Đối với bài tập khai thác tư liệu lịch sử qua hệ thống tranh ảnh SGK

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 93)

Do đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, HS không thể trực tiếp quan sát lịch sử; cho nên việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học là một cách tạo nên sự “trực quan sinh động” để có biểu tượng chân xác về các sự kiện của quá khứ. Hệ thống tranh ảnh trong SGK không phải chỉ là tài liệu minh họa như quan niệm cũ mà còn là một nguồn kiến thức cần hình thành cho HS. Đặc điểm của phần kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 7 là giai đoạn trung đại (từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) nên hệ thống tranh ảnh không nhiều, hơn nữa chủ yếu đều là hỉnh ảnh chụp một số hiện vật của các triều đại phong kiến còn lưu giữ được đến ngày nay (như bát men ngọc thời Lý, tượng phật A-di-đà ở chùa Phật Tích, thạp gốm hoa nâu thời Trần…) hay các di tích lịch sử (đền thờ vua Đinh ở Ninh Bình, cố đô Hoa Lư, chùa Một Cột…) hoặc các hình vẽ (hình chiến binh thời Trần, hình vẽ quân Mông Cổ, hình vẽ phủ Chúa Trịnh). Để HS có cái nhìn “trực quan sinh động” về những sự kiện, hình ảnh của quá khứ đòi hỏi GV phải có biện pháp hướng dẫn cho các em một cách cụ thể.

Bước đầu tiên, GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập. Tiếp đó, hướng dẫn HS đọc tên, đồng thời quan sát tổng thể hình vẽ hay tranh ảnh lịch sử theo trình tự từ trên xuống, hoặc từ trái qua phải. Khi quan sát, các em cần

Kiến trúc -

96

tập trung vào những hình ảnh nổi bật nhất. Ví dụ đối với hình 35 - Thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII - XIV) HS cần chú ý, tới các đường nét, họa tiết hoa văn trang trí trên đồ gốm, kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm.

Bước hai: Miêu tả hình vẽ, tranh ảnh lịch sử đó dựa trên những quan sát ban đầu. Ví dụ cũng đối với hình 35 - Thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII - XIV), HS cần miêu tả được nét cơ bản như sau: thạp gốm hoa nâu dáng vẻ cân đối, trông rất khỏe, vững chãi; đường nét hoa văn trang trí trên thân gốm hình hoa lá được thể hiện mềm mại, uyển chuyển; màu sắc là màu ngà, màu nâu thể hiện sự ấm áp.

Bước cuối cùng: yêu cầu HS nêu nhận xét về hình ảnh, tranh vẽ lịch sử. Để HS có thể hoàn thành được yêu cầu này, GV nên đưa ra các câu hỏi mang tính định hướng, gợi mở. Ví dụ: khi khai thác hình thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII - XIV) GV đặt câu hỏi “Những nét đặc trưng của gốm men nâu thời Trần là gì ? Qua hình dáng, họa tiết hoa văn trang trí em có nhận xét gì về trình độ kĩ thuật thủ công của cư dân thời bấy giờ ?”.

2.5.5 Đối với bài tập sưu tầm tư liệu lịch sử

Bài tập sưu tầm tư liệu lịch sử là một hình thức cho HS ở các trường phổ thông bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học. Nó có tác dụng nâng cao hiểu biết lịch sử cho HS, gắn HS với đời sống. Đối với HS lớp 7, thì đây là dạng bài tập đòi hỏi HS phải có năng lực, có lòng say mê, yêu thích học tập bộ môn. Do vậy khi triển khai dạng bài này trong dạy học lịch sử, GV có thể hướng tới đối tượng HS khá giỏi, hoặc phân công nhiệm vụ học tập theo nhóm.

Khi tiến hành hướng dẫn HS làm bài tập sưu tầm tư liệu lịch sử cần được thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất, phải xác định mục đích của việc sưu tầm tư liệu. Công việc này giúp HS nhận thức rõ vị trí của những hoạt động mà mình tiến hành để hình thành động cơ làm việc đúng đắn. Và để xác định được mục đích sưu tầm

97

tư liệu GV phải căn cứ vào mục tiêu dạy học nói chung và dựa vào yêu cầu và nội dung của chủ đề nghiên cứu.

Thứ hai, tiến hành công tác chuẩn bị: phân chia nhóm làm việc (trưởng nhóm phải là HS có năng lực, có ý thức trách nhiệm cao với hoạt động tập thể); xác định chủ đề nghiên cứu, tìm hiểu; lên danh mục các sách hoặc trang web tham khảo.

Thứ ba, tổ chức triển khai việc sưu tầm tư liệu - đây là công việc do chính HS tiến hành dựa trên sự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên theo nhóm.

Thứ tư, chuẩn bị đề cương, thông qua đề cương, viết bản thảo. Nguồn tài liệu càng phong phú bao nhiêu thì việc xây dựng đề cương càng thuận lợi bấy nhiêu. Đề cương phải thể hiện rõ chủ đề, nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu và mang tính thống nhất của tất cả các thành viên trong nhóm sưu tầm.

Cuối cùng là khâu báo cáo kết quả sưu tầm tư liệu HS và tùy theo yêu cầu của đề bài và sự chuẩn bị, sưu tầm của các nhóm mà có các hình thức báo cáo khác nhau: có thể nộp lại bài cho GV kiểm tra đánh giá hoặc các nhóm trình bày, thuyết trình trước lớp.

Chúng tôi chủ yếu trình bày một số phương pháp cơ bản hướng dẫn HS làm bài tập thực hành nhằm làm rõ hơn vấn đề lí luận về sử dụng bài tập thực hành trong giờ học lịch sử. Qua đó nhằm mục tiêu phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS và góp phần vào việc đổi mới PPDH lịch sử ở trường THCS nói chung và lớp 7 nói riêng.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 93)