Vai trò, ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 38)

trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

1.1.4.1 Vai trò

Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành có vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Đó chính là phương tiện nhằm thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng theo phương châm: “học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn”.

Như nhà nghiên cứu giáo dục M.A.Đa-ni-lôp đã khẳng định: “Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự nếu học sinh có thể vận dụng một cách thành thạo

41

chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và bài tập thực hành”. Thông qua việc hướng dẫn HS làm bài tập thực hành, các em nhận thức từ hiện vật, các bằng chứng khoa học về quá khứ để nhận biết chính xác và tìm hiểu sâu sắc hơn những sự kiện đã xảy ra và biết vận dụng vào cuộc sống. Điều này góp phần khắc phục các thiếu sót thường gặp trong dạy học lịch sử: bệnh “hiện đại hóa” lịch sử, bệnh công thức, giáo điều, suy diễn chủ quan, nhớ mà không hiểu lịch sử …Bên cạnh đó, sức mạnh của tri thức lịch sử được thể hiện ở chỗ khuyến khích, thúc đẩy và định hướng hành động cho HS, làm cho hành động ấy đúng, hợp quy luật, có hiệu quả, có phương pháp khoa học. Học tập lịch sử không chỉ rèn luyện về năng lực nhận thức mà còn phát triển năng lực hành động độc lập, chủ động giải quyết vấn đề, rèn luyện phương pháp hành động. Do vậy, thông qua làm bài tập thực hành lịch sử với sự định hướng, hướng dẫn của GV mà HS nắm kiến thức một cách sâu sắc, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành lịch sử còn là biện pháp hữu hiệu phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của HS để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

I.F.Kharlamôp cho rằng: “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức” [10, tr. 43]. Vì vậy, muốn phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử phải xác định rõ vai trò của người học, phải coi HS là chủ thể của quá trình dạy học. GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của HS; giúp các em định hướng tư duy, hành động tích cực trong quá trình nhận thức. Trên cơ sở tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của GV mà HS phát huy các năng lực, phẩm chất nhận thức; tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức một cách vững chắc.

Distervec đã nêu lên một câu nói bất hủ: “Người giáo viên tồi cung cấp chân lý, người giáo viên tốt thì dạy người ta tìm ra chân lý”. Cho nên, hướng

42

dẫn HS làm bài tập thực hành chính là một trong những cách thức GV chỉ ra cho HS con đường “tìm ra chân lý”. Việc hướng dẫn HS làm bài tập thực hành chính là rèn luyện cho các em những phương pháp học tập thích hợp nhất, phù hợp với quy luật nhận thức. Qua các phương pháp hướng dẫn cụ thể, GV sẽ khơi gợi, kích thích tư duy nhận thức, hứng thú học tập của HS; làm cho các em tích cực hoạt động tại lớp, biết phương hướng và phương pháp hoạt động tự lập để chủ động tiếp thu bài, lĩnh hội các kiến thức sâu sắc và vận dụng vào thực tế cuộc sống.

Trên thực tế, nếu như GV tổ chức tốt khâu hướng dẫn HS làm bài tập thực hành theo hướng phát huy tính tích cực thì các em sẽ nắm bắt tri thức một cách toàn diện, vững chắc hơn. HS nhận thức đúng lịch sử, từ đó hình thành thế giới quan khoa học, có hành động đúng và hiệu quả trong học tập và cuộc sống.

Như vậy, hướng dẫn HS làm bài tập thực hành có vai trò quan trọng, nó là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học lịch sử. Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành còn có mối liên hệ mật thiết với các khâu khác của quá trình dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

1.1.4.2 Ý nghĩa

Bài tập thực hành có vai trò rất quan trọng trong dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông. Cụ thể, nó tạo điều kiện cho việc dạy học lịch sử hoàn thành tốt ba nhiệm vụ: giáo dưỡng (cung cấp, hình thành kiến thức); giáo dục (đạo đức, phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, niềm tin) và phát triển toàn diện HS (tư duy và hành động).

* Ý nghĩa bồi dưỡng nhận thức

Một trong những đặc điểm nổi bật của kiến thức lịch sử đó là tính quá khứ và tính không lặp lại. Chúng ta không thể trực tiếp quan sát được lịch sử quá khứ và chỉ nhận thức được chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại. Bên cạnh đó, tri thức lịch sử nhìn chung mang tính không lặp lại

43

về thời gian và cả không gian. Cho nên trong học tập lịch sử ở trường phổ thông, nếu HS không làm bài tập thì kiến thức tiếp thu được dễ bị rơi vào quên lãng. Vì thế, sử dụng bài tập nói chung và bài tập thực hành nói riêng là một biện pháp hữu hiệu để hình thành, củng cố, hệ thống kiến thức lịch sử cho HS; làm cho kiến thức tiếp thu được trở nên hoàn thiện, vững chắc.

Ví dụ, khi dạy bài 17 “Ôn tập chương II và chương III” lịch sử 7, GV ra bài tập: Lập bảng thống kê những nét chính về các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống quân Mông - Nguyên thời Trần (theo mẫu). Qua đó rút ra nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Tên cuộc kháng chiến Thời gian Đường lối kháng chiến

Những tấm gương tiêu biểu

Giải quyết bài tập trên, HS sẽ hiểu sâu sắc hơn kiến thức về các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần: nêu bật được đường lối của từng cuộc kháng chiến; thấy rõ vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ… và rút ra được nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Các bài tập thực hành lịch sử không chỉ giúp HS ghi nhớ kiến thức mà thông qua việc phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp…còn giúp các em hiểu được sâu sắc bản chất của kiến thức, hiểu được mối liên hệ giữa những kiến thức, phân biệt được các kiến thức cùng loại, khác loại…Đó là cơ sở để HS tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nhận thức quy luật và rút ra bài học lịch sử.

Một ví dụ khác, ở bài 23 “Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII” với bài tập “Lập bảng so sánh về chính sách nông nghiệp, tình hình ruộng đất và đời sống của nông dân ở Đàng Ngoài và Đàng Trong ở các thế kỉ XVI - XVIII ?”,

44

khác nhau (Đàng Ngoài: sa sút nghiêm trọng, Đàng Trong: phát triển) và nguyên nhân của sự khác biệt đó là do chính sách của các chính quyền phong kiến, cũng như phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng miền. Điều đó dẫn đến đời sống của nông dân Đàng Ngoài vô cùng khó khăn, cực khổ, còn ở Đàng Trong thì cuộc sống của nông dân được cải thiện hơn nhiều.

Như vậy, trong quá trình làm các bài tập thực hành HS khôi phục được những hình ảnh của quá khứ một cách chân thực, hiểu các sự kiện lịch sử sâu sắc, rút ra quy luật và bài học cho hiện tại. Muốn đạt được điều đó, GV phải có phương pháp hướng dẫn HS làm bài tập thực hành để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

* Giáo dục

Bài tập thực hành lịch sử cũng góp phần vào nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách của HS. Bộ môn lịch sử do ưu thế của nó là cung cấp cho HS các mặt khác nhau của đời sống xã hội loài người, những bài học kinh nghiệm… do đó có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hành vi rất lớn đối với HS. Để phát huy ưu thế này trong giảng dạy bộ môn thì việc giao các bài tập thực hành và hướng dẫn cho các em thực hiện cũng là một khâu quan trọng. Nó không chỉ giúp HS củng cố và mở rộng kiến thức mà còn giúp các em có thái độ thẳng thắn, khách quan và đúng mực khi nhìn nhận, đánh giá các vấn đề, nhân vật hay hiện tượng, biến cố lịch sử. Qua đó hình thành ở các em tình cảm khâm phục, tôn trọng đối với các anh hùng nghĩa sĩ, có chính kiến bảo vệ sự công bằng, lẽ phải hay hình thành ở các em thái độ phản kháng, căm thù đối với cái ác; có ý thức trân trọng, bảo vệ những thành quả lao động của con người. Từ những kiến thức thu nhận và những tình cảm nảy sinh trong quá trình học tập mà cũng hình thành nên ở các em thái độ kiên trì vượt khó, tự giác trong lao động, học tập và cuộc sống.

Ví dụ: Với bài tập “Em hãy lập bảng thống kê những thành tựu nổi bật của nước Đại Việt thời Lý - Trần về các mặt : kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45

học, nghệ thuật” HS sẽ nhận thức được mặc dù thời bấy giờ dù chưa có các điều kiện khoa học kĩ thuật, đất nước phải liên tục đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhưng nhân dân Đại Việt đã lao động không ngừng và đầy sáng tạo để tạo nên những thành quả rực rỡ về mọi mặt. Từ đó, giáo dục cho HS biết quý trọng lao động, lòng kính yêu nhân dân lao động, có tinh thần thái độ đúng với lao động; hình thành ý thức tôn trọng, bảo vệ, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống mà cha ông đã để lại.

* Phát triển toàn diện học sinh

Trước hết, hướng dẫn HS làm bài tập thực hành có tác dụng thiết thực trong việc phát triển ở HS các năng lực nhận thức, trong đó quan trọng là tư duy. Hệ thống bài tập thực hành lịch sử trong SGK rất đa dạng, phong phú và nếu được sử dụng hiệu quả sẽ phát triển các năng lực nhận thức của HS: từ việc biết cách quan sát, hình dung, tưởng tượng và ghi nhớ các sự kiện lịch sử đến phân tích, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, nhận xét, đánh giá các sự kiện để rút ra bản chất và quy luật của các vấn đề lịch sử. Việc HS phải tự mình suy nghĩ trước các bài tập thực hành, tìm cách giải quyết bước đầu đã biến việc học tập lịch sử không phải là công việc đơn thuần chỉ là ghi chép và nhớ thuộc lòng các sự kiện lịch sử mà lâu nay người ta vẫn quan niệm.

Ví dụ, khi dạy học bài 21 “Ôn tập chương IV” lịch sử lớp 7 với bài tập:

Em hãy so sánh bộ máy nhà nước thời Lê sơ với bộ máy nhà nước thời Lý - Trần (triều đình; các đơn vị hành chính, cách đào tạo, tuyển chọn và bổ dụng quan lại) và rút ra nhận xét ? Để giải quyết bài tập này HS vừa phải nhớ lại cách tổ chức chính quyền của thời Lý - Trần, thời Lê Sơ; vừa phải biết phân tích, khái quát hóa để tìm ra đặc trưng của bộ máy nhà nước của từng thời kỳ. Sau đó tiến hành so sánh các đặc trưng để tìm ra những điểm giống, khác nhau và từ đó nhận xét được rằng: bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn thời Lý - Trần từ trung ương đến địa phương. Đây là chính quyền phong kiến hoàn chỉnh nhất thời phong kiến của quốc gia Đại Việt.

46

Thứ hai, hướng dẫn HS làm bài tập thực hành không chỉ dừng lại ở việc phân tích, khái quát, so sánh… để tìm ra bản chất sự kiện mà còn hình thành cho HS các kỹ năng bộ môn (đánh giá sự kiện lịch sử, xác định không gian, thời gian…) và kỹ năng thực hành bộ môn như vẽ bản đồ, lập niên biểu…Thông qua các bài tập như lập niên biểu, vẽ sơ đồ, vẽ lược đồ… HS sẽ có những biểu tượng lịch sử sinh động và chân thực, phát triển khả năng vẽ, tư duy hình học và óc sáng tạo.

Ví dụ khi dạy bài 14 của lịch sử lớp 7 với bài tập: Sử dụng lược đồ trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai (1285). HS phải nắm được diễn biến chính của sự kiện, hiểu được các kí hiệu trên lược đồ và trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ. Hay với bài tập: “Em hãy vẽ sơ đồ về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lê Sơ ? Nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đó” (Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ 1428

- 1527) thì kỹ năng của HS được nâng lên một bước đó là các em phải nắm rõ

cách thức tổ chức chính quyền của nhà Lê ở các cấp (triều đình, địa phương) để từ đó thể hiện thành sơ đồ theo đúng cấp bậc và thông qua sơ đồ đó đánh giá, nhận xét.

Ngoài ra, trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông thì làm bài tập thực hành và hướng dẫn HS làm bài tập thực hành còn giúp HS liên hệ kiến thức sách vở với thực tế cuộc sống. Chẳng hạn khi dạy phần lịch sử địa phương, với bài tập: “Em hãy sưu tầm tư liệu lịch sử và viết bài giới thiệu về một công trình kiến trúc ở Hà Nội đã được xây dựng từ thời Lý ?” HS không chỉ huy động vốn kiến thức đã học qua bài giảng trên lớp mà các em còn phải có kiến thức và hiểu biết thực tế để hoàn thành tốt bài tập. Thông qua việc làm bài tập này HS hiểu rõ những giá trị vật chất, giá trị văn hóa của các di tích lịch sử và từ đó các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ chúng.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 38)