Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
481,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT………………………………………… i DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………… iii DANH MỤC HÌNH………………………………………………………………… iv 1.1 Lý do chọn đề tài thực tập 5 1.2 Mục tiêu thực tập 6 1.2.1 Mục tiêu chung 6 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 6 1.3 Phạm vi thực tập 6 1.4 Phương pháp nghiên cứu, thực tập 7 1.4.1 Phương pháp thực tập 7 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu báo cáo thực tập tốt nghiệp 7 PHẦN 2: NỘI DUNG 8 2.1 Tìm hiểu sơ lược về Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc 8 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MHB Sa Đéc 8 2.1.2 Vai trò và chức năng của MHB Sa Đéc 9 2.1.2.1 Vai trò 9 2.1.2.2 Chức năng 10 2.1.3 Định hướng phát triển của MHB Sa Đéc trong năm 2012 11 2.2 Tìm hiểu về bộ phận quản lý rủi ro của Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc 12 1 2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ 12 2.2.2 Tổ chức bộ máy 13 2.2.3 Phương châm làm việc 13 2.2.4 Thái độ sống 13 2.2.5 Tình hình hoạt động của phòng quản lý rủi ro gần đây 14 2.3 Nghiên cứu thực tế về hoạt động đánh giá rủi ro tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc 15 2.3.1 Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng 15 2.3.1.1 Phân tích khách hàng 15 2.3.1.2. Phân tích dự án/phương án kinh doanh 17 2.3.1.3 Thực hiện công tác giám sát, xếp hạng rủi ro 18 2.3.1.4 Đánh giá rủi ro qua các luồng thông tin khác 18 2.3.2 Công tác đánh giá rủi ro tín dụng thực tế 19 2.3.2.1 Đánh giá tình hình chung của khách hàng vay 19 2.3.2.2 Đánh giá phương án vay vốn, trả nợ 20 2.3.2.3 Đánh giá về tài sản đảm bảo 20 2.3.2.4 Đề xuất của phòng quản lý rủi ro 21 2.3.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại MHB chi nhánh Sa Đéc 23 2.3.3.1 Tình hình chung về nợ quá hạn 23 2.3.3.2 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế 25 2.3.4 Kết quả đạt được 27 2.3.5 Tồn tại, hạn chế 29 2 2.3.6 Nguyên nhân hạn chế 29 2.4 Thực hành nghiệp vụ phân tích rủi ro tín dụng 30 2.4.1 Tình huống phân tích thực tế 30 2.4.2 Cơ sở lý thuyết để đánh giá rủi ro 30 2.4.3 Phương án giải quyết tình huống 31 2.4.3.1 Đánh giá rủi ro về tư cách, năng lực pháp lý 31 2.4.3.2 Hồ sơ khách hàng cung cấp 31 2.4.3.3 Đánh giá rủi ro trong tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh 32 2.4.3.4 Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp Thành Công 33 2.4.3.5 Đánh giá về việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước và quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác 34 2.4.3.6 Chấm điểm tín dụng khách hàng 35 2.4.3.7 Đánh giá phương án vay vốn trả nợ 35 2.4.3.8 Đánh giá về tài sản đảm bảo 37 2.4.3.9 Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm soát khoản vay 38 2.4.4 Đề xuất 40 PHẦN 3 : GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN, TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN 41 3.1Đề xuất giải pháp 41 3.3 Tự đánh giá bản thân sau quá trình thực tập 45 3 4 PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Lý do chọn đề tài thực tập Hòa mình với xu thế toàn cầu hóa ngày nay các thành phần kinh tế, các tỉnh, thành trong nước đã và đang phát triển nhanh chóng góp phần tạo việc làm, tạo thu nhập, ổn định đời sống, xã hội. Đồng Tháp là một trong những tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thương mại, trong những năm gần đây Đồng Tháp luôn có chỉ số năng lực cạnh tranh trong tốp đầu cả nước. Đạt được thành tựu đó không thể không kể đến sự đóng góp tích cực của thị xã Sa Đéc. Bên cạnh đó còn có những khó khăn trước mắt khi nước ta gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nước ta phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước còn thiếu kinh nghiệm, trình độ quản lý, tay nghề và đặc biệt là nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp. Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp ở Sa Đéc là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhu cầu về vốn còn hạn chế. Điều đó, đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngân hàng. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ra đời đã góp phần thuận lợi về nguồn vốn cho các doanh nghiệp của thị xã cũng như các huyện lân cận. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, nó đem lại nguồn thu cho ngân hàng nhưng hoạt động tín dụng luôn gắn liền với nhiều rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta không thể tránh khỏi. Do đó, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro luôn được ngân hàng quan tâm. Trong thời gian thực tập ở ngân hàng được sự hướng dẫn giúp đỡ của các anh, chị với mong muốn học hỏi và tìm ra những biện pháp thiết thực trong công tác phòng chống rủi ro tôi đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc” để làm báo cáo thực tập cho mình. 5 1.2 Mục tiêu thực tập 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro tại ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc, tiếp cận thực tế với môi trường làm việc ở ngân hàng. Qua đó, học hỏi, những kinh nghiệm làm việc và cách ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại ngân hàng và vận dụng các kiến thức đã thu thập được để đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển chung của ngân hàng trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Tìm hiểu về MHB Sa Đéc, phòng quản lý rủi ro và kết quả công tác phòng chống rủi ro của ngân hàng trong thời gian gần đây. Mục tiêu 2: Tìm hiểu về quy trình đánh giá rủi ro tín dụng trên phương diện lý thuyết và quy trình trên thực tế của MHB Sa Đéc. Mục tiêu 3: Từ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế thu thập được đưa ra một vài đánh giá về hoạt động phòng chống rủi ro tín dụng. Mục tiêu 4: Đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Sa Đéc và rút ra những bài học về kỹ năng, kinh nghiệm thực tế có được khi đi thực tập. 1.3 Phạm vi thực tập Thời gian thực tập: Từ ngày 06/02/2012 đến ngày 06/04/2012. Nơi thực tập: Phòng quản lý rủi ro của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Sa Đéc tại số 74, Hùng Vương, Phường 2 thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp. Bài tập thực tiễn: Xác định những rủi ro khi cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp tư nhân Thành Công. Biết khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng. 6 1.4 Phương pháp nghiên cứu, thực tập 1.4.1 Phương pháp thực tập Lắng nghe sự hướng dẫn của Trưởng bộ phận quản lý rủi ro, CBKD, CBQLRR về quy trình, hoạt động thực tế của công tác đánh giá rủi ro tín dụng, cách thức giao tiếp ứng xử, cách tiếp cận nguồn thông tin từ khách hàng, xử lý những khó khăn, rủi ro và góp phần đưa ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Luôn vui vẻ, hòa đồng nói năng lịch sự, thân thiện với các anh, chị trong ngân hàng. Chủ động nói lên suy nghĩ của mình, ước muốn được tiếp cận với công việc thực tế, sẵn sàng hỗ trợ các anh chị trong công việc để hoàn thành mục tiêu chung. Mặt khác, phải tự tin khẳng định năng lực bản thân mình với những khả năng sở trường. Học hỏi từ các anh, chị và đưa ra những câu hỏi, tình huống về rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong thực tế để cùng nhau thảo luận, tìm ra biện pháp tối ưu nhất. Chủ động tiếp cận với khách hàng nếu cần thiết, kết hợp với các anh, chị trong phòng đi thẩm định thực tế, tìm hiểu những thông tin liên quan đến khách hàng: quan hệ xung quanh, nguồn tài chính, tài sản đảm bảo, yếu tố pháp lý…để làm căn cứ đánh giá những rủi ro có thể xảy ra và tìm ra biện pháp hạn chế thích hợp. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu báo cáo thực tập tốt nghiệp Số liệu trong bài báo cáo được thu thập từ báo cáo tài chính, các báo cáo hoạt động tín dụng, báo cáo đánh giá rủi ro, báo cáo hoạt động kinh doanh và các hồ sơ khách hàng tại ngân hàng. Các số liệu có liên quan khác được thu thập qua tạp chí, sách báo, Internet. Sử dụng phương pháp định tính để đánh giá rủi ro tín dụng, sử dụng các tài liệu, hồ sơ mà khách hàng cung cấp, kết hợp với tài liệu có liên quan để xem xét, phân tích, đánh giá những rủi ro có thể gặp phải như: rủi ro về thị trường, thanh toán, rủi ro về tư cách pháp lý, năng lực điều hành, quản lý của chủ đầu tư…. 7 Sử dụng các chỉ tiêu, thông số cần thiết để xem xét, lượng hóa, phân tích các rủi ro gặp phải trước khi đưa ra quyết định cho vay đối với dự án vay vốn. Sử dụng phương pháp tổng hợp và suy luận để đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại MHB Sa Đéc. PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Tìm hiểu sơ lược về Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MHB Sa Đéc Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Sa Đéc là một trong những Ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Đồng Tháp được hình thành theo quyết định số 16/2001/QĐ-NHN-KH ngày 3 tháng 8 năm 2001 của Tổng giám đốc. Mục đích nhằm để phục vụ cho khu vực thị xã Sa Đéc và các huyện lân cận như: Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò. 8 Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Sa Đéc là đại diện pháp nhân, hạch toán kinh tế nội bộ, có con dấu, có bảng cân đối kế toán. Trụ sở của chi nhánh đặt tại số 74, Hùng Vương, phường 2, TX Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Vào ngày 16 thánh 12 năm 2002 được sự chấp thuận của Giám Đốc tỉnh Đồng Tháp công văn số 343/QĐTL-NHPTN, chi nhánh Sa Đéc mở rộng thêm phòng Giao dịch Lấp Vò đóng tại thị trấn Lấp Vò. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của MHB gồm cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như cho vay cá nhân và các hộ gia đình, đặc biệt là cho vay thế chấp tài sản cho các công ty xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực dân cư, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tầm nhìn Trở thành ngân hàng được khách hàng lựa chọn hàng đầu của khu vực thị xã Sa Đéc và các huyện như: Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng dành cho cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Sứ mệnh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Sa Đéc cam kết phục vụ khách hàng tuyệt đối chu đáo với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và mỗi sản phẩm dịch vụ được xuất phát từ nền tảng thấu hiểu những mong muốn thật sự của từng khách hàng. 2.1.2 Vai trò và chức năng của MHB Sa Đéc 2.1.2.1 Vai trò Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Sa Đéc có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế địa phương và các huyện lân cận thể hiện qua các vai trò sau: Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Sa Đéc là nơi tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư để cung cấp cho các nhu cầu của nền kinh tế, qua đó chuyển tiền thành tư bản để đầu tư phát triển sản xuất và tăng cường hiệu quả hoạt động tiền vốn. 9 Hoạt động của MHB Sa Đéc góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội địa phương. Và vai trò của ngân hàng tại thị xã Sa Đéc càng được nhấn mạnh khi sản phẩm chính của MHB là cho vay đầu tư phát triển kinh tế; cho vay mua sắm, xây dựng, sữa chữa nhà ở; cho vay hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Thông qua những hoạt động của mình MHB Sa Đéc còn góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ của tỉnh Đồng Tháp và của cả quốc gia như: ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó MHB Sa Đéc còn là cầu nối kinh tế giữa các địa phương với nhau, tạo điều kiện cho việc hòa nhập của nền kinh tế địa phương với nền kinh tế các tỉnh trong khu vực và của cả nước. 2.1.2.2 Chức năng Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế thị trường và nội dung chủ yếu là “đi vay để cho vay”. Do đó, MHB Sa Đéc trở thành trung tâm gặp gỡ, giao lưu giữa cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh tế…với một bên thiếu vốn và một bên thừa vốn, đã góp phần vào sự điều hòa nguồn vốn phát triển kinh tế địa phương. Tạo được sự tin tưởng của nhân dân đối với Nhà nước thông qua việc quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Nội dung hoạt động chủ yếu của ngân hàng là: Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước. Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng tiền Việt Nam đồng thuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng… 10 [...]... quá hạn của ngân hàng ở mức dưới 2% là rất tốt Từ đó, ta thấy rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thấp điều này cho thấy chất lượng tín dụng của MHB Sa Đéc là tốt Tuy nhiên MHB Sa Đéc cần tập trung hơn nữa nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh và giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng 2.3.4 Kết quả đạt được Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Sa Đéc. .. những rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh tiến hành theo các bước sau : 2.3.1.1 Phân tích khách hàng Tại chi nhánh MHB khi khách hàng lần đầu tiên đến chi nhánh giao dịch, Chi nhánh phải tìm hiểu rõ về khách hàng và đánh giá khách hàng một cách cẩn thận nhằm hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng Khi đó CBQLRR phân tích trên những mặt sau : a Phân tích tư cách pháp. .. vào ngân hàng và nâng cao được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Khi có nhu cầu tư vấn hoạt động kinh doanh, thực hiện đầu tư dự án, doanh nghiệp đã đến ngân hàng tìm đến cán bộ phân tích rủi ro nhờ tư vấn để giảm các chi phí thực hiện đầu tư 14 2.3 Nghiên cứu thực tế về hoạt động đánh giá rủi ro tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc 2.3.1 Quy trình đánh giá rủi ro tín. .. giá rủi ro tín dụng Sau khi CBTD đề xuất tín dụng và chuyển hồ sơ sang phòng QLRR, tại đây cán bộ QLRR sẽ thực hiện việc đánh giá các rủi ro có thể gặp phải một cách chi tiết, đầy đủ Cán bộ QLRR sẽ lập Báo cáo đánh giá rủi ro (thẩm định rủi ro) sau khi đã phân tích đánh giá các rủi ro, trình lên lãnh đạo rà soát và sau đó cấp có thẩm quyền trong chi nhánh sẽ thực hiện phê duyệt rủi ro Cụ thể nội dung... vụ ngân sách nhà nước và quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác DNTN Thành Công thực hiện tốt nghĩa vụ đối với NSNN, thể hiện qua việc DN đóng thuế đầy đủ và đúng hạn Hiện DN đang có dư nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sa Đéc 34 2.4.3.6 Chấm điểm tín dụng khách hàng Kết quả chấm điểm khách hàng của MHB Sa Đéc cho thấy điểm khách hàng là AA số điểm 82.7/100 đây là khách hàng. .. mỗi ngân hàng đều có qui trình rủi ro tín dụng cho riêng hệ thống ngân hàng mình Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế lúc nào cũng có sự khác nhau do quan điểm của mỗi người khác nhau Do đó, ở mỗi tình huống, trường hợp khác nhau mà ngân hàng đưa ra những đánh giá, nhận định khác nhau sao cho hợp tình, hợp lý 2.3.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại MHB chi nhánh Sa Đéc 2.3.3.1 Tình hình chung về nợ quá hạn. .. Tăng tín dụng: 15% Tăng chênh lệch thu chi: 15% Nợ quá hạn trên tổng dư nợ < 1% Cơ cấu bộ máy tổ chức BAN GIÁM ĐỐC 11 PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG HỖ TRỢ KINH DOANH VÀ QLRR PHÒNG NGUỒN VỐN Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của MHB Sa Đéc 2.2 Tìm hiểu về bộ phận quản lý rủi ro của Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi. .. mức độ rủi ro của từng hạng mục cho vay Việc xếp hạng rủi ro dựa trên cơ sở mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của khách hàng Điều này đòi hỏi việc tiến hành xếp hạng rủi ro của ngân hàng phải chính xác, rõ ràng và nhất quán 2.3.1.4 Đánh giá rủi ro qua các luồng thông tin khác Nhằm nâng cao chất lượng của công tác đánh giá rủi ro trước khi cho vay MHB Sa Đéc đã kiểm tra các thông tin khách hàng cung... án vay vốn Thực hiện công tác giám sát xếp hạng rủi ro tín dụng Đánh giá rủi ro qua các luồng thông tin khác - Qui trình trên rủi ro tín dụng trên văn bản không có phần xác định hạn mức tín dụng, thời gian cấp tín dụng - Trên văn bản không có tách rời bước đánh giá về tài sản đảm bảo ra bước này nằm trong bước đánh giá rủi ro qua các luồng thông tin khác Trong quá trình làm việc các CBTD và CBQLRR... thống nhất trong thực hiện từ ban lãnh đạo đến toàn thể cán bộ viên chức góp phần xây dựng nên tập thể MHB Sa Đéc ngày càng vững mạnh, hoạt động kinh doanh của chi nhánh được duy trì và phát triển ổn định Trong thời gian tới ngân hàng sẽ chú trọng tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lý nợ quá hạn, nợ xấu để đạt được mục tiêu mà chi nhánh đã đề ra trong năm 28 2.3.5 Tồn tại, hạn chế Tuy đạt . về Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MHB Sa Đéc Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Sa Đéc là một trong những Ngân. trong công tác phòng chống rủi ro tôi đã quyết định chọn đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc để làm báo cáo thực. quản lý rủi ro gần đây 14 2.3 Nghiên cứu thực tế về hoạt động đánh giá rủi ro tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc 15 2.3.1 Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng 15 2.3.1.1