cực của học sinh
Muốn tiến hành hướng dẫn HS làm bài tập thực hành đảm bảo hiệu quả tốt nhất, người GV không chỉ cần nắm vững mục đích, nội dung bài học mà còn phải hiểu rõ trình độ và tâm lí HS để lựa chọn và áp dụng những phương pháp hướng dẫn cho phù hợp. Bên cạnh đó, phương pháp hướng dẫn phải đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa việc giảng dạy của GV với việc học tập của HS, từ đó xác định đúng vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. Cụ thể, GV là người tổ chức, hướng dẫn các em làm bài tập thực hành thông qua việc thực hiện các bước của phương pháp hướng dẫn đã lựa chọn và trong quá trình đó người thầy không để cho HS thụ động làm việc mà cần chú ý phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo của HS. Trên thực tế giảng dạy bộ môn ở trường phổ thông, có nhiều con đường, biện pháp khác nhau để phát triển các hoạt động nhận thức độc lập và khả năng thực hành của HS trong việc tiếp nhận hay củng cố, hệ thống kiến thức. Ví như: khi đưa ra yêu cầu của bài tập thực hành, GV nên để cho HS có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu yêu cầu của đề bài, sau đó đưa ra hướng giải quyết của riêng mình và trên cơ sở nhận thức ban đầu đó của HS mà GV mới tiến hành thực hiện các phương pháp hướng dẫn cho phù hợp. Với cách thực hiện như vậy, HS được độc lập suy nghĩ, tự tìm tòi, phát hiện ra cách giải quyết vấn đề, kích thích tư duy sáng tạo, đồng thời các em cũng sẽ
86
hứng thú, say mê học tập bộ môn. Hoặc khi ra bài tập thực hành lịch sử, bên cạnh yêu cầu nhằm rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn như vẽ sơ đồ, biểu đồ, điền thông tin vào lược đồ trống… GV nên đưa vào bài tập các câu hỏi mang tính suy luận hoặc các câu hỏi nêu vấn đề để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.