1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị tràn dịch màng phổi do lao ở trẻ em

28 782 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 272,14 KB

Nội dung

Đặt vấn đề Tràn dịch màng phổi do lao ở trẻ em là thể lao ngoài phổi hay gặp đứng thứ 3 sau lao màng não, lao hạch. Theo số liệu của khoa nhi bệnh viện Lao và Bệnh Phổi TW, tỷ lệ tràn dịch màng phổi (TDMP) do lao chiếm khoảng 20-22%/ tổng số các ca lao ở trẻ em vào viện mỗi năm. Một nghiên cứu ở Nam Phi (2007) nghiên cứu 1277 ca lao trẻ em cho thấy tỷ lệ TDMP do lao chiếm 3.9%. Chẩn đoán lao trẻ em, đặc biệt lao màng phổi còn là một thách thức lớn vì ít khi tìm thấy vi khuẩn. AC Theart và Cs (cộng sự) (2002 -2003) [28] nghiên cứu 1277 trường hợp lao trẻ em ở Nam Phi cho thấy tỉ lệ LMP chiếm 3.9%. Trong đó chỉ có 10% có bằng chứng về vi khuẩn và tổn thương giải phẫu bệnh, 75.4% dựa vào các tiêu chuẩn khác, còn lại 14,6% không đủ tiêu chuẩn, được xác định bằng việc đáp ứng với điều trị thuốc lao [27]. Điều trị lao màng phổi chủ yếu dùng hóa trị liệu và chọc hút DMP ( Dịch màng phổi ). Kết quả điều trị đạt đến 89%-90% trường hợp, tuy nhiên vẫn còn còn tỷ lệ phải phẫu thuật ngoại khoa do ổ cặn MP (màng phổi), dày dính màng phổi chiếm 28,84% sè ca phẫu thuật phổi và màng phổi (Nguyễn Việt Cồ 1995). Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời TDMP do lao có thể hạn chế di chứng và tỷ lệ can thiệp ngoại khoa. Trên thế giới có một số nghiên cứ về TDMP do lao ở người lớn, nhưng rất ít các công trình nghiên cứu về TDMP do lao ở trẻ em. Tại Việt Nam, cho tới nay còn rất ít đề tài nghiên cứu về TDMP do lao ở trẻ em. Những vấn đề cề cập trên đây chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu dề tài : “Nghiờn cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị tràn dịch màng phổi do lao ở trẻ em” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao ở bệnh nhi điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương từ tháng 7/2007 đến tháng 7/ 2010. 2. Nhận xét kết quả bước đầu điều trị tràn dịch màng phổi do lao ở những bệnh nhi đã nêu trên. 1 Chương 1 Tổng quan tài liệu 1. Các nghiên cứu về tràn dịch màng phổi do lao trên thế giới và Việt Nam 1.1. Các nghiên cứu về lâm sàng - Tuổi mắc bệnh : tuổi mắc bệnh khác nhau theo các tác giả ở các khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu của AC Theart và CS ( 2005 ) thấy lao MP ở trẻ em hay gặp ở trẻ trên 5 tuổi, tuổi trung bình là 14.5 tuổi [27]. Theo JM Merino và CS (1999) tuổi trung bình là 13.52 ± 0.5 [23]. - Nghiên cứu về tính chất khởi phát bệnh: thường cấp tính đau ngực, sốt cao [22], đôi khi diễn biến từ từ và có thể diễn biến lặng lẽ phát hiện được tình cờ qua chụp X-Quang phổi. Theo Trần Văn Sáu và một số tác giả khác, diễn biến cấp tính chiếm khoảng trên 50% sè ca bệnh [3],[10], [13]. Biểu hiện bệnh trong vòng 1 tuần tới dưới bốn tuần với các triệu chứng sốt cao, rét run, đau ngực, ho khan và thường xuất hiện sau một nhiễm lạnh đột ngột [4], [21]. Diễn biến mạn tính gặp ở khoảng 30% ca bệnh với các triệu chứng như sốt nhẹ kéo dài, sốt về chiều tối, mệt mỏi ăn kém, ra mồ hôi đờm…Cú một số trường hợp diễn biến kín đáo biểu hiện chủ yếu với tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc mạn tính như mệt mỏi, suy nhược, xanh xao và có thể không có sốt, bệnh nhân chỉ cảm thấy tức ngực nhẹ, khi được phát hiện thỡ đó xẹp toàn bộ lồng ngực bên tổn thương [25]. Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng: các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho nhận xét TDMP do thường cú cỏc triệu chứng như :ho, sốt, đau ngực, khó thở, suy nhược, ra mồ hôi trộm. Chủ yếu sốt vừa và nhẹ 2 66.3%, sốt cao chiếm 9,3% [23]. Theo một nghiên cứu ở Bắc Đài Loan do Chiu và Cs nhận xét tỉ lệ sốt 92%, mệt mỏi 46% [18]. - Nghiên cứu về tiến triển của tràn dịch màng phổi do lao: nhìn chung tiến triển tốt, dịch hấp thu hết sau 15-20 ngày, phổi nở hết, có thể dày dính màng phổi nhẹ góc sườn hoành, có thể di chứng dày dính nặng ảnh hưởng chức năng hô hấp, nếu không được điều trị tốt và có thể tiến triển thành lao phổi ở 3-5 năm tiếp theo [9], [13]. - Nghiên cứu về nguồn lây: việc phát hiện được nguồn lay lao đối với trẻ, đặc biệt nguồn lây ngay trong gia đình là yếu tố quan trọng gợi ý chuẩn đoán lao ở trẻ em. Trẻ tiếp xúc thường xuyên với người lao phổi BK (+) sẽ có 38% mắc lao, thỉnh thoảng tiếp xúc thì tỷ lệ này là 25%, trẻ càng nhỏ khả năng lây nhiễm càng cao [24]. Theo nghiên cứu của AC Theart và Cs ( 2005 ) trong số trẻ mắc lao MP tỷ lệ có tiếp xúc nguồn lây là 46% [27]. - Nghiên cứu về tiền sử tiêm phòng BCG và nuôi dưỡng 1.2. Nghiên cứu về cận lâm sàng - Phản ứng Tuberculin tiêm trong da: Tuberculin là một loại protein tinh khiết chiết xuất từ vi khuẩn lao, tờn khỏc gọi là PPD (Protein Purified Derivative). Người ta dùng phản ứng Tuberculin để đánh giá tình trạng nhiễm lao ở trẻ em đồng gợi ý chẩn đoán bệnh lao, TCYTTG lấy Tuberculin tinh khiết của Đan Mạch làm lô chuẩn quốc tế (Tuberculin RT 23). Tuberculin được tiêm trong da của bệnh nhân đã nhiễm lao thì cơ thể sinh ra một phần ứng muộn tại chỗ. Phản ứng này biểu hiện sự tăng mẫn cảm của người bệnh hay nói cách khác phản ứng chỉ xảy ra khi người đú đó có nhiễm vi khuẩn lao trước đó. Phản ứng Tuberculin sử dụng hiện nay là phương pháp tiêm trong da của Mantoux. 3 Việc nhận định kết quả phản ứng Mantoux dựa vào đường kính của cục sẩn nơi tiêm sau 72 giờ. Kết quả (+) cho phép khẳng định trẻ đã nhiễm lao, nhưng kết quả (-) thì sự phân tích và nhận định sẽ phức tạp hơn nhiều. Mantoux âm tính cũng không loại trừ lao, một số nguyên nhân có thể gây phản ứng Mantoux (-) như: nhiễm HIV, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng nặng, mắc các bệnh nặng như: lao kê, bệnh virut, sởi, ho gà, ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch, cocticoit, tiêm Tuberculin không đúng cách. Ở những trẻ đã tiêm phòng lao, phản ứng Mantoux thường mạnh hơn nên đường kính cục sẩn 15mm mới được coi là dương tính (ở trẻ HIV Mantoux >5 mm là dương tính). Phản ứng Mantoux (+) chỉ là một dấu hiệu có giá trị trong chẩn đoán bệnh lao. Thao AC Theart và Cs ở trẻ mắc lao màng phổi test Mantoux (+) với tỉ lệ 63% [27]. - Nghiên cứu về chẩn đoán hình ảnh: • Chụp X-quang phổi: để khảo sát mức độ, vị trí tràn dịch MP, các tổn thương nhu mô phổi phối hợp. - Phim chụp phổi thẳng nghiên kết hợp chiếu phổi thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi, nếu tràn dịch mức độ nhiều có thể thấy tim, trung thất, khí quản bị đẩy sang bên đối diện. - Phim chụp phổi thẳng nghiêng kết hợp chiếu phổi thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi, nếu tràn dịch mức độ nhiều có thể thấy tim, trung thất, khí quản bị đẩy sang bên đối diện. - Ở những bệnh nhân tràn dịch màng phổi ít, chụp phổi ở tư thế nghiờng bờn bệnh trong thì thở ra gắng sức thấy dịch tập trung ở túi cùng sườn hoành (dấu hiệu Roche). - Hình ảnh đường cong Damoiseau trên phim chụp thẳng nghiêng [4], [16] gặp ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi trung bình. 4 - Hình ảnh trung thất bị đẩy sang bên đối diện, vòm hoành hạ thấp, có thể mờ toàn bộ phết trường ở những bệnh nhân tràn dịch màng phổi nhiều [15],[16],[17]. - Có thể thấy các tổn thương phối hợp ở nhu môi phổi, hạch rốn phổi, hạc trung thất, cạnh khí quản, viờm rónh liờn thựy, phức hợp nguyên thủy…. [16]. Theo nghiờn cứu của Chiu và cộng sự (2007) có 92% bệnh nhân TDMP một bên, 69% có tổn thương nhu mô phối hợp [18]. Theo Nguyễn Đình Kim lao màng phổi thường kết hợp với lao phổi, tỷ lệ này là 31% [5]. • Nghiên cứ về siêu âm và CT scanner ( cắt lớp vi tính ) Siêu âm xác định chẩn đoán, vị trí, mức độ tràn dịch, đánh dấu vị trí hút dịch, đặc biệt những trường hợp dịch ít hoặc khu trú, đánh giá được mức độ dày dính và vỏch húa của màng phổi. Theo RW Light (2001), siêu âm có thể phát hiện được TDMP ở mức độ 5-10ml [21]. Nghiên cứu của Chrộtien, CT scanner có thể chẩn đoán được TDMP ở những trường hợp phim X-Quang không nhìn thấy, đặc biệt trường hợp TDMP ớt, đúng kộn và còn khảo sát được tổn thương nhu mô phổi mà ở trên phim thường qui không phát hiện được [28]. Một số nghiên cứu khác nhận thấy có khoảng 80% bệnh nhân có tổn thương thâm nhiễm dưới màng phổi trên phim CT [15], [24]. Các tổn thương thường thấy trên phim CT là : nốt (64%), hình mờ hoặc thâm nhiễm (57%), hang (19%), hạch trung thất (18%) [17]. - Nghiên cứu về sinh hóa DMP • Nghiên cứu về màu sắc dịch màng phổi: JM Merino và Cs (1999) thấy hầu hết TDMP do lao dịch vàng chanh, dịch tiết, tỷ trọng 1,016, protein >30 g/l, Rivalta (+) ở 100% các trường hợp, protein DMP/ huyết tương >0.5, LDH DMP/ huyết tương >0.6 [23]. Dịch 5 máu gặp khoảng 10% trường hợp. Dịch mủ đục rất ít gặp chỉ gặp trong các trường hợp mủ màng phổi do lao. • Nghiên cứu về nồng độ glucose trong DMP, đại đa số các tác giả nhận xét glucose DMP thấp hơn glucose mỏu. • Nghiên cứu về bilirubin trong DMP ở bệnh nhân TDMP do lao: một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bilirubin toàn phần DMP/ huyết thanh ở bệnh nhân TDMP do lao có giá trị < 1 [8], [12], [14]. - Nghiên cứu về tế bào Có nhiều nghiên cứu về tế bào trong dịch màng phổi cho thấy có từ 1000 đến khoảng 5000 bạch cầu trong 1 mm³ [11], [19], [23] và phần lớn cỏc nghiờn cứu cho thấy lympho tăng cao trong dịch màng phổi có giá trị định hướng chẩn đoán lao màng phổi. Tỷ lệ lympho trong dịch màng phổi thường lớn hơn 50%. Tỷ lệ bạch cầu ái toan trong dịch màng phổi rất thấp trừ trường hợp bệnh nhân đã được chọc dịch màng phổi trước đó hoặc có tràn khí màng phổi kèm theo. Nếu tỷ lệ bạch cầu ái toan trong dịch MP>10% thì có thể loại trừ nguyên nhân do lao. Việc phân tích tỷ lệ tế bào biểu mô màng phổi cũng rất có giá trị trong chẩn đoán loại trừ lao màng phổi. Bình thường tế bào biểu mô màng phổi thấp khoảng từ 1.2% đến dưới 5%. Có một số nghiên cứu khẳng định rất hiếm khi lao màng phổi có tỷ lệ tế bào biểu mô màng phổi cao hơn 5% trừ trường hợp có đồng nhiễm HIV. Vì vậy khi phân tích DMP nếu tỷ lệ tế bào biếu mô màng phổi cao hơn 5% thì càn xem xét đến nguyên nhân ngoài lao. - Nghiên cứu về vi sinh • Tìm AFB trong đờm v à trong DMP: JM Merino và cộng sự ( 1999 ) [23] coi tìm AFB trong đờm là một tiêu chuẩn chuẩn đoán nguyên nhân TDMP do lao. 6 • Soi trực tiếp: phương pháp nhuộm soi trực tiếp DMP chỉ tìm thấy AFB dưới 10% trường hợp, tuy nhiên nếu kết hợp nhiễm HIV thì tăng >20% trường hợp [18]. Tìm AFB trong dịch MP là xét nghiệm đơn giản và độ nhậy cao, có giá trị tương đương sinh thiết MP [20]. • Nuôi cấy: môi trường L-J (Loweinstein – Jensen ) từ lâu nay được coi là môi trường chuẩn dùng nuôi cấy vi khuẩn lao, sau 1-2 tháng vi khuẩn lao phát triển thành khuẩn lạc hình súp lơ, màu trắng ngà. Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy là cho kết quả chính xác, có thể tiến hành các phản ứng sinh học đẻ phân loại vi khuẩn lao và làm được khánh sinh đồ giúp chọn thuốc chống lao thích hợp, nhất là trường hợp mắc bệnh lao kháng thuốc. Nhưng phương pháp nuôi cấy này đòi hỏi thời gian dài, tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn lao dương tính trong DMP thấp: Hoàng Thị Phượng (1999) 16,7%, Nguyễn Kim Cương (2006) 6.0%, JM Merino (1999) 20%, Chiu (2007) 22.4% [3],[7],[18],[23]. - Một số kỹ thuật khác trong chẩn đoán TDMP do lao Phản ứng PCR(Polymerase Chain Reaction) là kỹ thuật sinh học phân tử với phản ứng chuỗi polymerase, PCR cho kết quả chẩn đoán lao nhanh, kết quả dương tính cả khi cú ít vi khuẩn trong bệnh phẩm và với chuỗi polymerase đa mồi còn cho biết vi khuẩn cú khỏng thuốc hay không. Kỹ thuật sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán lao là phản PCR.T (Polymerase Chain Reaction Tuberculosis) khuyếch đại gen đích IS6110, đây là 1 đoạn gen đặc hiệu có ở các loại vi khuẩn gây bệnh. Nguyên lý của phản ứng là dùng nhiệt để tách 2 sợi AND ra, sau đó cho các nuclotid cùng với sự cố mặt của các men polymerase, rồi hạ nhiệt độ xuống, các sợi AND sẽ được nhân lên theo khuôn của sợi AND gốc. Phản ứng thể hiện qua 40 chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 3 giai đoạn (biến tính, lai ghép và tổng hợp) [26]. Theo Hoàng Thị Phượng 7 (1999) cho thấy kết quả đô nhậy của phản ứng là 73.3%, đé đặc hiệu là 100% [7]. Đặng Hùng Minh (2002) độ nhậy là 37.9%, độ đặc hiệu là 100% [6]. Trên lâm sàng khi kết quả phẩn ứng PCR lao dương tính có thể xác định nguyên nhân TDMP do lao nhưng do độ nhậy thấp nên tỷ lệ phát hiện chưa cao. DM Lima và Cs (2003) nghiên cứu trên 140 ca TDMP cho đé nhậy là 73.8% và độ đặc hiệu là 90%, âm tính giả là 26%, tác giả lý giải những trường hợp này có thể do cú ớt vi khuẩn lao trong MP hoặc có sự thiếu hụt đoạn gen IS6110 của vi khuẩn gây bệnh [22]. Nhìn chung PCR dương tính chưa phải là chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lao nhưng có giá trị định hướng chẩn đoán lao rất nhiều và càng giá trị trong các trường hợp lao khó tìm thấy vi khuẩn như LMP. 1.3. Nghiên cứu về điều trị TDMP do lao ở trẻ em - Nghiên cứu về chọc hút dịch màng phổi Mục đính của chọc hút DMP để chẩn đoán xác định, để làm các xét nghiệm chẩn đoán nguyên. - Nghiên cứu về hóa trị liệu chống lao Theo nghiên cứu của JM Merino và Cs (1999) trong 39 BN tràn dịch MP do lao, tác giả chia làm 2 nhúm: nhúm 1 dùng công thức 2RHE/4RH cho 27 bệnh nhi, nhóm 2 gồm có 7 bệnh nhi được dùng công thức 2RHZ/4RH với liều lượng rifampicin 10mg/kg, ethambutol 20mg/kg, isoniaside 5mg/kg, pyrazynamid 25mg/kg hàng ngày trong 6 tháng, kết quả không có trường hợp nào thất bại [23]. Theo Chiu, Chin Yung và Cs (2007), trong số 13 bệnh nhân lao MP được điều trị bằng công thức 2RHZ/4RH thấy hiệu quả trong mọi trường hợp nào thất bại [23]. Theo Chiu, Chin Yung và Cs (2007), trong số 13 bệnh nhân lao MP được điều trị bằng công thức 2RHZ/4RH thấy hiệu quả trọng trường hợp [18]. Ở nước ta điều trị lao MP trẻ em theo hướng dẫn của CTCLQG [7] : - Dùng công thức : 2RHZ/4RH - Liều lượng thuốc theo CTCLQG ở bảng 1.2 8 Bảng 1.2 liều lượng thuốc theo CTCLQG Thuốc lao Isoniazid Rifampicin Pyrazynamid Liều điều trị (mg/kg) 4-6 8-12 20-30 - Nghiên cứu về sử dụng corticoid: hiệu quả của việc sử dụng corticoidtrong điều trị TDMP do lao hiện nay còn nhiều tranh luận Theo Nguyễn Việt Cồ và Cs (1984) nờn dựng corticoid trong điều trị TDMP do lao ở giai đoạn cấp [8]. Trần Văn Sáu (1996) đánh giá nhóm bệnh nhân sử dụng coriticoid thấy giảm nhanh các triệu chứng, ít di chứng hơn nhóm chứng không dùng corticoid và không thấy có tai biến trong sử dụng [13]. Theo AN Aggrwal (1999) thận trọng khi dùng corticoid trong phối hợp điều trị lao màng phổi, không dùng corticoid cho bệnh nhân lao màng phổi có tình trạng miễn dịch kém [15]. Theo Chiu và Cs (2007) nhận xét việc điều trị corticoit không làm giảm thời gian hết DMP và cũng không thấy giảm tỷ lệ dày dính MP [18]. - Nghiên cứu về can thiệp ngoại khoa Mở màng phổi tối thiểu khi lượng dịch màng phổi lớn và tái lập nhanh hoặc biến chứng tràn mủ màng phổi. Đối với những trường hợp có bội nhiễm, can thiệp mổ nội soi bóc vỏ màng phổi sớm trong vòng 4 tuần đầu, nếu muộn hơn phải can thiệp mổ mở bóc vỏ màng phổi. Trong những trường hợp TDMP do lao đơn thuần, thủ thuật bóc vỏ màng phổi chỉ đặt ra sau khi bệnh nhân đã điều trị nội khoa ít nhất 6 tháng mà màng phổi dính mức dộ rộng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp [1], [9]. - Nghiên cứu về phục hồi chức năng hô hấp Phục hồi chức năng hô hấp: có thể tiến hành sớm ngay sau khi hết sốt, hết dịch. Tiến hành sớm ngay sau khi hết sốt, hết dịch. Tiến hành thổi bóng, 9 vận động cơ hô hấp, nằm tư thế…vv. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ rất khó hợp tác nên hiệu quả không cao. Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm khoảng 50 bệnh nhi được chẩn đoán là tràn dịch màng phổi do lao vào điều trị lần đầu tại khoa Nhi BVLVBTW từ tháng 7/2007 đến tháng 7/2010. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu - Tuổi ≤ 15 tuổi. - Có hội chứng TDMP - Chọc hút ra dịch màng phổi. - Có ít nhất một trong hai tiờu chuõn chẩn đoán theo WHO (2005) [27]: + Tìm thấy AFB trong dịch màng phổi (bằng soi trực tiếp hoặc nuôi cấy) hoặc PCR dương tính với vi khuẩn lao. + Có tập hợp các triệu chứng về lâm sàng, cận lâm sàng phù hợp tổn thương lao màng phổi: • Lâm sàng: sốt, ho, đau ngực, hội chứng 3 giảm… • Xét nghiệm DMP: dịch tiết • Điều trị: không đáp ứng với các kháng sinh phổ rộng ngoài lao (trừ nhóm Quinonol) sau 2 tuần điều trị, có đáp ứng với điều trị bằng thuốc chống lao sau 2 tháng điều trị tấn công. 10 [...]... màng phổi trên phim Xquang phổi chuẩn Phổi /màng phổi Phổi nở không để lại di chứng Dày dính màng phổi nhẹ Tổng Nhận xét: Số bệnh nhi Tỷ lệ % 21 Chương 4 Dự kiến bàn luận và kết luận 4 1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của TDMP do lao ở trẻ em 4 2 Kết quả điều trị bước đầu điều trị TDMP do lao ở trẻ em 22 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 1 Thu thập tài liệu Các tài liệu liên Từ tháng Nhóm nghiên và mẫu bệnh quan và. .. 2 1 Các nghiên cứu về tràn dịch màng phổi do lao trên thế giới và Việt Nam 2 1.1 Các nghiên cứu về lâm sàng 2 1.2 Nghiên cứu về cận lâm sàng 3 1.3 Nghiên cứu về điều trị TDMP do lao ở trẻ em 8 Chươ ng 2 .10 Đố i tượ ng và phươ ng pháp nghiên cứ u 10 2.1 Đối tượng nghiên cứu 10 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu 10 2.1... “ Nghiên cứu giá trị chẩn đoán định hướng nguyên nhân TDMP do lao và do ung thư bằng các xét 13 nghiệm sinh hoá dịch màng phổi Luận văn thạc sĩ Y học, HVQY Trần Văn Sáu (1996), Nghiên cứu đặc điêm lâm sàng, cận lâm sàng và phối hợp một số phương pháp điều trị TDMP thanh tơ do 14 lao Luận án phó tiến sĩ khoa học Y- Dược Đinh Ngọc Sỹ (1995), “ Bước đầu nghiên cứu giá trị của Bilirubin dịch màng phổi. .. mẫu nghiên cứu 11 2.2 Phương pháp nghiên cứu 11 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 11 2.2.2 Nội dung nghiên cứu 11 Chươ ng 3 .14 Dù kiÕn kÕt quả nghiên cứu 14 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 14 3.2 Đặc điểm lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao 15 3.3 Đặc điểm cận lâm sàng 17 3.4 KếT QUả ĐáP ứNG SAU 2 THáNG ĐầU. .. SAU 2 THáNG ĐầU ĐIềU TRị .19 Chươ ng 4 21 Dự kiế n bàn luậ n và kế t luậ n 21 4 1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của TDMP do lao ở trẻ em 21 4 2 Kết quả điều trị bước đầu điều trị TDMP do lao ở trẻ em 21 CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFB Acid Fast Bacilli (Vi khuẩn kháng cồn kháng AIDS toan) Acquired Immuno Deficiency Syndrome BCG (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)... dịch màng phổi World Health Organnization (+) (-) (Tổ chức y tế thế giới) Dương tính Âm tính BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN LAO BỆNH PHỔI TRUNG ƯƠNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO LAO Ở TRẺ EM Tên chủ nhiệm đề tài: Th.S BS Nguyễn Thị Ngoạn HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2009 ... trong huyết thanh và trong dịch màng phổi ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao và do ung thư” Luận văn bác sỹ chuyên 9 khoa II Học Viện Quân Y Bùi Xuân Tám (1999), “ Bệnh hô hấp”, NXB YH, Hà Nội tr 906- 909 10 Trần Hoàng Thành (2000), “Những bệnh lý hô hấp thường gặp”, 11 NXB YH, tr 140 Nguyễn Thanh Tó (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao , Luận văn... liệu lâm sàng, cận lâm sàng Nghiên cứu tiến cứu (Prospective Study): khoảng 50 bệnh nhi vào điều trị tại khoa nhi BVLVBPTW có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán TDMP do lao từ tháng 7/2007 đến tháng 07/2010, được nhóm nghiên cứu trực tiếp thăm khám, hỏi bệnh, theo dõi điều trị theo mẫu qui định 2.2.2 Nội dung nghiên cứu 2.2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng * Thông tin chung về tuổi giới * Triệu chứng lâm sàng khởi... (2006), “So sánh triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị TDMP thanh tơ do lao ở 2 nhóm tuổi 16-45 và từ 60 tuổi trở lên từ tháng 1-2001 đến tháng 10-2006”, 4 Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội Mai Văn Khương (2002) “ Lao màng phổi, , Bệnh học Lao, 5 NXBYH, tr 110,117 Nguyễn Đình Kim (1994), Tràn dịch màng phổi Bệnh học lao và 6 bệnh phổi tập 1, NXBYH, Hà Nội,... trừ - Tràn máu màng phổi - Tràn mủ màng phổi - Tràn dịch MP do các nguyên nhân khác kết hợp 2.1.3 Cỡ mẫu nghiên cứu Chọn mẫu: theo kỹ thuật chọn mẫu không xác suất với một mẫu thuận tiện Tất cả các bệnh nhi được chẩn đoán TDMP do lao trong giai đoạn nghiên cứu có đủ tiêu chuẩn được chọn để nghiên cứu Cỡ mẫu trong nghiên cứu: 50 bệnh nhi 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu . lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu dề tài : “Nghiờn cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị tràn dịch màng phổi do lao ở trẻ em nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc. đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao ở bệnh nhi điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương từ tháng 7/2007 đến tháng 7/ 2010. 2. Nhận xét kết quả bước đầu. đề Tràn dịch màng phổi do lao ở trẻ em là thể lao ngoài phổi hay gặp đứng thứ 3 sau lao màng não, lao hạch. Theo số liệu của khoa nhi bệnh viện Lao và Bệnh Phổi TW, tỷ lệ tràn dịch màng phổi

Ngày đăng: 16/01/2015, 07:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w