tính dân số mẫu như các thông tin về tuổi, giới, nơi cư trú, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, tình trạng gia đình, và các nguồn thông tin giáo dục sức khỏe người bệnh nhận được

- Phần 2: Gồm 13 câu hỏi để đánh giá kiến thức của người bệnh về cách chăm sóc

- Phần 3: Gồm 16 câu hỏi để đánh giá thực hành của người bệnh TBMMN trong việc chăm sóc bản thân

Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các tài liệu hướng dẫn chăm sóc người bệnh TBMMN trong Điều dưỡng nội khoa trường Đại học Y Hà Nội

2.5.3 Liệt kê biến số và định nghĩa biến số:

1 Kiến thức: Là biến định tính, biến ghi nhận những hiểu biết của người bệnh TBMMN về cách chăm sóc bản thân

Bước 1: Tuyển chọn người bệnh trong tiêu chuẩn chọn mẫu vào nghiên cứu

Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng bộ câu hỏi (phụ lục 2) trong khoảng thời gian dự kiến là 20 phút

Bước 2: Giải thích, thuyết phục người bệnh tham gia vào nghiên cứu

NB đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào bản đồng thuận (phụ lục 1)

Bước 4: Nhập và xử lý số liệu.

Trang 22

Kiến thức về chăm sóc của người bệnh sẽ được đánh giá qua bộ câu hỏi về kiến thức (phụ lục 2)

Dựa vào câu trả lời của người bệnh để đánh giá kiến thức của họ Mỗi câu trả lời đúng người bệnh được 1 điểm, trả lời sai không có điểm, sau đó tính tổng điểm kiến thức theo thang điểm 10

Phân loại mức độ kiến thức của bệnh nhân thành 3 mức:

Phân loại mức độ hành vi của bệnh nhân thành 3 mức:

6 Nghề nghiệp: là hình thức công việc hiện tại người bệnh đang làm, là biến định tính gồm các giá trị sau: Lao động chân tay; lao động trí óc; kinh doanh buôn bán; già, hưu trí

Trang 23

7 Nơi cư trú: là khu vực hiện nay người bệnh đang sinh sống, là biến định tính gồm các giá trị sau: Thành thị và nông thôn

8 Số lần mắc bệnh: là số lần mà người bệnh được chẩn đoán TBMMN cho đến thời điểm điều tra Đây là một biến định lượng

10 Nhận được hướng dẫn: Là biến định tính, có 2 giá trị có, không

11 Nguồn thông tin: Là biến định tính, xác định nơi người bệnh nhận được các thông tin về chế độ ăn, dùng thuốc, vận động, giao tiếp và tái khám Bao gồm 5 giá trị: Nhân viên y tế, Thông tin truyền thông đại chúng; Báo chí, sách vở, tờ rơi; Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

Trang 24

2.5.4 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ kiến thức và thực hành trong chăm sóc của người bệnh

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ kiến thức và thực hành trong chăm sóc của

người bệnh

Kiến thức

Kém: <5 điểm Trả lời đúng < 7 câu hỏi

Trung bình: 5 – 7 điểm Trả lời đúng ≥ 7 câu hỏi

và < 10 câu hỏi Tốt (đúng): > 7 điểm Trả lời đúng ≥ 10 câu

Thực hành

Kém: <5 điểm Trả lời đúng < 8 câu hỏi

Trung bình: 5 – 7 điểm Trả lời đúng ≥ 8 câu hỏi

và < 11 câu hỏi Tốt (đúng):> 7 điểm Trả lời đúng ≥ 11 câu hỏi

2.5.5 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0

Các biến số định tính được trình bày dưới dạng tần số, tỷ lệ %

Các biến định lượng có phân phối bình thường được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn – khoảng tin cậy 95%, các biến định lượng không có phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị (khoảng tứ vị)

Mọi sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05; với khoảng tin cậy 95%

2.6 Y đức

Đây không phải là 1 nghiên cứu can thiệp nên sẽ không có ảnh hưởng xấu đến người bệnh Người bệnh tham gia vào nghiên cứu này được giải thích rõ về mục đích, lợi ích và quá trình phỏng vấn Người bệnh có quyền đồng ý hay từ chối tham gia phỏng vấn mà không ảnh hưởng đến chất lượng khám và chữa bệnh của họ.Sự tham gia của người bệnh là hoàn toàn tự nguyện

Người bệnh đồng ý tham gia sẽ ký vào bản đồng thuận và bắt đầu tiến hành phỏng vấn Trong quá trình phỏng vấn nếu người bệnh không muốn tiếp tục thì cuộc phỏng vấn sẽ dừng lại Mọi thông tin của người bệnh sẽ được giữ bí mật

Trang 25

2.7 Khả năng khái quát và tính ứng dụng

Bệnh TBMMN là một trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong và tần tật cao nhất đối với cả các nước phát triển và các nước đang phát triển Dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, chẩn đoán và chăm sóc nhưng số người mắc bệnh vẫn nhiều và số người sống sót với các di chứng vẫn đang tăng cao [7] Do vậy việc biết về kiến thức c ng như thực hành của người bệnh trong chăm sóc là một điều hết sức cần thiết và thiết thực đối với điều dưỡng Vì thế nếu nghiên cứu này được tiến hành, kết quả nghiên cứu sẽ xác định được tình hình thực tế về mức độ kiến thức và thực hành trong chăm sóc của người bệnh Các dữ liệu từ nghiên cứu này sẽ góp phần giúp các nhà chuyên môn và quản lý y tế xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe cho người bệnh TBMMN phù hợp và hiệu quả hơn; giúp người điều dưỡng trong thực hành chăm sóc hàng ngày c ng như trong việc thiết kế một kế hoạch chăm sóc phù hợp với người bệnh đặc biệt là phần giáo dục sức khoẻ cho người bệnh Khi kiến thức của người bệnh TBMMN về chăm sóc được nâng cao sẽ góp phần nâng cao thực hành về chăm sóc của bệnh nhân từ đó làm giảm bớt các biến chứng và di chứng nặng nề của người bệnh và góp phầm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh nói riêng và giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế nói chung

Trang 26

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Trang 27

Nhận xét : Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 62 ± 11 (tuổi)

Người bệnh nhỏ tuổi nhất là 40, lớn tuổi nhất là 82 Nhóm người bệnh từ 60 đến 69 chiếm tỷ lệ cao nhất (35.4%), tiếp theo là nhóm tuổi từ 50 đến 59 (27.1%), nhóm tuổi từ 70 đến 79 (14.6%), nhóm tuổi từ 40 đến 49 (12.5%), nhóm tuối > 80 chiếm

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh TBMMN ở thành phố- thị xã chiếm 52.1% mẫu

nghiên cứu, ở nông thôn chiếm 47.9%

Nhận xét: Trình độ học vấn của người bệnh trong mẫu nghiên cứu tương đối

cao Tỉ lệ người bệnh trình độ cao đẳng và đại học chiếm nhiều nhất 31.3% và có trình độ PTTH & trung cấp chiếm tỷ lệ 25.0%, tiếp đến là trình độ trung học cơ sở trở xuống chiếm (22.9%), người bệnh có trình độ trên đại học tỷ lệ thấp nhất 20.8% mẫu nghiên cứu

Trang 28

Nhận xét: Người bệnh lao động trí óc chiếm tỷ lệ cao nhất (29.2%), tiếp đó là

người bệnh kinh doanh và buôn bán chiếm 27.1%, người bệnh hưu trí và già chiếm 22.9%, người bệnh lao động chân tay chiếm tỷ lệ thấp nhất 20.8%

Biểu đồ 3.2 Tiền sử TBMMN của người thân trong gia đình

Nhận xét : Trong mẫu nghiên cứu, 27.1% người bệnh có người nhà mắc bệnh TBMMN

Trang 29

3.1.7 Nhận thông tin giáo dục sức khoẻ

Bảng 3.8 Thông tin giáo dục sức khoẻ - chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc và tái khám

Nhận xét : Có 79.2% người bệnh không nhận được thông tin hướng dẫn về

chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc và tái khám và chỉ có 20.8% người bệnh nhận được thông tin hướng dẫn về cách chăm sóc

Bảng 3.9 Nguồn thông tin về chăm sóc người bệnh nhận được

Nhận xét: Nguồn thông tin về cách chăm sóc mà người bệnh nhận được

nhiều nhất là qua gia đình và bạn bè (16.7%), tiếp theo là từ phương tiện truyền thông (14.6), chỉ có 12.5% người bệnh nhận được thông tin từ nhân viên y tế, và thông tin nhận được từ sách báo, từ rơi có tỷ lệ thấp nhất chiếm 8.3% Tuy vậy vẫn còn có một phần lớn người bệnh chưa nhận được thông tin về cách chăm sóc (47.9%)

Ngày đăng: 19/01/2015, 13:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Văn Đăng (2003). Tai biến mạch máu não, trong cuốn “ Thực hành thần kinh – các bệnh và hội chứng thường gặp ”. Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành thần kinh – các bệnh và hội chứng thường gặp
Tác giả: Nguyễn Văn Đăng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2003
1. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, (2008). Tai biến mạch máu não: Hướngdẫn chẩn đoán và xử trí. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 19-28 Khác
2. Nguyễn Văn Chương (2003). Đặc điểm lâm sàng đột quỵ não: những số liệu qua 150 bệnh nhân. Tạp chí y học thực hành. Bộ Y tế Khác
5. Nguyễn Văn Triệu (2007). Đánh giá tình trạng hiểu biết của người dân Hải Dương về đột quỵ. Hội phòng chống TBMMN Việt Nam Khác
6. Nguyễn Văn Triệu và CS (2007). Nghiên cứu tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não tại tỉnh Hải Dương. Tạp chí thông tin y học.* Nước ngoài Khác
7. Murray CJ, Lopez AD: Mortality by cause for eight regions of the world: Global Burden of Disease Study. Lancet 1997; 349: 1269–1276 Khác
8. Sug Yoon, S., Heller, R. F., Levi, C., Wiggers, J., &amp Khác
9. Weltermann, B. M., Homann, J., Rogalewski, A., Brach, S., Voss, S., &amp; Ringelstein, E. B Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w