Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch Quảng Ngãi, bên cạnh việc đầu tưvào cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, cần phải chú trọng vào việcđánh giá ảnh hưởng c
Trang 1Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị, công tác tại Trạm Khí tượng
và Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, CụcThống kê Quảng Ngãi Đồng thời, xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã nhiệt tình giúp
đỡ, đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Lý Thị Kim Lan
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khí hậu là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, hết sức thiết yếu đối với sựsống trên Trái Đất và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hộimỗi khu vực Việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu phục vụ pháttriển du lịch là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi địa phương
Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơitích cực của con người Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xãhội phổ biến trên toàn thế giới, nó được xem như là một nhu cầu không thể thiếucủa con người và được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống Du
lịch - ngành công nghiệp không khói – ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống
xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao Chính vì thế, các nước trên thế giới rất chútrọng đầu tư phát triển du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế tiến lên
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành du lịch trên thế giới,ngành du lịch ở Việt Nam cũng đang phát triển không ngừng và có những đóng gópđáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và ngày càng khẳng định vị trí làngành kinh tế “mũi nhọn” trong nền kinh tế quốc dân
Quảng Ngãi là một tỉnh nằm ở Duyên hải miền Trung, được xem như là cầunối giữa miền Bắc và miền Nam của nước ta Những năm gần đây, kinh tế QuảngNgãi có sự tăng trưởng vượt bậc và mang tính đột phá Trong đó phải kể đến sựđóng góp của ngành công nghiệp và du lịch Ngành du lịch của tỉnh được đánh giá là
đã khởi sắc và dần khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội So vớinhiều địa phương trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Quảng Ngãi có nhiều lợi thế chophát triển toàn diện ngành du lịch Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa khai thác được những lợi thế
đó Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch Quảng Ngãi, bên cạnh việc đầu tưvào cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, cần phải chú trọng vào việcđánh giá ảnh hưởng của khí hậu đối với du lịch Khí hậu Quảng Ngãi tạo điều kiện thuậnlợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng Khí hậu chi phối mạnh
mẽ đến các hoạt động du lịch, nhất là du lịch ngoài trời, khí hậu còn quyết định tính mùa
vụ trong hoạt động du lịch Cũng như các địa phương khác, ở Quảng Ngãi, tài nguyênkhí hậu có vai trò rất quan trọng, phục vụ các hoạt động phát triển du lịch
Là một người con của quê hương Quảng Ngãi, tôi nhận thấy tỉnh chưa khaithác và sử dụng hết tiềm năng của tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch Vì
vậy, tôi quyết định lựa chọn “Đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trang 32 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lí luận cho việc đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến pháttriển du lịch
- Đánh giá tác động của khí hậu đến phát triển du lịch Quảng Ngãi và đề xuấtmột số định hướng khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển
du lịch địa phương
- Góp phần ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn và nâng cao năng lực
tự nghiên cứu của sinh viên
3 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, tư liệu, số liệu… xây dựng cơ sở khoa học cho việc thựchiện nội dụng nghiên cứu của đề tài
- Phân tích đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Ngãi và làm rõ
- Đánh giá tác động của tài nguyên khí hậu đến du lịch tỉnh Quảng Ngãi và
đề xuất các định hướng khai thác tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch địaphương
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm hệ thống
Cơ sở khoa học của quan điểm này là quan niệm về sự thống nhất và hoànchỉnh động lực bên trong của các đối tượng nghiên cứu Điều này cho phép chúng taphân tích, đánh giá khách quan một cách toàn diện những đối tượng nghiên cứuphục vụ khai thác và sử dụng lãnh thổ một cách toàn diện và lâu bền
Khí hậu được hình thành từ nhiều yếu tố và là một thành phần nhỏ của hệthống điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi, nhưng có tác động mạnh mẽ đến quátrình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ngược lại, điều kiện tự nhiên này chịu tácđộng không nhỏ của quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương Vì vậy, khinghiên cứu nhằm tìm ra đặc điểm tài nguyên khí hậu, cần phải xem xét trong mốiquan hệ biện chứng với hệ thống tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
Trang 4Quảng Ngãi Quan điểm hệ thống cũng là cơ sở cho tác giả đề xuất định hướng khaithác và sử dụng hợp lí tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh nhà.
5.1.2 Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng địa lí đều gắn với một phạm vi lãnh thổ nhất định,đồng thời có mối quan hệ với các lãnh thổ khác tạo nên nét khác biệt mang tính bảnchất của vùng lãnh thổ nghiên cứu
Tài nguyên khí hậu Quảng Ngãi có nhiều đặc trưng hết sức nổi bật nhưngcũng có nhiều nét tương đồng với các địa phương xung quanh Vì vậy, khi nghiêncứu đánh giá tài nguyên khí hậu cần phải dựa trên quan điểm này Quan điểm lãnhthổ còn là cơ sở để đề xuất định hướng khai thác và sử dụng tài nguyên khí hậu phùhợp với từng vùng khác nhau trên toàn tỉnh Quảng Ngãi
5.1.3 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững là quan điểm chủ đạo trong
nghiên cứu bảo vệ môi trường Đối với Địa lí học, quan điểm này là không thể thiếutrong việc nghiên cứu tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu, đánh giá tài nguyên khí hậu phục
vụ phát triển du lịch, cho phép tác giả xác định được những yếu tố tác động mạnh
mẽ đến sinh khí hậu người, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịchbền vững Đồng thời, quan điểm này là cơ sở để xem xét tổng hợp các nhân tố điềukiện tự nhiên – môi trường tác động đến hoạt động du lịch; cho phép xác định cácyếu tố cơ bản để đánh giá, giúp người nghiên cứu phát hiện và đề xuất các vấn đề vềmôi trường trong phát triển du lịch, đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng tàinguyên du lịch Quảng Ngãi dựa trên quan điểm giữ cân bằng sinh thái và phát triểnbền vững
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Dựa nội dung của đề tài, tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồnkhác nhau: Sách, internet, trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, Sở văn hóa,thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ngãi, giáo viên hướng dẫn,… Từ đó, sắp xếp theo hệthống và phân tích, đánh giá chung nhất về đặc điểm tài nguyên khí hậu phục vụphát triển du lịch
5.2.2 Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu địa lí Quá trình nghiên cứu
đề tài, tôi đã sử dụng và nghiên cứu một số bản đồ như: Bản đồ phân vùng khí hậutỉnh Quảng Ngãi, bản đồ phân loại khí hậu tỉnh Quảng Ngãi của nhiều tác giả Đồngthời, cũng tiến hành biên tập và thành lập các bản đồ hợp phần, bản đồ chuyên đề
Trang 5của đề tài bằng phần mềm MapInfo Ứng dụng công nghệ GIS để đánh giá mức độphân hóa không gian và biểu thị không gian lãnh thổ du lịch.
5.2.3 Phương pháp khảo sát, thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống của Địa lí Trong quá trình đikhảo sát thực địa tại một số địa điểm của tỉnh như Bình Sơn, Trà Bồng, Tây Trà…tác giả đã quan sát, thu thập tư liệu, tìm hiểu một số loại tài nguyên du lịch được sửdụng ở các địa phương đó cũng nhưng điều kiện khí hậu thích hợp cho từng loạihình du lịch Qua đó, giúp người nghiên cứu phần nào phát huy được tính độc lập,
kỹ năng quan sát của mình trong nghiên cứu và có cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn
từ thực tế
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành đi thực địa để thu thậptài liệu, tham gia,quan sát, chụp ảnh một số địa điểm du lịch để đưa vào đề tài
6 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên Thế giới, việc nghiên cứu về đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ pháttriển du lịch đã được quan tâm từ lâu Những công trình đầu tiên nghiên cứu về địa
lí du lịch như: công trình của I.U.A Veđenhin (1971) đưa ra khái niệm hệ thốngnghỉ ngơi theo lãnh thổ, công trình khoa học của Kađaxkia (1972) và Sepfer (1971)
đã nghiên cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch; L.I.Mukhina (1973)xây dựng quy hoạch các vùng nghỉ mát ven biển… Các tác giả khác như Slavikova(1973) của Tiệp Khắc hay Vacdunxka của Ba Lan đã nghiên cứu xác định sức chứatối ưu dung lượng khách du lịch tại một số điểm du lịch… Các nhà địa lý Canadanhư: Vôgơ (1966), Henanynơ (1972) hay các nhà địa lý Mỹ như: Booha, Dvit(1971)… lại có những công trình đánh giá, sử dụng tài nguyên nhằm mục đích giảitrí…Hiện nay, trên Thế giới ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá tàinguyên khí hậu cho phát triển du lịch
Ở Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều chương trình, dự án cấp nhà nước, địaphương nghiên cứu về khí hậu phục vụ phát triển du lịch: Đề tài khoa học cấp nhà
nước: “Luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng và phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam” (1995) do PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh làm chủ nhiệm; Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010” do Viện Nghiên cứu Phát
triển du lịch thực hiện năm 1994 Ngoài ra, có thể kể đến những nghiên cứu của các
tác giả như: “Tài nguyên khí hậu” của Mai Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ (2002),
đã đi sâu phân tích đặc điểm khí hậu từ đó đánh giá tác động khí hậu đến Việt Nam;
Về hướng nghiên cứu sinh khí hậu có công trình “Cơ sở sinh khí hậu” của Nguyễn
Khanh Vân (2006) Trong công trình đã đi sâu phân tích khả năng thích nghi với khíhậu của sinh vật và con người, từ đó xây dựng bản đồ sinh khí hậu; Bên cạnh đó
Trang 6còn có một số công trình nghiên cứu khí hậu phục vụ phát triển du lịch như: “Tài nguyên và du lịch Việt Nam” (Phạm Trung Lương, 2000) và một số giáo trình nghiên cứu về tài nguyên du lịch một cách cơ bản và có hệ thống: “Địa lí du lịch”
(Nguyễn Minh Tuệ, 1997)…
Ở Quảng Ngãi, có rất nhiều nghiên cứu tổng hợp về địa lí tự nhiên: côngtrình có quy mô lớn và là sự tập trung công sức của các nhà khoa học, nhà nghiên
cứu như: “Địa chí Quảng Ngãi” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) Trong tài liệu
này đã đề cập đến đặc điểm khí hậu – thủy văn của địa phương Ngoài ra, còn có tài
liệu đề cập đến phát triển du lịch địa phương như: “Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Quảng Ngãi thời kì 2001 – 2010 và định hướng đến 2020” (Sở Văn hóa, thể thao, thông tin và du lịch, 2001)… Thời gian gần đây có “Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu tỉnh Quảng Ngãi phục vụ phát triển du lịch” của Dương Thị
Nguyên Hà, Nguyễn Khanh Vân, Đỗ Thị Vân Hương (2008) Trong đó, các tác giả đã
đi sâu phân loại đánh giá một số đặc trưng khí hậu riêng và đánh giá vai trò của sinhkhí hậu đối với du lịch bằng các chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp Tuy nhiên, công trìnhnày chưa phân vùng khí hậu phục vụ phát triển du lịch cho Quảng Ngãi
Hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về du lịch Quảng Ngãi, nhưngchủ yếu tập trung vào nghiên cứu từng loại hình du lịch, nghiên cứu ở từng điểm dulịch cụ thể Việc nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu phục vụphát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề rất cần thiết, nhằm góp phần khai tháclợi thế của tự nhiên, tận dụng được thế mạnh của khí hậu phục vụ phát triển du lịch,nhưng hiện chưa có công trình nào tiến hành
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Theo Vôâycốp: “Khí hậu là trạng thái thời tiết trung bình”.
- Theo Phêđôrôp: “Khí hậu là tổng hợp của thời tiết”.
- Theo Becgơ: “Khí hậu là một bộ phận của các quá trình địa lí".
- Theo quan điểm hiện đại: “Khí hậu là trạng thái vật lý tổng quát của hệ thống không khí bao quanh trái đất, hình thành dưới tác dụng tương hỗ giữa bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và điều kiện địa lí”.
Định nghĩa mang tình chất địa lí về khí hậu theo Sneider Karius như sau:
“Khí hậu là một cảnh quan điển hình của một nơi nào đó, hoặc là tập hợp các trạng thái khí quyển và các quá trình thời tiết của một khoảng không gian lớn quan sát được gần mặt đất, có tác động đến bề mặt trái đất trong một khoảng thời gian dài Tập hợp này được biểu thị bằng sự phân bố các giá trị trung bình được lặp lại thường xuyên và các giá trị cực trị”.
Hiện nay, người ta chủ yếu sử dụng quan niệm của Alixốp về khí hậu để làm
định nghĩa: “Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc tính của mặt đệm và hoàn lưu khí quyển”.
1.1.1.2 Tài nguyên khí hậu
a Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên
Trong thiên nhiên tồn tại một khối lượng dự trữ của một chất nào đó Đó làtổng lượng của chất đó có trong môi trường, phần lớn chưa được khai thác hoặcchưa thể gia công theo công nghệ hiện đại Phần của khối dự trữ có thể sử
dụng trong những điều kiện xã hội, kinh tế và công nghệ nhất định được gọi là tài nguyên Vậy, tài nguyên là một dạng thức có sẵn để cung cấp cho nhu cầu kinh tế,
xã hội của con người (ví dụ: đất đai, khoáng sản, khí hậu, nhân lực…)
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về tài nguyên thiên nhiên, khái niệm
sau đây là phổ biến hơn cả: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn
có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà con người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần cho sự tồn tại của xã hội loài người”
Trang 8b Tài nguyên khí hậu
Từ quan niệm về tài nguyên nêu trên, ta có thể coi các dạng thức của tàinguyên khí hậu là nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió… của một vùng nào
đó có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất câytrồng, vật nuôi hoặc phục vụ những mục đích phát triển của ngành kinh tế - xã hội
1.1.1.3 Đánh giá tài nguyên khí hậu
Để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên khí hậu thì cần phải đánh giátài nguyên này Việc đánh giá tài nguyên khí hậu là nghiên cứu cơ sở khoa học củatài nguyên khí hậu: các yếu tố khí hậu, các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu, đặc điểmkhí hậu, phân hóa khí hậu… Từ đó, đánh giá những tác động thuận lợi, bất lợi củakhí hậu cho các hoạt động phát triển cụ thể
Yêu cầu của việc đánh giá này là phải đánh giá một cách tổng thể, toàn diệntất cả các yếu tố Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng nhân tố mà chúng ta xác địnhnhững yếu tố trội cho đánh giá, đó là những yếu tố có tính chất quyết định đến giá
trị của tài nguyên khí hậu đối với một loại hình sản xuất nào đó
Dựa vào cơ sở trên, chúng tôi đã chọn ra được những chỉ tiêu (tiêu chí) đểđánh giá cho từng nhóm nhân tố của tài nguyên khí hậu như sau:
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu chúng tôi sẽ đánh giá các yếu tố: Vị tríđịa lí, bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển, tính chất bề mặt đệm
+ Đặc điểm của khí hậu chúng tôi sẽ đánh giá các yếu tố: Chế độ bức xạ,nắng, nhiệt độ và chế độ nhiệt, mưa và chế độ mưa, chế độ ẩm và bốc hơi, gió vàkhí áp, một số loại thời tiết đặc biệt
1.1.1.4 Sinh khí hậu người
Nghiên cứu sinh khí hậu người là một trong những hướng nghiên cứu sinhkhí hậu ứng dụng mới phát triển mạnh ở Việt Nam trong hai chục năm trở lại đây.Sinh khí hậu người là nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết lên cơthể con người (các cơ quan cảm thụ, sức khỏe con người nói chung) phục vụ dânsinh, phát triển kinh tế, du lịch, điều dưỡng cũng như các hoạt động sản xuất kháccủa con người
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về du lịch
Trang 9Thuật ngữ “Du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi Còn “Touriste” là người đi dạo chơi.
Từ khi Hiệp hội Quốc tế các tổ chức Du lịch – IOUTO (International ofunion Official Travel Organization) được thành lập năm 1925 tại Hà Lan, bắt đầu có
định nghĩa về du lịch: “Du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi nơi ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh” Sau đó, có rất nhiều quan niệm,
định nghĩa về du lịch được đưa ra, trong đó phải kể đến định nghĩa của I.I
PirôGiơnic (1985), là định nghĩa được nhiều người chấp nhận nhất Theo ông, “du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi thường trú nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa.”
Còn ở Việt Nam, trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) - điều 4, chương I có định
nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ ngơi, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, du lịch là hoạt động diễn ra ở ngoài nơi thường trú của con người
và nó nhằm thỏa mãn các nhu cầu về thể chất, tinh thần hoặc nhu cầu tìm hiểu và
mở rộng kiến thức của con người Du lịch cũng không phải chỉ diễn ra trong phạm
vị lãnh thổ một quốc gia mà nó được diễn ra trên phạm vi toàn Thế giới, và vớikhông gian rộng lớn hơn thì những nhu cầu của con người cũng được đáp ứng đầy
đủ hơn, trọn vẹn hơn Cũng thông qua đó, con người sẽ có nhiều hiểu biết hơn vềcác nền văn hóa khác nhau trên Thế giới, từ đó làm cho loài người trên Thế giớixích lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn
Để có thể đưa ra các định hướng và chính sách phát triển đúng đắn về dulịch, các nhà quản lí vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp dulịch cần phân du lịch thành các loại hình khác nhau Có nhiều cách phân loại hoạt
Trang 10động du lịch Hiện nay, đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam căn cứ các tiêuchí cơ bản và phân chia thành 9 nhóm loại hình du lịch (bảng 1.1):
Bảng 1.1: Các loại hình du lịch phân theo các tiêu chí khác nhau
1 Theo hình thức tổ chức Du lịch có tổ chức; Du lịch cá nhân; Du lịch
gia đình
2 Theo loại hình lưu trú Khách sạn; Nhà trọ; Làng du lịch; Camping (cắm
trại); Bungaloue (nhà gỗ 1 tầng); Home Stay
3 Theo mục đích chuyến đi
- Du lịch thuần túy: Du lịch tham quan, giải trí; Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; Du lịch thể thao, khám phá…
- Du lịch kết hợp: Du lịch công vụ (kết hợp
du lịch với công việc); Du lịch tôn giáo; Du lịch thăm hỏi (kết hợp thăm viếng người nhà); Du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event: Hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện…)
4 Theo phạm vi lãnh thổ Du lịch trong nước (du lịch nội địa);
Du lịch quốc tế
5 Theo phương thức hợp đồng Du lịch trọn gói; Du lịch từng phần
6 Theo tài nguyên du lịch Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái
7 Theo thời gian cuộc hành
trình
Du lịch ngắn ngày (dưới 1 tuần);
Du lịch dài ngày (vài tuần trở lên)
8 Theo vị trí địa lí Du lịch miền biển; Du lịch núi;
Du lịch thôn quê; Du lịch đô thị
9 Theo việc sử dụng các
phương tiện giao thông
Du lịch bằng xe đạp; Du lịch bằng xe máy;
Du lịch bằng xe ô tô; Du lịch bằng máy bay;
Du lịch bằng tàu hỏa; Du lịch bằng tàu thủy;
[Nguồn: Tổng cục du lịch]
Trang 11Hiện nay, việc phân loại loại hình du lịch hoàn chỉnh nhất là phân loại của tổchức Du lịch thế giới (UNWTO) [Hình 1.1].
Hình 1.1 Phân loại du lịch của tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)
1.1.2.3 Tài nguyên du lịch
Theo I.I Pirojnik (1985), “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu
ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép”
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định tại Điều 4, Chương I thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch ”.
Như vậy, cách tiếp cận đối với tài nguyên du lịch giữa các nhà nghiên cứu có
sự khác nhau, nhưng cơ bản có điểm chung là đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên vàcác giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách
Thương mại, công vụ
Hội nghị, hội thảo
Trang 12Tài nguyên du lịch được xem như là tiền đề để phát triển du lịch Tài nguyên
du lịch vô cùng phong phú và đa dạng, song có thể phân chia làm hai nhóm: tàinguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
- Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môitrường tự nhiên bao quanh chúng ta bị lôi cuốn vào hoạt động du lịch Theo Luật
Du lịch Việt Nam (2005), tại Chương II, Điều 13: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên có nhiều khác biệt sovới tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại Chương II, Điều 13: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và cacsdi sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.[13]
1.1.2.4 Hoạt động du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”.
Như vậy, hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, của tổ chức, cánhân kinh doanh du lịch, và cộng đồng dân cư tại các trung tâm, các điểm du lịch cógiá trị tự nhiên và giá trị nhân văn được khai thác, đầu tư trong quá trình phát triển
du lịch
Ở Quảng Ngãi hoạt động du lịch diễn ra khá sôi động Du khách đến QuảngNgãi có thể thăm các di tích lịch sử như: Khu di tích Ba Tơ, Quần thể di tích theodòng nhật ký Đặng Thùy Trâm, Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Khu lưu niệm cố Thủtướng Phạm Văn Đồng… Các thắng cảnh tự nhiên như: Thác Trắng, biển Khe Hai,biển Mỹ Khê, biển Sa Huỳnh, với nhiều mục đích khác nhau như tham quan, nghỉdưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị tự nhiên, giá trị nhân văn,
1.1.2.5 Tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch là phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng kinh
tế du lịch, dựa trên các tiêu chí phân vùng du lịch, nhằm phát huy lợi thế của mỗivùng và của cả nước, tổ chức và kinh doanh du lịch đạt hiệu quả Theo Viện nghiêncứu phát triển du lịch Việt Nam tổ chức du lịch được phân chia thành nhiều mức độkhác nhau: Trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, vùng du lịch, khu du lịch, tuyến du
Trang 13lịch, điểm du lịch Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Quảng Ngãi đề cập đến các mức độnhư: điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch
1.1.2.6 Sản phẩm du lịch
Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 thì: “Sản phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
- Dịch vụ mua sắm: Đây cũng là một hình thức giải trí Du lịch kết hợp muasắm đang là xu hướng được nhiều khách du lịch lựa chọn Đó là sự hài lòng khikhách du lịch mua một hàng hóa vật chất như các đồ lưu niệm để về trưng bày, hoặctặng người thân, các món ăn, đồ uống…
Theo cách phân loại trên thì sản phẩm du lịch ở Quảng Ngãi khá đa dạng nhưcác bãi biển (Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai, Lệ Thủy, Minh Tân…), Khu Chứng tíchSơn Mỹ, Thành cổ Châu Sa, Di tích chiến thắng Vạn Tường, Khu du lịch Cà Đam –Nước Trong, Trường Lũy, Khu di tích Ba Tơ… Các sản phẩm này tạo nên nét đặctrưng riêng cho Quảng Ngãi Đây cũng chính là tiềm năng to lớn và thuận lợi chohoạt động du lịch Quảng Ngãi
1.1.3 Cơ sở của việc đánh giá tài nguyên khí hậu đối với du lịch
Khí hậu là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch Vì vậy, để đánhgiá mức độ thuận lợi của khí hậu phục vụ phát triển du lịch, xác định thời gian cókhí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch, khóa luận dựa vào một số yếu tố khí hậu,chính là các chỉ tiêu cụ thể của khí hậu, cụ thể như sau:
Trang 14diễn ra đều đặn trong năm, chế độ nhiệt phân mùa sẽ quyết định tính mùa vụ chohoạt động du lịch Trong mỗi mùa du lịch sẽ thuận lợi cho loại hình du lịch nào Vídụ: mùa nhiệt cao, thuận lợi cho du lịch biển.
Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao và ít biến động trong năm, là điều kiệnthuận lợi cho phát triển hoạt động du lịch
1.1.3.2 Mưa và chế độ mưa
Lượng mưa và chế độ mưa là chỉ tiêu rất quan trọng, giúp du khách quyếtđịnh việc lựa chọn địa điểm du lịch Nếu địa điểm đó có lượng mưa rất thấp, khíhậu khô hạn, ít thuận lợi cho hoạt động du lịch, trừ khi ở đó có tài nguyên du lịchđặc biệt hấp dẫn Quảng Ngãi có lượng mưa trung bình năm khá lớn, phân bố rõ rệttheo không gian Vùng núi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất tỉnh (Trà Bồng:3600mm/năm, Ba Tơ: 3200mm/năm), nơi có lượng mưa trung bình năm thấp nhất
là phía đông nam của tỉnh (Sa Huỳnh – Đức Phổ) nhưng cũng đạt trên1400mm/năm
Thời gian mưa trong năm quyết định mùa du lịch, thời gian hoạt động dulich Chế độ mưa điều hòa hay phân mùa là nhân tố tạo nên tính mùa cho hoạt động
du lịch Vào mùa mưa, hoạt động du lịch hạn chế hơn, nhất là loại hình du lịchngoài trời
Số ngày mưa trong năm quyết định số ngày cho phép hoạt động ngoài trờidiễn ra bình thường Nếu trong năm có số ngày mưa lớn, thì thời gian thuận lợi chohoạt động du lịch ít và ngược lại
1.1.3.3 Các yếu tố khác
Ngoài yếu tố nhiệt độ và mưa ảnh hưởng đến du lịch thì còn nhiều yếu tốkhác của khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch như: Điều kiện bức xạ,mây và nắng; Chế độ khí áp và gió; Chế độ ẩm và bốc hơi… Đặc biệt phải kể đếncác hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, dông…
Hoạt động du lịch có quan hệ mật thiết với đặc điểm khí hậu và diễn biếnthời tiết Những ngày có thời tiết xấu (mưa, dông, bão…) thường gây trở ngại vàthậm chí phải ngừng hoạt động du lịch Chúng ta dễ dàng nhận thấy với kiểu khíhậu phân hóa theo mùa, hoạt động du lịch cũng theo mùa và chịu sự chi phối mạnh
mẽ của tự nhiên, đặc biệt là du lịch sinh thái loại hình du lịch gắn liền với thiênnhiên
1.1.4 Phương pháp đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch
Để đánh giá tài nguyên khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi cho các hoạt động dulịch chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Trang 15- Thống kê khí hậu: Các số liệu khí hậu sử dụng trong đề tài này là các đặc
trưng khí hậu được thống kê từ các chuỗi số liệu đã được chỉnh lý, đáng tin cậy, là
số liệu thống kê nhiều năm của trạm Khí tượng – Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi
- Phân loại và đánh giá mức độ thích hợp của một số đặc trưng khí hậu riêng:
Để đánh giá sự thích nghi của người Việt Nam với thời tiết và khí hậu người
ta dựa vào các tiêu chí như:
+ Điều kiện bức xạ, nắng và gió: Người ta dựa vào bảng phân loại khí hậu
tốt – xấu đối với sức khỏe người để phân chia ảnh hưởng của các điều kiện này
Bảng 1.2 Bảng phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe
Số ngày trờiđầy mây
Tốc độ giótrung bìnhm/s
+ Nhiệt độ và lượng mưa:
Để đánh giá mức độ thích nghi của con người với điều kiện nhiệt độ vàlượng mưa người ta dựa vào bảng chỉ tiêu sinh khí hậu đối với con người
Bảng 1.3: Chỉ tiêu sinh khí hậu học đối với con người
Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ trung
bình năm (°C)
Nhiệt độ trung bìnhtháng nóng nhất (°C)
Biên độ nhiệt
độ năm (°C)
Lượng mưanăm (mm)
Trang 16là 29 – 320C, biên độ nhiệt độ năm là 6 – 80C, lượng mưa năm từ 2000 – 2500mm,
có thể thấy các chỉ tiêu sinh khí hậu của Quảng Ngãi khá thích nghi đối với conngười, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Quảng Ngãi
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Vị trí địa lí
Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Tổng diện tích tựnhiên là 5.152,69 km2, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên cả nước Tỉnh gồm 14 huyện(vùng núi có 6 huyện, đồng bằng ven biển gồm 7 huyện và 1 huyện đảo - Lý Sơn)
Quảng Ngãi có tọa độ địa lí từ 14°32′B đến 15°25′ B, từ 108°06′Đ đến109°04′Đ, tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn và hướng ra Biển Đông rộng lớn vớichiều dài đường bờ biển là 144 km
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 km
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83 km
- Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài đường địa giới 79 km
- Phía Đông giáp Biển Đông
du khách đến với Quảng Ngãi
1.2.2 Đặc điểm tự nhiên
1.2.2.1 Địa chất, địa hình
Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địahình đồi núi, đồng bằng ven biển xen lẫn với nhau Phía Tây của tỉnh là sườn Đôngcủa dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơinúi chạy sát biển, đồi núi chiếm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (trừđồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ) Sự phân hóa của địa hình tácđộng mạnh đến hoạt động du lịch giữa đồng bằng và miền núi
1.2.2.2 Khí hậu
Trang 17Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao
và ít biến động Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình năm trên
250C, không có mùa đông lạnh Lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm, mưaphân mùa rõ rệt: mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 (chiếm 70 – 80%lượng mưa cả năm); Trung bình khoảng 4 năm có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệtđới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi
1.2.2.3 Thủy văn
Sông ngòi Quảng Ngãi đều xuất phát từ phía tây của tỉnh (Đông Trường Sơn)
đổ ra biển Đông Sông ngắn và độ dốc cao (10,50 – 330), lòng sông cạn và hẹp nênvào mùa mưa (có lượng mưa rất nhiều) dòng chảy có cường độ mạnh, thường gây
ra lũ lụt lớn, gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống, mặt khác sông ngòi tạo nênnhiều thác ghềnh và thắng cảnh đẹp, là tiềm năng cho phát triển du lịch Với mạnglưới sông ngòi dày đặc, các phụ lưu của hệ thống sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông
Vệ và Trà Câu đều bắt nguồn từ những vùng núi cao với lượng nước dồi dào Đâykhông chỉ có giá trị thủy năng mà còn là nguồn nước quan trọng cho hoạt động sảnxuất, phát triển du lịch
1.2.2.4 Sinh vật
Với địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới gió mùa, Quảng Ngãi có hệ động thực vật khá phong phú, là nguồn tài nguyên quan trọng cho hoạt động du lịch.Quảng Ngãi có đa dạng sinh học cao, có nhiều hệ sinh thái đặc thù, có nhiều thắngcảnh tự nhiên đẹp, là tiềm năng to lớn cho hoạt động du lịch phát triển
-Do địa hình nghiêng từ tây sang đông, nhiều dãy núi trong tỉnh có độ caotrên 900m hình thành nhiều đỉnh, với sườn núi hướng về các phía khác nhau, tạonên nhiều kiểu khí hậu Do vậy, thảm thực vật cũng có những thành phần và sốlượng thay đổi, kéo theo sự phân bố đặc trưng của các loài động vật Cấu tạo phứctạp của các dãy núi ở Quảng Ngãi đã tạo nên nhiều khe suối, nên khu hệ động –thực vật phân hóa khá đa dạng và phức tạp, tạo nên nhiều phong cảnh đặc trưng chomỗi địa phương: rừng phi lao xanh ngắt ven biển, rừng tre nứa trên núi cao Ba Tơ,Sơn Tây, rừng quế bạt ngàn ở Trà Bồng, rừng cau xanh mướt ở Tây Trà…
1.2.3.5 Đất đai
Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính là: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đấtphù sa, đất glây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ sỏi đá vàchủ yếu là thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt Trong đó, nhóm đất xám chiếm diệntích lớn nhất (74,7% diện tích đất tự nhiên) thích hợp với các loại cây công nghiệpdài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc phân bố khắp các huyệntrong tỉnh nhưng chủ yếu tập trung ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Trà
Trang 18Bồng, Sơn Tây; nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông (19,3% diện tích đất tựnhiên) thích hợp trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… phân bố chủ yếu
ở vùng đồng bằng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, TưNghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành và ở ven các sông suối thuộc huyện Ba Tơ,Sơn Hà, Trà Bồng Còn lại là các nhóm đất khác Trong đó đáng chú ý là đất cát vàdải cồn cát ven biển, tạo nên phong cảnh đặc trưng cho các bãi biển – bãi cát vàngóng bên hàng phi lao xanh mát – địa điểm thu hút du khách đến với Quảng Ngãi
Hiện trạng sử dụng đất Quảng Ngãi phân hóa như sau:
- Đất nông nghiệp hiện có 416.766 ha (bằng 80,9% tổng diện tích tự nhiên).Trong đó, đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp có 140.734 ha, đất lâm nghiệp274.654 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.149 ha, đất làm muối có 133 ha, đất nôngnghiệp khác có 96 ha
- Đất phi nông nghiệp 53.470 ha (chiếm 10,4% tổng diện tích tự nhiên), đấtchưa sử dụng có 45.033 ha (chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên)
Hình 1.4 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi năm 2013
1.2.3 Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội Quảng Ngãi
1.2.3.1 Đặc điểm dân cư và nguồn lao động
Dân số toàn tỉnh năm 2014 có 1.241.400 nguời Dân số của tỉnh sống chủ yếu
ở trong khu vực đồng bằng Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 241 người/km2.Mật độ các huyện trong tỉnh có sự chênh lệch khá lớn, cao nhất là huyện đảo LýSơn 1.846 nguời/km2, tiếp đến là thành phố Quảng Ngãi 1.553 người/km2, thấp nhất
là huyện Ba Tơ 47 người/km2 Dân cư phân bố tại các khu vực cũng khác nhau Cụthể như sau:
- Khu vực đồng bằng có: 1.014.492 nguời, chiếm 81,7% dân số của tỉnh
- Khu vực miền núi có: 207.853 nguời, chiếm 16,8% dân số của tỉnh
- Khu vực hải đảo có: 19.055 người, chiếm 1,5% dân số của tỉnh
Trang 19Bảng 1.4.Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Quảng Ngãi năm 2014
(Km 2 )
Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km 2 )
Dân cư phân bố không đều trên các địa bàn lãnh thổ, trình độ dân trí còn thấpnhất là vùng sâu, vùng xa, trình độ chuyên môn, kỹ thuật lành nghề còn hạn chế,thiếu đội ngũ lao động có chất lượng cao, thiếu chuyên gia giỏi Do đó, vấn đềnâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, phát huy yếu tố nội lực con người lànhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như chiến lược lâu dài của tỉnh nhằm đáp ứngkịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
Cùng với xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành, nên tỉ lệ lao động trong ngành dulịch ngày càng tăng năm 2007 là 1650 người, đến năm 2014 là 8370 người, tăng lên
6720 người so với năm 2007 Tốc độ tăng bình quân là 22,5% Đây là tốc độ tăngnhanh so với mặt bằng chung
Bảng 1.5: Số lao động trong ngành du lịch Quảng Ngãi, giai đoạn 2007- 2014
Đơn vị: Người
Nguồn: Sở Thể thao, Văn hóa và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi
So với những năm trước đây, chất lượng lao động trong ngành du lịch củatỉnh đã có những cải thiện đáng kể Năm 2001, tỷ lệ lao động lao động trong ngành
Trang 20du lịch có trình độ đại học và cao đẳng là 23,5%, lao động đã qua đào tạo khácchiếm gần 17%, còn lại là lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 50%.
Năm 2010 và 2012, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng lênhơn 60% trong tổng số 6.820 lao động toàn ngành, lao động cao đẳng và trung cấpchiếm 38,5%, không còn lao động chưa qua đào tạo
1.2.3.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vị thế nàytạo cho tỉnh nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội Khi nhà máy lọc dầuDung Quất được xây dựng và đi vào hoạt động đã góp phần thúc đẩy mạnh tăngtrưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá
Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai,
lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh và tình hình biển Đông diễn biến phức tạp nhưng giá trịsản xuất vẫn đạt cao, ước khoảng 3.294 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2013 vàvượt kế hoạch; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 10,838 tỷ đồng, trồngtrọt ước đạt 6,161 tỷ đồng, chăn nuôi ước đạt 4,065 tỷ đồng Về ngành đánh cá, tỉnh
có gần 5.500 tàu cá với 7 nghiệp đoàn nghề cá gồm 2.350 đoàn viên (2014) Trong
đó 405 tàu đánh bắt tại Hoàng Sa, Trường Sa
Lĩnh vực công nghiệp có bước chuyển tích cực, hầu hết các sản phẩm côngnghiệp chủ yếu sản xuất đạt và vượt kế hoạch, nâng tổng giá trị sản xuất côngnghiệp của năm ước đạt 11.528 tỷ đồng
Lĩnh vực dịch vụ, thương mại tiếp tục đà phát triển tốt, tổng mức bán lẻ hànghóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 13,2%, vượt kế hoạch đề ra
1.2.4 Tình hình phát triển du lịch Quảng Ngãi
Với những lợi thế nhất định về vị trí và đặc điểm tài nguyên du lịch, trong đónổi bật là tài nguyên du lịch biển - đảo, Quảng Ngãi được đánh giá là điểm đếnquan trọng của du khách, đặc biệt là trên tuyến du lịch xuyên Việt
Trong những năm qua cùng với tiến trình phát triển du lịch cả nước lượngkhách du lịch đến Quảng Ngãi liên tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao
a Khách du lịch
Tổng lượng khách du lịch tăng đều qua các năm Năm 2006, Quảng Ngãiđón 195.000 lượt khách, trong đó 12.500 lượt khách quốc tế và 182.500 lượt kháchnội địa Đến năm 2007 con số này tăng lên và những năm tiếp theo lượng khách dulịch đến Quảng Ngãi cũng tăng lên không ngừng Cụ thể như ở bảng 1…
Bảng 1.6 Số du khách đến Quảng Ngãi giai đoạn 2007 - 2015
Trang 21Khách nội địa Khách quốc tế
Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ngãi
Hình 1.4 Biểu đồ cơ cấu khách du lịch đến Quảng Ngãi, giai đoạn 2007-2015
Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch cho cả giai đoạn là13,3%/năm trong đó:
- Khách quốc tế đạt 16,5%/năm Chủ yếu là các nước Hàn Quốc, Thái Lan,Nhật Bản, Úc, Mỹ, Pháp Khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi chủ yếu là khách
du lịch công vụ, một lượng nhỏ là khách tham quan các di tích lịch sử - văn hóa,nghiên cứu về chứng tích chiến tranh, tìm hiểu cơ hội đầu tư Thời gian lưu trútrung bình của khách quốc tế tăng từ 1,6 ngày lên 2,6 ngày Ước tính đến năm 2016,Quảng Ngãi đón 54,000 lượt Phấn đấu đến năm 2020 đạt 70,000 lượt khách
- Khách nội địa đạt 13%/năm, chủ yếu từ các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam
Bộ, miền Bắc và khách nội tỉnh đến tham quan, cùng với khách đến thăm dò để tìmkiếm cơ hội đầu tư, tham quan di tích lịch sử – văn hóa, tìm hiểu về chứng tíchchiến tranh, nghỉ dưỡng biển, đi công vụ Thời gian lưu trú từ 1,3 lên 2 ngày Ướctính đến năm 2016 đạt 646,000 lượt và phấn đấu đến năm 2020 đạt 880,000 lượtkhách
Trang 22So sánh lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi với các tỉnh lân cận trong khu
vực Nam Trung Bộ và cả nước cho thấy lượng khách du lịch đến với Quảng Ngãi
thời gian qua nếu tính cả khách tham quan trong ngày đạt ở mức trung bình của cảnước và mức thấp so với các tỉnh trong vùng (đứng thứ 7/8 tỉnh thành phố trongvùng và thứ 36/63 tỉnh, thành trên cả nước)
b Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và doanh thu
Cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây, Quảng Ngãi đã thu hút được các thành phần kinh
tế đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh
Về cơ sở lưu trú có 90 cơ sở lưu trú với 2200 buồng năm 2014, toàn tỉnh có 7khách sạn được xếp hạng tiêu chuẩn từ 3 – 4 sao, 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 – 2 sao
Về cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh v.v Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 3 khu du lịch cấp địa phương, và nhiều điểm thamquan du lịch khác, 10 doanh nghiệp lữ hành, một số tiện nghi thể thao (1 sân vận động,
13 nhà tập và thi đầu, 7 bể bơi), vui chơi giải trí, hội nghị hội thảo Đây là những côngtrình và phương tiện dịch vụ góp phần hấp dẫn và tăng thời gian lưu trú của khách dulịch
Doanh thu
Tổng thu từ khách du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chitrả gồm thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại, mua sắm và từ các dịch vụ khác v.v
Hình 1.5 Biểu đồ doanh thu du lịch Quảng Ngãi, giai đoạn 2007-2014
Qua biểu đồ có thể thấy, doanh thu du lịch vẫn tăng qua các năm đạt mức chungcủa cả nước, nhưng vì lượng khách còn ít đặc biệt là khách quốc tế nên tổng thu từ khách
Trang 23du lịch của tỉnh không cao So với mặt bằng chung của du lịch Việt Nam, tổng thu từ dulịch Quảng Ngãi đứng 7/8 tỉnh, thành phố trong vùng và 30/63 tỉnh, thành cả nước.
Theo thống kế của ngành du lịch địa phương, giá trị gia tăng (GDP) du lịchQuảng Ngãi năm 2001 đạt 2,6 tỷ đồng, năm 2005 đạt 50,5 tỷ đồng và năm 2010 là
140 tỷ đồng, đến năm 2012 gần 200 tỷ đồng Tỷ trọng GDP du lịch trong tổng GDPtoàn tỉnh còn thấp
Trang 24CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1 Vị trí địa lí
Với đặc điểm vị trí địa lí đã trình bày ở trên cho thấy tỉnh Quảng Ngãi nằm ở
vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, đây cũng là điều kiện thuận lợicho hoạt động du lịch phát triển
Về phương diện khí hậu, do ở vĩ độ thấp nên hàng năm Quảng Ngãi nhậnđược lượng bức xạ lớn, nền nhiệt cao, quyết định thiên nhiên Quảng Ngãi là thiênnhiên nhiệt đới điển hình Bức xạ mặt trời là một nhân tố quan trọng chi phối đếncác đặc trưng khí hậu Quảng Ngãi là địa phương nằm ở vĩ độ thấp nên góc nhập xạrất lớn, thời gian chiếu sáng dài, hàng năm Quảng Ngãi có hai lần mặt trời đi quathiên đỉnh (lần 1: khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, lần 2: khoảng giữa tháng 8) Vìvậy, chế độ nhiệt của Quảng Ngãi mang đặc trưng của chế độ nhiệt vùng nội tuyến(có 2 cực đại và 2 cực tiểu), với nền nhiệt cao quanh năm Nền nhiệt cao và ít biếnđộng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch diễn ra quanh năm Quảng Ngãinằm ở vị trí thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Trường Sơn, nên không cómùa đông lạnh, mùa mưa lệch pha với mùa mưa chung của cả nước (từ tháng 9 đếntháng 1 năm sau)
Cũng như các tỉnh miền Trung, do nằm ở vị trí này nên Quảng Ngãi chịu ảnhhưởng mạnh của bão và áp thấp nhiệt đới, vào những ngày thời tiết xấu, hoạt động
du lịch gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thực hiện được
Nhìn chung vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi cho việc khaithác những thế mạnh về tài nguyên khí hậu phục vụ triển du lịch
2.1.2 Địa hình
Quảng Ngãi nằm ở vị trí chuyển tiếp từ Đông Trường Sơn xuống biển Đông,nên độ cao địa hình thấp dần từ tây sang đông Vùng núi phía tây của tỉnh là phầncuối của sườn Đông dãy Trường Sơn Địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích tựnhiên, đồng bằng nhỏ hẹp kẹp giữa bởi dải cồn cát dọc bờ biển Địa hình có sựchuyển tiếp không liên tục và phân hoá thành các dạng như sau:
- Vùng núi có độ cao từ 300 – 1500m, nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ngãi
có nhiều đỉnh cao trên 1400, như Tà Cum (1.442m), Cà Đam (1.415m) thuộc TràBồng; Núi Roong (1.459m), Na Zin (1.408m) thuộc Sơn Tây Độ dốc sườn lớn (25-
350), độ cao giảm dần từ Tây sang Đông Theo độ cao, địa hình phân hóa thành núitrung bình và núi thấp, đan xen với các thung lũng sông (sông Trà Bồng, Trà Khúc,Sông Vệ…), nên mức độ chia cắt ngang và chia cắt thẳng đứng mạnh Địa hình gópphần phân hóa nhiệt theo đai cao và phân hóa lại lượng mưa trên toàn tỉnh Địa hình
Trang 25đã tăng cường sự phân hóa khí hậu địa phương cho Quảng Ngãi Ở vùng núi - xuấthiện đai khí hậu mát mẻ trên núi với trạng thái ẩm ướt quanh năm Đây là điều kiệnthuận lợi cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng
- Vùng đồi có độ cao từ 25 - 30 m đến 300m, là phần chuyển tiếp từ vùng
núi xuống đồng bằng, gồm 3 bộ phận: Đồi sót, thấp thoải, cao 25 - 75m, rải rác trong đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh); Đồi thấp, có độ cao 75 - 100m, ở rìa đồng
bằng thuộc huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành,Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ
Đồi cao, có độ cao 100 - 200, 300m, chuyển tiếp từ đồi lên núi thấp, điển hình ở
Đông - Nam huyện Đức Phổ Các dải đồi thấp lan ra sát biển tạo thành bức chắn địahình ngăn cản ảnh hưởng của biển vào, vì vậy, phân Đông nam của tỉnh là nơi cólượng mưa thấp nhất
- Vùng đồng bằng khá bằng phẳng ở phía đông, độ cao dưới 30m Gồm 3
đồng bằng lớn: đồng bằng sông Trà Bồng, đồng bằng phù sa sông Trà Khúc vàđồng bằng đồi sông Vệ và sông Trà Câu Dải đồng bằng bị chia cắt bởi nhiều dãynúi lấn ra biển và những dải cồn cát cao (10 - 15m) lấn sâu vào đồng bằng Do độcao thấp hơn miền núi nên ở đồng bằng có nền nhiệt chung cao hơn nhưng lượngmưa thấp hơn vùng núi phía tây Ven bờ biển, địa hình phân hóa khá mạnh, cónhiều dạng địa hình: mũi Ba Làng An, cửa sông, bờ biển tích tụ, bờ có đầm, phánước mặn Nhiều bãi biển đẹp với khí hậu thoáng gió, trở thành điểm thu hút dukhách (bãi biển Dung Quất, Khe Hai, Mỹ Khê, Sa Huỳnh )
2.1.3 Hoàn lưu khí quyển
Việt Nam nói chung, Quảng Ngãi nói riêng nằm ở trung tâm khu vực "Châu
Á gió mùa", là nơi chịu ảnh hưởng luân phiên của nhiều luồng không khí có nguồngốc khác nhau tràn tới, vào mùa đông có trung tâm áp cao Xibia mang theo khôngkhí lạnh và khô tràn xuống phía bắc của nước ta đến miền trung bị dãy núi Bạch Mãchặn lại nhưng cũng chịu ảnh hưởng của không khí lạnh ở phía bắc nhưng ít khắcnghiệt hơn ở phía bắc, vào mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam mang theokhối khí xích đạo nóng ẩm từ Ấn Độ Dương tới, gây mưa lớn, nhất là tại các sườnđón gió phía tây khi đến sườn phía đông của nước ta trong đó có Quảng Ngãi gây rahiệu ứng Phơn làm cho thời tiết khô nóng, khó chịu Do vị trí địa lý và điều kiệnđịa hình khác nhau nên mỗi địa phương ở Quảng Ngãi hệ quả tác động của hoàn lưukhí quyển khác nhau rõ rệt Hệ thống khí áp chính chi phối thời tiết Quảng Ngãi baogồm các trung tâm khí áp vĩnh cửu và các trung tâm khí áp hoạt động theo mùa
2.1.4 Tính chất bề mặt đệm
Quảng Ngãi là tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sangĐông, đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, đất đai ở đây chủ yếu là đất xám thích
Trang 26hợp cho việc trồng các loại lâu năm, lớp phủ thực vật lớn, biên độ nhiệt nhỏ, khíhậu đều hòa hơn Trên các đồi và núi thấp có nhiều khe suối, có các nhánh sông, độdốc địa hình lớn nên tốc độ dòng chảy lớn vào mùa mưa dễ xảy ra lũ quét ở miềnnúi và ngập lụt ở đồng bằng Tuy nhiên, rừng ở đây rất phát triển, khí hậu mát mẻ,không khí trong lành và đều hòa Ven các suối có nhiều cây bụi, thực vật nghèonàn, một số nơi rừng bị tàn phá nghiêm trọng trở thành nơi đất trống đồi núi trọc,đất đai bạc màu, trơ sỏi đá Lớp phủ thực vật bị mất, biên độ nhiệt lớn, khí hậu khắcnghiệt hơn.
Vùng đồng bằng và ven biển đất đai chủ yếu là đất phù sa của hạ lưu cácsông thích hợp cho trổng lúa nước, các cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… lớpphủ thực vật tương đối phát triển kết hợp với gió từ biển thổi vào nên thời tiết ở đây
dễ chịu, ít khắc nghiệt
2.2 Đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1 Chế độ bức xạ, nắng
2.2.1.1 Chế độ bức xạ
Nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến, Quảng Ngãi thu được một lượng bức
xạ mặt trời phong phú (130 - 150 Kcal/cm2/năm) Hàng năm có hai lần mặt trời lênthiên đỉnh nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn
Lượng bức xạ tổng cộng thực tế phổ biến từ 130 - 150 Kcal/cm2/năm, lượngbức xạ này phân bố không đồng đều theo thời gian: bức xạ tổng cộng mùa khô (từtháng 1 đến tháng 7) chiếm đến 70 - 75%, mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chỉchiếm từ 25 - 30% Điều này làm cho nhiệt độ phân hóa theo mùa khá rõ rệt Vàomùa đông nhiệt độ trung bình giảm đáng kể nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn nhiệtđới (tháng thấp nhất là tháng 1, đạt trên 20°C)
Trên thực tế, do mặt đất phản xạ nên khi bức xạ mặt trời đến Trái Đất mộtphần lượng bức xạ thực bị phản xạ ra ngoài khí quyển và không trung, do đó, lượngbức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm khoảng 130 – 150Kcal/cm2/năm (vào loạilớn của nước ta)
Trang 27Nguồn: Khí tượng và Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi
Chế độ bức xạ mặt trời có sự thay đổi theo không gian và thời gian Trong
đó, lượng bức xạ hàng năm cao nhất là vào tháng 5 (từ 15 – 17 Kcal/cm2), thấp nhất
là vào tháng 12 khoảng (4 – 7 Kcal/cm2) Và có sự phân bố không đều giữa cácvùng trong tỉnh như: Ở vùng miền núi có tổng lượng bức xạ thấp nhất (khoảng hơn
120 – 130 Kcal/cm2), đối với khu vực đồng bằng có tổng lượng bức xạ cao hơn 140Kcal/cm2, cao nhất là khu vực ven biển và hải đảo có tổng lượng bức xạ hơn 155Kcal/cm2
2.2.1.2 Nắng
Quảng Ngãi là địa phương có số giờ nắng cao, tổng số giờ nắng đạt tới hơn
2200 giờ Mùa khô dài từ tháng 3 đến tháng 8, trong mùa khô trời luôn quang mâynên số giờ nắng rất cao đều đạt trên 200 giờ/tháng, cao nhất là tháng 5 đạt hơn 300giờ nắng Đó là điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động du lịch của du khách, nhất
là tham quan, tắm biển, dã ngoại, cắm trại… Tuy nhiên, trong những tháng mùamưa, số giờ nắng rất thấp, thấp nhất là tháng 12 khoảng 30 giờ nắng
Bảng 2.2 Số giờ nắng trung bình các tháng tại trạm Quảng Ngãi
Trang 282.2.2 Chế độ nhiệt
2.2.2.1 Phân hóa nhiệt theo không gian và thời gian
a Phân hóa nhiệt theo không gian
Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao và ít biến động Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo
độ cao địa hình, trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,5 - 0,6oC Vùng đồngbằng ven biển, vùng đồi và thung lũng thấp, hải đảo có nhiệt độ trung bình năm25,5 - 26,5oC, tương đương với tổng nhiệt độ năm 9.300 - 9.700oC Vùng núi caodưới 500m có nhiệt độ trung bình năm 23,5 - 25,5oC, tổng nhiệt độ năm 8.500 -9.300oC; vùng núi cao trên 500 - 1.000m có nhiệt độ trung bình năm 21,0 - 23,5oC,tổng nhiệt độ năm từ 7.600 - 8.500oC Như vậy, các vùng núi cao trên 1.000m, nhiệt
độ trung bình năm có thể xuống dưới 21oC, tổng nhiệt độ năm có thể dưới 7.600oC.[6]
Bảng 2.3 Đặc trưng tổng nhiệt độ trung bình năm ở các khu vực của Quảng Ngãi
Địa điểm Độ cao (m) Nhiệt độ trung bình năm ( o C) Tổng nhiệt độ năm ( o C)
Nguồn: Khí tượng và Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi
+ Biến trình nhiệt độ các mùa theo vị trí địa lý và độ cao
Trong mùa Hè (tháng 5 - 8) là những tháng nóng nhất, ở đồng bằng ven biểnnhiệt độ trung bình của các tháng này từ 28,4 - 29,5oC, vùng đồi và núi thấp từ 27 -28,4oC, vùng núi cao thấp hơn 27oC
Sơn Giang
Minh Long
Ba Tơ
Quảng Ngãi
Sa Huỳnh
Lý Sơn
Cao nhất trung bình (oC) 31,9 34,7 34,7 34,5 34,5 34,3 35,6 32,4Thấp nhất trung bình
Nguồn: Khí tượng và Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi
Vào mùa Đông, khi bức xạ mặt trời yếu đi do góc bức xạ mặt trời thấp vàhoàn lưu ảnh hưởng đến Quảng Ngãi chủ yếu là không khí cực đới biến tính hoặctín phong mùa Đông Các tháng chính Đông (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) có
Trang 29nhiệt độ khá thấp, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm Ởvùng đồng bằng, ven biển, đồi núi và các thung lũng thấp có nhiệt độ trung bình từ
21 - 22oC Vùng núi cao trên 500m nhiệt độ trung bình 19 - 20oC
Bảng 2.5 Các đặc trưng nhiệt độ ( o C) tháng 1
Đặc trưng Sơn
Tây
Trà Bồng
Sơn Giang
Minh Long
Ba Tơ
Quảng Ngãi
Sa Huỳnh
Lý Sơn
Nguồn: Khí tượng và Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi
Trong cả năm, những ngày có gió mùa Tây Nam mạnh, nhiệt độ cao nhấtban ngày có thể lên trên 40oC Trong những ngày ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắcmạnh và duy trì nhiều ngày, nhiệt độ thấp nhất vùng đồng bằng có thể xuống dưới
12oC, vùng núi cao xuống dưới 10oC, hải đảo 15 - 16oC [6]
Bảng 2.6 Nhiệt độ ( o C) cao nhất và thấp nhất
Đặc trưng Sơn
Tây
Trà Bồng
Sơn Giang
Minh Long
Ba Tơ
Quảng Ngãi
Sa Huỳnh
Lý Sơn
Cao nhất trung
Thấp nhất trung
Nguồn: Khí tượng và Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi
b Phân hóa nhiệt theo thời gian
+ Biên độ nhiệt độ ngày
Trong một ngày đêm, nhiệt độ thấp từ 4 giờ sáng đến trước lúc mặt trời mọc,nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vào lúc quá trưa đến trước 14 giờ Biên độnhiệt độ trung bình ngày có sự thay đổi giữa các tháng Ở Quảng Ngãi, từ tháng 4đến tháng 9 biên độ trung bình ngày của nhiệt độ cao, từ tháng 10 đến tháng 3 nămsau thấp hơn Tuy nhiên, trong những trường hợp thời tiết cực đoan, những ngày bắtđầu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh, nhiệt độ thấp nhất có thể xảy ra vàobất cứ lúc nào, ngày có gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ không khí cao nhất có thểxảy ra trong một thời gian dài
Bảng 2.7 Biên độ trung bình ngày của nhiệt độ ( o
C)
Tháng