1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Xây dựng chương trình và thuyết minh về Phố Cổ

28 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 184 KB

Nội dung

Xin chào tất cả quý vị và các bạn!Tôi xin tự giới thiệu: tôi là:..., hướng dẫn viên của công ty Viet travel, tôi sẽ là bạn đồng hành của quý vị trong suốt chuyến tham phố Cổ Hà Nội ngày

Trang 1

BÀI THUYẾT MINH

MÔN: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Đề bài: Xây dựng chương trình và viết thuyết minh cho khu phố cổ Hà Nội

Trang 2

Xin chào tất cả quý vị và các bạn!

Tôi xin tự giới thiệu: tôi là: , hướng dẫn viên của công ty Viet travel, tôi

sẽ là bạn đồng hành của quý vị trong suốt chuyến tham phố Cổ Hà Nội ngày hômnay.Hoan nghênh quý khách đã đến với tour du lịch của chúng tôi Kính thưa quý vị, chúng ta đang đứng trước cầu Thê Húc- nối đi vào đền NgọcSơn, và Hồ Gươm với tháp Rùa cổ kính, một trong những biểu tượng của Hà Nội.Nếu có dịp tôi hi vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một tour khác và tôi sẽ cóđiều kiện để nói kĩ hơn về Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc Còn hômnay, hành trình của chúng ta là Phố Cổ Vì vậy, tôi không muốn làm mất thì giờcủa quý vị thêm nữa

Trước hết, tôi xin sơ lược một vài nét về quá trình hình thành khu Phố Cổ Thăng Long-Hà Nội vốn là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt Bởi vìđến hết thế kỉ XVI, Thăng Long-Đông Đô vẫn là đô thị độc nhất của nước Đại Việtlúc ấy “Kẻ Chợ”, tên gọi xưa của Thăng Long- Hà Nội xưa có thành có thị có bến

và có 36 phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ven đô, có các làng nghềchuyên canh và chế biến nông sản

Dân ở khắp mọi miền của đất nước đã tập trung về Thăng Long, họ cọ xátđua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội, đó là cách sành mặcsành chơi sành ăn sành làm Qua tư liệu để lại, khu vực sầm uất đông vui nhất củaThăng Long xưa là huyện Thọ Xương (tức là quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưngngày nay) mà người ta quen gọi là khu Phố Cổ Nơi đây là cửa hàng cửa hiệu buônbán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát cánh nhau tạo thành những dãy phố,mỗi dãy phố một mặt hàng hay một ngành nghề riêng biệt và người la lấy luôn tênsản phẩm để đặt tên cho phố Điều này được thể hiện trong ca dao với 36 phố của

Hà Nội:

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Trang 3

Hàng Bồ Hàng Bạc Hàng GaiHàng Buồm Hàng Thiếc Hàng Bài Hàng Khay

Mã Vĩ Hàng Điếu Hàng GiàyHàng Lờ Hàng Cót Hàng Mây Hàng ĐànPhố Mới Phúc Kiến Hàng NgangHàng Mã Hàng Mắm Hàng Than Hàng ĐồngMàng Muối Hàng Nón Cầu ĐôngHàng Hòm Hàng Đậu Hàng Bông Hàng BèHàng Thùng Hàng Bát Hàng TreHàng Vôi Hàng Giấy Hàng The Hàng Gà

Qua đi đến phố Hàng DaTrải xem đường phố cũng thật là xinhPhồn hoa thứ nhất Long ThànhPhố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ”

Thực ra từ thời Trần, khu vực hành chính này có 61 phường Đến đời Lê còn lại 36phường Và suốt 3 thế kỷ, tổ chức hành chính ở đây không có gì biến động Về sau,người ta chia phường làm 3 loại theo công việc làm ăn: phường làm nghề nông,phường thợ thủ công và phường buôn bán Các phường làm nghề nông ít biếnđộng, có phường vẫn giữ nguyên tên gọi đến ngày nay, như Nghi Tàm, Quảng Bá,Tây Hồ, Xã Đàn, Thịnh Quang Nhưng với quá trình đô thị hoá, nhiều

“phường”( hiểu theo khái niệm cũ) đã trở thành phố, như phường Giang Khẩu( sauđổi tên là Hà Khẩu) ở ngay cửa sông Tô Lịch bây giờ nằm giũa hai phố NguyễnSiêu, Hàng Buồm- Chợ Gạo là một nơi “ trên bến dưới thuyền nhộn nhịp”, thươngnhân trong và ngoài nước đều tụ tập về đây Đến thế kỷ XVIII, thương nhân HàLan, Anh, Bồ Đào Nha đã đến mở cửa hàng, buôn bán, nhưng đông nhất vẫn làHoa Kiều Họ đến Hà Nội làm ăn và thường sống tập trung ở phố Hàng Buồm( từbang Quảng Đông sang), Hàng Ngang( từ bang Phúc Kiến sang) Chủ yếu họ mở

Trang 4

các tiệm cạo đầu, phục vụ thương nhân qua lại cửa ô này, sau gọi là Ô Quan

Trưởng, cửa ô còn lại duy nhất đến ngày nay

Ba mươi sáu phố phường này đã lập thành một “ khu vực tam giác phố cổ” cạnhthứ nhất giáp với sông Hồng, từ Hàng Đậu đến Hàm Tử Quan Cạnh thứ 2 đi từHàng Đậu qua Phùng Hưng đến Cửa Nam Cạnh thứ ba chạy tuqf cửa Nam quaHàng Bông, hàng Gai, Cầu Gỗ, Lò Sũ đến Hàm Tử Quan Trong khu tam giác nàynhà cửa của Hà Nội ít thay đổi Nhiều nhà ngói thấp Tên phố gắn liền với tên măthàng sản xuất và buôn bán Những ngôi đình thờ ông tổ nghề vẫn còn đường sá ởkhu tam giác này rất chật hẹp, đan xen nhau Nhiều nhà còn giữ nét kiến trúctruyền thống cổ vì vốn là nhà ở các xóm làng đã đô thị hoá, vẫn giữ nét xưa, vớikiều nhà “ ba gian hai chái” hay “ năm gian”, nhưng không phát triển theo chiềudọc, sâu thẳm, tối tăm, thường gọi là nhà “ hình ống” ngang từ 3m-4m, dọc từ50m- 60m hoặc hơn nữa Đa số phố, phường còn chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ tổ

nghề, lác đác còn cả nhà thờ tổ họ

Thương nhân và thợ thủ công sống trong khu Phố Cổ, phố giàu như phố MãMây tập trung rất nhiều nhà buôn lớn, nhất là thương nhân Hoa Kiều Đường xá ởđây được lát sạch sẽ, giữa hơi nhô lên, hai bên có ngòi sâu và hẹp để thoát nướcmưa hoặc nước cống rãnh thải ra các sông

Các phố được ngăn nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức tường mà bềrộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cách nghiêm ngặt Trong mỗidãy phố là những dãy nhà san sát nhau làm theo kiểu trồng diêm mà nay ta cònthấy ở các phố Hàng Buồm Hàng Bạc Hàng Ngang Hàng Đào Nó vừa là nhà ở lạivừa là cửa hiệu

Phố Cổ Hà Nội sở dĩ chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển củathủ đô, trở thành niềm tự hào quan tâm và say mê sâu sắc trong lòng nhân dân cả

thốnh giá trị lịch sử văn hoá kiến trúc, nghệ thuật to lớn

Trang 5

Thủa xa xưa, dọc theo hai bờ sông Hồng đã hình thành nhiều khu vực dân cưsinh sống, quần tụ thành những làng nhỏ Vào thế kỉ V (thời Bắc thuộc), một trongnhững điểm dân cư này đã phát triển thành một quận nhỏ có tên là Tống Bình Trảiqua hàng ngàn năm từ một đô thị sơ khai của người Việt với quy mô nhỏ bé, TốngBình đã trở thành một thành phố với trên ba triệu dân và là một trung tâm đầu não

về chính trị, văn hoá, kinh tế quan trọng nhất Việt Nam Từ Tống Bình tới Hà Nộingày nay là cả một quá trình đô thị hoá phức tạp diễn ra trong một thời gian rộngvới quy mô lớn

Nói về lịch sử hình thành của Phố Cổ Hà Nội, yếu tố này được biểu hiện như

là một thành tố quan trọng của sinh thái nhân văn, sinh thái xã hội Dưới đời nhà

Lý, Trần, Phố Cổ bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó Dướithời Lê, đầu thế kỉ XVI, khắp nơi đổ về buôn bán, làm ăn trong 36 phường lúc bấygiờ, và dần dần đây chính là khu Phố Cổ ngày nay

Sau khi Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sựthay đổi Khu Phố Cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ Đường phố được nắn lại, có hệthống thoát nước, có hè phố, đường được lát trải nhựa và có hệ thống chiếu sáng.Nhà cửa hai bên đường phố được lợp ngói Bên cạnh các ngôi nhà được làm theokiểu truyền thống, bắt đầu xuất hiện những ngôi nhà mang phong cách Châu Âu

Từ 1954 đến 1986 do chính sách bao cấp không khuyến khích tư thương, việcbuôn bán trong khu Phố Cổ gần như bị đình trệ hoàn toàn Từ năm 1986 đến nay

do chính sách mở cửa nền kinh tế thị trường, mở rộng sự giao lưu quốc tế và quan

hệ quốc tế, mở rộng các thành phần kinh tế trong nước, khích lệ mọi tầng lớp nhândân mở mang phát triển kinh tế, buôn bán ở khu Phố Cổ dần dần được hồi phục vàphát triển hơn xưa Các mặt tiền nhà bị xuống cấp được tôn tạo và xây mới, nhiềuđình chùa được tu sửa, không khí tâm linh đã trở lại khu Phố Cổ

Xin mời quý khách chúng ta sẽ bắt đầu chuyến hành trình đi tới quảng trườngĐông Kinh Nghĩa Thục

Trang 6

Thưa quý vị! trước mắt chúng ta là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đây

là tên của một trường học do các sĩ phu yêu nước lập ra từ tháng 3 đến tháng 12năm 1907 để đào tạo những con người hữu dụng cho đất nước Quảng trườngtrước kia được gọi là vườn Dừa vì trước đây ở khu vực này mọc rất nhiều dừa vàcòn là nơi Thực dân Pháp xử bắn những người yêu nước

Bây giờ, tôi xin giới thiệu qua về lịch trình của chuyến thăm quan ngày hômnay Chúng ta sẽ đi qua các phố: Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, ĐồngXuân, Hàng Khoai, Hàng Lược, Hàng Mã, Chả Cá, qua Lãn Ông đến phố HàngBuồm thăm đền Bạch Mã, tiếp đó là phố Mã Mây, Hàng Bạc, Đinh Liệt và kết thúc

Thời thuộc Pháp, phố Hàng Đào vẫn là nơi tạp trung bán tơ lụa

Hai bên phố là những dãy cửa hang bán đủ các loại mặt hàng dệt bằng tơ tằm, the,lĩnh, lụa, lụa, là, cấp, vải, gấm, sa…

Cũng tại đây mỗi tháng họp 6 phiên chợ vào các ngáy 1,11,21 và 6,16,26 gọi làchợ Hàng Tơ Người các làng La Khê, La Cả ra bán hàng the, người làng Mỗ rabán đũi, người Vạn Phúc, Kẻ Bưởi mang lĩnh tới Trừ gấm vóc là dệt bằng tơ đãnhuộm sẵn, các thứ khác để mộc, dân Hàng Đào đem về nhuộm điều, nhuộm đỏ

Trang 7

hoặc giao cho người chợ Dầu ( Đình Bảng), người làng Tây Hồ nhuộm đen, nhuộmthảm… Đầu thế kỉ 20, một số thương nhân Ấn Độ tới mở cửa hiệu bán các thứ len

dạ nhập từ phương Tây, cũng vào thời kì này mọc lên một số hiệu tạp hóa vàng,bạc, làm mũ nên thực dân Pháp gọi phố này là phố Hàng Tơ Lụa

Thăm Hàng Đào cúng ta có thể thấy trên phố này những ngôi nhà truyên thống như

số nhà 92,51, 38 và 20 mà đặc biệt là số nhà 38 mà ít phút nữa chúng ta sẽ có dịptham quan Ngoái ra cũng có một số ngôi nhà mà kiến trúc chịu ảnh hưởng củaphương Tây như số nhà 85, 71, 58, 11 và 10 Thưa quý khách! Trong những ngàyđầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, phố Hàng Đào là chiến lũy phía Nam của liênkhu 1 Ngày giải phóng thủ đô (10/10/ 1945) một mũi của giải phóng quân từ GiaLâm qua cầu Long Biên tiến vào thành phố, qua phố Hàng Đào giữa một rừng hoa.Còn bây giờ xin mời quý khách đi thăm phố và tham quan một số di tích

Thưa quý khách! Đây là đình Đông Lạc, là nơi thờ ông tổ nghề vải ở phố HàngĐào Nó còn là nơi bán các sản phẩm yếm lụa từ thời Lê Tuy nhiên do nhiều biếnđộng của lịch sử, chiến tranh ngôi đình đã bị tàn phá Năm 1941, một gia đình đãxây dựng lại ngôi đình, quy mô hai tầng dùng để bán hàng và để ở Năm 1956,ngôi này được sử dụng làm cửa hàng bách hóa đến năm 2000, ngôi này đượcchọn là một trong những di tích được phục hồi trong chương trình tôn tạo các ditích trong khu phố cổ Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội và thành phốTOULOUS của Pháp hợp tác Một số dấu vết ít ỏi còn sót lại của ngôi đình thửaban sơ là hai đầu dư mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn và tấm bia đá dựngnăm Bính Thìn (1856) Thưa quý khách! Nhìn tổng thể đình Đồng Lạc ( đình chợbán yếm lụa) là một trong những ngôi đình đặc trưng trong hệ thống kiến trúc tôngiáo tín ngưỡng của khu phố cổ Thửa đất có dạng hình ống “ đuôi chuột” thốt hậu

vì mặt tiền có chiều rộng 6m trong khi phần trong cùng thót lại chỉ còn 1,1m, có bốcục theo nguyên tắc nhà ống truyền thống phố cổ Hà Nội Ngôi nhà được chia là 4lớp : Cổng tam quan, sân 1, lớp nhà 1, sân 2, lớp nhà 2 ( ban thờ), san 3, lớp nhà 3,sân 4, lớp nhà 4 ( khu vệ sinh)

Trang 8

Cổng ngoài được xây bằng gạch cao 6,1m rộng 6m Mặt trước và mặt sau đắp nổitên chữ Hán của ngôi đình.

Chúng ta đang đứng ở lớp nhà thứ nhất quy mô xây dựng 2 tầng, là phần nhà đượcxây dựng, cải tạo mới có kết cấ bê tông cốt thép, lát sàn gỗ Kết cấu mái sử dụngkết cấu vì kèo gố, mái lợp ngói ta, chiều cao thấp hơn với nhà hiện có ( phần đình)vừa để tạo hình ảnh đồng thời cũng thể hiện tính tôn linh với ngôi đình hiên có.Thưa quý khách! Đây là lớp nhà thứ 2 của ngôi nhà là phần thờ chính của ngôiđình được cải tạo lần cuối cùng năm 1941 Với quy mô hai tầng, tầng 1 trước kia lànơi ở của gia đình sinh sống tại đây, hiên nay được sử dụng là nơi làm việc của banquản lí phố cổ Hà Nội Do vậy chúng ta không thể tham quan toàn bộ tầng dướicủa ngôi đình Tầng 2 của lớp nàh là gian thờ còn lại của ngôi đình Và bây giờchúng ta sẽ lên tầng 2 của lớp nhà để xem kiến trúc chính của ngôi đình Xin quýkhách hãy nhìn, đây là tấm bia đá khắc chữ Hán có niên đại Tự Đức việc đìnhđược xây dựng từ thời Lê ( thế lỉ 17) được gắn trên tường Đay là dấu tích còn lại

để chứng minh cho sự tồn tại của ngôi đình trong lịch sử phát triển của khu phố cổ

Hà Nội

Quý khách có thề nhìn thấy, không gian phần thờ chính của ngôi đình trên tầng 2được chia làm hai phần nhỏ ngăn cách bởi vách ngăn gỗ cửa với hình thức trang tríđược tìm thấy trong ngôi nhà cũ Phía trên là các ô thoáng được trang trí bằng cáccon tiện gỗ chạy suốt chiều rộng cửa Gian ngoài được gọi là hiên dung làm nơitiếp khách, uống trà, có đặt một bộ tràng kỉ Gian trong ( sau lớp cửa gỗ) là gianthờ chính Sát tường của gian đặt một hương án gỗ, trên đặt đồ thờ tự bao gồm báthương, khay đài, quả nước.Nhìn chung do nhiều yếu tố tác động của lịch sử, xã hộinên kiến trúc đình Đồng Lạc không còn lại nhiều nhưng lại thuộc đặc trưng củakhu phố cổ hà Nội các di vật chạm khắc cũng còn lại không nhiều nhưng đều lànhững sản phẩm đặc trưng của thời kì nhà Lê

Trang 9

Thưa quý khách! Chúng ta vừa biết được đôi nét về một trong những phố nổi tiếngcủa Hà Nội Bây giờ xin quý khách hãy đi theo tôi tới con phố kế bên phố HàngĐào đó là phôd Hàng Ngang

Chúng ta đang đứng ở phố Hàng Ngang Phố này trước kia phần lớn là Hoa Kiềugốc Quảng Đông sinh sống Sở dĩ phố có tên là phố Hàng Ngang là bời vì trướcđây ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại có tuầnphủ canh gác Tại phố Hàng Ngang có một ngôi nhà đã gắn liền với lịch sử vẻ vangcủa dân tộc, đó là số nhà 48, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc saunhững ngày cách mạng tháng 8 để soan thảo bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ranước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa Bây giờ xin mời quý khách theo tôi tới thămngôi nhà

Thưa quý khách chúng ta đang đứng trước số nhà 48 phố Hàng Ngang Ngôi nhàđược xây theo lối cổ quay hướng Đông Nhà là cửa hiệu bán tơ lụa của hiệu PhúcLợi ngay giữa khu phố sầm uất nhất kinh thành Chủ nhà là Ông Trịnh Văn Bô,ông đã sửa sang ngôi hà theo kiến trúc hiện đâị thời Pháp thuộc Kiến trúc này vẫntồn tại đến ngày nay

Ngôi nhà có 4 tầng, tầng dưới trước đây là cẳ hang bán tơ lụa, tang hai và tầng 3 cónhiều phòng làm phòng tiếp khách, phòng ăn, phòng ngủ.Tầng 4 ngoài một phònglàm kho chứa đồ còn có một sân thượng để phơi phóng Ngôi nhà chạy dài sâu hunhút theo kiểu nhà ống cổ truyền, mặt trước là cửa hàng, mặt sau quay ra phố HàngCân ( nay là nơi làm việc của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm)

Thưa quý khách chúng ta đang đứng ở tầng 1 của ngôi nhà Như quý vị cỏ thể thấy.hiện nay nó đã trở thành triển lãm lưu giữ các di vật của Bác và các hình ảnh “ Bác

Hồ với thủ đô Hà Nội” Tham quan gian phòng này ta sẽ càng hiểu hơn về cuộcsống giản dị của Bác và tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân với bác Hồ

Thưa quý khách trong chiếc tủ kính này là bộ quần áo kaki giản dị và đôi dép cao

su của Bác Ngoài ra bên tay phải tôi đây chính là chiếc micro mà Bác đã sử dụng

để đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945 và chiếc tủ kính ngoài kia chính

Trang 10

là chiếc vali bằng mây mà Bác đã sử dụng khi trở về từ PacPo và bên cạnh đó là chiếc máy chữ mà Bác đã sử dụng để soạn thảo tuyên ngôn độc lập.

Xin mời quý khách tham quan gian phòng này ít phút trước khi chúng ta lên tầng hai

Xin mời quý khách chúng ta hãy hãy tập trung ở đây Thưa quý khách chúng ta đang đứng trên tầng hai, căn phòng nhỏ phía bên trái tôi đây với diện tích 20 mét vuông, chính trên chiếc bàn nhỏ góc kia là nơi bác đã khởi thảo bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Phía góc này là chiếc

giường nhỏ Bác đã nằm trong thời gian Bác ở tại đây Thưa quý khách có thể thấy tất cả mọi đồ đạc Bác sử dụng đều rất mộc mạc đơn sơ

Phía tây tôi đây là gian phòng khách, rộng chừng 50 mét vuông là nơi Bác tiếp đoàn khách trong nước và quốc tế Còn chiếc ghế dài góc kia là nơi các chiến sĩ cảnh vệ thường ngồi quan sát động tĩnh bên ngoài để đảm bảo an toàn cho Bác.Thưa quí khách không phải ngẫu nhiên mà ngôi nhà này được chọn là nơi đón Bác

từ Việt Bắc trở về Ta có thể thấy ngôi nhà này được xây theo lối cổ, trước đây là ngôi nhà cao nhất khu phố cổ có mặt tiền nhà thông ra hai phố, dễ rút chạy khi có biến Hơn nữa gia đình ông Trịnh Văn Bô là gia đình sớm được giác ngộ cách mạng đã tình nguyện sắp xếp nơi ăn chốn ở cho Bác khi Bác trở về

Do vậy ngày 22/ 8/1945 đồng chí Trường chinh đã cử đồng chí Lê Đức Thọ lên chiến khu Tân Trào đón Bác về Hà Nội ngày 25/8 Bác về tới thủ đô Khi về tới ngôi nhà này, ông Trịnh Văn Bộ đã dành hẳn tầng 3 của ngôi nhà để Bác làm việc cho yên tĩnh nhưng Bác không thích ở một mình nên đã xuống tầng hai ở với các chiến sĩ Qua đó một lần nữa ta lại thấy được cuộc sống giản dị gần gũi với mọi người của Bác

Quý khách có thể dành ít phút để chụp ảnh làm kỷ niệm khi chúng ta sang gian phòng tiếp theo là nơi Bác đã cùng các đồng chí trong ban lãnh đạo trung ương đảng đã làm việc từ ngày 25/8 đến ngày 2/9 năm 1945

Xin mời quí khách chúng ta hãy tập trung ở đây Thưa quí khách căn phòng chúng

ta đang đứng rộng 60 mét vuông, chính trên chiếc bàn này Bác và các đồng chí trong ban thường vụ trung ương đã họp và thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn độc lập, Tổ chức lế quốc khánh duyệt qua thành phần chính phủ lâm thời Chiếc bàn nhỏ phía góc kia là nơi làm việc cũng như bàn ăn của Bác cùng với các đồng chí khác Dãy ghế phía sát góc tường kia như quí vị có thể nhìn thấy là nơi đại thướng

Võ Nguyên Giáp thường dùng để nghỉ sau những lúc làm việc mệt mỏi Còn chiếc bàn nhỏ kia là nơi để chiếc máy

chữ _được trưng bày ở tầng 1

Thưa quí khách chúng ta vừa được đi thăm một trong số những di tích cách mạng tiêu biểu nhất của khu phố cổ Bây giờ xin mời quí khách chúng ta sẽ sang con phốtiếp theo là phố Hàng Đường

Thưa quí khách, chúng ta đang đứng trên phố Hàng Đường Phố này trước đây chuyên bán các loại đường mứt bánh kẹo nhưng sau này quí khách có thể nhìn thấy

Trang 11

có rất nhiều loại hàng hóa khác được bày bán với đủ chủng loại từ quần áo tới đồ trang sức… Và đây là chùa Cầu Đông, quí khách có thể nhìn thấy 3 chữ Hán trên kia: Đông Môn Tự_Chùa Đông Môn Bây giờ xin mời quí khách vào đình tham quan.

Thưa quí khách chúng ta đang đứng trong sân chùa Đông Môn mà thường được gọi là chùa Cầu Đông Sở dĩ có tên như vậy vì chùa nằm ở phía đông hoàng thành Thăng Long không những vậy lại gần cầu Đông bắc qua sông Tô và chợ Cầu Đông

Chúng ta vừa đi qua cổng tam quan, theo quan niệm của nhà phật thì tam quan là nơi ngăn cách giữa thế giới trần tục và thế giới tâm linh và đây cũng là kiến trúc của chùa miền bắc Việt Nam nói chung Năm 1994 tam quan được xây dựng mới bằng các vật hiện đại nhưng vẫn thể hiện phong cách truyền thống Trên cổng tam quan có treo một quả chuông đề: “Đông Môn Tự Chung” đúc vào thời Tây Sơn năm Cảnh Thị thứ 8 (1800)

Thưa quí khách, hiện nay chưa xác định chùa được xây dựng vào thời kì nào

nhưng theo hồ sơ của chùa Cầu Đông thì đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Vĩnh Trị(1676-1680) triều đình xuống lệnh biếm thải sư hãi, hòa thượng Tông Diễn hiệu

là Chân Dung đang trụ trì tại chùa Hòe Nhai cho rằng mọi người chưa giác ngộ để hiểu ra mối quan hệ giữa Vương pháp và Phật pháp Do vậy hòa thượng đã viết một bài biểu bỏ vào một chiếc hộp mang đến dâng vua nói rằng trong đó có ngọc minh châu Lê Hy Tông mở ra xem và thấy bài biểu đại ý nói rằng sở dĩ triều Lê được hưng thịnh là nhờ sự phù hộ độ trì của Đức Phật, nếu ngời nào cũng giữ gìn thập diện thì trong nước không xảy ra đạo binh trộm cướp, nhà vua xem xong hối hận và thay đổi thái độ với phật giáo Nhờ vậy chùa được dựng giữa chốn kinh kì Sau đó bà vú nuôi của vua quê ở phường Hòe Nhai đứng ra quyên góp thập

phương để mở rộng qui mô chùa Hông Phúc, khi công việc hoàn thành số tiền còn

dư đem xây chùa Cầu Đông Theo đó cuối thế kỉ 17 chùa Cầu Đông được xây dựng lại và di vật còn lại là tấm bia cổ nhất là bia Vĩnh Tộ thứ 6 (1634) đã chứng minh sự hiện diện của di tích vào đầu thế kỉ 17

Thưa quí khách chùa có bố cục chữ Cồn: 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống nối liền gian nhà phía trong để hình thành nên không gian nhà Tam Bảo – xung quanh

có các công trình kiến trúc phụ cận: Ohais trước cổng là Tam Quan, phía sau là sânnhỏ dẫn tới nhà mẫu nhà tổ, bên phải là nhà ngang và bên trái là đình Đức MônQuí khách có thể thấy đây là nhà tiền đường, làm theo kiểu tường hồi bít đốc: Mái trước dài hơn mái sau, có kiểu ngói hình vảy hến, con kìm là hai đầu rồng đắp bằngvữa, sát cạnh đầu rồng là hai nắm cơm Thưa quí khách đây là núm gỗ tròn biểu tượng của bầu sữa mẹ được nghệ thuật hóa, linh thiêng hóa với ý nghĩa cầu phúc cho phật tử mỗi khi vàm chùa

Trang trí tập trung nhất trên hai chiếc đầu dư, hai chiếc cốn mê của bộ vì kèo iếp giáp gian giữa tòa tiền đường và tòa ống muống với các chủ đề truyền thống: Đầu rồng, mặt hổ phù, tứ linh được đan xen với các hình vân mây, cỏ cây sông nước Đây là kiến trúc phổ biến

Trang 12

Chùa Cầu Đông không chỉ là một di tích tôn giáo mà còn một di tích cách mạng Nơi đây từng là chiến lũy của các chiến sĩ ta trong trận chiến bảo vệ thủ đô Chính

vì thế mà quí khách có thể nhìn thấy tấm bia tưởng niệm các liệt sĩ phía bên phải tôi đây Và bây giờ xin mời quí khách hãy vào thăm ngôi chùa, tôi xin lưu ý rằng quí khách hãy bỏ giày ở ngoài để tỏ lòng thành kính trước cửa phật

Thưa quí khách, chúng ta đang đứng trước ban thờ của chùa Cầu Đông Như chúng

ta đã biết Phật giáo du nhập vào Việt Nam theo hai con đường Đại Thừa và Tiểu Thừa Tiểu Thừa chủ yếu ảnh hưởng của phía nam, khi vào các chùa phía nam chúng ta chỉ thấy duy nhất một bức tượng Phật vì Phật giáo Tiểu Thừa chỉ công nhận có một đức Phật duy nhất Trái lại phía Đại Thừa lại cho rằng có nhiều Phật,

mà miền Bắc nước ta lại chịu ảnh hưởng của Đại Thừa nên trong các chùa miền bắc thường có nhiều tượng Phật Chùa Cầu Đông cũng không nằm ngoài thông lệ

đó Chúng ta có thể thấy hệ thống tượng được bài trí như trên đây

Xin quý khách hãy chú ý trên cùng cao nhất kia chính là tam thế Phật hay còn gọi

là Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân (Tam thế : 3 thời: quá khứ là trangnghiêm đại kiếp, hiện tại là hiền kiếp, vị lai là tinh tú kiếp) Thường Trụ là tồn tạivĩnh hằng, Diệu là đẹp đẽ tinh thông nhiệm màu Pháp Thân là cái chân thực khôngbiến đổi

Lớp tiếp theo là Phật Adida – Di là tiếp dẫn(đón chúng sinh có phật quả về phươngTây cực lạc, nơi không sinh không diệt, không chìm vào sinh lão bệnh tử- cõi niếtbàn) Hai bên ngoài là Phạm Thiên và Đế Thích là hai ông vua nhà trời)

Lớp thứ ba từ trên xuống như quý khách đang thấy là tượng quan âm nam hải dướidạng “ thiên thủ thiên nhãn” Hai bên ngoài là tượng Tuyết Sơn và Di Lặc Tượng

Di Lặc được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xuất phát từ tư duy nông nghiệp Còntượng Tuyết Sơn tượng truyền là người tu hành chính quả, người ngồi tu dưới gốccây bồ đề mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng uống một ngụm nước

Dưới tượng Quan Âm Nam Hải là bộ lư hương quý của chùa có chân được khắc

Tứ Đại Kim Cương

Lớp tiếp theo là tượng Ngọc Hoàng và hai bên là Nam Tào Bắc Đẩu Lớp gầnchúng ta là tượng Thích Ca Tiểu Long( Thích Ca sơ sinh) xung quanh là chín conrồng đang phun châu nhả ngọc Tương truyền khi Đức Phật sinh ra có chín con

Trang 13

rồng bay vờn xung quanh người để tắm cho người, người đi bảy bước, mỗi bướclại có một đoá sen nở ra dưới chân Khi bước đến bước thứ bảy Người tay trái chỉtrời ,tay phải chỉ đất và nói: “ Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời dướiđất duy chỉ có ta là hơn cả).

Lớp tiếp theo là hương án đồ thờ như quý vị nhìn thấy

Thưa quý khách xin quý khách hãy chú ý năm pho tượng bên phía tường trái phíatrong của Phật Đường, và quý vị hãy nhìn sang bên phải quý vị cũng sẽ thấy nămpho tượng có hình dáng tương tự ở phía đối diện Đó là tượng của Thập Điện DiêmVương tương truyền là 10 vị vua cai quản cõi âm Ngoài ra quý vị còn có thể thấyhai pho tượng ở góc trong cùng bên phải tôi đây là hai bức tượng lạ, xin giới thiệuđây chính là tượng của thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung.Trần Thủ Độ là người có công xây dựng cơ nghiệp nhà Trần và đánh đuổi quânxâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất và bà Trần Thị Dung là vợ của người

Đối diện hai pho tượng này bên phía tay trái là tượng thổ địa và Quan Âm Toạ sơn.Thưa quý khách xin quý vị hãy nhìn về phía tay tôi chỉ, bức tượng ở phía trái đầuhồi của Phật Đường Đây là tượng Ban thánh Hiền hay Đức Thánh Tăng - người tuhành Việt Nam gọi à A Nan đà đại diện cho tất cả các sư sãi mà quý vị có thể nhìnthấy trên bức hoành phi trên đây : Phật, Pháp, Tăng

Phật là người sáng tạo ra đạo pháp Pháp là giáo lý nhà Phật Tăng là người truyền

bá giáo lý đó để cứu đời

Tương truyền A Nan đà là người rất thông minh, nhớ được các lời Phật dạy rồi ghilại chép thành kinh phật lưu truyền đến ngày nay

Thưa quý khách, chúng ta vừa thăm quan phố Hàng Đường với cầu Chùa Đông,chùa này có nét khác biệt với chùa miền Bắc khác là tượng Đức ông là tượng NgôVăn Long vị tướng đời Hùng Duệ Vương thứ 18 đồng thời cũng là thành hoànglàng do vậy có cung thờ riêng ở bên phải toà chính điện

Trang 14

Và bây giờ xin mời quý khách hãy sang con phố tiếp theo trong chuyến tham quan của chúng ta

Thưa quý khách, chúng ta đang đứng trên phố Đồng Xuân, Phố dài 108m Trước đây phố có tên là phố Hàng Gạo, sau năm 1947 đổi tên là phố Đồng Xuân là phố hẹp nhưng rất đông đúc Hai bên đường đều là những gian hàng đầy ắp hàng hoá nhưng ngày nay phố đã khang trang sạch đẹp hơn Trước mặt chúng ta đây là chợ Đồng Xuân- chợ lớn nhất Hà Nội nằm ở trung tâm phố cổ và cũng là chợ ra đời sớm nhất từ năm 1889 Chợ Đồng Xuân đã được đi vào ca dao:

Hà Nội là động tiên saSáu giờ máy hết đèn xa đèn gầnVui nhất là chợ Đồng XuânThức gì cũng có xa gần bán mua

Chợ Đồng Xuân là chợ cổ của Thăng Long xưa Chợ Bạch Mã, chợ Cầu Đông Chợ Bạch Mã ra đời năm 1035, lúc đầu gọi là chợ Cửa Đông Đến thời Trần gọi là chợ Bạch Mã vì nằm gần đền Bạch Mã Xưa cả hai chợ đều nằm bên bờ sông Tô Lịch Năm 1889 thực dân Pháp lấp sông Tô Lịch ở đoạn này mở phố xá mới và dồn hai chợ Bạch Mã và Cầu Đông tới bãi đất trống cạnh đình Đồng Xuân( Hàng Giấy) lập thành chợ mới và từ đó đến nay gọi là chợ Đồng Xuân, khánh thành năm1890

Thưa quý khách, lúc đầu chợ Đồng Xuân được lợp bằng tre nứa và họp chợ ngoài trời sau được xây thành chợ với 5 cầu khung sắt lợp tôn tráng kẽm, dài 52m, cao 19m Mặt trước chợ như quý vị thấy đây được đắp hoa văn và tạo nhiều mảng khốitheo lối kiến trúc thép rất hài hoà với không gian khu phố cổ

Nằm gần ga cầu Long Biên bên sông Hồng, chợ Đồng Xuân là điểm thuận lợi để hàng hoá bốn phương dồn về đây cũng như toả đi khắp nơi Ngày xưa chợ Đồng Xuân là chợ chủ yếu bán hàng tạp hoá còn rau quả thực phẩm phải sang chợ Bắc Qua nhưng nay hai chợ đã thông liền và cái tên Bắc Qua đã hoàn toàn lẫn mất vào cái tên chợ Đồng Xuân hiên nay là chợ lớn nhất miền Bắc

Ngày đăng: 24/03/2017, 22:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w