Vị trí: Mười tám Thôn vườn trầu thuộc xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, ngoại vi Tp. Hồ
Chí Minh, cách trung tâm thành phố chưa đầy 10km.
Ðặc điểm:Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một nghề ăn nên làm ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia bằng một màu xanh bất tận của cây trầu.
Thời ấy Mười tám Thôn vườn trầu lắm thú dữ, cảnh trí hoang sơn, cỏ cây rậm rạp. Nhắc
tới địa danh này, nhiều cụ cao niên cho biết ngày xưa ở đây nhiều hổ lắm, "ông ba mươi" đi trên đường làng giữa ban ngày, còn ban đêm thì thả sức tung hoành quấy phá, bởi vậy
mới có câu truyền miệng "dữ như hổ Mười tám Thôn vườn trầu". Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một nghề ăn nên làm ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn
nhà kia bằng một màu xanh bất tận của cây trầu. Nghề nuôi ngựa, nuôi gà chọi cũng là một trong những nghề nổi tiếng ở đây. Buổi đầu Pháp xâm chiếm Nam Bộ, giữa tết năm Ất Dậu (1885), nhân dân Mười tám Thôn vườn trầu đã nổi dậy, khởi nghĩa giết đốc phủ
Ca, một tên tay sai gian ác, rồi kéo quân vào Sài Gòn....
Năm 1930 khi Ðảng Cộng Sản Ðông Dương ra đời thì Mười tám Thôn vườn trầu được
chọn làm hậu cứ, nơi nuôi dưỡng các cán bộ lãnh đạo của Ðảng, nơi cất dấu tài liệu bí
mật của Ðảng. Trong khoảng thời gian năm 1930 đến 1940, bà con Mười tám Thôn vườn
trầu đã bảo vệ, che dấu, nuôi nấng nhiều chiến sĩ cộng sản, nhiều người con ưu tú của giai
cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam: Nguyễn Văn Cừ, Phan Ðăng Lưu, Hà Huy Tập,
Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn...Tin vào dân, dựa vào
dân, Trung ương Ðảng đã tổ chức ở đây ba cuộc họp quan trọng. Tháng 3 năm 1937 Trung ương Ðảng họp hội nghị mở rộng kiểm điểm tình hình, bàn chủ trương biện pháp
cụ thể, nhất là công tác mặt trận và công tác đấu tranh hợp pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng tại ấp Tiến Lâm. Cũng tại ấp này, tháng 3 năm 1938, Trung ương Ðảng họp
hội nghị toàn thể kiểm điểm ưu khuyết điểm về các mặt công tác: xây dựng Ðảng, tổ
chức quần chúng, xây dựng mặt trận. Và đề ra những chủ trương cụ thể nhằm phát huy
đến ngày 8 tháng 11 năm 1939, hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 6 khai mạc tại ấp Tây
Bắc Lân - Mười tám Thôn vườn trầu với sự tham gia của các đồng chí Nguyễn Văn Cừ
(Tổng bí thư), Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Võ Văn Tần... Hội nghị đã bàn toàn diện các
chủ trương của Ðảng trong tình hình mới. Ðêm 23 tháng 11 năm 1940, khởi nghĩa kỳ
bùng nổ. Cả một vùng rộng lớn nông thôn Nam Bộ rung chuyển trước sức nổi dậy, tiến
công của quần chúng cách mạng. Ngày đó, bà con Mười tám Thôn vườn trầu tự vũ trang
bằng gậy gộc, giáo mác đánh vào các cơ quan hành chính của thực dân Pháp. Do điều
kiện chưa chín muồi, cuộc khởi nghĩa này đã thất bại. Thực dân Pháp dựng trường bắn
ngay tại thị trấn Hóc Môn - chỗ ngã ba Giồng. Tại đây, những người con ưu tú của dân
tộc, những cán bộ xuất sắc của Ðảng: Nguyễn văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Ðăng Lưu,
Nguyễn Thị Minh Khai... đã ngã xuống.
Ngày nay Hóc Môn vẫn còn những di tích lịch sử ghi dấu những giai đoạn lịch sử anh
hùng của nhân dân Hóc Môn cùng nhân dân Nam Bộ đấu tranh anh dũng kiên cường với
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ dành độc lập. Như: "Bia căm thù" ở Cầu Xáng, khu di tích.
Câu 2. Bạn hãy kể tên những di sản nghệ thuật của Việt Nam được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật