Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Hà Nội là nơi hội tụ khí thiêng và tinh hoa của bốn ngàn năm đất nước. Ai cũng thấy bồi hồi nhớ nhung khi xa Hà Nội, và ai chưa một lần đến Hà nội đều háo hức được tận mắt chứng kiến đất và người Hà Nội Tràng An thanh lịch và tinh tế.
Trang 1Xây dựng chương trình thăm quan và viết thuyết trình cho chương trình tại điểm du lịch làng lụa
Vạn Phúc - Hà Nội
I Xây dựng chương trình thăm quan
LÀNG LỤA VẠN PHÚC - MÂY TRE PHÚ VINH - CHÙA
TRĂM GIAN
Thời gian : 1 Ngày bằng Ô tô
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Hà Nội là nơi hội tụ khí thiêng và tinh hoa của bốn ngàn năm đất nước Ai cũng thấy bồi hồi nhớ nhung khi xa Hà Nội, và ai chưa một lần đến Hà nội đều háo hức được tận mắt chứng kiến đất và người Hà Nội - Tràng An thanh lịch và tinh tế
Lộ Trình tour
Sáng : 6h30 Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn, đưa đoàn đi thăm
quần thể di tích lịch sử văn hóa chùa Trăm Gian -ngôi chùa được đánh giá là một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm bản sắc Phật giáo Bắc
Bộ kết hợp hài hòa với tín ngưỡng dân gian Giữ lòng thanh tĩnh, bước qua cổng chùa trong tiếng chuông chùa văng vẳng, hòa mình với thiên nhiên của nắng, của gió, của rừng thông xanh và hương hoa Hoàng Lan mới thấy cuộc sống thật đẹp, thật bình dị
Trang 2Rời chùa Trăm Gian, đoàn ghé thăm làng nghề mây tre đan Phú Vinh tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ - một trong các làng nghề xuất khẩu nổi tiếng của Hà Nội, được ra đời từ thế kỷ thứ 17 Tại đây, quý khách tha hồ lựa chọn cho mình những món quà lưu niệm từ mây tre đan xinh xắn và tinh xảo qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân tài hoa…
Trưa : Ăn trưa tại nhà hàng Xe đưa đoàn về thăm làng lụa Vạn Phúc- làng
lụa tơ tằm lâu đời và lừng danh nhất Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới
Chiều : Đến với Vạn Phúc, từ đầu làng đã nghe thấy tiếng khung cửi và
tiếng thoi đưa rộn ràng, cùng với rất nhiều các cửa hàng giới thiệu sản phẩm
đa dạng và đầy màu sắc Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng Cái nét đặc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc
Rời Vạn phúc mà trong lòng vẫn còn vương vấn – phải chăng là cái vấn vương của tơ, của lụa, của con người làng Vạn Phúc vừa tinh tế vừa dịu nhẹ
Xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu Chia tay quý khách Kết thúc chương trình
GIÁ TOUR : 350.000 VNĐ / 1NGƯỜI
( Giá trên áp dụng cho đoàn khách từ 20 người trở lên )
GIÁ TOUR BAO GỒM :
1 Các bữa ăn theo chương trình ( 80.000 VNĐ / Bữa chính )
Trang 32 Xe ô tô đời mới máy lạnh đón khách theo chương trình
3 Hướng dẫn viên nhiệt tình, chu đáo,chuyên nghiệp
4 Vé thăm quan theo chương trình
5 Bảo hiểm du lịch (mức đền bù tối đa 10.000.000/vụ)
GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM
1 Đồ uống, bảo hiểm, thuế VAT, các chi phí cá nhân
Đối tượng khách: khách trung niên
CHÚ Ý :
Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí , 5- 8 Tuổi tính 50 % vé , từ 9 tuổi tính 100 %
vé Hai người lớn chỉ kèm 1 trẻ em dưới 5 tuổi
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ Hotline : 0974 717 803
II Viết thuyết trình cho chương trình tại điểm du lịch làng lụa Vạn Phúc - Hà Nội
Cháu xin chào các cô, các chú ạ !
Sáng nay chúng ta đã đi thăm quần thể di tích lịch sử văn hóa chùa Trăm Gian - ngôi chùa được đánh giá là một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm bản sắc Phật giáo Bắc Bộ kết hợp hài hòa với tín ngưỡng dân gian và thăm làng nghề mây tre đan xuất khẩu nổi tiếng của Hà Nội
Trang 4Nó thật thú vị và hấp dẫn phải không ạ Và để tiếp tục chuyến tham quan chiều nay chúng ta sẽ thăm làng lụa Vạn Phúc
Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
(Thơ Tố Hữu)
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng Lụa Vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên
(Ca dao)
Hà Đông, từ lâu đã được coi là quê hương của tơ lụa Câu ca, câu thơ trên có lẽ bất cứ người Việt Nam nào cũng thuộc, cũng thích, đã phản ánh một vùng dệt tơ lụa thủ công lâu đời và lừng danh của nước ta, mà sản phẩm ở nơi đây đã nổi tiếng khắp trong nước, cũng như trên thị trường quốc tế: Tơ lụa Hà Đông
Tơ lụa Hà Đông là những mặt hàng dệt thủ công bằng tơ tằm, rất đặc sắc và độc đáo, tiêu biểu nhất trong số những hàng dệt bằng tơ sợi ở Việt Nam Nói đến tơ lụa Việt Nam không thể không nói tới tơ lụa Hà Đông Hàng tơ lụa của ta rất bền, đẹp, lại vô cùng phong phú về màu sắc, kiểu dáng
Làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km Đây là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn
Trang 5Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen, cạnh cây đa cổ thụ, buổi chiều vẫn họp chợ trước đình Làng lụa Vạn Phúc
từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại
Và điểm dừng chân đầu tiên của chuyến tham quan của chúng ta là Nhà lưu niệm Bác Hồ
Thưa các cô, các chú!
Làng Vạn Phúc nằm ven bờ sông Nhuệ đã nổi tiếng với nghề dệt lâu đời Trước Cách mạng Tháng Tám, làng thuộc phủ Hoài Đức, nay thuộc thị xã
Hà Đông (Hà Nội)
Làng dệt lụa ấy còn nổi tiếng là “Làng cách mạng” bởi trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, đây là một trong các cơ sở cách mạng vững mạnh nằm trong ATK (An toàn khu) của Xứ uỷ Bắc Kỳ Nhiều cơ quan, cán bộ lãnh đạo của Đảng, trong đó có vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, đã từng ở và làm việc tại Vạn Phúc qua nhiều thời gian, được chi bộ Đảng và quần chúng bảo vệ an toàn
Mặc dù thời gian và chiến tranh đã phá đi một số di tích, nhưng người Vạn Phúc vẫn giữ được nhiều di tích cách mạng quý giá: Nhà cụ Nguyễn Quang, xóm Quyết Tiến, nơi các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh… đã từng ở và làm việc Nhà cụ Ba Niệm, cụ Bính Thu xóm Hạnh Phúc, là nơi
Trang 6đặt cơ quan và xưởng in báo Cứu quốc do đồng chí Xuân Thuỷ phụ trách Nhà cụ Ba Niệm cũng là nơi Xứ uỷ Bắc Kỳ họp Hội nghị phát động khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 Nhà cụ Tý Hà xóm Độc Lập, nơi ở
và làm việc của đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh… Đình làng Vạn Phúc - một công trình có giá trị về kiến trúc - cũng là di tích cách mạng Chùa Vạn Phúc ở ngay đầu làng là nơi diễn ra cuộc biểu tình đưa dân nguyện cho Goda (Godard) đại diện của Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp khi Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đưa ông này về thăm Vạn Phúc Tuy nhiên, di tích lịch sử cách mạng giàu ý nghĩa và quan trọng nhất ở Vạn Phúc là Nhà lưu niệm Bác
Hồ tại xóm Quyết Tiến
Thưa các cô, các chú!
Cuối năm 1946, trong những ngày khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở
và làm việc ở Vạn Phúc, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương, từ ngày 3/12 đến 9/12/1946 Trong thời gian ở đây, Người đã cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cách mạng quan trọng Tại ngôi nhà này, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Người đã chủ trì Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng, phát động cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Những đường lối, phương châm cơ bản của cuộc kháng chiếm được vạch ra tại hội nghị này đã được thể hiện trong Chỉ thị “Toàn quốc kháng chiến” của Đảng Hội nghị cũng đã thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tối 19/12/1946, Bác rời Vạn Phúc về ở và làm việc tại Xuyên Dương, một làng ven sông Đáy thuộc huyện Thanh Oai
Thưa các cô, các chú!
Trang 7Ngôi nhà Bác ở và làm việc trong thời gian ở Vạn Phúc nay trở thành Nhà lưu niệm Bác Hồ Công việc xây dựng nhà lưu niệm được tiến hành năm 1973 và khánh thành năm 1974 Ngôi nhà ba gian, hai tầng xây dựng năm 1941 - 1942 được giữ gìn nguyên trạng làm khu vực chính nhà lưu niệm Bác Hồ Bên phải và bên trái ngôi nhà chính là hai dãy nhà ngang, mỗi dãy ba gian, trước đây đặt khung cửi, đồ dùng của gia đình, nay được sửa chữa, nâng cấp trần và nền Dãy bên phải là phòng khách thường xuyên đón tiếp nhân dân, khách trong nước và nước ngoài tới thăm Dãy bên trái là phòng trưng bày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc
Ngôi nhà chính mỗi tầng có ba phòng Tầng một trưng bày một số hình ảnh, hiện vật phản ánh làm việc và sinh hoạt của Bác trong thời gian ở đây: Hai bức tranh sơn mài lớn thể hiện hai sự kiện quan trọng: Bác chủ trì Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng bàn về toàn quốc kháng chiến; Bác viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Một số hiện vật Bác dùng trong sinh hoạt, luyện tập sức khoẻ như chiếc chậu thau đồng nhỏ, đôi tạ tay… Phần trưng bày bổ sung là những bức ảnh, hiện vật, sách báo, tài liệu… phản ánh khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ
Thưa các cô, các chú!
Hiện nay tầng 1 đang được tu sửa và các hiện vật được chuyển đi cất giữ ở
nơi khác
Trang 8Tầng hai, trưng bày phục nguyên như Bác ở và làm việc khi xưa Ây là căn phòng nhỏ bên trái có diện tích chưa đầy 12m2, vẫn còn chiếc giường gỗ
dẻ quạt đơn sơ Bác nằm, chiếc gối gỗ sơn màu huyết dụ Kề bên giường là bàn làm việc - một án thư cao chừng 75cm, chân con tiện Trên bàn là chiếc đèn dầu hoả, trang bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Quanh bàn còn bốn chiếc ghế gỗ chân con tiện là hiện vật gốc Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, ông đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công Đây là "Văn kiện chính trị" công bố đêm 19.12.1946 nhằm phát động cuộc kháng chiến trên toàn quốc của nhân dân Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp "Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến" của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là lời hịch cứu nước, khơi dậy tình cảm sâu xa, truyền thống anh hùng bất khuất và tinh thần cách mạng của dân tộc Việt Nam và của mỗi người dân Việt Nam
Ngày 20 tháng 12 tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Tây), Đài Tiếng Nói Việt Nam đã phát đi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Nhà lưu niệm Vạn Phúc chính là tấm lòng của người làng dệt lụa dành cho Bác Nơi đây cũng là một trong những “điểm đến” của mọi người để nhớ về
vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc
Nội dung văn bản:
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Trang 9Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Kính thưa các cô, các chú! Điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến thăm quan này sẽ là đình làng Vạn Phúc
Đình làng Vạn Phúc - một công trình có giá trị về kiến trúc - cũng là di tích cách mạng Đình được xây dựng cách đây trên 10 năm gồm Hậu cung, Phương đình tám mái và 10 gian tả mạc, thờ bà Lã Thị Nga - tổ nghề dệt lụa làng Vạn Phúc Sân đình rộng từng là nơi quần chúng tập trung biểu tình, đấu tranh chống chính sách thuế khoá nặng nề của thực dân phong kiến, chống âm mưu chiếm đoạt ruộng đất công của Phủ thống xứ Bắc Kỳ…
Trang 10Kiến trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy Địa điểm của đình khác đền chùa Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ yếu lấy địa điểm trung tâm Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước Nếu không có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ thủy" vì họ cho
đó là điềm thịnh mãn cho làng Kiểu xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố nghiêng về trang trí và chạm khắc
Đình làng là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim Tường đình xây bằng gạch Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long trầu nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu"
Sân đình được lát gạch Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê
Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng Có truyền thuyết cho rằng nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có từ hơn ngàn năm trước, do một vị tổ sư tên Lã Thị Nga, dòng dõi Hùng Vương, truyền dạy Để ghi nhớ công ơn, dân làng tôn bà làm Thành hoàng, tổ sư nghề dệt, thờ tại đình làng Vạn Phúc, lấy ngày 10 tháng Tám âm lịch, ngày sinh của bà
và 25 tháng Chạp âm lịch, ngày mất của bà, làm ngày tế lễ và giỗ tổ hàng năm
Trang 11Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng
Ý nghĩa các con vật trong kiến trúc đìng làng Vạn Phúc nói riêng và đình làng Việt nói chung
Hình tượng Rồng
Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước phương Đông hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh… Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước
Đối với dân tộc Việt Nam, ngoài nét chung nói trên, rồng còn có ý nghĩa riêng, đó là nó chỉ dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ con rồng cháu tiên Từ câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con, hình ảnh con rồng đã dần dần
ǎn sâu vào tâm thức của người Việt Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng bay) Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ Long (rồng hạ), một trong những thắng cảnh đẹp nhất nước Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín rồng) Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua