của học sinh
Tính vừa sức đối với HS là một trong những yếu tố nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử và cũng là nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tính vừa sức là nội dung học tập không quá tải, không vượt quá khả năng của HS. Là sự phù hợp giữa giảng dạy với đặc điểm nhận thức và lứa tuổi của HS, điều kiện môi trường học tập cụ thể từng bài, tiết học, phù hợp với từng đối tượng HS khá, giỏi hay trung bình…Các bài tập thực hành mà GV xây dựng và sử dụng trong dạy học lịch sử phải phù hợp với khả năng hiện có của các em, sao cho những yêu cầu đưa ra chỉ cao hơn so với khả năng hiện có và các em sẽ tự giải quyết được bằng chính sự nỗ lực của bản thân mình. Yêu cầu này đòi hỏi GV phải có nghiệp vụ sư phạm, nắm bắt được đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của HS
63
để đưa ra những yêu cầu thích hợp. Đối với HS lớp 7, nhìn chung trình độ nhận thức và tư duy đã phát triển từ hình tượng cụ thể sang trừu tượng nhưng chưa bền vững; cho nên các yêu cầu của bài tập thực hành mà GV đưa ra vẫn phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể và phù hợp. Ví dụ: với dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, nếu như HS lớp 10 GV có thể yêu cầu HS vẽ lược đồ của một cuộc khởi nghĩa (hay kháng chiến) và sử dụng lược đồ đó trình bày diễn biến; thì ở lớp 7 GV phải sử dụng lược đồ định hướng có sẵn và yêu cầu HS điền thông tin hoặc tô màu các mũi tên chỉ hướng có sẵn trên lược đồ.
Quá trình nhận thức của HS không chỉ là quá trình tưu duy, mà nó còn là quá trình tâm lí. Kiến thức mà các em thu nhận được là kết quả của những cố gắng tư duy tự lực và những tình cảm tích cực. Do đó, chỉ những gì liên quan đến nhu cầu và hứng thú mới kích thích hoạt động tư duy tích cực của HS. Nó là động lực bên trong tạo ra khát vọng học tập, sự kiên trì và nỗ lực tìm hiểu những điều chưa biết một cách tự giác. Nhờ có động lực tích cực này mà kiến thức mang lại đối với HS mới bền vững. Do vậy, khi xây dựng bài tập thực hành lịch sử thì bên cạnh đảm bảo tính vừa sức thì GV cũng cần chú ý tới những bài tập có thể khơi dậy tính độc lập, năng lực sáng tạo, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo học tập và nghiên cứu bộ môn: như bài tập lập niên biểu, bài tập sưu tầm tư liệu, tranh ảnh lịch sử…