Đối với bài tập lập niên biểu

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 85)

Để thực hiện hướng dẫn HS làm dạng bài tập thực hành này, trước hết GV cần cho HS phân biệt được các dạng khác nhau của niên biểu, bao gồm: niên biểu tổng hợp, niên biểu chuyên đề, niên biểu so sánh và bảng thống kê. Đồng thời, các em cũng cần phải biết những loại niên biểu trên sử dụng đối với dạng bài tập nào là phù hợp. Nắm vững kiến thức sử dụng niên biểu sẽ là nền tảng giúp cho HS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Bước tiếp theo khi hướng dẫn HS làm bài tập lập niên biểu đó là tìm hiểu cấu trúc niên biểu. Cụ thể cấu trúc của một niên biểu gồm: các vấn đề cần trình bày (thông thường niên biểu có 3 phần: thời gian, các sự kiện chính, ý nghĩa sự kiện), thiết lập các cột tương ứng với các đơn vị kiến thức và sắp xếp cột như thế nào cho hợp lí. Ví dụ khi học xong bài 18 “Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X – XV”, GV ra bài tập cho HS lập niên biểu về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ X – XV. Qua sự hướng dẫn của GV, các em phải xác định được tình hình kinh tế bao gồm các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XV nước ta đã trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ; từ đó có thể lập nên được cấu trúc niên biểu như sau:

Triều đại Tình hình nông nghiệp Tình hình thủ công nghiệp Tình hình thương nghiệp Triều Lý

88 Triều Trần

Triều Hồ Triều Lê Sơ

Với việc hoàn thành bài tập niên biểu trên, HS vừa có thể nhận thấy nét chung về kinh tế của nước ta từ thế kỉ X - XV, vừa có hiểu biết cụ thể tình hình kinh tế ở mỗi triều đại và có thể so sánh triều đại này với triều đại khác. Như vậy, qua việc lập niên biểu, kiến thức của HS sẽ được khôi phục lại, hệ thống, xâu chuỗi lại với nhau.

Sau bước hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc niên biểu, GV tiếp tục hướng dẫn HS dựa vào SGK, kiến thức bài học để tìm thông tin hoàn thành nội dung của niên biểu. Để hoàn thành nội dung niên biểu, GV cần nêu rõ cho HS một số lưu ý như sau:

- Những kiến thức được lựa chọn phải là kiến thức cơ bản của bài học hoc, của chương hay của khóa trình để làm sao cho sau khi hoàn thành bài tập HS hiểu biết và ghi nhớ các kiến thức cơ bản của bài học một cách đầy đủ, có hệ thống.

- Nội dung của kiến thức cơ bản được lựa chọn đưa vào niên biểu phải được trình bày ngắn gọn, súc tích, từ ngữ trong sáng, dễ hiểu và đảm bảo tính khoa học.

- Các sự kiện phải ghi rõ ràng, chính xác, ngắn gọn (làm nổi bật nội dung cũng như mối quan hệ giữa các sự kiện, đánh dấu những mốc quan trọng) và sắp xếp theo trình tự thời gian.

- Với niên biểu so sánh: cần suy nghĩ kĩ để chọn những dữ kiện nêu được bản chất của đối tượng so sánh, tránh việc liệt kê sự kiện mà không so sánh hoặc liên hệ một cách công thức mà không phân tích.

Bước cuối cùng, GV hướng dẫn HS rút ra những nhận xét, đánh giá của mình về phần nội dung kiến thức vừa hoàn thành. Đối với HS ở lớp 7, để những nhận xét của các em được chính xác thì GV cần đưa ra câu hỏi mang

89

tính gợi mở, định hướng. Như đối với niên biểu về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ X – XV, để HS đưa ra được nhận xét chung thì GV có thể đưa ra một số câu hỏi gợi mở sau: Nền kinh tế của nước ta từ thế kỉ X – XV phát triển ra sao ? Thời kì nào là phát triển nhất ? Nguyên nhân nào dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế trong các thế kỉ X – XV ?

Trong quá trình hướng dẫn HS làm bài tập lập niên biểu, bên cạnh việc để các em làm việc một cách độc lập thì GV có thể cho HS trao đổi, thảo luận với nhau theo nhóm: sử dụng đối với niên biểu so sánh hoặc các câu hỏi mang tính suy luận, khái quát, đánh giá - nhận xét … . Ví dụ sau khi học xong bài 21 “Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII” với bài tập lập bảng niên biểu so sánh sự khác biệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài về các lĩnh vực chính trị, luật pháp, quân đội thì GV cho HS thảo luận, trao đổi với nhau để tìm ra những điểm khác biệt giữa hai chính quyền, đồng thời các em cũng hiểu rõ sự tồn tại của hai chính quyền là nguyên nhân gây nên tình trạng chia cắt ở nước ta. Qua trao đổi, thảo luận nhóm giúp cho HS nhanh chóng có thể hiểu bản chất của vấn đề lịch sử hơn là làm việc một cách độc lập, trên cơ sở đó nhớ lâu và hiểu sâu các sự kiện lịch sử.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 85)