Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
2,57 MB
Nội dung
Câu 1. Thuyết minh tuyến ĐÀ LẠT - TP.HCM SƠ ĐỒ CUNG ĐƯỜNG ĐÀ LẠT – TP.HCM Từ Đà Lạt đến TP. HCM khoảng 300 km Họ và Tên: Đặng Văn Sĩ Lớp: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch – KN10 Đi qua các địa phương và khoảng cách: Tỉnh Lâm Đồng : Từ Đà Lạt (A) → Đức Trọng (B) : 45km Từ Đà Lạt (A) → Di Linh (C) : 85km Từ Đà Lạt (A) → Bảo Lộc (D) : 116km Từ Đà Lạt (A) → Đạ Hoai (E) : 163km Qua các đèo : Đèo Phú Hiệp, Đèo Bảo Lộc, Đèo Chuối Tỉnh Đồng Nai : Từ Đà Lạt (A) → Tân Phú (F): 174km Từ Đà Lạt (A) → Định Quán (G) : 190km Từ Đà Lạt (A) → Thống Nhất (H) : 226km Từ Đà Lạt (A) → Biên Hòa (I) : 270km Điểm cuối cùng là Tp.HCM (J) là hơn 300km Thuyết minh trên tuyến Thiền Viện Trúc Lâm – Cáp treo Đà Lạt Hệ thống cáp treo Đà Lạt này được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2002, khánh thành ngày 24/1/2003 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 1/2/2003. Hệ thống này do Hãng Doppelmayr của Thụy Sĩ và Áo thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Với 50 cabin tự động đủ màu sắc có công suất vận chuyển tối đa 900 lượt/giờ, du khách có thể thưởng ngoạn rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, toàn cảnh thành phố ngàn hoa và bay trên những rừng thông bạt ngàn, tận hưởng cái lành lạnh của trời Đà Lạt. Tại đồi Rôbin (rộng 15.000m2), một nhà ga 7.500m2 được trang bị hệ thống tách cáp hiện đại theo dây chuyền đường ray để cabin tự chặn lại cho khách lên xuống. Du khách còn có thể thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị Đà Lạt của nhà hàng tại ga đi. Ở ga đến, khách sẽ được tham quan khu du lịch Thiền viện Trúc Lâm - hồ Tuyền Lâm và thưởng thức cơm chay. Đặc biệt, vào ngày 6/8/2004, Khu Du lịch Cáp treo Đà Lạt đã đưa vào phục vụ du khách chương trình “Cà phê cảm giác trên cáp về đêm”. Cáp treo Đà Lạt đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho thành phố “đường trong hoa, thấp thoáng nhà trong lá” này. Thác Dantanla : là một ngọn thác lớn nằm trong khu du lịch Đatanla – cách thác Prenn8km và thành phố Đà Lạt10km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm. Đatanla hay Đatania do các từ K'Ho ghép lại: "Đà-Tàm-N'ha" có nghĩa là "nước dưới lá" [1] - liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm- Lạch- Chilthế kỷ XV - XVII. Thác Datanla có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Thác Datanla không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng. Truyền thuyết 1 Đatanla là nơi dũng sĩ K`Langvà nàng sơn cước Hơbianggặp nhau. Nơi đây, chàng Langđã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắnhổ tinh, 7 con chó sóivà 2 con cáo. Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy: "Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn ". [2] Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân. Truyền thuyết 2 Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla Truyền thuyết 3 Có truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Pôrêmê, người Chămtừ Panduranga(Phan Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành đất và bắt nô lệ. Trong lúc người Lạchsắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nnha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.” Hệ thống máng trượt Hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh cảm biến để hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa các xe. Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có tay phanh để điều chỉnh tốc độ theo ý muốn. Tốc độ trung bình là 10-20km, tốc độ nhanh là 40km. Trước đây muốn xuống thác Datanla phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc thẳng đứng và chỉ có cách duy nhất là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc xuống thác rất nhanh từ 1,5- 2 phút. Leo dây mạo hiểm : Leo dây mạo hiểm là môn thể thao mới khai trương tại thác nhằm khám phá và thử sức can đảm tại hang Tử Thần. Thác Prenn Thác Prennlà một thác nướcđẹp thuộc tỉnh Lâm Đồng. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nướcnhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu. Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenncách trung tâm Đà Lạtkhoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20. Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời xa xăm vào khoảng thế kỷ XV – XVII, khi vùng núi rừng nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là "vùng xâm chiếm", còn các tộc dân bản địa như Lat, Chil, Srélại gọi kẻ xâm lăng là "người Prenn". Để vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh. Du khách có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lanhay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên Hiện nay, thác Prenn do Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý khai thác nhưng đang trong tình trạng xuống cấp do không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên Trúc Lâm Viên Trúc Lâm Viên chỉ mới nghe tên gọi đã cho ta liên tưởng đến cảnh thiền định nơi chốn sơn thuỷ hữu tình. Sau những bộn bề lo toan của cuộc sống, sự câu thúc công việc, nhịp sống hối hả thời hiện đại…con người luôn khao khát một khoảng lặng để tìm kiếm sự an trú trong cõi lòng và có lẽ Trúc Lâm Viên là một lựa chọn. Khu du lịch văn hoá - nghệ thuật - tâm linh Trúc Lâm Viên do Doanh nghiệp tư nhân Trần Lê Gia Trang đầu tư nằm cách thành phố Đà lạt 15 km về phía Nam được khởi công xây dựng từ năm 2006. Sau 4 năm đầu tư xây dựng với nhiều hạng mục: Đường vãn cảnh nội bộ, các công trình kiến trúc mang phong cách truyền thống Á đông, vườn hoa cây xanh… đã biến nơi đây từ một vùng đồi đá sỏi hoang vu dưới chân núi Voi thành khu sinh cảnh biệt lập với bên ngoài. Toàn bộ khu du lịch được kiến tạo trong diện tích khoảng trên 40 hécta, với nhiều hạng mục công trình mang đậm nét văn hoá truyền thống, nhiều ý tưởng độc đáo như: Suối Thanh Lương và Dân Sinh, thác Bảy Tầng, thác Tam Bảo, hồ Định An, nhà Thuỷ Tạ, Vọng Nguyệt lầu, Nghinh Phong cát, cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật đá cảnh, bonsai và tranh thêu tạo nên một không gian nghệ thuật quyện hoà vào thiên nhiên hữu tình. Vì vậy, tách khỏi đường cao tốc Liên Khương – Đà Lạt, đi ngược về phía núi Voi khoảng 500 mét là tới Trúc Lâm Viên, du khách như trút bỏ tiếng xe cộ ngược xuôi trên đường cao tốc để thả hồn theo các lối đi nhỏ nhắn hai bên liễu rủ, thông reo, những hàng cây mai anh đào thẳng tắp và nghe tiếng suối reo róc rách bên sười núi. Nằm soi bóng bên hồ Định An là thư viện trung tâm Thất Huệ Hiền mang đậm nét kiến trúc Á Đông, bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca, các vị tổ sư Thiền tông và Đức Thánh Trần Hưng Đạo khiến du khách như đang bước nhẹ vào cõi Thiền mênh mang, tĩnh tại. Dạo quanh hồ Định An, chỉ cần vỗ tay hàng trăm con cá cảnh đủ màu sắc chen nhau trồi lên mặt nước. Du khách cũng có thể đắm mình trước những tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật, đốc đáo với kỹ thuật thêu nổi bằng chỉ tơ tăm trên nền tơ lụa. Cảm nhận nét tinh tế qua từng tác phẩm tranh thêu mang đậm bản sắc văn hoá Việt qua kỹ xảo, đường thêu tài hoa của các nghệ nhân Trần Lê Gia Trang. Hay chiếm ngưỡng khu vườn sưu tập bonsai, non bộ, tiểu cảnh với nhiều chủng loại xen kẽ với những vườn hoa ôn đới như Đỗ quyên, Trà mi… Đặc biệt bộ sưu tập bonsai thông, tùng độc đáo. Thưởng thức nét văn hoá “độc nhất vô nhị” trên Cao nguyên Lâm Viên, đó là Trà đạo tại vườn đá cảnh Nhật Bản với những khối đá cảnh, những bộ bàn ghế đá được chế tác công phu nhập nguyên bộ từ đất nước Mặt trời mọc, sứ sở Hoa anh đào. Với không gian này khách có thể hoá thân vào thiếu nữ trong trang phục Kimono, võ sĩ Samurai hay thiếu nữ Ấn Độ làm duyên với cảnh sắc cỏ cây, hoa lá, kiến trúc. Nhân viên trong khu du lịch bảo rằng, với không gian kiến trúc tựa mình vào thiên nhiên, sự bài trí đá cảnh, tranh thêu và văn hoá trà đạo khách muốn thưởng thức âm nhạc cũng mang một phong cách riêng nên không có trống, đàn điện tử mà thay vào đó là nhạc cụ truyền thống: sáo, đàn bầu hay violon… Dưới những rạng thông xanh thấp thoáng bên sườn đồi là những Bungalow tiện nghi và xinh xắn, không gian riêng tư ấm áp cho những gia đình, bè bạn tụ hội. Đan xen với những công trình xây dựng mỹ thuật có biết bao tiểu cảnh, cây kiểng, hòn non bộ, thác nước nhân tạo hay Thạch Hoa viên với những kỳ hoa dị thảo giữa sa thạch hàng ngàn năm tuổi, tất cả hoà quyện như một bức tranh thuỷ mặc sống động. Từ trên đỉnh cao đồi vọng cảnh, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả một khu đồi bạt ngàn cây xanh hay thưởng thức các món ăn ở nhà hàng Yến Sào, nhà hàng Cơm chay tại khu du lịch cùng với các dịch vụ khép kín du khách sẽ có những giây phút thư thái, an trú trong lòng mỗi khi vãn cảnh nơi đây để hoà điệu với thiên nhiên rất Thiền Trúc Lâm Viên: “Trên dòng nước mát thác Thanh Lương. Vọng lại âm thanh thật diệu kỳ Bóng bọt tung bay trên phiến đá Nghìn năm nhạc khúc nước trôi đi”. Núi Voi Núi Voi cap 1.756m. Ngọn núi này đã được nhắc đến nhiều trong các truyện cổ và truyền thuyết của các dân tộc ở miền Nam Tây Nguyên trong việc bảo vệ quê hương chống lại quân Chăm xâm lược vào các thấ kỷ XV – XVII. Có truyền thuyết kể rằng:’Có 2 con voi ở vùng La Ngà Thượng đi dự lễ cưới của chàng Lang và nàng Bian. Khi đi đến ngọn núi Cà Đắng thuộc vùng đèo Prenn, nghe tin đám cưới của 2 người biến thành đám tang nên 2 con voi đã quỵ ngã tại đây và đau buồn đến chết. Xác của 2 con voi này đã hoá thành hai ngọn núi và người ta gọi là Núi Voi. Nước mắt của voi chảy hoá thành dòng thác nên người ta đặt tên thác Voi, một ngọn thác nằm gần khu vực này. Một truyền thuyết khác:’Tạivùng đất này có đôi tình nhân người Cơ Ho. Chàng tên Ka Yar và nàng tên Ka yung, họ yêu nhau tha thiết. Khi quân người Chăm trà lên cao nguyên đánh chiếm đất này, chàng Ka Yar phải lên đường chinh chiến và không trở về. Nàn Ka Yung đang khổ ra suối ngồi khóc. Tiếng khác của nàng đã làm lay động núi rừng, đất đá sụp đổ và nước mắt của nàng kết thành một dòng suối đổ ầm ào, cuồn cuộn. Đó là thác Voi ngày nay. Sau năm 1471, từ thời vua Lê Thánh Tông, quân Chiêm Thành không còn đủ sức để đánh phá Đại Việt như thời Chế Bồng Nga. Từ đó, các vua Chăm lo củng cố vùng đất Panduraga và tìm cách mở hướng đánh chiếm lên vùng Tây Nguyên với ý đồ mở rộng vương quốc. Vua Pôrêmê là vị vua nổi tiếng về quân sự đã nhiều lần đưa quan lên đánh vùng đất Đà Lạt – Lâm Đồngvà bắt dân địa phương làm nô lệ. Trong thời giao giao tranh, núi Voi là một trong hai căn cứ đóng quân kiên cố và vững chắc của người Cơ Ho. Lachr, Chink (một căn cứ khác là núi Lap Bê cao 1.732m nằm ở đông bắc, còn núi Voi nằm ở phía Tây Nam) có đủ khả năng chế ngự quân của đối phương lên đồi Cà Đắng. Quân chăm không tấn công lên nổi Đà Lạt do không phá được hai căn cứ này. Các thung lũng quanh vùng là những tuyến phòng thủ, phục binh an toàn nhất của người bản địa, đã nhiểu lần đánh tan đội quân của Pôrêmê tại giới thuyến đồi Cà Đắng. Đạo quân của người Cơ ho, Chink, Lachr khi ẩn khi hiện theo những con đường mòn dọc theo con suối phủ đầy lá cây mà người Chăm không thể nào phát hiện. Tuy không chiếm được Đà Lạt, nhưng người Chăm cũng đến được Cao nguyên này bằng một hướng khác để phá huỷ nhiều công trình của người M’nông, Chink, Lachr. Đó là vùng Đak Krông Nô thuộc tỉnh Đak lăk ngày nay. cầu Liên Hiệp, ngã 3 bên trái là QL 27 đường đi Đaklăkm174km. Theo ngã 3 này đi khoảng 9km gặp một ngã 3 rẽ phải đi thêm 9km gặp cầu thác Voi. Tại đây có ngã 3 quẹo trái vào khoảng 100m đến thác Voi. Đường đi từ quốc lộ vào thác Voi đã được trải nhựa rất đẹp. Thác Voi Thác Voi Thuộc thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng. Đây là một trong những thác nước rất đẹp nhưng còn hoang sơ, thâm u với nhiều lạoi cây rừng cổ thụ. Đường đi xuống chân thác cheo leo, hiểm trở, rất khó đi. Nếu Thác Pongour hùng vĩ, đầy vẻ hùng vĩ, duyên dáng, quyến rũ bao nhiêu thì cành quan cùa Thác Voi lại đầy vẻ mạo hiểm bấy nhiêu. Dòng suối chảy ngang qua cầu thác Voi của thị trấn Nam Ban trông rất hiền hoà, nhưng vừa đến vực thằng cách cầu khoảng 100m lại đồ xuống trông rất hùng vĩ. Từ trên đỉnh nhìn xuống thấy chân thác là một vực sâu đầy thu hút, thôi thúc du khách trẻ yêu thích khám phá phải tìm mọi cách xuống tham quan. Thác cao gần 100m. Bên dưới thung lũng chân thác là những tảng đá to nằm ngổn ngang với nhiều hình dáng dài, ngắn, tròn dẹt khác nhau. Chiều dài mỗi khối đá trên dưới 10m, làm nơi dừng chân cho khách xuống tham quan thác. Đặc biệt có màu đen tuyền, bề mặt nham nhở. Có khu vực, những khối đá mang hình dáng những cây cột khỗng lồ nằm xếp chồng lên nhau giốngnhư xưởng chế tác đá xây dựng. Có lẽ đây là dấu tích xưa của núi lửa? Là sản phẩm của nham thạch chảy ra từ miệng những ngọn núi lửa hoạt động cách đây hàng triệu năm. Hiện nay, địa hình thác Voi không thích hợp cho du khách lớn tuổi, nếu lối đi xuống thác không được cải tạo, xây dựng. Tuy nhiên đây là thắng cảnh tuyệt vời, rất hấp dẫn đối với những du khách trẻ thích khám phá. Dòng sống dưới chân thác có rất nhiều cá, là nơi người dân địa phương thường đến quăng chài, thả lưới bắt những loài cá đang sống nép mình vào những khối đá to quanh thung lũng. Thắng cảnh thác Voi đã được Bộ Văn Hoá – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia ngày 28 – 12 – 2001. Sân bay Liên Khương bên tay trái Thác Gougar: Ngọn thác này nằm các QL20 khoảng 500m Thác Gougar Thác Gougar còn có tên gọi là Thác Ổ Gà, Gougar là tên do người dân tộc ở địa phương dặt tên cho Thác, còn Ổ Gà là tên của người Kinh đặt do khi đứng từ xa, người ta trông thấy thác Gougar được phân chia theo 2 nhánh: một bên là dòng nước màu lòng đỏ trứng gà êm đểm chảy, một bên là dòng nước chảy ầm ầm tung bọt trắng xoá bao phủ cả một vùng tựa như lòng trắng của quả trứng; nhưng cũng có giả thuyết cho rằng, tênỔ Gà là do phát âm trại từ hai âm Gougar. Theo tiếng Cơ Ho, tên Gougar cõ nghĩa là ‘bờ sông giống cái cũi lồng’. Tuy nhiên, vào mùa mưa, lượng mưa trung bình cao nên hai dòng của thác hoà vào nhau tạo lưu lượng cao với cường độ dòng chảy lớn, thác trở nên hùng vĩ hơn. Thác cao gần 20m. Cột nước khổng l62 từ cao đổ xuống ì ầm suốt ngày đêm làng vang động cả núi rừng, tạo nên một bức tranh hoang dã đầy sống động của vùng Nam Tây Nguyên. Đứng nơi dòng thác này, du khách có dịp đi ngược dòng lịch sử trở về bới bao huyển thoại của các dân tộc anh em từ miền xuôi lên miền ngược. Tuy rằng, bao huyền thoại ấy vẫn được xem là giả thuyết gắn liền với lịch sử thăng trầm của mỗi dân tộc. Theo các truyện cổ Nam Tây Nguyên, vùng đất từ núi Chai đến thác Gougar là lãnh thổ của người dân tộc Churu – Chăm, có thủ lĩnh là nữ tù trưởng Ma Anh. Đa số người Churu có gốc là người Chăm di cư lên miền Tây Nguyên từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII. Theo giả thuyết của người Chăm, vùng đất thác Gougar ngày xưa là một vực sâu chôn giấu kho tàng của Hoàng Hậu Nai Biút. Truyện kể rằng:’Nàng Nai Biút gốc người việt (Yuan?) kết hôn cùng vua Chăm. Nàng được nhà vua hết mực sủng ái nền thường bày kế tỏ ra yếu đuối để được vua chiều chuộng. Mỗi khi nằm, Biút dùng bánh tráng nướng đặt dưới chiếu để khi nàng xoay người đổi tư thế nằm, bánh tráng sẽ bể tạo nên âm thanhnhư bị gãy xương. Nhà vua quan tâm, nàng thưa:’Thiếp bị bệnh, c6n cơ thể thường hay kêu răng rắc’. Vua Chăm lo lắng bảo quan ngự y chạy chữa cho nàng. Một đại thần trình tâu với vua rằng, nên xây cho hoảng hậu một cung điện bên ngoài vương quốc Chămpa để hoàng hậu dưỡng bệnh, hy vọng hoàng hậu sẽ được khỏi bệnh ‘xương cốt’. Vua Chăm đồng và một cung điện mới dành cho hoàng hậu được mọc lên giữa rừng vùng núi này. Khi hoàng hậu mất, vua Chăm cho chôn cất nàng tại đây, một kho tàng vàng ngọc châu [...]... cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước Biên Hòa có 4 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata và Khu công nghiệp Loteco đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ.Chính phủ cũng đã phê duyệt Khu công nghiệp Hố Nai và Khu công nghiệp Sông Mây Tỉnh đã quy hoạch Khu công nghiệp Bàu Xéo.Biên Hòa... phố Hồ Chí Minh, xe buýt ở Thành phố Hồ Chí Minh họat động với mục tiêu giảm thiểu số lượng phương tiện giao thông cá nhân Du lịch Chợ Bến Thành là biểu tượng không chính thức của thành phố Khẩu hiệu du lịch của thành phố là "TPHCM - điểm đến an toàn và thân thiện" Năm 2005, thành phố đón 2 triệu khách du lịch quốc tế Khách du lịch đến thành phố được tham quan ở các di tích lịch sử khu vực trung tâm... vừa được tôn tạo thành khu du lịch sinh thái mới ở xã Liên Đầm, huyện Di Linh (Lâm Đồng) Bobla được xem như một nàng tiên tuyệt trần vừa được đánh thức bởi vì thác được phát hiện khá lâu nhưng mãi đến năm 2000 mới được giới thiệu cùng du khách và là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước, trên lộ trình hoặc trong những tour du lịch từ TP HCM lên Đà Lạt Nằm cách không xa quốc... ở đây Đường vào trung tâm khu du lịch có một cầu ximăng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác Đứng trên cầu, khách du lịch có thể thưởng thức cảnh tượng hùng vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống Khách muốn xuống chân thác có thể đi bằng hai đường: thang máy hoặc đường bộ Nhưng hầu hết du khách đều chọn đường bộ men theo sườn núi, đã được bêtông hoá nên đi lại thuận tiện để được thưởng... trú: người Xiêm ở phía Bắc và Tây Bắc, người Hoa ở phía Đông, người Việt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hoà Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi Nhìn cách bố trí thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán ngừơi Việt ở đây khá rộng và là một trong những mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất... Lộc và Đa Hoai Km 102.5: tượng đài Đức Mẹ An Bình Đây là điểm dừng chân của du khách trên tuyến đường QL20 Km 104: Miếu 3 cô (Điện Tam Cô), còn gọi là Bồng Sơn Miếu, do ông Đặng Hà thành lập để tưởng niệm ba cô gái đã tử nạn đường đèo tại đây Đoạn tượng đức mẹ và Miếu ba Cô là 2 khúc quanh rất gắt Giữa km 104-105: Cầu Bảo Lộc 1 Khu Du Lịch Rừng Madagui- Suối Tiên Khu Du Lịch Rừng Madaguicòn được gọi... cho trái quanh năm để phục vụ cho khách du lịch như: ổi, mận, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, táo, sơri, mãng cầu, cam, bưởi, quít Động vật của khu rừng này cũng đa dạng như voi, cheo, nhím, heo rừng, sóc, dúi (thú gặm nhấm sống trong hang đất, tự đào củ và rể cây để ăn) và các loài ong, bướm, côn trùng khác Ngoài thắng cảnh thiên nhiên, KDL sinh thái này còn có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí như: câu... đến khám phá và tận hưởng cảm giác "Vượt qua chính mình" tại Khu Du Lịch Rừng Madagui Quý Khách sẽ hài lòng với những gì KDL rừng Madaguimang đến ĐÈO CHUỐI – SUỐI TIÊN Đèo chuối là đèo đầu tiên từ TP.HCM lên Đà Lạt Đèo Chuối dài 4 km Chạy giữa thung lũng của hai dãi núi cao Trước đây vùng này mọc tất nhiều cây Chuối nên ngừơi ta gọi là đèo Chuối Xe lên hết đèo Chuối tức là chúng ta ở trên độ cao 350m... đến Đà Lạt Ngã 3 Vũng Tàu Cách thành phố Hồ Chí Minh 25km, rẽ phải theo quốc lộ 51 đi khoảng 100km sẽ đến Vũng Tàu Tp.Biên Hoà Lịch sử Nhóm người Hoa đầu tiên đến Cù Lao Phố là : Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình đã lập cảng Nông Nại Đại Phố Văn hoá Nơi đây là điểm hội tụ giao thoa ủa nhiều nền văn hoá cổ Óc Eo Hoa Chăm Việt và nhiều bộ tộc thiểu số , nhiều di chỉ phát hiện ở cù lao Rùa , đàn đá ở Bình... chuyến tham quan của du khách thêm sinh động, Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Đambri còn khoanh một khu vực nuôi các loài thú Đảo khỉ tại đây có hàng trăm con, hươu nai được nuôi thả tự do khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng và thích thú khi bắt gặp Cũng có cả những khu nuôi gấu, ba ba, rùa Đặc biệt, có những chú voi đã được thuần dưỡng và ngoan ngoãn tuân theo sự chỉ dẫn của quản tượng Du khách có thể . Câu 1. Thuyết minh tuyến ĐÀ LẠT - TP .HCM SƠ ĐỒ CUNG ĐƯỜNG ĐÀ LẠT – TP .HCM Từ Đà Lạt đến TP. HCM khoảng 300 km Họ và Tên: Đặng Văn Sĩ Lớp: Nghiệp vụ. Đà Lạt (A) → Thống Nhất (H) : 226km Từ Đà Lạt (A) → Biên Hòa (I) : 270km Điểm cuối cùng là Tp .HCM (J) là hơn 300km Thuyết minh trên tuyến Thiền Viện Trúc Lâm – Cáp treo Đà Lạt Hệ thống. quan của nhiều du khách trong và ngoài nước, trên lộ trình hoặc trong những tour du lịch từ TP HCM lên Đà Lạt. Nằm cách không xa quốc lộ 20, nên ngay từ xa đã có thể nghe tiếng thác vọng cả