Đối với bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ lịch sử

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 87)

Đối với chương trình lịch sử lớp 7, do đặc thù nhận thức của các em mà hầu hết các bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ lịch sử là: điền thông tin vào lược đồ trống (điền địa danh nơi xảy ra sự kiện, tên nhân vật lịch sử, tên các cuộc khởi nghĩa …); tô màu vào các kí hiệu trên lược đồ để hiểu hơn về diễn biến sự kiện và sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến.

Trước hết, để rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ cho HS thông qua việc làm bài tập, GV phải hướng dẫn HS hiểu các ký hiệu thường được sử dụng trong bản đồ, lược đồ lịch sử. Thông thường trong các lược đồ của chương trình lịch sử ở lớp 7, có các kí hiệu sau: (1) những kí hiệu thuộc về yếu tố địa lí như biển, sông, hồ… liên quan đến sự kiện trong bài; (2) những kí hiệu thuộc

90

về yếu tố chính trị - xã hội như đường biên giới, ranh giới lãnh thổ vùng, miền…; (3) những yếu tố thể hiện hoạt động quân sự giữa các bên tham gia cuộc chiến (sử dụng mũi tên màu đỏ để chỉ sự tấn công của quân ta, mũi tên màu đen có thể là nét đứt để chỉ sự tấn công, rút lui của quân địch)…

Sau khi HS hiểu được các kí hiệu, GV tiếp tục hướng dẫn HS nghiên cứu bản chú dẫn để đọc được bản đồ, lược đồ. Sự kiện lịch sử xảy ra trong khoảng không gian bao quát trên lược đồ. Những sự kiện này được đưa lên lược đồ dựa trên những cơ sở, nguyên tắc thể hiện bản đồ lịch sử nói chung nhưng ở mức khái quát cao và nó được thể hiện bằng các kí hiệu với các màu sắc khác nhau. Hướng dẫn HS “đọc” lược đồ, nghĩa là hiểu một cách cụ thể nội dung các sự kiện lịch sử diễn đạt bằng ngôn ngữ lược đồ; từ đó rút ra những kết luận. Ví dụ trong bài 25 “Phong trào Tây Sơn”, với lược đồ diễn biến trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa (Tết Kỷ Dậu - 1789) - Hình 59 SGK lớp 7 tr.129 thì HS phải “đọc” để xác định được vị trí của thành Thăng Long, địa điểm đóng đại bản doanh của địch, các mũi tiến công của quân Tây Sơn, các đồn của quân Thanh bị tiêu diệt và hướng rút chạy của chúng. Qua việc đọc lược đồ thì các em cũng đã có được sự hình dung một cách sơ lược, khái quát về trận Ngọc Hồi - Đống Đa - cuộc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn.

Thứ ba, sau bước “đọc” lược đồ HS mới bắt tay vào việc thực hiện những yêu cầu đặt ra của bài tập như điền địa danh, nhân vật lịch sử hoặc tô màu vào các kí hiệu để trống trên lược đồ. Với bước làm việc này, GV cần lưu ý HS : xác định rõ yêu cầu của bài tập; dựa vào nội dung SGK và kiến thức bài học để lựa chọn thông tin và thông tin đó phải là thông tin chính tiêu biểu, chính xác. Với lược đồ trận Ngọc Hồi - Đống Đa, GV yêu cầu HS điền các địa danh Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa vào chỗ (…) trên lược đồ và tô màu đỏ vào mũi tên chỉ quân Tây Sơn tấn công; màu xanh vào mũi tên chỉ quân Tây Sơn rút chạy.

91

Đối với HS, việc sử dụng lược đồ không chỉ để ghi nhớ, xác định vị trí các địa điểm lịch sử mà còn cần nhìn thấy sau các quy ước trên bản đồ những hiện tượng, sự kiện sinh động của quá khứ. Nhằm đạt được mục tiêu đó, GV nên đặt ra các câu hỏi mang tính chất suy luận để các em hiểu một cách sâu sắc hơn về các sự kiện lịch sử. Ví như với lược đồ diễn biến trận đánh đồn Ngọc Hồi - Đống Đa, GV có thể đưa ra các câu hỏi: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu? Vua Quang Trung chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào? Vì sao đồn Ngọc Hồi, Đống Đa được chọn là điểm tấn công chính của quân Tây Sơn? Trả lời được những câu hỏi trên, HS hiểu được trận đánh này là một quyết định sáng suốt, tài tình của Quang Trung bởi sự chuẩn bị kĩ càng về lực lượng, cách đánh, biết chọn thời điểm và lợi dụng sự chủ quan của quânThanh để tấn công (dịp Tết Kỉ Dậu) để

92

nhanh chóng giành được thắng lợi, quét sạch quân Thanh khỏi lãnh thổ nước nhà.

Bước cuối cùng trong làm bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ là HS liên kết các thông tin để trình bày kiến thức. Đối với bước này GV định hướng cho các em lựa chọn những nội dung, sự kiện cơ bản để trình bày, tránh việc ôm đồm trình bày quá nhiều kiến thức, sự kiện; kết hợp nhịp nhàng giữa việc trình bày với việc chỉ lược đồ sao cho chính xác; ngôn ngữ thuyết trình đảm bảo tính khoa học.

Qua ví dụ trên ta thấy ở một bài tập thực hành lịch sử thì HS được rèn luyện cùng một lúc rất nhiều kĩ năng, kĩ xảo bộ môn. Với tác dụng như vậy, trong giảng dạy bộ môn hiện nay, lược đồ không chỉ là một phương tiện trực quan đơn thuần, mà nó còn được coi như một nguồn tri thức thứ hai cung cấp cho HS. Bởi vậy việc rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ thông qua làm bài tập thực hành cho HS là điều cần thiết.

2.5.3 Đối với bài tập rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ

Trong quá trình dạy học, kĩ năng khái quát hóa, sơ đồ hóa kiến thức có một vị thế quan trọng. Nó là tiền đề cho sự sáng tạo và phát triển tư duy của học sinh, giúp HS ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống, lôgic. Vì vậy, đổi mới PPDH trong đó ra bài tập thực hành vẽ sơ đồ là một việc làm hết sức cần thiết ở thực tế các cấp học, đặc biệt trường phổ thông hiện nay. Bài tập vẽ sơ đồ được dùng để diễn tả nội dung cơ bản một sự kiện cụ thể. Đối với chương trình lịch sử lớp 7 phần lịch sử Việt Nam thường có các dạng bài như sau: bài tập vẽ sơ đồ thể hiện quá trình phát triển của sự kiện, thời kì, giai đoạn lịch sử; bài tập vẽ sơ đồ về cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước của các triều đại phong kiến; bài tập vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội…

Việc hướng dẫn HS làm bài tập vẽ sơ đồ được thực hiện qua 5 bước: - Bước 1: Hướng dẫn HS biết và hiểu được các quy ước về sơ đồ.

93

- Bước 2: GV phải hướng dẫn HS xác định đúng nội dung kiến thức cơ bản của đề bài yêu cầu, bởi nội dung kiến thức sẽ quyết định việc lựa chọn dạng sơ đồ thể hiện cho phù hợp.

- Bước 3: Xác định mối liên hệ (mối liên hệ ngang nhau hay có sự chi phối) và tóm tắt các hình quy ước (bao nhiêu hình, dạng hình vuông, hình tròn hay hình chữ nhật…).

- Bước 4: Xếp đỉnh (gồm đỉnh gốc và các đỉnh nhánh), lập cung (chính là các mũi tên nối đỉnh gốc với các đỉnh nhánh).

- Bước 5: Hướng dẫn HS dựa vào SGK và bài học để lựa chọn kiến thức điền vào các khung hình học. Lưu ý kiến thức lựa chọn phải là kiến thức cơ bản, trọng tâm; trình bày ngắn gọn, rõ ràng, không rườm rà.

Ví dụ đối với bài tập vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê thông thường người ta sử dụng dạng sau (sơ đồ hình cây):

Để lập được sơ đồ như trên, sau khi chỉ ra cho HS hiểu rõ các quy ước của sơ đồ, GV cần hướng dẫn để HS nhận thức rõ bộ máy nhà nước là một thể thống nhất từ trung ương đến địa phương. Từ đó HS sẽ xác định được mối liên hệ giữa các cấp chính quyền, giữa các giai cấp trong xã hội để lập được sơ đồ

QUAN VÕ QUAN VĂN

THÁI SƯ – ĐẠI SƯ VUA

PHỦ

10 LỘ Địa phương

94

chính xác. Hoàn thành sơ đồ trên, HS vừa được rèn kĩ năng thực hành bộ môn đồng thời hiểu rõ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê tuy tổ chức còn đơn giản, sơ khai nhưng có ý nghĩa quan trọng bởi đây là nhà nước độc lập, tự chủ của người Việt.

Hay với dạng sơ đồ chuỗi: loại sơ đồ được tạo thành bởi các đỉnh mô hình hóa bằng hình vuông hoặc hình chữ nhật và các cung mô hình hóa bằng những mũi tên định thẳng định hướng thì thường dùng để tổng kết, ôn tập một chuỗi các sự kiện quan trọng của một giai đoạn lịch sử hoặc các sự kiện lịch sử có mối quan hệ nhân quả với nhau. Chẳng hạn sơ đồ tổng kết các sự kiện quan trọng của nước ta thời Lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dạng sơ đồ mạng: là loại sơ đồ được thiết kế với một đỉnh ở trung tâm và các mũi tên định hướng nối với các đỉnh khác (tất cả các đỉnh có thể mô hình hóa bằng các hình học). Đỉnh trung tâm thì thể hiện nội dung kiến thức khái quát, còn các đỉnh kết nối sẽ diễn tả nội dung chi tiết. Với dạng bài tập này, GV đưa chủ đề ôn tập sau đó hướng dẫn HS vẽ sơ đồ mạng thể hiện mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Ví dụ: Vẽ sơ đồ tổng kết những thành tựu tiêu biểu về giáo dục, văn hóa thời Lý khi học bài 12 “Đời sống kinh tế, văn hóa” :

Năm 1009

Nhà Lý thành lập

Năm 1010

Lý Công Uẩn dời đô về Đại La (Thăng Long)

Năm 1042

Ban hành bộ Hình thư

Năm 1054

Đổi tên nước là Đại Việt Năm 1070 Xây dựng Văn Miều Năm 1075 - 1077 -1075: dựng Quốc Tử Giám. - 1075- 1077: kháng chiến chống Tống.

- 1076: mở khoa thi đầu tiên.

THÀNH TỰU VĂN HÓA, GIÁO DỤC THỜI LÝ Tôn giáo Giáo dục Văn học

95

Hướng dẫn HS làm bài tập vẽ sơ đồ trong dạy học sẽ góp phần quan trọng giúp HS ghi nhớ kiến thức dễ dàng và nhận biết được mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện Lịch sử, rèn luyện tư duy lôgic cụ thể (tái hiện, suy luận lôgic); qua đó mà khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS được phát huy. Mặt khác, GV dựa vào hình thức kiểm tra bài tập vẽ sơ đồ của HS để sửa chữa, củng cố tri thức đồng thời phát hiện quy luật, trình độ phát triển trí tuệ của HS

2.5.4 Đối với bài tập khai thác tư liệu lịch sử qua hệ thống tranh ảnh SGK

Do đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, HS không thể trực tiếp quan sát lịch sử; cho nên việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học là một cách tạo nên sự “trực quan sinh động” để có biểu tượng chân xác về các sự kiện của quá khứ. Hệ thống tranh ảnh trong SGK không phải chỉ là tài liệu minh họa như quan niệm cũ mà còn là một nguồn kiến thức cần hình thành cho HS. Đặc điểm của phần kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 7 là giai đoạn trung đại (từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) nên hệ thống tranh ảnh không nhiều, hơn nữa chủ yếu đều là hỉnh ảnh chụp một số hiện vật của các triều đại phong kiến còn lưu giữ được đến ngày nay (như bát men ngọc thời Lý, tượng phật A-di-đà ở chùa Phật Tích, thạp gốm hoa nâu thời Trần…) hay các di tích lịch sử (đền thờ vua Đinh ở Ninh Bình, cố đô Hoa Lư, chùa Một Cột…) hoặc các hình vẽ (hình chiến binh thời Trần, hình vẽ quân Mông Cổ, hình vẽ phủ Chúa Trịnh). Để HS có cái nhìn “trực quan sinh động” về những sự kiện, hình ảnh của quá khứ đòi hỏi GV phải có biện pháp hướng dẫn cho các em một cách cụ thể.

Bước đầu tiên, GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập. Tiếp đó, hướng dẫn HS đọc tên, đồng thời quan sát tổng thể hình vẽ hay tranh ảnh lịch sử theo trình tự từ trên xuống, hoặc từ trái qua phải. Khi quan sát, các em cần

Kiến trúc -

96

tập trung vào những hình ảnh nổi bật nhất. Ví dụ đối với hình 35 - Thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII - XIV) HS cần chú ý, tới các đường nét, họa tiết hoa văn trang trí trên đồ gốm, kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm.

Bước hai: Miêu tả hình vẽ, tranh ảnh lịch sử đó dựa trên những quan sát ban đầu. Ví dụ cũng đối với hình 35 - Thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII - XIV), HS cần miêu tả được nét cơ bản như sau: thạp gốm hoa nâu dáng vẻ cân đối, trông rất khỏe, vững chãi; đường nét hoa văn trang trí trên thân gốm hình hoa lá được thể hiện mềm mại, uyển chuyển; màu sắc là màu ngà, màu nâu thể hiện sự ấm áp.

Bước cuối cùng: yêu cầu HS nêu nhận xét về hình ảnh, tranh vẽ lịch sử. Để HS có thể hoàn thành được yêu cầu này, GV nên đưa ra các câu hỏi mang tính định hướng, gợi mở. Ví dụ: khi khai thác hình thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII - XIV) GV đặt câu hỏi “Những nét đặc trưng của gốm men nâu thời Trần là gì ? Qua hình dáng, họa tiết hoa văn trang trí em có nhận xét gì về trình độ kĩ thuật thủ công của cư dân thời bấy giờ ?”.

2.5.5 Đối với bài tập sưu tầm tư liệu lịch sử

Bài tập sưu tầm tư liệu lịch sử là một hình thức cho HS ở các trường phổ thông bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học. Nó có tác dụng nâng cao hiểu biết lịch sử cho HS, gắn HS với đời sống. Đối với HS lớp 7, thì đây là dạng bài tập đòi hỏi HS phải có năng lực, có lòng say mê, yêu thích học tập bộ môn. Do vậy khi triển khai dạng bài này trong dạy học lịch sử, GV có thể hướng tới đối tượng HS khá giỏi, hoặc phân công nhiệm vụ học tập theo nhóm.

Khi tiến hành hướng dẫn HS làm bài tập sưu tầm tư liệu lịch sử cần được thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất, phải xác định mục đích của việc sưu tầm tư liệu. Công việc này giúp HS nhận thức rõ vị trí của những hoạt động mà mình tiến hành để hình thành động cơ làm việc đúng đắn. Và để xác định được mục đích sưu tầm

97

tư liệu GV phải căn cứ vào mục tiêu dạy học nói chung và dựa vào yêu cầu và nội dung của chủ đề nghiên cứu.

Thứ hai, tiến hành công tác chuẩn bị: phân chia nhóm làm việc (trưởng nhóm phải là HS có năng lực, có ý thức trách nhiệm cao với hoạt động tập thể); xác định chủ đề nghiên cứu, tìm hiểu; lên danh mục các sách hoặc trang web tham khảo.

Thứ ba, tổ chức triển khai việc sưu tầm tư liệu - đây là công việc do chính HS tiến hành dựa trên sự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên theo nhóm.

Thứ tư, chuẩn bị đề cương, thông qua đề cương, viết bản thảo. Nguồn tài liệu càng phong phú bao nhiêu thì việc xây dựng đề cương càng thuận lợi bấy nhiêu. Đề cương phải thể hiện rõ chủ đề, nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu và mang tính thống nhất của tất cả các thành viên trong nhóm sưu tầm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối cùng là khâu báo cáo kết quả sưu tầm tư liệu HS và tùy theo yêu cầu của đề bài và sự chuẩn bị, sưu tầm của các nhóm mà có các hình thức báo cáo khác nhau: có thể nộp lại bài cho GV kiểm tra đánh giá hoặc các nhóm trình bày, thuyết trình trước lớp.

Chúng tôi chủ yếu trình bày một số phương pháp cơ bản hướng dẫn HS làm bài tập thực hành nhằm làm rõ hơn vấn đề lí luận về sử dụng bài tập thực hành trong giờ học lịch sử. Qua đó nhằm mục tiêu phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS và góp phần vào việc đổi mới PPDH lịch sử ở trường THCS nói chung và lớp 7 nói riêng.

2.6 Thực nghiệm sư phạm

2.6.1 Mục đích thực nghiệm

Để kiểm định tính khả thi của các phương pháp hướng dẫn HS làm bài tập thực hành lịch sử cho học sinh lớp 7 mà luận văn đã đề xuất, chúng tôi tiến

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 87)