2.1.2.1 Về kiến thức: Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về tiến trình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Cụ thể:
58
- Nhớ được tên, thời gian của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân - đặc biệt là phong trào Tây Sơn.
- Hiểu được diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Biết được những thành tựu chính về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục của dân tộc ta trải qua các triều đại từ Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ đến triều Nguyễn.
- Biết hiểu bước đầu, đơn giản, cụ thể về sự hình thành, phát triển và suy yếu của chế độ phong kiến ở Việt Nam.
- Có được một số hiểu biết sơ lược về lịch sử địa phương.
2.1.2.2 Về thái độ
- Phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX có ý nghĩa lớn trong việc bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, yêu quê hương và tự hào với truyền thống dân tộc.
- Hình thành ở các em lòng khâm phục, kính trọng, biết ơn sâu sắc đối với các anh hùng dân tộc đã có công trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có niềm tin về sự phát triển đi lên của lịch sử dân tộc.
- Nâng cao lòng ham thích môn học Lịch sử; ý thức trách nhiệm, sự nỗ lực vươn lên trong học tập và lao động vì đất nước, vì dân tộc trong tương lai.
2.1.2.3 Về kỹ năng
Dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nhằm rèn luyện cho HS tinh thần học tập chủ động, tích cực, kĩ năng sử dụng lược đồ, lập biểu bảng, thống kê...; đồng thời giúp HS tập sử dụng SGK, quan sát hiện vật, hình ảnh, lược đồ, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ để tự rút ra những điểm sau đây:
- Nêu nhận xét cần thiết, biết so sánh, đối chiếu các sự kiện, sử liệu, hiện tượng lịch sử để suy nghĩ độc lập và trao đổi, thảo luận, xây dựng bài học ở lớp.
59
- Xây dựng cho HS một phong cách học tập chủ động, tích cực, biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống (tham gia tìm hiểu, sưu tầm lịch sử địa phương, thông tin tuyên truyền lịch sử, bảo vệ các di tích lịch sử…).
2.1.3 Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam lớp 7 cần tập trung xây dựng bài tập thực hành
2.1.3.1 Nội dung 1: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (TK X)
Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X) - đây là giai đoạn đầu của thế kỉ phong kiến độc lập, bối cảnh này rất thuận lợi cho xây dựng và phát triển mọi mặt tiềm lực của dân tộc. Cụ thể:
Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng Vương, bắt tay xây dựng chính quyền độc lập. Chính quyền của nhà Ngô còn đơn giản, tổ chức chưa vững chắc dẫn đến “loạn 12 sứ quân”. Với vai trò lãnh đạo - Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp xong “loạn 12 sứ quân” (năm 968) đã lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt và xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai. Tiếp đó, năm 981 Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Tống thắng lợi, thành lập vương triều Lê.
Có thể nói, với việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ; đánh tan giặc ngoại xâm chính là điều kiện thuận lợi để đất nước thời Đinh - Tiền Lê bước đầu phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện chính sách đối ngoại tích cực. Đây là nền tảng cho sự phát triển đỉnh cao của quốc gia - dân tộc ở giai đoạn sau (thời Lý - Trần).
2.1.3.2 Nội dung 2: Nước Đại Việt thời Lý (TK XI - XII)
Đầu thế kỉ XI, nhà Tiền Lê rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nhà Lý lên thay thế nhà Tiền Lê tiếp tục công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đưa chế độ phong kiến nước ta phát triển lên một bước mới.
Năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long tạo điều kiện cho đất nước phát triển về mọi mặt. Đại Việt phát triển vững chắc hơn từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến xã hội với một chính quyền phong kiến trung ương tập
60
quyền quy củ, chặt chẽ; nền kinh tế phát triển toàn diện; giáo dục được nhà nước quan tâm phát triển; hình thành nên đặc trưng của nền văn hóa mới - văn hóa Thăng Long và đặc biệt là sự thịnh trị của đạo Phật. Với nền tảng của sự phát triển bền vững đó, nhà Lý đã đánh thắng quân xâm lược Tống (1075 - 1077), bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia - dân tộc.
2.1.3.3 Nội dung 3: Nước Đại Việt thời Trần (TK XII - XIV)
Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo tới đời sống nhân dân và buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các thế lực nổi loạn. Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
Nhà Trần tiếp tục củng cố chế độ quân chủ tập quyền, sửa sang luật pháp, xây dựng quân đội; phục hồi và phát triển kinh tế. Song song với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, quân dân nhà Trần đã tiến hành thắng lợi ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên vào các năm 1258, 1285 và 1287 - 1288. Những chiến thắng lớn đó là kết quả của sự đoàn kết - vua tôi đồng lòng, khoan thư sức dân. Sau khi kháng chiến thắng lợi, nền kinh tế thời Trần càng phát triển mạnh mẽ với chế độ điền trang thái ấp. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự suy sụp của nhà Trần và thành lập vương triều Hồ vào cuối thế kỉ XIV.
Nhà Hồ lên nắm quyền trong bối cảnh đất nước khủng hoảng, đứng trước nguy cơ xâm lược của nhà Minh. Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện về mọi mặt với nhiều điểm tiến bộ, tuy nhiên cuộc cải cách vẫn còn không ít hạn chế nên không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc.
2.1.3.4 Nội dung 4:Đại Việt thời Lê sơ (TK XV - đầu TK XVI)
Thất bại trong cuộc kháng chiến chống Minh kéo theo sự sụp đổ của nhà Hồ. Với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh trên đất nước ta. Một triều đại phong kiến mới được thành lập - triều đại Lê sơ. Nước Đại Việt thời Lê sơ đã phát triển mọi mặt từ chính trị,
61
quân đội, pháp luật đến kinh tế, văn hóa, giáo dục. Đây là giai đoạn chế độ phong kiến trung ương tập quyền phát triển hoàn thiện về mọi mặt.
2.1.3.5 Nội dung 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII
Từ đầu thế kỉ XVI, xã hội Việt Nam mất dần sự thịnh trị, kinh tế sa sút, đời sống nhân dân cực khổ, các thế lực phong kiến tranh chấp lẫn nhau, mở đầu một giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam - giai đoạn khủng hoảng và suy yếu.
Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong với hai chính quyền khác nhau. Hai tập đoàn phong kiến ở hai miền ra sức củng cố quyền lực, bảo vệ lãnh thổ do mình thống trị. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan thì đây lại là giai đoạn phát triển khá phồn thịnh của nền kinh tế hàng hóa của nước nhà với sự hưng khởi của nhiều đô thị lớn (Phố Hiến, Hội An…). Bên cạnh đó, tình hình đất nước cũng làm cho Nho giáo bị suy thoái. Đáng chú ý về văn hóa là sự du nhập đạoThiên chúa, ra đời của chữ Quốc ngữ và sự phát triển mạnh mẽ của văn học chữ Nôm. Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến bước vào khủng hoảng, suy yếu. Phong trào nông dân bùng nổ mạnh mẽ ở cả hai Đàng, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn. Từ một cuộc khởi nghĩa mang tính địa phương, phong trào nông dân Tây Sơn nhanh chóng biến thành phong trào của cả nước: lật đổ các chính quyền phong kiến thống trị, đánh tan cuộc xâm lược của quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789). Sau đó, vua Quang Trung cho thi hành những biện pháp tích cực nhằm khôi phục và phát triển đất nước.
2.1.3.6 Nội dung 6: Việt Nam nửa đầu TK XIX
Sau khi đánh đổ vương triều Tây Sơn, nhà Nguyễn thành lập và thống trị đất nước trên cơ sở những thành tựu to lớn mà phong trào Tây Sơn đã đạt được. Vương triều Nguyễn đã lập lại chế độ phong kiến tập quyền qua thực hiện các chính sách về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội, luật pháp, ngoại giao…Mặc dù có nhiều cố gắng trong khôi phục và ổn định tình hình kinh tế -
62
xã hội nhằm khẳng định vai trò của tập đoàn phong kiến thống trị mới, nhưng với tư tưởng bảo thủ nên không thể đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân bùng lên liên tục trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX. Tình hình đó biến nước ta trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp.
2.2 Một số yêu cầu khi xây dựng bài tập thực hành lịch sử
2.2.1 Nội dung bài tập phải mang tính khoa học
Tức là phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học về mặt kiến thức. Kiến thức yêu cầu HS làm bài tập thực hành phải hướng vào những ý chính của bài, của chương hay của khóa trình. Do vậy, nội dung bài tập phải được xây dựng trên cơ sở của những sự kiện cơ bản, chính xác nhất, rõ nhất, là những kiến thức trọng tâm, cốt lõi để tạo lập hệ thống tri thức, tạo điều kiện hình thành cơ sở cho HS hiểu biết lịch sử. Bài tập cần rõ ràng, mạch lạc, trong sáng giúp học sinh hiểu chính xác, không bị sai đề. Việc xây dựng bài tập thực hành bám sát nội dung, vấn đề trọng tâm, phạm vi, yêu cầu của từng mục, từng bài của chương trình SGK góp phần cùng với các bài học thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và mục tiêu bộ môn.
2.2.2 Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính tích cực học tập của học sinh của học sinh
Tính vừa sức đối với HS là một trong những yếu tố nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử và cũng là nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tính vừa sức là nội dung học tập không quá tải, không vượt quá khả năng của HS. Là sự phù hợp giữa giảng dạy với đặc điểm nhận thức và lứa tuổi của HS, điều kiện môi trường học tập cụ thể từng bài, tiết học, phù hợp với từng đối tượng HS khá, giỏi hay trung bình…Các bài tập thực hành mà GV xây dựng và sử dụng trong dạy học lịch sử phải phù hợp với khả năng hiện có của các em, sao cho những yêu cầu đưa ra chỉ cao hơn so với khả năng hiện có và các em sẽ tự giải quyết được bằng chính sự nỗ lực của bản thân mình. Yêu cầu này đòi hỏi GV phải có nghiệp vụ sư phạm, nắm bắt được đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của HS
63
để đưa ra những yêu cầu thích hợp. Đối với HS lớp 7, nhìn chung trình độ nhận thức và tư duy đã phát triển từ hình tượng cụ thể sang trừu tượng nhưng chưa bền vững; cho nên các yêu cầu của bài tập thực hành mà GV đưa ra vẫn phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể và phù hợp. Ví dụ: với dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, nếu như HS lớp 10 GV có thể yêu cầu HS vẽ lược đồ của một cuộc khởi nghĩa (hay kháng chiến) và sử dụng lược đồ đó trình bày diễn biến; thì ở lớp 7 GV phải sử dụng lược đồ định hướng có sẵn và yêu cầu HS điền thông tin hoặc tô màu các mũi tên chỉ hướng có sẵn trên lược đồ.
Quá trình nhận thức của HS không chỉ là quá trình tưu duy, mà nó còn là quá trình tâm lí. Kiến thức mà các em thu nhận được là kết quả của những cố gắng tư duy tự lực và những tình cảm tích cực. Do đó, chỉ những gì liên quan đến nhu cầu và hứng thú mới kích thích hoạt động tư duy tích cực của HS. Nó là động lực bên trong tạo ra khát vọng học tập, sự kiên trì và nỗ lực tìm hiểu những điều chưa biết một cách tự giác. Nhờ có động lực tích cực này mà kiến thức mang lại đối với HS mới bền vững. Do vậy, khi xây dựng bài tập thực hành lịch sử thì bên cạnh đảm bảo tính vừa sức thì GV cũng cần chú ý tới những bài tập có thể khơi dậy tính độc lập, năng lực sáng tạo, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo học tập và nghiên cứu bộ môn: như bài tập lập niên biểu, bài tập sưu tầm tư liệu, tranh ảnh lịch sử…
2.2.3 Đảm bảo tính hệ thống và tính nhất quán
Hiện thực lịch sử phát triển trong sự thống nhất song đa dạng, đầy mâu thuẫn và hợp quy luật. Việc nhận thức lịch sử cũng phải tuân thủ theo lôgic sự phát triển lịch sử khách quan. Tính hệ thống được thể hiện ở thời gian, trình tự trước sau của các sự kiện, hiện tượng lịch sử phải tìm hiểu từ lịch sử nguyên thủy, cổ trung đại, đến cận hiện đại chứ không thể nhận thức ngược lại. Quá trình lĩnh hội tri thức của HS chỉ vững chắc khi kiến thức mà các em thu nhận được không phải từng đơn vị riêng lẻ mà phải là một chỉnh thể thống nhất có quan hệ với nhau.
64
Tính hệ thống của các nội dung lịch sử thể hiện trong một mục, một bài, một chương hay một khóa trình. Các kiến thức không tồn tại biệt lập mà bị chi phối bởi yếu tố thời gian, mối liên hệ nhân quả. Giữa các đơn vị kiến thức có sự móc xích với nhau, không nắm vững kiến thức bài học trước thì không thể chuyển sang nắm vững kiến thức ở bài học sau. Đồng thời, không nắm vững kiến thức cơ bản của chương trước thì cũng không thể dễ dàng tiếp thu kiến thức ở chương tiếp theo. Học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, HS thấy được sự vận động nội tại của lịch sử trung đại Việt Nam. Cụ thể: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X) là nền tảng cho sự phát triển đỉnh cao của quốc gia - dân tộc ở thời Lý - Trần (thế kỉ XI - thế kỉ XIV) với việc phát triển kinh tế toàn diện, đánh tan giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập và dân tộc và phát triển nền văn hóa Thăng Long. Đến thời Lê Sơ (thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI) chế độ phong kiến trung ương tập quyền phát triển hoàn thiện về mọi mặt. Tuy nhiên bước sang các thế kỉ XVI - XVIII, do không giải quyết được các mâu thuẫn nội tại nên chế độ phong kiến lại rơi vào tình trạng khủng hoảng. Và đến nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn tuy được tái thiết trở lại nhưng với tưởng bảo thủ đã không thể giải quyết nổi khủng hoảng của đất nước, dẫn tới Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp.
Khi xây dựng hệ thống bài tập cần chú ý đảm bảo mối liên hệ lôgic giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong từng bài, từng chương, giữa các chương, các bài, các chương với các khóa trình. Nội dung thiết kế cũng phải rất linh hoạt, có những bài tập thiết kế dựa trên đơn vị kiến thức của bài học, có bài tập lại được dựa trên đơn vị kiến thức của một chương, thậm chí cả một khóa trình. Việc đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán về nội dung kiến thức, nội dung bài tập chính là cơ sở quan trọng để tổ chức tốt các hoạt động lĩnh hội tri