1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH: Thuyết minh về khu danh thắng Sapa Lào Cai

73 2,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 490 KB

Nội dung

Trang trí trên yphục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hìnhvuông, hình quả trám, hình chữ thập.Những ô trang trí những đường diềm hìnhchữ thập, chữ đinh, c

Trang 1

Môn: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Thuyết minh về khu danh thắng Sapa-Lào Cai

I/ Tổng quát về Sapa:

1.Vị trí

Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao 1600 mét

so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km so với Hà Nội

Là một thị trấn vùng cao, Sa Pa không chỉ nổi tiếng là một khu nghỉ mát thuộchuyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, mà nơi đây còn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tựnhiên Phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây,cùng với những nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi này, tất cả tạo nên bứctranh hài hòa, quyến rũ và thơ mộng của đất trời vùng Tây Bắc Tổ quốc

2.Tên gọi

Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại Trong tiếng Quan Thoại,phát âm là Sa Pả hay Sa Pá tức "bãi cát", bởi ngày trước, khi có thị trấn Sa Pa thìnơi đây chỉ có một bãi cát mà cư dân thường họp chợ Ngoài ra, Sa cũng có thể

là cách nói lệch đi theo phiên âm tiếng Tàu là Sha cũng có nghĩa là Cát

Từ hai chữ “Sa Pả”, người phương Tây phát âm không dấu, thành SaPa và

họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành “Cha Pa” và một thời gian rất dài sau

đó người ta dùng “Cha Pa” như một từ tiếng Việt Về sau, từ này viết đượcthống nhất là SaPa

Thị trấn SaPa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dânđịa phương gọi là “hùng hồ”, tức “suối đỏ” Từ hai chữ ban đầu, trải qua thờigian cùng nhiều giả thuyết mà trở thành Sa Pa, cái tên vừa thân quen, vừa tiềm

ẩn biết bao điều kỳ diệu mà mỗi lần đặt chân đến vùng đất này là một lần đượckhám phá

Trang 2

Thị trấn Sa Pa như một viên ngọc, ẩn mình trong làn mây rồi bất chợt hiện

ra lung linh, rực rỡ dưới ánh nắng mùa xuân Sa Pa đã trở thành nguồn cảmhứng của các nghệ sĩ với biết bao mỹ từ đã dành cho miền đất này

3.Lịch sử

Trước kia, SaPa là một cao nguyên nhỏ mang tên Lồ Suối Tủng Năm

1897 chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dântộc thiểu số miền núi vùng cao Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vàonăm 1898

Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoànthám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên LồSuối Tủng và làng SaPả Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấnSaPa.Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý,khí hậu, thảm thực vật… SaPa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, tronglành và cảnh quan đẹp Năm 1909 một khu điều dưỡng được xây dựng Năm

1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở SaPa và một năm sau, người Phápbắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội –Lào Cai hoàn thành, SaPa được xem như thủ đô mùa hè của miền Bắc Tổngcộng, người Pháp đã xây dựng ở SaPa gần 300 biệt thự

SaPa bị tàn phá nhiều trong Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 Hàngngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Phápxây cũng bị phá huỷ Vào thập niên 1990,SaPađược xây dựng, tái thiết trở lại.Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990,lên tới 300 vào năm 1995 Năm 2003,SaPacó khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với1.500 phòng Lượng khách du lịch tớiSaPatăng lên từ 2.000 khách vào năm

1991 đến 60.000 khách vào 2002

4.Khí hậu

Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻquanh năm Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa Buổi sáng là tiết trờimùa Xuân Buổi trưa tiết trời như vào Hạ thường có nắng nhẹ, khi hậu dịu mát

Trang 3

Buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời Thu và banđêm, là cái rét của mùa Đông

Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi ở Việt Nam có tuyết Nếumay mắn, bạn sẽ được đắm chìm trong không gian của vùng ôn đới khi nhữngbông tuyết trắng phủ xuống vùng đất này Hãy đắm mình trong cái giá lạnh củavùng cao, thỏa thích ngắm nhìn và vui đùa với những bông tuyết trắng Là hiệntượng thời tiết của các nước ôn đới, với Sa Pa đây là điều tuyệt vời mà tạo hóa

đã ban tặng, rất hiếm khi khách du lịch được gặp hiện tượng thời tiết hi hữu này

II Dân tộc thiểu số sinh sống ở Sapa.

SaPalà vùng đất xinh đẹp không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ củanhiều sắc tộc cùng chung sống Đến nơi đây ngày chợ phiên du khách sẽ khôngkhỏi thích thú với đủ mọi váy áo rực rỡ của các dân tộc H’Mông Đen, Dao Đỏ,Tày, Giáy, Xá Phó Mỗi dân tộc là một sự khác biệt về trang phục, lối sống, tậptục, phương thức canh tác…, cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú

và bí ẩn Và tôi xin được giới thiệu về tộc người H’Mông và người Dao đỏ ởSapa:

1 Người H’Mong ở Sapa

SaPalà vùng đất xinh đẹp không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ củanhiều sắc tộc cùng chung sống Đến nơi đây ngày chợ phiên du khách sẽ khôngkhỏi thích thú với đủ mọi váy áo rực rỡ của các dân tộc H’Mông Đen, Dao Đỏ,Tày, Giáy, Xá Phó Mỗi dân tộc là một sự khác biệt về trang phục, lối sống, tậptục, phương thức canh tác…, cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú

và bí ẩn Và tôi xin được giới thiệu về tộc người H’Mông ở Sapa:

Dân tộc H’mông là một dân tộc sinh sống đông nhất ởSaPa, chiếm khoảng53% dân số Trước đây họ là tộc người làm lúa nước rất giỏi, sống dọc theo khuvực sông Dương Tử (Trung Quốc), trong một cuộc xung đột với tộc người Hán,phần đông họ di cư về phía Nam và chia thành nhiều nhóm nhỏ Những tộcngười H’Mông đầu tiên đến Sapa thì tập trung chủ yếu ở dãy Hoàng Liên từkhoảng 300 năm trước Ở Sa Pa bản làng người H’mông sinh sống đông nhất là

Trang 4

Cát Cát – San Sả Hồ cách thị trấn Sa Pa 2 Km, Sa Pả, Lao Chải, Séo Mí Tỷ, và

Tả Giàng Phình

Tên gọi khác: Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí(Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen), Mông Súa (Mông Mán).Nhóm ngôn ngữ :Mèo – Dao

Dân số: 558.000 người

Đặc điểm kinh tế:

Sống nơi núi non hiểm trở, thiếu đất đai màu mỡ nhưng với kinh nghiệmtrồng lúa nước từ xa xưa, người H’mông đã san đắp những sườn núi, sườn đồithành những thửa ruộng bậc thang độc đáo, mỗi năm có thể trồng được hai vụlúa hoặc hai vụ ngô Du khách có dịp lênSaPavào mùa thu, lúc lúa chín rộ sẽ vôcùng ngạc nhiên khi nhìn thấy vô số ruộng bậc thang từ thấp lên cao, vàng óngquanh co uốn lượn dọc theo sườn núi Có thể nói đó là một trong những cảnhquan đẹp nhất vùng núi cao Tây Bắc

Khoảng vài chục năm trước, người H’Mông có thói quen đốt rừng, pháthoang để làm ruộng rẫy và sống du canh du cư Nhưng nay thì thói quen này đãchấm dứt và được Nhà Nước giao rừng, giao đất để tự quản, sinh sống, rừng Sa

Pa cũng hồi sinh, ruộng nương rộng lớn, trù phú và xanh tốt

Mặc:

Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm

Phụ nữ Hmông Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực,thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành Phụ

nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻnách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả Phụ

nữ Hmông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.Phụ nữ Hmông Xanh mặc váy ống Phụ nữ Hmông Xanh đã có chồng cuốn tóclên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như haicái sừng

Trang 5

Tộc người H’Mông sinh sống chủ yếu ở Sa Pa là người H’Mông Đen doquần áo của họ toàn màu đen nhưng trang phục của họ lại khác hẳn ngườiH’Mông Đen ở nơi khác, vì thế thường được gọi là người H’Mông Sa Pa Ngườiđàn ông thường mặc quần màu đen hoặc xanh đen (màu chàm) giống nhau, áocánh ngắn tay bên ngoài khoác áo không tay kiểu như áo gilê có vạt dài quámông Trên đầu đội một cái mũ bé tí, tròn, nông, ôm lấy đỉnh đầu trông như cái

mũ của Giáo hoàng, có chiếc đen tuyền, có chiếc còn viền một vòng thêu thổcẩm Mũ của đám con trai còn được khâu thêm vào các dải vải màu hoặc cácđồng tiền lủng lẳng Người phụ nữ cũng mặc đồ đen, trên đầu cũng đội mộtchiếc khăn đen, vành thẳng đứng như một cuộn giấy cao vượt đỉnh đầu Bênngoài là một chiếc áo khoác không có tay, vạt dài gần tới gối như của đàn ông.Chiếc áo khoác này được lăn ép bằng sáp ong vì thế có màu đen ánh bạc Để giữgìn, nhiều khi người ta mặc lộn mặt trái có màu trắng ra ngoài Đặc biệt nhất làphụ nữ H’Mông Sa Pa lại mặc quần ngắn ngang đầu gối chứ không mặc váy Họcuốn xà cạp quanh bắp chân rất khéo bằng một băng vải hẹp Trang trí trên yphục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hìnhvuông, hình quả trám, hình chữ thập.Những ô trang trí những đường diềm hìnhchữ thập, chữ đinh, chữ công được chuyển biến một cách hết sức phong phú, đadạng, tài tình, kết hợp với các ô hình quả trám hoặc tam giác có các đường viềnhình gẫy khúc trong các thể bố cục khác nhau lúc thẳng đứng, lúc nằm ngangtạo cho đồ án trang trí hoa văn của người H’mông có vẻ linh hoạt, không nhữngthể hiện trên thân váy vẽ bằng sáp ong, mà cả trên thể loại khác, cho thấy trangtrí hoa văn H’mông có một phong cách riêng biệt đặc sắc, không hề lẫn lộn vớicác trang trí của dân tộc khác

Ngoài các họa tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng NgườiH’mông còn thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình tròn, đường cong, hìnhxoáy trôn ốc hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được bố trí đốixứng qua gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S

là những loại họa tiết có đường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp

Trang 6

nhàng, uyển chuyển tạo cho bố cục hài hòa, không đơn điệu – chỉ thấy xuất hiệntrong trang trí y phục của người H’mông Những họa tiết này biểu hiện cho sựbiến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ quan cổđại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa chung của nhiều dân tộc, nhưng được thểhiện đậm đà trong trang trí H’mông.

Chắp vải mầu của người H’mông rất dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thànhcác đường viền lé mầu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹthuật thành thạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em Mầu sắc ưadùng trong thêu và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây,lam Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưaghép thêm hình vải mầu đỏ-trắng, xanh-trắng, rực sáng tươi vui Đó cũng là điềukhác biệt

Kỹ thuật thêu của người H’mông có hai cách thêu lát và thêu chéo mũi Haicách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không bị

gò bó trong kỹ thuật thêu luồn sợi, mầu, dựa theo thớ vải ngang, dọc mà các dântộc khác thường làm Ngoài họa tiết hình hoa tám cạnh, biểu thị sự chuyển độngcủa mặt trời, trang trí H’mông không nhằm diễn đạt một nội dung nào, nhưngmang được sắc thái rất riêng biệt có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét

Lễ hội

Trong những lễ hội truyền thống của người H’Mông thì lễ hội Gầu Tàodiễn ngày 12 tháng giêng là đặc sắc nhất.Lễ hội thường tổ chức tại những thửaruộng rộng hay vùng đồi với mong ước cầu thần linh ban cho sự bình an, thịnhvượng Trong lễ hội còn có các cuộc thi bắn cung, bắn nỏ, múa khèn, múa võ,đua ngựa rất vui nhộn

Đến đấy du khách có thể trực tiếp thấy cách sinh hoạt hằng ngày của họ,cùng thưởng thức món thắng cố, tiết canh gà, rượu ngô, nhái nấu măng, bánhngô và món đậu xị… độc đáo

Ăn:

Trang 7

Người Hmông thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ăn ba bữa Bữa ăn vớicác thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ vàcanh Bột ngô được xúc ăn bằng thìa gỗ Phụ nữ khéo léo làm các loại bánhbằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ Người Hmông quen uống rượungô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu cày Ðưa mời khách chiếc điếu do tự taymình nạp thuốc là biểu hiện tình cảm quý trọng Trước kia, tục hút thuốc phiệntương đối phổ biến với họ.

Thắng cố (chảo canh) là món ăn được ưa thích của người Hmông Ðây làmón canh gồm các loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi bò (dê) cắt thành từngmiếng nhỏ được nấu chung trong chảo to Người Hmông thường nấu Thắng

cố khi nhà có bữa đám hay trong các chợ phiên

Thắng cố (chảo canh) là món ăn được ưa thích của người Hmông

Nhà:

Người Hmông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà Nhà trệt, ba gianhai chái, có từ hai đến ba cửa Gian giữa đặt bàn thờ Nhà giàu thì tường trình,cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván.Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh Lương thực được cất trữ trênsàn gác Một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay cạnh nhà

Chuồng gia súc được lát ván cao ráo, sạch sẽ

Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà có một khuôn viên riêng cách nhau bằng bứctường xếp đá cao khoảng gần 2 mét

Phương tiện vận chuyển: Người Hmông quen dùng ngựa thồ, gùi có haiquai đeo vai

Thờ cúng:

Trong nhà có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ cúng như nơithờ tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp Những người biết nghề thuốc, biết làm thầycòn lập bàn thờ cúng những vị tổ sư nghề của mình Nhiều lễ cúng kiêng cấmngười lạ vào nhà, vào bản Sau khi cúng ma cầu xin ai thường đeo bùa để lấykhước

Trang 8

Mỗi gia đình Hmông đều có bàn thờ ở gian giữa nhà

Học: Chữ Hmông tuy được soạn thảo theo bộ vần chữ quốc ngữ từ nhữngnăm sáu mươi nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự phổ biến

2 Dân tộc Dao Đỏ Sapa

Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng)

Tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Giang, Làn Tẻn,

Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu

Nhóm địa phương: Dao Đỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ lạy, Dao

Đại Bản), Da Quần chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng, DụCùn), Dao Lô gang (Dao Thanh Phán, Dao Cóc

Mùn), Dao Tiền (Dao Đeo Tiền, Dao Tiểu Bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), DaoThanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyền, Dao áo dài)

Dân số: người Dao ở Việt Nam có dân số 751.067 người (năm 2009) (1)

Ngôn ngữ: Mông - Dao

Địa bàn cư trú: Dọc biên giới Việt - Trung, Việt - Lào; Một số tỉnh trung

du và ven biển Bắc Bộ Trong đó, phía Bắc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: HàGiang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, LaiChâu, Lạng Sơn, Thái Nguyên, sơn La, hào Bình, Phú Thọ Phía Nam là các tỉnhnhư: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông và miền Đông Nam bộnhư: Đồng Nai, Bình Phước

Tết:

Hàng năm, cứ đến đầu tháng 12 Âm lịch trở đi, khi mùa màng đã thu

hoạch xong, mỗi gia đình người Dao lại tổ chức ăn Tết “năm cùng”, để báo côngvới ông bà tổ tiên thành quả của một năm lao động của gia đình Bên cạnh đó,người dao còn có một tết đặc biệt Đó là tết nhảy (người Dao gọi là Nhiangchằm Đao) Song lễ này không tổ chức ở mọi nhà, không phải năm nào cũng tổchức Tết Nhảy chỉ làm ở “Nhà cái” (con trưởng, trưởng họ) tùy hoàn cảnh từngngười để chọn năm tổ chức, thường vài năm làm một lần Nếu quá 10 năm thì bịcoi là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, trời đất, người có công tìm đất Trong tết

Trang 9

Nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếngthanh la giục giã

Hoạt động sản xuất:

Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và lúa nước, với lĩ

thuật canh tác khá tiến bộ

Nương, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến củangười Dao Tùy từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này hay hình thứccanh tác khác nổi trội lên như: Người Dao Quần trắng, dao áo dài, dao Thanh Ychuyên làm ruộng nước Người dao Đỏ thổ cach hốc đá Phần lớn các nhóm Daokhác làm nương du canh hay định canh Cây lương thực chính là lúa, ngô Cácloại rau màu quan trọng là bầu, bí, khoai Về chăn nuôi, người Dao chăn nuôitrâu, bò, lợn, gà ở vùng lưng chừng núi Ở vùng cao, có chăn nuôi dê, ngựa

Về nghề thủ công: Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến (Người Dao ưa dùngvải nhuộm chàm) Hầu hết các xóm đều có nghề rèn để sản xuất nông cụ Nghềthợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu là làm đồ trang sức Bên cạnh đó, nhóm Dao

Đỏ và Dao Tiền có nghề làm giấy bản (loại giấy dùng để chép sách cúng, sáchhát, sách truyện, viết sớ, tiền ma) Một số nơi còn có nghề dầu thắp sáng, dầu ăn,làm đường mật

Trang phục

Với trí tưởng tượng phong phú cùng sự cần cù và đôi bàn tay khéo léo,người phụ nữ dân tộc Dao Đỏ đã biến tấu những điều đơn giản trong cuộc sốnghàng ngày thành những họa tiết rực rỡ tạo nên sự ấn tượng và làm nên bản sắcriêng cho dân tộc trong bộ trang phục truyền thống

Phải mất rất nhiều công sức để trang trí hoa văn cho bộ trang phục của phụ

nữ Dao Đỏ Để tạo thành bộ y phục đẹp người ta kết hợp 5 màu cơ bản, nhưngchủ yếu là màu đỏ để làm phụ tiết Họ đã tìm thấy trong thiên nhiên như cỏ, cây,hoa lá, các loài động vật để tạo nên những họa tiết trang trí cho bộ trang phụcthêm đẹp và rực rỡ

Trang 10

Theo phong tục của người Dao Đỏ thì trong bộ y phục, quan trọng nhất làchiếc áo dài có màu chàm hoặc màu đen Bên trong chiếc áo dài, phụ nữ Daocòn mặc một chiếc áo “lui ton” giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cảngực, cổ tròn mở sau gáy Một trong những thứ tạo nên nét độc đáo cho bộ yphục không thể không kể đến khăn đội đầu và các đồ trang sức bằng bạc.

Chiếc khăn đội đầu được người Dao Đỏ trang trí hình vết hổ, cây vạn hoa,hình cách đoạn Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có 5 lớp, 5 lớp này được baokhuôn ổ vuông ở trung tâm "điểm" của khăn Khi đội lên đầu, các hoa văn họatiết của 5 lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn Tua lenlàm bằng sợi len có tua rua bằng sợi tơ đỏ, ở lớp ngoài với nhiều màu, không chỉ

có tác dụng thẩm mỹ mà còn giúp để khi vấn giữ cho khăn chặt hơn Các họatiết trên tua len gồm có hình sôm, hình gấp khúc, hình cây thông

Tiếp đến là chiếc áo bé Họa tiết hoa văn trên áo bé, tập trung chủ yếu ởphần ngực, cổ và lưng áo Hoa văn được trang trí trên ngực áo bé là cách đínhcúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo bé mặc trong, áo dài mặc ngoài, hànghoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ Hoa văn trang trí trên thân sau áo béđược thêu theo chiều dọc của áo, gồm các họa tiết hình cây thông - với dân tộcDao, hình cây thông chính là hình đuôi chó cách điệu; hình dấu chân hổ - chính

là hình chân chó cách điệu mà người Dao vẫn đang thờ; hình hoa kiệu; hình thậpngoặc; hình răng cưa được thêu ở hai bên, cúc hoa bạc đính ở giữa rất đẹp.Khác với chiếc áo bé, hoa văn trang trí trên áo dài tập trung ở viền nẹpngực tà áo và đầu ống tay áo được trang trí các họa tiết hình sôm, hình dấu chân

hổ, hình răng cưa, hình quả trám, hình thập ngoặc Nẹp ngực mỗi bên đính 7quả bông len đỏ và các tua len được đính ở nơi xẻ tà

Ở phần dây lưng, hoa văn trang trí tập trung ở hai đầu gồm các họa tiếthình sôm, hình dấu chân hổ, hình cây thông, hình thập ngoặc và hình người mặcváy Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3 đến 4 vòng và buộc chặt ở phía sau

Nhưng cầu kỳ, tỷ mỉ nhất vẫn là hoa văn trang trí trên quần Họa tiết ở nửadưới của hai ống quần là các họa tiết thêu hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ -

Trang 11

vàng - trắng, hình cây thông, hình chữ vạn, hình quả trám; bên trong là các họatiết hình sôm, hình thập ngoặc, hình dấu chân hổ, hình răng cưa, hình người mặcváy.

Cuối cùng là hoa văn trang trí trên tạp dề Hoa văn trang trí chủ yếu là hìnhrăng cưa, hình cây thông, hình quả trám vuông có chữ "Vạn" Viền có các tualen màu đỏ, khi đã mặc áo, quần, thắt lưng thì cuốn tạp dề ở ngoài cùng Thắttạp dề không những để che phần vải không thêu hoa văn của áo dài mà còn tăngthêm vẻ đẹp sang trọng của bộ lễ phục…

Có thể nói, hoa văn trang trí trên y phục của người phụ nữ Dao Đỏ khôngchỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phongphú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sửdụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểmthêm cho vườn hoa trang phục đầy hương sắc của các dân tộc ở tỉnh Yên Bái nóichung và bản sắc riêng vốn có của dân tộc Dao Đỏ

Điểm nhấn quan trọng trong bộ trang phục của phụ nữ Dao chính là khănvấn đầu Khăn quấn đầu dài hơn 1 mét được thêu nhiều hoa văn sặc sỡ góp phầnlàm nổi bật trang phục của người phụ nữ Dao Khăn có 3 loại: khăn vuông, khănchữ nhật và khăn dài Ngoài trang phục chính, người phụ nữ Dao còn ưa dùng

đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng: vòng cổ, nhẫn,túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh Có những

cô gái Dao đeo 10 chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những chiếc khuy bạcđường kính 6-7cm, nổi bật trên màu áo chàm

Trang phục phụ nữ Dao đặc sắc và cầu kỳ bao nhiêu thì trang phục namgiới lại đơn giản bấy nhiêu Đó là những chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trướcngực và thường cài 5 cúc Quần rất rộng đũng, có thể cử động trong mọi tư thế

Cả nam, nữ và trẻ con người Dao đều thích đeo trang sức như vòng cổ,chân, tay Ngoài việc làm đẹp thì chúng còn mang giá trị nhân văn, tín ngưỡng.Theo truyền thuyết kể lại, người dân đeo trang sức bằng bạc thì sẽ trừ tà ma,tránh gió và thậm chí là được thần linh phù hộ

Trang 12

Ngày nay, trang phục của người Dao đã bị mai một do tác động của kinh tếthị trường và quá trình giao lưu văn hóa Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóatruyền thống, các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp tích cực, đặc biệt là

tổ chức các cuộc thi “Trang phục dân tộc” để người dân gìn giữ những gì mà chaông đã để lại

Tết nhảy

Người Dao Đỏ đón xuân theo tập tục truyền thống tổ tiên từ nhiều đời nay.Bắt đầu từ ngày 28 Tết, khắp làng trên, xóm dưới, đồng bào dân tộc đã bắt tayvào mổ lợn béo, gà trống thiến, làm bánh nếp… Đây chính là thời điểm cácthành viên trong dòng họ tụ tập quây quần tại nhà trưởng họ, cùng nhau nângchén rượu mừng xuân, cầu chúc cho nhau ngày càng làm ăn phát đạt, cháu conkhoẻ mạnh… và bàn việc tổ chức nghi lễ Tết nhảy

Người Dao Đỏ chuẩn bị đón Tết khá công phu Trước hết nam thanh niên

ôn luyện các điệu múa cổ truyền, các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới chochồng con đi chơi Tết Tết nhảy sẽ diễn ra ở nhà ông trưởng họ, nên các thànhviên trong họ đều tấp nập giúp trưởng họ chuẩn bị Tết

Ban đầu, một tốp nam thanh niên "sài cỏ" theo sự hướng dẫn của thầy cả

"chái peng pi" tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thầnlinh về "ăn" Tết Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, điệu nhảy chỉ được thực hiệnbằng một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao; Để mời tiên nương, tiểu nữ giángtrần, điệu nhảy được diễn tả bằng múa cò "pẹ họ", mô phỏng cảnh chim cò sảicánh bay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại; Điệu nhảy mời thần linh "ăn" Tết đượcdiễn tả bằng nhịp bước khoan thai và uy lực của loài hổ Các điệu múa mangtính hình tượng cao và độc đáo Không biết có từ bao giờ, nhưng đêm của những

vũ điệu vẫn được người Dao Đỏ lưu giữ cho tới ngày nay, và coi như một sinhhoạt văn hóa không thể thiếu trong những ngày đất trời vào xuân

Kết thúc các điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, cả dòng họtiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên Tượng tổ tiên làm bằng gỗ tốt, là tácphẩm điêu khắc độc đáo của người Dao đỏ Tượng được chạm khắc đẹp với nét

Trang 13

hoa văn trang phục thời cổ xưa, dài khoảng 25 cm, đường kính thân 5 cm, bàntay phải của tượng có cầm thẻ bài ghi rõ tên ông tổ.

Ngày thường trong cả năm, tượng được bọc kín bằng vải trắng Đến ngàyTết, con cháu rước tượng xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới Nướctắm cho tượng cũng làm từ lá thơm qua một quy trình chưng cất nghiêm ngặt.Sau lễ tắm gội cho tượng tổ tiên, con cháu tổ chức các điệu nhảy dâng gà,xôi và lễ vật Thầy cả và 3 thanh niên tay cầm con gà trống sống, nhảy theo điệudâng gà, có động tác rước gà lên đầu, có động tác vác gà qua hai vai, rồi vừanhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt Kết thúc là điệu nhảy múa cờ

Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao củađấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn Mụcđích chính của nghi lễ này là để cầu cúng tổ tiên, cầu khấn tổ tiên phù hộ sangnăm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được mạnh khoẻ, mưa thuận gió hoàcho mùa màng bội thum, gia súc, gia cầm phát triển không bị dịch bệnh

Trong Lễ hội còn có hội hát giao duyên của trai gái trong bản và các tròchơi mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như: ném còn, bịtmắt bắt dê, đẩy gậy, leo cột mỡ, đi cầu tre… thu hút rất nhiều khách du lịchtrong nước và quốc tế đến tham gia và khám phá

Văn hóa ẩm thực

Giống như một số tộc người anh em, người Dao cũng thường xuyên đồ xôi

để ăn trong những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc trong nhữngngày gia đình nhờ anh em giúp cây ruộng, gieo trồng ngô lúa, làm chuồng trạigia súc Đặc biệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà còn đồ xôi nhiều màu

Ngoài các nguồn lương thực chính là gạo và ngô, người Dao cũng có nhiềumón chế biến từ thịt và cá rất đa dạng

Món xào: Khi thịt gà, thịt lợn, thịt dê, thịt bò người Dao thường đem xào

gừng và nghệ Đối với thịt lợn, thịt gà khi chế biến món sào đều cho một ít nước

và thường cho thêm gừng Một số món như thịt bò, thịt trâu còn tươi cũng đượcđem xào chín với gừng Chỉ có lòng gan lợn thịt chim, thịt chuột đồng, nhộng

Trang 14

được xào khô và cho thêm hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ítrượu Trường hợp xào cho nhiều người ăn còn nêm thêm một số hương vị như

thảo quả, quế, gừng, sả

Món luộc: Để làm món thịt luộc, người Dao thường rửa sạch thịt và cắt

thành miếng to bằng bàn tay Sau đó bỏ vào nồi hoặc chảo, cho nước vừa đủ rồibắc lên bếp lửa đun sôi, dùng đũa lật và chọc vào thịt để kiểm tra, nếu thấy chínđều thì vớt ra Nước luộc thịt được đem nấu canh với rau cải, cải bắp hoặc vớirau ngót, mồng tơi Trước khi ăn, thịt luộc chín được đem thái hoặc chặt thànhmiếng nhà xếp vào bát, đĩa hay đổ thịt ra lá dong, lá chuối

Món hầm: Thịt hầm cũng được người Dao ưa thích Món thịt hầm thường

phải có thêm những thứ bổ trợ như đu đủ, khoai sọ, măng khô, giá đậu tương, suhào Tuỳ theo đặc điểm của món thịt hầm, họ có cho thêm một số gia vị nhưrượu, hành, hồ tiêu, củ sả, riềng, gừng

Món nấu (o khấu): Trong các món ăn của người Dao, nếu so sánh với các

món xào, luộc và hầm thì các món nấu từ thịt cũng không phải là ít Họ rất thích

ăn thịt lợn nạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh gừng Nhiều khi đậu phụ,trứng gà cũng được đem nấu canh Ngoài ra, họ còn hay nấu canh thịt lợn nạcvới phở hoặc miến dong, nấu xương lợn với bí đao Khi bắt được những con cá

to họ cũng hay đem nấu canh với gia vị Nhìn chung, trong những ngày Tết hoặc

lễ thường thấy xuất hiện nhiều món thịt nấu Với ốc đồng hoặc ốc suối, họthường đem rửa sạch, chặt đuôi rồi nấu canh nghệ, khi ăn thì mút lấy thịt bỏ vỏ

Món rán: Món rán được chế biến khá đơn giản Khi thấy chảo nóng thì cho

mỡ vừa đủ, sau đó đập trứng hoặc cho đậu phụ hay cá xuống rán cho đến khichín thì vớt ra

Món nướng: Trước đây khi thịt lợn, người Dao có thói quen lấy ít gan có cả

mật và thịt nạc đem ướp muối rồi dùng tre gắp lại, đặt cạnh than hồng để nướng.Khi chín gan được thái từng miếng, mật thì cho vào bát rượu, sau đó chia chomọi người cùng ăn, thịt nướng thái ra bát cho trẻ con ăn

Trang 15

Đối với các món rau, trong các món thức ăn hàng ngày, món rau nấu canhmặn hoặc nhạt là món chính Bất kể loại rau nào cũng được người Dao đem nấucanh, chẳng hạn như rau cải, cà chua, bắp cải, đu đủ, su su, rau bí, rau rền,măng, mướp, bầu, bí, khoai sọ Các loại rau như: mùi khai, ngọn khoai lang, lánon của cây sắn, rau cải làn, rau đớn thường được xào, ít dùng nấu canh Tuygọi là rau xào nhưng vẫn phải cho một ít nước để đun cho rau chín, tránh chorau bị cháy Hiện nay, do ảnh hưởng văn hoá, người Dao cũng ưa thích món rauluộc Rất nhiều loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, rau rền được họ đem luộc

ăn với nước chấm

Người Dao có tập quán uống rượu từ lâu đời Tuy vậy, chỉ có đàn ông Dao

là hay uống rượu, nhất là khi nhà có khách Còn nữ giới chỉ uống rượu thuốc đểchữa bệnh hoặc trong dịp lễ Tết cũng như lúc có bạn bè

Nước uống thường ngày của người Dao là nước lã đun sôi với một loại rễ,

lá cây rừng hoặc hạt vối, vừa mát vừa bổ Hiện nay, nhiều gia đình người Dao

đã tự trồng chè nên nước chè xanh cũng bắt đầu trở thành đồ uống phổ biến củahọ

Theo tập quán, cứ đến bữa ăn chính, tất cả các thành viên trong gia đìnhđều phải ngồi vào mâm cùng ăn uống Về vị trí ngồi, hàng phía trên là nơi ngồicủa đàn ông, còn hàng phía dưới hoặc tiếp giáp bếp là chỗ ngồi của phụ nữ vàtrẻ con Việc chia ra thành nhiều mâm để ăn uống thường chỉ xảy ra khi trongnhà có khách hoặc các thành viên quá đông, không đủ chỗ ngồi ăn cùng mâm.Tuy vậy, hiện nay cũng có một số gia đình thích chia ra thành 2 mâm để ăn uốngcho thuận tiện Khi đó, mâm trong gian bếp có bà, mẹ cùng con dâu và các cháunhỏ, còn mâm trong gian khách có ông, bố cùng các con trai và các cháu trai lớntuổi

Trong ăn uống của người Dao, khi mọi người ngồi vào mâmphải chờ cho

đủ cả gia đình mới được cầm bát đũa Người Dao có thói quen trong bữa ăn mời,nhường nhịn và gắp thức ăn cho nhau Bố mẹ gắp cho ông bà và con cái, ông bà

Trang 16

gắp cho các cháu nhỏ Khi thịt gà dù to hay bé đều đành bộ gan cho ông bà, đùichân cho những đứa trẻ bé nhất, còn đầu cánh để cho những đứa lớn hơn.

Trong bữa ăn, nếu có khách chủ nhà cũng không quên mời và luôn tay gắpmiếng ăn ngon cho khách Đúng theo tập quán trước kia, người Dao vừa ăn cơmvừa uống rượu, khách thường nhấc chén uống rượu mỗi khi chủ nhà nâng chénmời nhưng không chạm chén Do vậy, khách cần dựa theo khả năng của mình

mà uống nhiều hay ít mỗi khi nhấc chén uống rượu Khi uống cạn chén khách cứ

tự nhiên để cho chủ nhà rót rượu xuống Nếu cảm thấy không muốn uống nữathì lấy tay đẩy nhẹ miệng chai lên mỗi khi thấy chủ nhà định rót rượu xuốngchén của mình Khi ăn cơm xong hoặc đang ăn không được để đũa lên miệngbắt, bởi vì họ quan niệm rằng chỉ trong những ngày ma chay hoặc xới cơm cúngvong hồn người chết mới được để đũa như vậy

Đối với các nghi lễ của người Dao như đám cưới, vào nhà mới, đám ma, cómột số món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã được tập quán cộngđồng quy định Chẳng hạn, trong đám cưới thường phải có các món như: xôi,thịt lợn luộc, thịt gà thiến, xương lợn nấu với một số món như măng, đậu tươnghầm Nhìn chung, nếu đám cưới to thì có khá nhiều món và được chế biến nhưtrong những ngày Tết Nguyên đán Trong lễ cấp sắc, họ thường ăn thịt lợn, thịt

gà cùng với một số món như cá suối và thịt sóc để cúng lễ Còn trong đám ma

có thịt lợn luộc, thịt lợn xào, rau cải nấu, nhất thiết phải có món đu đủ nấu hoặc

bi chuối rừng nấu với xương lợn Về cách sắp xếp số lượng người ngồi ăn trongmâm, vị trí ngồi, ngôi thứ, vị thế trong dòng họ, chỗ ngồi theo tuổi tác và địa vịcủa khách… thì tuỳ theo sự quy định của từng loại nghi lễ

III Các thắng cảnh ở Sapa

1.Nhà thờ đá cổ Sapa

Trang 17

Nhà thờ Sa Pa toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồngche chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, nơi diễn ra những lễ hội đầymàu sắc của phố núi.

Nằm ở ngay trung tâm thị trấn, được xây dựng vào năm 1935 Đây đượccoi là dấu ấn còn lại vẹn toàn nhất của người Pháp từ khi họ đặt chân đến Sa Paxây dựng thị trấn này Sau nhiều lần trùng tu, đến nay ngôi thánh đường vẫn lưugiữ được vẻ đẹp gần nguyên gốc với tháp chuông cao 36m, các bức tường đá, hệthống mái và gian cung thánh Bên trong giáo đường là 32 ô cửa kính mầu, cóhình các màu nhiệm mân côi các chặng Thánh Giá và các thánh Rất có thể, dukhách sẽ bắt gặp một buổi học hát thánh ca bằng tiếng H'mông của các em thiếunhi người H'mông ở đây Một bức ảnh kỉ niệm với nhà thờ đá Sa Pa là điềukhông thể thiếu đối với bất cứ ai đã từng đặt chân đến thị trấn xinh đẹp này

Nhà thờ cổ còn có tên là nhà thờ đá hay nhà thờ Đức Mẹ Mân

Trước khi đặt những viên gạch móng đầu tiên cho công trình này, nhữngngười kiến trúc sư Pháp đã chọn lựa rất kỹ địa thế để xây dựng Việc chọnhướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Công giáo: Đầu

di tích quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng ThiênChúa Cuối nhà thờ (khu Tháp chuông) là hướng Tây, nơi sinh thành của ChúaKitô

Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiếntrúc Gotic La Mã Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn…đều là hình chóp tạo cho công trình nét bay bổng thanh thoát Toàn bộ nhà thờđược xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xungquanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía Phần tườngcủa cánh thánh giá bên phải được tạo nhám như nhũ đá chảy xuống làm tăngthêm vẻ đẹp tự nhiên cho di tích Mái nhà lợp ngói, trần nhà bằng vôi rơm (naylàm mới) Đặc biệt trần ở phần gác chuông (gần quả chuông) là hỗn hợp của vôi,

Trang 18

rơm, sắt, chưa sửa chữa lần nào.

Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có

đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: Khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở củathầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu VườnThánh Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ gồm 5 gian

Nhà thiên thần gồm: một tầng hầm, ba gian tầng trên là nơi cứu chữa ngườibệnh tật, người lữ hành qua đêm, khu để xác, công trình vệ sinh, bếp ăn…; khuvườn thánh có hai ngôi mộ, 5 cây Kháo Vàng trên trăm tuổi, trong đó 4 cây mọctrên đá

Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao 20 m,trong tháp có quả chuông cao 1,5 m, đúc năm 1932, nặng 500 kg, tiếng vangtrong vòng bán kính gần 1km Hiện, trên bề mặt của chuông còn rõ nét ghi đúc,

số người quyên góp tiền đúc chuông…Phần giá đỡ chuông bằng gỗ pơmu vẫngiữ nguyên sau lần trùng tu

Nhà thờ Mân côi giữa khu trung tâm Sa Pa là điểm hẹn của nhiều du kháchmỗi khi có dịp đến đây Tuy qua một số lần trùng tu, cải tạo do chiến tranh và sựtàn phá khốc liệt của thiên nhiên nhưng nhà thờ vẫn giữ được nét duyên dáng vàhồn của công trình kiến trúc tôn giáo

Từ khi được xây dựng đến nay, nhà thờ Sa Pa luôn là địa điểm diễn ranhiều hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi đây Ngay phía trướcNhà thờ là khu vực Sân quần và hàng thông lưu niên, nơi đây vào mỗi tối thứ 7hàng tuần thường diễn ra các sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số

mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình” Với tiếng sáo, kèn lá, đàn môi dìudặt, tha thiết và những điệu xoè chao nghiêng của những chàng trai, thiếu nữngười Mông, Dao Cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngàycuối tuần tạo cho không gian của Nhà thờ thêm lung linh, huyền ảo và có sức lôicuốn lạ thường

2 Núi Hàm Rồng

Trang 19

Núi Hàm Rồng , cao hơn 1800m so mới mực nước biển, là một ngọn núihình đầu rồng nằm ngay sát trung tâm thị trấnSaPa, đồng thời cũng là khu dulịch sinh thái nổi tiếng của thị trấn xinh đẹp này Hàm Rồng SaPa là một trong

số ít những ngọn núi của Việt Nam có hình tượng đẹp và rõ nét, gắn liền với đó

là truyền thuyết thú vị, ly kỳ

Núi Hàm Rồng là một trong số ít điểm du lịch có được sự sáng tạo của conngười Chất sáng tạo của con người được hoà quyện với vẻ đẹp tự nhiên tạo chonơi đây vẻ đẹp riêng mà không nơi nào có được Bởi Hàm Rồng là một Sapa thunhỏ, nhìn xa trông như con rồng đang bay giữa làn mây trắng Có nhiều truyềnthuyết về ngọn núi này trong dân gian kể rằng: thưở Sapa còn chìm trong đạidương, có hai anh em nhà rồng trốn đến đây chơi Vua cha phát hiện gọi về,rồng anh nghe thấy đã bay về trời, rồng em mải chơi mãi chốn thủy cung nênchẳng nghe thấy Trời sập tối, rồng em mới sực tỉnh quẫy đuôi ngoi lên thì cổngtrời đã đóng chặt lại Rồng em đành phải mãi mãi ở lại hạ giới và hóa thành núi

đá với tư thế đầu lúc nào cũng ngẩng lên, dõi mắt về trời Từ đấy ngọn núi nằmtrong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ được mang tên Hàm Rồng

Lại có truyện kể rằng, thuở hồng hoang có đôi rồng quấn quýt bên nhau,chơi đùa nơi trần thế mà không hề biết rằng cơn đại hồng thủy đang ập đến, chođến khi bị những con nước khổng lồ, cuồn cuộn nhấn chìm Chàng rồng vùngvẫy mạnh mẽ rồi may mắn thoát thân, còn nàng rồng do đuối sức bị cơn đạihồng thủy nhấn chìm, chỉ biết ngước đầu lên nhìn chàng rồng bay về trời Theothời gian, nàng rồng hóa đá, thân thể trở thành dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, cònphần đầu trở thành núi Hàm Rồng

Nhưng cũng có truyền thuyết kể lại rằng: Cách đây đã lâu, khi lãnh địamênh mông này mọi sinh vật đều sống hỗn độn trong bùn đất Vào một thời lậpđịa, Ngọc hoàng ban lệnh: Tất cả mọi sinh vật còn sống sót trong bùn lầy hãy tựlập lấy địa phận của mình Lệnh vừa ban, các loài sinh vật tranh nhau chỗ ngụcư; lúc đó còn lại ba anh em nhà Rồng đang sống trong cái hồ lớn, được tin nàynhìn sang hướng đông đã chiếm hết chỗ Ba anh em chạy về hướng Tây còn

Trang 20

rộng hơn giành được địa phận cho mình Hai người anh lớn khoẻ nên chạynhanh hơn, ở đó chờ người em Vì yếu nên người em chạy chậm, không nhìnthấy hai anh, nên đã lạc vào đám đông toàn là sư tử, hổ, báo, gấu… đang giànhnhau địa phận Nhìn thấy đám sinh vật quái ác kia, người em sợ quá rùng mình,

co người, há mồm để tự vệ Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết thời hạn,thân hình người em út nhà Rồng hoá thành núi đá, có dáng đầu ngẩng cao, mồm

há, nhe răng Và hai người anh nhà Rồng cũng hoá thành đá, hình dáng đó vẫncòn cho tới ngày nay.Núi ở độ cao 1.780m so với mặt nước biển

Ngày nay, ngọn núi kỳ thú này được xây dựng trở thành một khu du lịch sinhthái hấp dẫn của thị trấn SaPa, bao gồm 3 khu vực chính, đó là vườn hoa hàmrồng, "vườn đá" Thạch Lâm và cuối cùng là đỉnh hàm rồng, nơi du khách có thểthu vào tầm mắt toàn bộ thị trấn Sapa xinh đẹp

Vườn hoa Hàm Rồng là nơi mà du khách sẽ đi qua trong hành trình lênđỉnh Hàm Rồng Vườn hoa được xây dựng dựa theo địa thế tự nhiên của núi, đểtham quan, du khách sẽ phải đi qua chặng đường dài hàng trăm bậc đá Cứ cáchmột đoạn, cảnh trí lại trải ra trước mắt như một bình nguyên thu nhỏ rực rỡ, vớimuôn vàn sắc hoa Mùa nào hoa nấy, đem lại cho du khách mới lạ và cảm xúckhác biệt Hoa ở đây có đủ loại với muôn sắc màu: đỗ quyên, hồng, cẩm tú cầu,tràng pháo… Điều thú vị là mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hơn 300loài lan với những cái tên khác nhau như: lan hài, lan kiếm, hoàng lan… đangđua nhau nở rộ nơi Vườn lan 1 và Vườn lan 2 Quả là thiên nhiên đã vô cùng ưuđãi Sapa khi ban tặng cho nơi đây những loài hoa như vậy Sắc hoa tươi thắmxen lẫn giữa rừng đá muôn hình vạn dạng, quyện trong cảnh bồng lai mây trờikhiến bất kỳ ai lên đây cũng đều có cảm giác lạc giữa chốn thiên đàng Nếu códịp đến Hàm Rồng vào đúng tiết xuân sẽ còn được chứng kiến đủ các màu hoarực rỡ của những rừng đào, mận, lê trên núi Hàm Rồng Không xa cách khuVườn lan 1 là sân ngắm Phanxipang Từ đây, các bạn được mở rộng tầm mắtbởi bức tranh khung cảnh thị trấn Sapa Xa xa, những con đường ngoằn nghèo

Trang 21

dẫn tới những bản làng cheo leo bên sườn núi Khi tầm mắt phóng lên cao là dấynúi Hoàng Liên Sơn với đỉnh núi Phanxipang lúc ẩn lúc hiện trong mây.

Vườn đá Thạch Lâm, khu vườn của nhiều vách đá kỳ lạ, được thiên nhiên sắpxếp vô tình mà như hữu ý, đã khiến người xưa khéo tưởng tượng thành vô vànmóng vuốt, vây lông của "nàng" rồng Đi giữa rừng đá dựng đứng, du khách sẽ

có cảm giác bí hiểm, âm u như lạc vào mê cung khó lòng tìm thấy lối ra

Cuối cùng, sau cuộc hành trình dài 1 km, qua quãng đường không hề dễdàng, du khách sẽ lên đếnđỉnh Hàm Rồng (hay còn gọi là Sân Mây) được bố trínhư một chòi quan sát Tại đây, du khách có thể thu toàn bộ thị trấn SaPa cũngnhư khu du lịch Hàm Rồng vào trong tầm mắt Đứng trên chòi quan sát cao ngất

ở độ cao hơn 1800m, hít thở không khí trong lành, mát lạnh và chiêm ngưỡngtoàn cảnh Sapa

Núi Hàm Rồng với phong cảnh hoang sơ nhưng kỳ vĩ của nó đã cuốn hút

du khách Con đường lên núi tạo cho họ một ấn tượng rất khó quên với nhữngbậc thang lên xinh xắn, hai bên là rừng mận, rừng đào đang mơ màng rũ lá Lêncao chút nữa là một bãi đất dốc thoai thoải với những thảm cỏ xanh mượt mà gốiđầu vào vách đá, mở ra không gian thoáng đãng, thư giãn sau những bước chânmỏi nhừ Trên núi Hàm Rồng, một trong những điều hấp dẫn nhất chính là hoa.Hoa ở đây có đủ loại với muôn sắc màu: đỗ quyên, hồng, cẩm tú cầu, tràngpháo… Điều thú vị là mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hơn 300 loàilan với những cái tên khác nhau như: lan hài, lan kiếm, hoàng lan… đang đuanhau nở rộ nơi Vườn lan 1 và Vườn lan 2 Quả là thiên nhiên đã vô cùng ưu đãiSapa khi ban tặng cho nơi đây những loài hoa như vậy Sắc hoa tươi thắm xenlẫn giữa rừng đá muôn hình vạn dạng, quyện trong cảnh bồng lai mây trời khiếnbất kỳ ai lên đây cũng đều có cảm giác lạc giữa chốn thiên đàng Nếu có dịp đếnHàm Rồng vào đúng tiết xuân sẽ còn được chứng kiến đủ các màu hoa rực rỡ

Trang 22

của những rừng đào, mận, lê trên núi Hàm Rồng Không xa cách khu Vườn lan

1 là sân ngắm Phanxipang Từ đây, các bạn được mở rộng tầm mắt bởi bứctranh khung cảnh thị trấn Sapa Xa xa, những con đường ngoằn nghèo dẫn tớinhững bản làng cheo leo bên sườn núi Khi tầm mắt phóng lên cao là dấy núiHoàng Liên Sơn với đỉnh núi Phanxipang lúc ẩn lúc hiện trong mây

Với độ cao hơn 200m là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độcao 1.800 mét nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ, quanh năm dòng nước trắng xoá

đổ tràn xuống dòng suối Những hôm trời trong xanh, đứng trên núi Hàm Rồng,

du khách sẽ thấy phía xa xa là dòng nước trắng như bạc đang ào chảy xuống Vìthế người dân nơi đây đặt cho nó cái tên thật lãng mạn – Thác Bạc

Khi tới gần dòng thác tuyệt đẹp hiện ra trước mắt du khách, phía trên lànhững bụi nước bay ra như những đám mây che khuất phần nào ngọn thác, phíadưới chân thác là những bọt nước bắn tung ra vì sức chảy rất mạnh

Thác Bạc – thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai Thác nằmngay cạnh quốc lộ 4D, tuyến đường huyết mạch để đến tỉnh Lai Châu nên kháthuận lợi để thăm quan Vì thế Thác Bạc là một thắng cảnh thu hút nhiều khách

du lịch tham gia những tour Sa Pa thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơidầy nhấtSaPa, có những năm khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 10cm

Trang 23

Từ chân thác leo lên độ cao khoảng 30 mét, du khách sẽ có cảm giácnhư thác nước đang đổ về phía mình, những dòng nước nhỏ đang ầm ầm đổxuống để kịp bắt dòng với con suối phía dưới kia.

Dưới chân con dốc dẫn lên Thác Bạc có một trung tâm giống cá Hồi, nơiđây có tham vọng trở thành trạm nghiên cứu các đối tượng thủy sản nước lạnhlớn nhất cả nước Cá hồi ở trung tâm được nuôi với nguồn nước dẫn từ thác Bạc

về với hơn 1.000 mét ống dẫn nước

Đi qua thác Bạc chừng 2km, du khách sẽ tới Trạm Ton, nơi các cuộcchinh phục đỉnh núi Fanxifan bắt đầu, và cũng nơi đây, du khách sẽ có phần nàotrong mình những hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dương

4 THUNG LŨNG MƯỜNG HOA

Thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng8km về phía Đông Nam Từ thị trấn Sa Pa vượt qua một con đèo men theo dãynúi cao, chúng ta sẽ đến với thung lũng Mường Hoa Điều đặc biệt ở thung lũngnày là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen kẽ giữa cỏ cây và ruộngbậc thang của đồng bào dân tộc Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình

vẽ, những kí tự kì lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa.Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sảnđộc đáo của người Việt cổ

Dòng suối Hoa, chảy dọc thung lũng Mường Hoa, kéo dài qua suốt các

xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào… Chính tại nơi này, rải dọc qua các dãy núi làmột khu chạm khắc đá kỳ lạ Trải dài trên chiều dài hơn 4km, rộng 2 km, với ítnhất 159 hòn đá, chứa nhiều hình họa bí ẩn, bãi đá từng là điểm tập trung nghiêncứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam, Nga, Pháp Australia…

Thung lũng Mường Hoa là điểm dừng chân của nhiều tour du lịch Sa Pamỗi ngày

Cả quần thể bãi đá cổ có những hòn đá với hình khắc đẹp, tập trung ở BảnPho Với những hòn đá lớn, trên bề mặt có khắc những hình khác nhau Đặc biệt

là các dạng hình người ở nhiều tư thế: hình người dang tay, đầu tròn tỏa ánh hào

Trang 24

quang; có hình người nắm tay nhau; có hình người lộn ngược; có hình nhữngngười cặp đôi với bộ phận sinh dục nối liền nhau như biểu hiện của tín ngườngthờ sinh thực khí trên các hình vẽ của trống đồng Đông Sơn Khảo sát kỹ, ở đây

có tới 11 mô-típ hình người kỳ lạ Hầu hết các nhà khoa học đều đánh giá đây làmột di sản lớn của loài người Chúng không chỉ mang các giá trị về mặt mỹthuật mà nó còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, như một bức thông điệp bí ẩn mà tổtiên gửi lại cho con cháu mai sau

GS Lê Trọng Khánh, một chuyên gia về “Chữ viết người Việt cổ” đã đưa

ra những hướng giải mã khác nhau về bãi đá cổ Sa Pa, rồi khẳng định: “Tổng thểcác hình khắc trên đá ở Sa Pa là một bộ sách khổng lồ được khắc bằng văn tự đồhọa cổ” Còn GS Diệp Đình Hoa và một số đồng nghiệp của mình thì chia cáchình khắc trên đá này ra thành 6 loại cơ bản và đi tới kết luận: “Các hình vẽ nàythuộc nhiều thời đại khác nhau Nhưng nếu nhìn kỹ các biểu tượng mặt trời, vàđặc biệt là hình nhà sàn mái cong kiểu hình thuyền úp ngược Ở đây, người tanhận thấy có rất nhiều nét tương đồng với văn hóa Đông Sơn, có niên đại cáchđây từ 2.300 đến 3.000 năm Vậy, chủ nhân của lớp văn hóa cổ này có phải làngười Việt cổ từ thời Đông Sơn?”

Theo ý kiến tâm huyết của một lãnh đạo văn hóa tỉnh Lào Cai: Nhữnghình vẽ bí ẩn ở bãi đá cổ Sa Pa có thể là của nhiều tộc người sống ở nhiều thời

kỳ khác nhau Họ vẽ những hình hoặc là thô sơ, hoặc là tinh xảo đó lên đá để thểhiện tín ngưỡng âm dương, đó là dấu ấn nhân sinh quan của nhiều người ở nhiềulớp văn hóa khác nhau Họ có thể hoặc là người Dao, hoặc là người Mông… Màthực tế đã chứng minh điều này

Trong Hội nghị Thông báo Khảo cổ học năm 2000 ở Hà Nội, nhữngngười từng lăn lộn ở Phong Thổ- Lai Châu, Mèo Vạc – Hà Giang đã đưa ranhững thông tin làm sửng sốt về bãi đá cổ Sa Pa: Đã tìm ra những bãi đá tương

tự ở Phong Thổ và Mèo Vạc Nếu điều này được nghiên cứu trên một diện rộng

và bao quát hơn, thiết nghĩ, những thông tin trên sẽ là chiếc chìa khóa mở cửakho bí ẩn ở bãi đá cổ Sa Pa

Trang 25

5 Bãi đá cổ

Bãi đá khắc cổ Sa Pa trải ra trên địa phận của ba xã Tả Van, Hầu Thào và

Sử Pan, nằm trong thung lũng Mường Hoa với diện tích khoảng 8 km2 Nằmngay bên đường đi quanh co dốc núi, bãi đá khắc cổ gồm 159 tảng đá lớn nhỏnằm lẫn trong cây lá, nằm sát ngay bên đường hay giữa ruộng lúa nước Nếuchỉ xét về mật độ tập trung các tảng đá thì bãi đá khắc Tả Van xứng đáng xếphàng đầu 159 tảng đá còn rõ nét khắc hình họa, nét chữ viết ở dạng sơ khai vàtiến tới hoàn chỉnh, được ví như 159 tấm bia đá cổ xưa nhất Việt Nam

Với những hòn đá lớn, nhỏ trên bề mặt có khắc những hình khác nhau.Nhìn tổng thể, các hình chạm khắc có thể quy về vài nhóm chính: hình tròn khắcvạch tương đối giống cấu trúc hoa văn thời kỳ văn hóa Hoa Lộc có thể dùng đểtượng trưng cho mặt trời, hình nam nữ giao phối, nhấn mạnh vào bộ phận sinhdục, các đường vạch song song tựa như những quẻ Kinh dịch, ngắn hoặc có thểkéo dài ôm lấy viên đá dường như thể hiện những cánh đồng, hoặc thửa ruộngbậc thang, các hình vuông, chữ nhật đục chìm là nhà cửa hoặc tượng trưng chokhu dân cư sinh sống Đại bộ phận đều mang đậm dấu ấn của tư duy tạo hìnhgiản đơn và khúc triết, xuất phát từ những con người nguyên sơ có đời sống gắn

bó sâu sắc với tự nhiên Ngoài ra, còn thấy nhiều hình vẽ, biểu tượng khác nhauđược khắc trên những tảng đá đó như: các hình vẽ như hình vuông, hình chữnhật, các nét vạch đơn, vạch đôi, những đường song song và những đường cắtngang, những hình người, hình chim thú, cảnh sinh hoạt

Dựa vào giả thuyết về nguồn gốc hình thành bãi đá trên, ta có thể tạm phânchia nội dung nội dung các bức chạm khắc thành hai loại ý nghĩa

Loại một có nội dung mang ý nghĩa tôn giáo hoặc dùng trong những hoạtđộng có tính tôn giáo, thể hiện những ý thức sơ khai đầu tiên về tự nhiên và conngười Đó là những bức chạm đơn giản trên những viên đá kích thước nhỏ vàvừa, mỗi bức là một hoặc vài hình chạm đặt cạnh nhau Như tổ hợp các đườngvạch song song; tổ hợp vạch song song và hình tròn; hình người, các đườngsong song và hình tròn Tương ứng với đó có thể hiểu là theo từng nội dung là

Trang 26

mặt trời- ruộng đất, con người-ruộng đất, mặt trời-ruộng đất-con người Nhữngmôtíp này có ý nghĩa không xa lạ với các biểu tượng tôn giáo thường gặp ở cácdân tộc sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp tôn thờ tự nhiên, hay các ý niệmtôn giáo sơ khởi đầu tiên của con người như thờ mặt trời, bái phật giáo Chủnhân của chúng là những cộng đồng tôn giáo nhỏ, sống thành từng nhóm nhỏphân tán, chưa hình thành cộng đồng lớn với lối sống quần cư.

Loại hai, nội dung mang ý nghĩa hành chính, là các bản đồ phân chia khuvực, hay những quy ước phân định đất đai - một loại hương ước về lãnh thổtương tự tục lệ của người Việt dưới đồng bằng Các bức chạm này do đó sẽ gắnvới những ý thức hệ phức tạp hơn, có sự phát triển phong phú và tích lũy lâu dài

về tư duy nhận thức Nó thuộc về một cộng đồng lớn, có lối sống quần cư, bắtđầu dư thừa của cải vật chất và hình thành tổ chức xã hội Ở các viên đá lớn códiện tích chạm khắc dày đặc, các môtíp không thay đổi nhưng có tần số xuấthiện nhiều lần trên một bức chạm và được sắp đặt theo những kết cấu phức tạp,không còn đơn giản là đặt các hình cạnh nhau một cách vô thức mà tuân theonhững cấu trúc, sắp xếp có chủ ý Bức chạm khắc có hình dạng tựa như là mộttấm bản đồ mô tả về một vùng đất với đồng ruộng là những nhóm đường vạchsong song, nối liền hoặc được liên kết với nhau bằng các đường vạch dài có thểhiểu là đường đi hoặc các dòng suối, nhà cửa hay khu dân cư là những nhómhình vuông hay chữ nhật đúc chìm

Như vậy ta lại có thể nhìn nhận mối liên hệ giữa hai dòng ý nghĩa của cáchình chạm theo hai hướng: một là sự phát triển tư duy nhận thức từ thấp đếncao, dẫn đến hình chạm từ đơn giản phát triển thành phức tạp; hai là sự phânchia theo mục đích sử dụng, một để phục vụ cho nhu cầu tôn giáo, một là nhữngquy ước mang tính hành chính xã hội

Trang 27

GS Lê Trọng Khánh, một chuyên gia về “Chữ viết người Việt cổ” đã đưa

ra những hướng giải mã khác nhau về bãi đá cổ Sa Pa, rồi khẳng định: “Tổng thểcác hình khắc trên đá ở Sa Pa là một bộ sách khổng lồ được khắc bằng văn tự đồhọa cổ” Còn GS Diệp Đình Hoa và một số đồng nghiệp của mình thì chia cáchình khắc trên đá này ra thành 6 loại cơ bản và đi tới kết luận: “Các hình vẽ nàythuộc nhiều thời đại khác nhau Nhưng nếu nhìn kỹ các biểu tượng mặt trời, vàđặc biệt là hình nhà sàn mái cong kiểu hình thuyền úp ngược Ở đây, người tanhận thấy có rất nhiều nét tương đồng với văn hóa Đông Sơn, có niên đại cáchđây từ 2.300 đến 3.000 năm Vậy, chủ nhân của lớp văn hóa cổ này có phải làngười Việt cổ từ thời Đông Sơn?”

Cũng có ý kiến của một lãnh đạo văn hóa tỉnh Lào Cai: Những hình vẽ bí

ẩn ở bãi đá cổ Sa Pa có thể là của nhiều tộc người sống ở nhiều thời kỳ khácnhau Họ vẽ những hình hoặc là thô sơ, hoặc là tinh xảo đó lên đá để thể hiện tínngưỡng âm dương, đó là dấu ấn nhân sinh quan của nhiều người ở nhiều lớp vănhóa khác nhau Họ có thể hoặc là người Dao, hoặc là người Mông… Qua đó, có

Trang 28

thể thấy được bàn tay, trí óc người Việt khi ấy đã khá phát triển, củng cố thêmnhận định của giới khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi củanền văn minh nhân loại

Bãi đá khắc cổ Sa Pa mới chỉ được phát hiện ra từ năm 1923 do nhà Đôngdương học nổi tiếng người Pháp gốc Nga tên là Vichto Gôlubép (VictorGoloubev) Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã đến đây tìm hiểu vàgiới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông

Đối với Việt Nam nói chung và Sapa nói riêng, đây là một điều kỳ diệu,chứng tỏ con người từ xa xưa đã bám trụ vững vàng trên mặt đất, chế ngự thiênnhiên để tồn tại và phát triển Đối với du lịch Sapa, đây là một trong những địađiểm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi tới Sapa, đặc biệt lànhững khách du lịch thích tìm hiểu về nền văn hóa của đồng bào dân tộc nơiđây, cũng như văn hóa cổ của Việt Nam

6 Thác Tình Yêu

Cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km theo hướng Tây - Nam Thác nằm trêndòng suối Vàng, bắt nguồn từ đỉnh Phan Xi Păng, chảy qua nền địa hình cao,dốc Nhìn từ xa, dòng thác giống hình một chiếc nón, hai bên rìa thác là mộtthảm thực vật rừng xanh tốt nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia Hoàng Liên

Trang 29

Thác Tình Yêu cũng là địa điểm khởi đầu của cuộc hành trình chinh phục đỉnhPhan Xi Păng hùng vĩ.

Tên gọi thác Tình Yêu bắt nguồn từ truyền thuyết về truyện tình củachàng trai Ô Quí Hồ, con trai cả của thần rừng với nàng tiên thứ 7 Truyềnthuyết kể rằng, xưa kia, các nàng tiên rất hay lui tới dòng thác này chơi đùa tắmmát Trong một lần dạo chơi, nàng tiên thứ 7 đã vô tình bắt gặp chàng trai Ô Quí

Hồ đang thổi sáo bên dòng suối Vàng Tiếng sáo của chàng trong trẻo, ngânvang cả núi rừng khiến nàng mê đắm, đến nỗi quên mất rằng màn đêm đã buôngxuống, cửa trời đã đóng nên không thể quay về trời Đêm đó, do không chịuđược cái giá lạnh của núi rừng, nàng đã đến bên bếp lửa của chàng Ô Quí Hồsưởi nhờ và chuyện tình của 2 người đã nảy nở từ đó Nhưng rồi một ngày, nhàtrời phát hiện và cấm nàng mãi mãi không được xuống trần gian Vì quá thươngnhớ, nàng đã chết và hóa thành con chim lông vàng, ngày ngày bay quanh cổngtrời kêu 3 tiếng Ô Quí Hồ da diết mãi không nguôi

Để đến thác Tình Yêu, du khách sẽ phải đi trên một con đường đất đỏ,xuyên qua rừng trúc bạt ngàn xanh mướt, xen kẽ dưới rừng trúc là những câyhoa đỗ quyên rừng đua nhau khoe sắc quanh năm Đi hết con đường đất đỏ, dukhách sẽ bắt gặp dòng suối Vàng, men con suối lên thượng nguồn, du khách sẽđến được thác Tình Yêu

Thác Tình Yêu ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa, dữ dội từ độ caogần 100m, mang theo cái giá lạnh thấu xương từ đỉnh Fansipan vời vợi lưng trời.Nhìn từ xa, dòng thác trông như một chiếc nón khổng lồ, tuôn những dòng nướctrong vắt, mát lạnh xuống một bồn tắm thiên nhiên, nơi những nàng tiên trongtruyền thuyết vẫn thường đắm mình Hai bên thác là thảm thực vật xanh tốt,những bụi trúc gai cùng những thảm cỏ xanh mượt Nếu may mắn đến thăm thácvào ngày có nhiều sương mù, cảnh vật xung quanh mờ ảo sẽ khiến du khách cócảm giác như đang lạc bước giữa chốn bồng lai

7 Đèo Ô Quy Hồ

Trang 30

Từ trung tâm thị trấn SaPa qua Thác Bạc hùng vĩ đến đèo Ô Quy Hồkhoảng 10 – 12 km Đèo Ô Quy Hồ là con đèo được mệnh danh là: một trong sốnhững cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phíaBắc Việt Nam Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèonối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữahai tỉnh.

Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh

năm mây phủ, tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèodưới tên Ô Quy Hồ Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loàichim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không

thành của một đôi trai gái Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của

loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo này

Với chiều dài lên đến 50km dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32km) hay đèoKhau Phạ (gần 40km,) Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của đỉnh Ô Quy Hồkhiến người ta vừa ngưỡng mộ, vừa sợ hãi Bởi thế nó được danh xưng khôngchính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc”… Đứng trên đỉnh đèo hùng vĩ, cảnh sắcthiên thiên của đại ngàn được thu trọn vào tầm nhìn của du khách, khí hậu tronglành mang lại cho ta cảm giác thật dễ chịu Đến Ô Quý Hồ vào mùa đông, nếumay mắn ta có thể được chiêm ngưỡng một cảnh tượng hiếm gặp ở Việt Nam đó

là những bông tuyết và hiện tượng băng đá Những giọt nước đọng lại trênnhững cành cây, bông hoa bị đóng băng tạo nên hình ảnh thật đẹp và độc đáo Ởnơi cao hơn, ta có thể thấy được trên nền đất màu trắng xóa của những bôngtuyết và bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ, các cặp tình nhân đang thích thú nôđùa cùng nhau và quên đi cái giá rét khắc nhiệt của thời tiết

8 Cầu Mây

Một cây cầu nổi tiếng được kết bằng các sợi dây mây bắc qua dòng suốiMường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 17km về phía đông nam Nếunhư may mắn khi đến thăm Cầu Mây vào những ngày có sương mù cuộn từ

Trang 31

dòng suối Mường Hoa phủ kín cây cầu, đồng thời cảm giác bồng bềnh khi điqua cây cầu, quý khách sẽ cảm thấy như đang đi trên mây… Vì vậy cây cầu cótên là: Cầu Mây – Là một cây cầu có tính thẩm mỹ và giá trị du lịch cao.

Theo người dân trong bản kể lại: Cầu Mây trước là cây cầu phục vụ nhucầu đi lại của người dân nên mỗi thôn bản trong vùng thay phiên nhau xây dựng.Nhà nào có nhiều ruộng phải đóng góp 90 sợi mây, mỗi sợi dài 45 sải Còn nhà

ít cũng góp 30 sải Nguyên vật liệu hoàn toàn lấy từ cây mây, tấm ván bằng gỗpơmu Hai đầu dây chịu lực bám vào các cây gỗ to ở hai bên bờ suối, trong đó

có bám vào cây Sung trên 200 tuổi Đến năm 1964, khi có cây cầu sắt xuất hiệnthì không sử dụng cây cầu Mây nữa Đến năm 2005, ông Lê Văn Hà mới phụcdựng lại để thu hút khách du lịch

Trước kia, đây là cây cầu duy nhất để các cư dân địa phương đi từ Xã TảVan đến trung tâm thị trấn Sapa, do quá trình phong hoá nên cây cầu càng ngàycàng xuống cấp Đồng thời do sự phát triển của du lịch Sapa, lượng khách hiếu

kỳ về một cây cầu đẹp ngày càng tăng nên người ta đã làm thêm một cây cầumới bằng gỗ vững chãi nằm bên cạnh dành cho người dân địa phương đi lại còncây cầu cũ thì được tu sửa lại và chỉ dành cho những du khách hiếu kỳ đến thămquan

Để đi qua chiếc cầu này đòi hỏi du khách phải có lòng dũng cảm, vì mỗiván cách nhau cỡ 20cm sẽ gây ra hiện tượng hoa mắt nếu nhìn xuống… Dù đầythử thách như vậy nhưng rất nhiều du khách từ khắp mọi miền của Đất Nướcmỗi khi đến Sapa đều muốn thử cảm giác mạnh này Đây cũng được coi là mộttrải nghiệm khó quên khi đến với Sapa

9 Cổng trời Sapa

Lâu nay khi nhắc đến cổng trời, người ta thường nghĩ đến Hà Giang, nơi cócổng trời Quản Bạ Nhưng ít ai biết rằngSapa cũng có một cổng trời Đây là đỉnhđường bộ cao nhất Việt Nam, từ đây có thể đi tới để chiêm ngưỡng đỉnh

Trang 32

Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổngtrời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi Con đường đèo này có tên làĐèo Ô Quy Hồ, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ Và cổng trời chính làđỉnh của con đèo này.

Đứng giữa cổng trời Sapa, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũngrộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngượcPhong Thổ (Lai Châu) - Sapa (Lào Cai), xa xa là Thác Bạc - một trong 10 thácnước đẹp nhất Lào Cai, luôn được giới trẻ tìm đến khám phá Cao khoảng 200m,Thác Bạc ngày đêm ào ào nước đổ như góp nên âm thanh của núi rừng heo hút.Cũng ở cổng trời này mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Fansipan vờivợi lưng trời Bên dưới là những vực sâu thăm thẳm, với thảm rừng nguyên sinhchứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá Đây cũng là nơi năm xưa có trạmkhí tượng địa cầu xa xôi hẻo lánh, ít người qua lại đã được nhà văn NguyễnThành Long lấy làm nguyên mẫu trong truyện ngắn nổi tiếng của mình "Lặng lẽ

Sa Pa"

Từ ngày tái lập tỉnh tới nay, cổng trời trở nên hấp dẫn du khách mỗi dịp lên

Sa Pa, vì nhiều người tham quan Thác Bạc bao giờ cũng cố ngược lên cổng trời

để ngắm cảnh sắc kỳ vĩ của núi rừng Hoàng Liên đã được vinh danh là

"Vườn di sản Asian Sa Pa"

Lên cổng trời mới biết Sapa không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, vì những thửaruộng bậc thang đã được tạp chí Travel and Leisure của Mỹ bình chọn là mộttrong bảy thửa ruộng bậc thang đẹp nhất châu Á và thế giới, mà bởi nó còn đậmnét hoang sơ, phảng phất vẻ yên bình lặng lẽ của vùng rẻo cao Tây Bắc

Cổng Trời SaPa là cái tên quen thuộc không chỉ với những người yêu dulịch Việt Nam, mà còn quen thuộc với nhiều du khách quốc tế Nhiều trang web,blog du lịch trên thế giới đã xếp Cổng Trời là một trong số những địa điểm đẹpnhất, nên đến nhất ở Việt Nam Cổng Trời SaPa là một thắng cảnh lý tưởng để

du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc, cùng cảnh quanthiên nhiên ngoạn mục, kỳ vĩ của đại ngàn Hoàng Liên

Trang 33

10 Đỉnh Phan Xi Păng

Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (nằm ở độ cao3.143 so với mực nước biển ), nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn Tuy chỉcách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam, nhưng nếu đi bộ, leo núi bạn phải mất

6 đến 7 ngày mới chinh phục được đỉnh núi này Được một lần đặt chân lên đỉnhPhan Xi Păng, một trong 5 nóc nhà thế giới là khát khao,mơ ước của hàng triệungười Việt Nam suốt hàng thập kỷ qua Hay theo như một câu nói đã được dân

du lịch bụi truyền tụng: “ Phi Phan bất phượt kí” – nghĩa là chưa leo đến đìnhPhan-xi-păng thì không phải là dân “Phượt”

Hiện nay, rất nhiều nhà leo núi cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư tìm đườngchinh phục đỉnh Phan Si Păng Họ có thể đi theo tour của các công ty du lịchhoặc tự tổ chức với sự dẫn đường của dân địa phương, người dân tộc Mông, Dao(ở bản Cát Cát)

Phan Si Păng là điểm đến ko thể thiếu của khách du lịch Sapa

Trên đường lên đỉnh núi, du khách sẽ được khám phá hệ động thực vật vàthiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên Tại đó có rất nhiều cây Hoàng Liên, mộtloại dược liệu quý, các loại gỗ quý, chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương,các loài chim…

Hành trình phổ biến nhất với khách du lịch là ba ngày Sáng ngày đầu tiên đi

ô tô từ Sa pa đến trạm kiểm lâm trên đỉnh đèo Trạm Tôn Bắt đầu chuyến leo núi ở

đó, đi xuyên qua các dãy núi, du khách sẽ dùng chân ở một địa điểm cao khoảng1.900m cạnh suối để cắm trại, nấu ăn và nghỉ qua đêm Ngày thứ hai từ địa điểmcao 1.900m đó, du khách sẽ leo lên tới đỉnh Phan Xi Păng 3.143m và nghỉ ăn trưatrên đỉnh, đây là quãng đường vất vả nhất trong toàn bộ cuộc hành trình Sau đó dukhách quay về trại nghỉ đêm thứ hai Ngày thứ ba từ trại nơi 1.900m sẽ quay về Sa

pa theo một đường khác

Chinh phục Phan Xi Păng là một hành trình khó khăn, gian khổ và đầy thửthách Bạn cần phải có đam mê và thực sự quyết tâm, cũng như phải có một thể lựcthật tốt để chinh phục nóc nhà Đông Dương này

Trang 34

IV Các bản làng của người dân tộc thiểu số ở Sapa

1 Bản Cát Cát

Bản Cát Cát là một bản của người H'Mông được hình thành vào giữa thế kỷ

19, nằm cách thị trấn Sa Pa 2km Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được tìmhiểu văn hóa người dân tộc gắn với thiên nhiên hoang sơ, đây là nơi thích hợpcho những khách du lịch đã mệt mỏi với chốn phồn hoa nơi đô thị

Cát Cát là một bản lâu đời của người Mông, rất hấp dẫn với những ngườimuốn tìm hiểu về cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây

Du khách thường đi bộ từ trung tâm thị trấn Sa Pa đến bản Cát Cát, phần vìđịa hình đồi núi không tiện sử dụng xe cộ, phần vì nếu đi bộ du khách sẽ có thờigian tận hưởng cảnh đẹp của núi rừng, làng bản người dân tộc, và cũng chỉ có2km

Sau hành trình khoảng 02km thì bạn đến với Bản văn hoá Cát Cát và bắtđầu hành trình bộ hành khám phá và trải nghiệm cuộc sống của người dân haibên đường với những căn nhà nhỏ được xây dựng bên chiền núi Những ngôinhà này được xây dựng dựa trên những đặc điểm nổi bật nhất của phong cáchkiến trúc cổ kính của người dân địa phương như là: Nhà được làm theo kiểu bagian, lợp ván gỗ pơmu, bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang, các cột đều được

kê trên phiến đá tròn hoặc vuông Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào:cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà

Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang

ma, cúng ma vào dịp lễ Tết Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực

dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách… Các ngôi nhà nằm cách nhau bởi nhữngthửa ruộng bậc thang Đằng sau những ngôi nhà ấy là những bụi tre um tùm hòamàu xanh lá với những cánh đồng hình vòng cung cao thấp lượn lờ Thích nhất

là bắt gặp những chiếc cối giã gạo không dùng sức người Nước suối khi chảyđầy máng một đầu chài thì đầu chài kia bật cao lên Khi nước trong máng đổ ra

Trang 35

ngoài, đầu chài kia hạ xuống, giã vào cối gạo, cứ vậy cho ra những hột gạo trắngtinh.

Đến đây quý khách còn có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thườngngày của người dân tộc như: trồng trọt ( cấy lúa – nếu vào ngày mùa cấy lúa )hoặc một số nghề phụ mà người dân thường làm mỗi khi nông nhàn như: Dệtvải, chạm khắc bạc và làm các đồ nông cụ, thủ công mỹ nghệ để bán cho khách

du lịch Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch, du khách đổ

về Sapa nói chung và Bản Cát Cát nói riêng càng ngày càng tăng mạnh nên một

số thanh niên có xu hướng tách ra làm nghề dịch vụ, một số bạn trẻ còn biết nóitiếng nước ngoài và làm nghề hướng dẫn viên du lịch… có thể nói đây là nétmới của du lịch Sapa

Ngoài những phong tục tập quán mang tính đặc trưng của người dân tộcthiểu số nơi đây còn sở hữu vẻ đẹp riêng biệt của thiên nhiên, ấy vậy mà BảnCát Cát là điểm Du lịch hấp dẫn ở Sapa ngay từ khi nó được thành lập… Bắtđầu đến Bản quý khách sẽ đi qua 1 cây Cầy Si bắc qua Suối Cát Cát và Thácnước Cát Cát thơ mộng Càng đi sâu vào trong bản quý khách càng ngỡ ngàngtrước sự hùng vĩ của thiên nhiên Nếu dãy núi Hoàng Liên Sơn – ĐỉnhPhanxipăng nóc nhà Đông Đương đem đến cho bạn cảm giác thán phục trước vẻđẹp của thiên thì những thửa ruộng bậc thang lại mang đến cho bạn sự cảm phụctrước sự sáng tạo của con người vùng cao Họ đã biết khắc phục những nhượcđiểm của địa hình để tạo lên những thửa ruộng có khả năng canh tác đồng thờicòn là một bức tranh kỳ vĩ, một vẻ đẹp hoang sơ trên nền không gian thiên nhiênhùng vĩ của núi đồi vùng cao và đây cũng chính là nguồn cảm hững vô tận chocác nhà nhiếp ảnh gia và du khách mỗi khi đến với Sapa nơi gặp gỡ đất trời.Cát Cát là một bản làng của người dân tộc Mông Nơi đây có khá nhiềunghề thủ công truyền thống: trồng bông, lanh và dệt vải Qua những khung dệtnày, người Mông đã tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn: hoavăn mô phỏng cây, lá, hoa và muông thú, hoa văn góc cạnh… Gắn liền với côngđoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm vải và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ

Trang 36

thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng Vải nhuộm xongđược đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôisáp ong Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc hay bằng đồng,nhôm là một trong những nghề thủ công truyền thống đã có từ lâu đời và đã tạo

ra được những sản phẩm khá tinh xảo

Quy trình chế tác bạc khá phức tạp gồm nhiều công đoạn: trước hết họ chonguyên liệu (bạc hoặc nhôm) vào nồi trên bễ lò đun đến khi bạc nóng chảy thìrót vào máng Chờ khi bạc nguội thì lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc

có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi tuỳtheo từng loại sản phẩm Tiếp đó giũa cho thật nhẵn và nếu cần trang trí thì dùngđinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn tạo hình sản phẩm.Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cátkhá phong phú và đa dạng, gồm nhiều chủng loại khác nhau nhưng chủ yếu là

đồ trang sức của phụ nữ: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn…

Lễ hội ở Cát Cát là những sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo Được tổchức vào các thời điểm đầu xuân hoặc tháng cuối hè và mùa thu, chỉ có quy mônhỏ và diễn ra trong phạm vi của làng, đó là các nghi lễ cúng “thổ ty” – “thổđịa” Những vị thần được thờ là những người có công lập làng

Lễ hội “gầu tào” là một trong những lễ hội quan trọng của người Mông, cómục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh Lễ hội “ăn thề” của làng được tổ chức vàotháng giêng Các gia đình đóng góp cỗ làm hội, sau khi lễ cúng kết thúc, chủlàng nêu ra các vấn đề cấm kỵ của làng và mọi người cùng ăn thề thực hiện.Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theophương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhàcách nhau chừng vài chục mét Ngoài nơi ở còn có nơi sản xuất: họ trồng lúabên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương phápcanh tác thủ công, sảnlượng thấp Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường vàbếp lửa nấu nướng…

Ngày đăng: 01/03/2017, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w