Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý thức mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới.. Học tập chịu sự tác động của các t
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 2
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Khách thể 4
3.2 Đối tượng 5
3.3 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Cấu trúc của bài nghiên cứu 5
NỘI DUNG 6
I Cơ sở lý luận của đề tài 6
1 Phương pháp giảng dạy có thảo luận nhóm-Phương pháp tiên tiến hiện nay .8 2 Phương pháp tiến hành thảo luận nhóm trên lớp 10
3 Một số mô hình thảo luận nhóm 13
II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 15
1 Áp dụng thảo luận nhóm ở trường THPT Nguyễn Du 15
2 Những trở ngại thường gặp trong thảo luận nhóm hiện nay 19
III Đề xuất các giải pháp 21
1 Định hướng vận dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy ở trường THPT 21
2 Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm 22
3 Biện pháp khắc phục những khó khăn trong thảo luận 29
4 Kỹ năng giúp HS làm việc theo nhóm có hiệu quả 31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
1 Kết luận 34
2 Đề nghị 35
2.1 Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong thực hiện đổi mới PPDH 35
2.2 Trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH 35
2.3 Trách nhiệm của giáo viên trong thực hiên đổi mới PPDH 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước,ngành GD & ĐT đã kiên trì phát động cuộc vận động đổi mới PPDH Một trongnhững trọng tâm của việc đổi mới PPDH hiện nay là hướng vào người học, phát huytính tích cực và khả năng sáng tạo của họ
Những năm gần đây, việc thay Sách giáo khoa (SGK) đã hoàn chỉnh ở cấp Trunghọc cơ sở và năm học 2006-2007 tiếp tục ở lớp 10 bậc Trung học phổ thông Khoábồi dưỡng Hè 2006 về việc giảng dạy theo SGK mới đã được triển khai trên quy mô
cả nước, đồng thời diễn ra với việc bồi dưỡng phương pháp (PP) giảng dạy mới Cónhiều PP được giới thiệu và bồi dưỡng, song đáng chú ý hơn cả là phương pháp thảoluận nhóm (PPTLN) trong lớp học
Nhưng việc thảo luận nhóm trong lớp sẽ được tổ chức như thế nào? Mục tiêu của
nó là gì? Cách thực hiện ra sao? … Quả là vấn đề đang đặt ra rất nhiều thử thách màngười giáo viên (GV) cần phải nghiên cứu giải quyết
Tổ chức hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong việc tăng cường hoạt động của
HS, kích thích nỗ lực của mỗi cá nhân Như vậy sẽ góp phần quan trọng trong việchình thành những con người sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với cuộc sống.Trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằngnhững hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò, trò-trò,tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dunghọc tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý thức mỗi cá nhân được bộc
lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Họctập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuấthiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Đa số cácgiờ dạy đều có sử dụng PPTLN song đôi lúc việc áp dụng tổ chức thảo luận nhómcòn chung chung, hình thức, có tiết dạy chưa thật sự mang lại hiệu quả cao Vì vậy
trong nội dung nghiên cứu này tôi muốn bàn đến “Phương pháp thảo luận nhóm
Trang 4-bí quyết thảo luận nhóm hiệu quả” nhằm nâng cao tính tích cực, sáng tạo của
người học trong quá trình dạy học
- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên phạm vi chỉ vận dụng ở lớp 11CB3, 11CB4
trường THPT Nguyễn Du
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Thu thập những thông tin lý luận về PPTLN trên các tập san GD, các bài thamluận trên Internet
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát hoạt động học và thảo luận của HS
- Phương pháp điều tra:
+ Trò chuyện, trao đổi với các GV bộ môn, HS
Trang 5+ Phát phiếu học tập cho HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các GVBM khác trong trường THPTNguyễn Du
- Phương pháp thử nghiệm:
+ Thử áp dụng PPTLN vào công tác giảng dạy HS ở trường THPT Nguyễn Du
6 Cấu trúc của bài nghiên cứu
Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Cấu trúc của bài nghiên cứu
Nội dung
I Cơ sở lý luận của đề tài
II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
III Đề xuất các giải pháp
Kết luận và đề nghị
1 Kết luận
2 Đề nghị
Trang 6NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận của đề tài
Jean Piaget (1896–1980) với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đã cho rằng:Trong khi tương tác cùng nhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sựmất cân bằng về nhận thức giữa mọi người Các cuộc tranh luận diễn ra liên tục vàđược giải quyết Trong quá trình đó, những lý lẽ, lập luận chưa đầy đủ sẽ được bổsung và điều chỉnh Như vậy, học là một quá trình xã hội, trong quá trình đó, conngười liên tục đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nhận thức
Hay như PGS TS Nguyễn Hữu Châu khái quát, học là quá trình cá nhân tựkiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến thức thông qua tương tác vớicác cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có Từ quan niệm về học, quan niệm vềhoạt động dạy và PPDH cũng thay đổi Hoạt động dạy là hoạt động của GV nhằm tổchức và hướng dẫn hoạt động học của người học, để họ tự khám phá và thực hiệnnhiệm vụ học tập Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, xã hội, vănhóa, liên nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng hoạt động đa dạng cho HStham gia; Phải tạo ra các tác động dạy học đa dạng như tác động nhận thức cá nhân(tự phát hiện, tìm tòi, tự lĩnh hội); tác động xã hội, văn hóa (như gắn việc học vớihoàn cảnh cụ thể, với bối cảnh văn hóa và xã hội, thời đại); phải tạo ra các tác độngtâm lý (sự hợp tác, gắn kết, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích)
Trong số PPDH đang được sử dụng, PPTLN có nhiều ưu thế trong thực hiệncác mục tiêu giáo dục mới hiện nay
Hơn nữa, triết lý dạy học của PPDH theo nhóm xuất phát từ những quan niệmmới về bản chất học tập nói chung và việc tổ chức học tập hiện nay
Một học giả đã nói, nếu bạn có một quả táo, tôi có một quả táo, chúng ta traođổi cho nhau thì mỗi người cũng chỉ có một quả táo Song nếu bạn có một ý tưởng,tôi có một ý tưởng, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng
Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao sự hợp tác, phối hợp trong học tập thìPPTLN lại nhấn mạnh về thực chất, học tập là một hoạt động cá nhân có tính tíchcực cao, những kiến thức mà cá nhân thu nhận được không phải chỉ là kết quả hoạt
Trang 7động riêng biệt của cá nhân người học mà là những điều con người thu nhận đượcthông qua quá trình cọ sát, chia sẻ, hợp tác Nếu không có quan hệ, không có sự thúcđẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học, con người không có động lực học.Còn sự cạnh tranh, đấu tranh giữa những nhận thức trái ngược nhau đã tạo nên độnglực thôi thúc sự tìm tòi chân lý của mỗi cá nhân, thúc đẩy cá nhân hoạt động để tựkhẳng định mình
Như vậy, PPTLN một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủthể của người học; Mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể
đó trong quá trình học tập Cần kết hợp tốt giữa năng lực cạnh tranh và năng lực hợptác ở người học Để sử dụng có hiệu quả PPTLN, GV cần phải chú trọng xây dựngtrách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi người học trongnhóm và trong lớp, hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho HS
1 Phương pháp giảng dạy có thảo luận nhóm-Phương pháp tiên tiến hiện nay 1.1 Phương pháp thảo luận nhóm là gì?
PPTLN trong học tập là PP mà HS không còn làm việc cá nhân mà là làm việcchung với nhau bằng những nhóm nhỏ, thảo luận chung trong nhóm về những vấn
đề khoa học nhất định dưới sự điều khiển trực tiếp của GV đề ra nhằm mục đích tìmhiểu những nội dung và tự giải đáp trước khi vấn đề đó được giải quyết với sự giámsát, điều chỉnh chung của lớp học và của GV Đây cũng là một trong những hìnhthức dạy học phát huy tính tích cực hoạt động của HS đang được áp dụng trong cáctrường phổ thông
1.2 Quá trình hình thành phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp này hình thành từ môi trường đại học của nhiều nước tiên tiếntrong đầu thập niên 70 của thế kỷ trước Tại những nước này, có hẳn một môn họcgiảng dạy cho sinh viên sư phạm những kỹ năng cần thiết để sau này ra trường, sinh
viên sẽ áp dụng trong trường học Môn học này được đặt tên là “Năng động tập thể” (tiếng Anh gọi là Group Dynamics) Hầu như học dưới mái trường đại học,
trong lớp cũng như ngoài lớp, các GV đều cho sinh viên làm việc theo tổ nhómtrước khi sinh viên ra trường Cái lợi nhất của PP này là làm cho HS quen thuộc với
Trang 8môi trường làm việc chung trước khi chính thức đi vào làm tại các công ty, nhà máy,
xí nghiệp trong xã hội
Dần dần, PP làm việc theo nhóm nhỏ được mang ra áp dụng không những ở cấpđại học mà còn ở cấp tiểu học và trung học
Tại Việt Nam, một số giáo sư thuộc khoa Tâm lý Giáo Dục của các trường đạihọc bắt đầu nghiên cứu và công bố các công trình của mình vào cuối thập niên 1990
và đem ra áp dụng tại các trường sư phạm trong thời gian gần đây
Khi thay SGK lớp 6 (2001), phương pháp này được giới thiệu và bồi dưỡng chocác GV cấp 2 và được áp dụng liên tục cho đến nay Tại các trườngTHPT, PP nàyđược giới thiệu và bồi dưỡng kể từ năm 2006-2007
1.3 Tác dụng của PPTLN
Giúp học sinh:
- Khai thác được nhiều khía cạnh của một vấn đề
- Tăng cường khả năng chịu đựng và sự quan tâm của HS đến các vấn đề phứctạp
- Thảo luận có thể giúp HS chấp nhận và đào sâu thêm những giả thiết của mình
- Khuyến khích HS biết cách lắng nghe một cách kiên nhẫn và lịch sự
- Thảo luận có thể giúp HS rút ra được những kiến giải mới từ các ý kiến khácnhau
- Tăng cường tính linh hoạt tư duy logic của HS
- Thảo luận khiến HS chú tâm hơn đến các đề tài đang được bàn thảo
- Thảo luận giúp cho những ý tưởng và sự thể nghiệm của HS được tôn trọng
- Giúp HS hiểu rõ được những đặc điểm của quá trình thảo luận dân chủ
- Tạo điều kiện cho HS trở thành người tham gia sáng tạo tri thức
- Giúp HS phát triển khả năng trao đổi suy nghĩ và quan điểm một cách rõ ràng
- Thảo luận giúp HS hình thành thói quen tương tác trong học tập
- Thảo luận giúp cho HS trở nên cởi mở và dễ thấu hiểu người khác hơn
- Thảo luận có thể giúp HS phát triển năng lực phân tích và tổng hợp
- Thảo luận có thể làm biến chuyển tư duy của người học
Trang 9- Dưới sự giám sát của thầy cô giáo, những thói quen xấu như nói chuyện riêng,thiếu tập trung, đùa giỡn …ít nhiều sẽ bị loại trừ.
- Đưa ra phản hồi nhanh về sự hiểu hoặc hiểu sai của HS
1.4 Chức năng cơ bản của PPTLN
- Chức năng nhận thức: Thảo luận nhóm giúp HS mở rộng, đào sâu tri thức, biếtcách giải quyết thắc mắc khoa học có liên quan
- Chức năng giáo dục: HS tự bồi dưỡng cho mình niềm tin khoa học, thói quenlàm việc khoa học, khắc phục hạn chế cá nhân
- Chức năng kiểm tra, tự kiểm tra: Qua thảo luận nhóm GV là người trực tiếpđiều khiển sẽ có điều kiện để thu được những thông tin ngược về tình trạng nắm bắttri thức của HS từ đó uốn nắn điều chỉnh kịp thời, đồng thời tự điểu chỉnh hoạtđộng giảng dạy của bản thân cho phù hợp
2 Phương pháp tiến hành thảo luận nhóm trên lớp
2.1 Những chuẩn bị cần thiết
a Chuẩn bị của giáo viên
Trước khi lên lớp, GV cần chuẩn bị:
- Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì?
- Những vấn để thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì?
- Nên chia lớp ra làm mấy nhóm?
- Hoạt động này có phù hợp với số lượng HS trong nhóm không?
- Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian?
- Tất cả học sinh tham gia có thu được lợi ích từ hoạt động này?
- Thiết bị cần dùng là những thiết bị gì?
- Dạy trên lớp hay dạy tại phòng máy chiếu?
- Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết
- Học sinh phải chuẩn bị những gì?
- Soạn giáo án cho phù hợp với việc thảo luận nhóm
- Chuẩn bị những phương án dự bị …
b Chuẩn bị của học sinh
Trang 10- Chuẩn bị những thứ cần thiết mà GV đã dặn dò.
- Thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới
- Sưu tầm tài liệu tham khảo, trang thiết bị cần thiết
- Dự kiến thời gian đọc tài liệu, viết báo cáo, làm thí nghiệm
- Chuẩn bị phát biểu ý kiến và nêu câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu hoặc bình luận
về tài liệu tham khảo
2.2 Tổ chức hoạt động nhóm
2.2.1 Phương pháp học tập theo nhóm
a Đặc điểm
* Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong giảng dạy được thực hiện khi:
- Nhóm nhỏ nghiên cứu để rút ra kết luận về nội dung cần thảo luận
- Thảo luận để tìm ra lời giải, nhận xét hay kết luận nào đó
- Cùng thực hiện một nhiệm vụ do GV giao phó
* Để phát huy tính tích cực của hợp tác nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Phân công nhóm thường xuyên và nhóm cơ động
Để duy trì hoạt động nhóm, có thể phân công thường xuyên theo từng bàn hoặchai bàn ghép lại, có thể thay đổi nhóm khi có những công việc cần thiết gọi là nhóm
cơ động, không ổn định
- Phân công trách nhiệm trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định nhưnhóm trưởng, thư ký Sự phân công này cần có sự thay đổi để mỗi HS có thể pháthuy vai trò cá nhân
- Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công trách nhiệm và yêu cầu mỗi thành viênthực hiện đúng trách nhiệm của mình
- GV giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ,định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng
b Vận dụng
Hợp tác học tập theo nhóm nhỏ có thể thực hiện ở các cấp học phổ thông, đạihọc, cao đẳng Tuy nhiên tuỳ trường hợp cụ thể mà áp dụng một cách linh hoạt
2.2.2 Tổ chức thảo luận nhóm
Trang 11a Chuẩn bị cho thảo luận
Cần tiến hành một số công việc sau:
- Yêu cầu người học nghiên cứu trước bài học và chuẩn bị nội dung phát biểu Giảng viên giới thiệu dàn ý nội dung bài học, nêu câu hỏi cho cả lớp và dự kiếnthời gian thảo luận cho mỗi câu hỏi
- Xác định yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Chia nhóm: Số lượng thành viên mỗi nhóm khoảng 5-10 người
- Cử nhóm trưởng và hướng dẫn cách tiến hành thảo luận
b Tổ chức thảo luận nhóm
- Nhóm trưởng nêu câu hỏi (trong tài liệu hoặc do GV giao), mọi thành viên suynghĩ độc lập sau đó thảo luận, xây dựng dàn ý chung và viết ra giấy hoặc giấy trong
- Nhóm cử đại diện chuẩn bị trình bày trước lớp
Vai trò của nhóm trưởng
Trong thảo luận nhóm, vai trò của người nhóm trưởng điều hành rất quan
trọng, nhóm trưởng có các nhiệm vụ sau:
- Hướng dẫn nhóm đi sâu vào các phần quan trọng hoặc các vấn đề cần
Vai trò của GV hướng dẫn
- Điều hành toàn bộ kế hoạch từ khi bắt đầu đến khi kết thúc
Trang 12- Thảo luận và trao đổi ý kiến chung có liên quan tới những gì vừa trình bày Saukhi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên cho các thành viên trong lớp phát biểu bổsung hoặc tranh luận đúng sai.
- Giáo viên tóm tắt lại tất cả các điểm chính và làm rõ bất kì điểm nào còn khácnhau về ý kiến
- Giáo viên chốt lại các ý kiến đưa ra định hướng đúng những vấn đề học sinhcần nhớ sau khi thảo luận
- Cho học sinh ghi chép vào tập
3 Một số mô hình thảo luận nhóm
3.1 Mô hình 1-Phát biểu lần lượt
a Ưu điểm
- Mọi người đều có cơ hội phát biểu, tham gia.
- Mọi người dễ biết về nhau hơn.
b Nhược điểm
- Không khí tranh luận bị hạn chế.
- Tạo tâm lý ít thoả mái với một số người.
c Đề nghị
Chỉ nên dùng lúc đầu, khi mọi người cần tự giới
thiệu về mình, hoặc khi cần có ý kiến riêng của mỗi
người, khi không khí thảo luận quá trầm lắng
3.2 Mô hình 2-Hợp ý tay đôi
a Ưu điểm
- Hoàn thiện suy nghĩ cá nhân trước khi phát biểu.
- Tạo ra không khí thảo luận dễ chịu.
b Nhược điểm
Một số người có thể không có cơ hội phát biểu
c Đề nghị
Nên dùng trong giai đoạn đầu của thảo luận
Hợp ý theo từng đôi, sau đó đại diện từng đôi phát biểu
Mỗi người được phát biểu trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 133.3 Mô hình 3-Hoàn thiện từng bước
a Ưu điểm
- Hoàn thiện từng bước suy nghĩ cá nhân
- Tạo ra không khí thảo luận dễ chịu
b Nhược điểm
- Nhiều người có thể không có cơ hội phát biểu trước cả nhóm
- Mất nhiều thời gian
Nên dùng khi cần chia sẽ, trao đổi kết quả thảo luận giữa các nhóm
Cá nhân chuẩn bị hợp ý tay đôi Hai cặp rà soát Cả nhóm hoàn thiện
Trang 14II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1 Áp dụng thảo luận nhĩm ở trường THPT Nguyễn Du
1.1 Tình hình thảo luận nhĩm chung của HS
Qua các giờ dạy ở lớp 10CB8, 11CB4 Việc thực hiện đổi mới phương pháptheo hướng dạy học tích cực, được GVHD và các GVBM khác đánh giá là giờ họchấp dẫn, lơi cuốn HS thực sự tự lực tìm kiếm tri thức, được hoạt động nhiều hơn,tích cực hơn và tiếp thu bài tốt hơn Giờ dạy được đánh giá đạt kết quả tốt
Trong giờ học, tuỳ nội dung của từng bài mà tơi sử dụng một số phiếu học tập dạy học theo phương pháp hợp tác nhĩm nhỏ, HS thảo luận và trình bày kết quả củanhĩm mình Các nhĩm khác nhận xét, bổ sung và GV chốt lại bằng hệ thống sơ đồhố kiến thức Hoặc sử dụng phương pháp diễn giảng nêu vấn đề xen kẽ những câuhỏi trên cơ sở đã đọc SGK để chiếm lĩnh tri thức Kết quả phỏng vấn GV, cán bộquản lý nhà trường cho thấy GV đã cĩ nhiều cố gắng đổi mới phương pháp, nângcao chất lượng dạy và học: tích cực đọc thêm tài liệu, học hỏi, trao đổi với đồngnghiệp Nhiều GV và HS cho rằng việc dạy và học theo phương pháp thảo luận, cĩnhiều ưu điểm, nhưng việc áp dụng cịn gặp nhiều khĩ khăn
Tái cấu trúc để có các nhóm mới: những người
có cùng ký hiệu
thành lập nhóm riêng
Trang 15Vd 1: Tìm hiểu các pha trong nuôi cấy không liên tục ở bài 25 “Sinh trưởng của
vi sinh vật” (sh10cb).
Pha tiềm phát o Tăng o Giảm o Không đổi
Pha lũy thừa o Tăng o Giảm o Không đổi
Pha cân bằng o Tăng o Giảm o Không đổi
Pha suy vong o Tăng o Giảm o Không đổi
- Từng cá nhân suy nghĩ vài phút rồi trao đổi thảo luận cả nhóm để tìm
câu trả lời (viết lên giấy trong phiếu học tập)
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Cả lớp nhận xét, tranh luận, GV tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung
Vd 2: Thực nghiệm phương pháp thảo luận nhóm ở 2 lớp 11CB4 và 11CB3 (lớp11CB4 có thực hiện, lớp 11CB3 không thực hiện) Kết thúc bài học yêu cầu HS hoànthành các câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài 42 ”Sinh sản hữu tính ở thực vật”(sh11cb)
1.3 Phiếu câu hỏi
a Ví dụ 1
- Vì sao ở pha tiềm phát số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng?
- Vì sao ở pha suy vong số lượng tế bào trong quần thể giảm?
- Để không xảy ra pha suy vong ta phải làm gì?
b Ví dụ 2
Câu 1: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của SSHT ở thực vật?
a SSHT luôn có quá trình hình thành, hợp nhất giữa giao tử đực và cái
b SSHT luôn gắn liền với giảm phân tạo giao tử
c SSHT ưu việt hơn so với SSVT vì tăng khả năng thích nghi với môi trườngsống luôn biến đổi và đa dạng về vật chất di truyền
d SSHT đảm bảo vật chất di truyền của cơ thể con hoàn toàn giống vật chất ditruyền của cơ thể mẹ
Câu 2: Một tế bào mẹ hạt phấn giảm phân cho bao nhiêu hạt phấn:
a 8 b 16
Trang 16c 4 d 1
Câu 3: Trứng được thụ tinh ở:
a Túi phôi b Bao phấn
c Đầu nhụy d Ống phấn
Câu 4: Sự thụ tinh là:
a Sự hòa làm một của hai giao tử
b Sự hòa làm một của hai giao tử đực và cái
c.Sự lớn lên của hợp tử
d Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân tế bào trứng trong túi phôi đểhình thành hợp tử
Câu 5: Thụ tinh kép là:
a Giao tử đực của hoa này thụ phấn cho noãn của hoa kia và ngược lại
b Cả hai giao tử cùng tham gia thụ tinh
c Hai giao tử đực đều thụ tinh với 2 noãn tạo 2 hợp tử
d Giao phấn chéo
Câu 6: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở TV hạt kín là gì?
a Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử)
b Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển
c Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội
d Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.Câu 7: Giao tử đực được tạo ra từ:
Trang 171.4.2 Về mặt định lượng
a Ví dụ 1
Căn cứ vào nội dung thảo luận tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 8 nhóm HS với
số lượng mỗi nhóm là 5 em Kết quả thảo luận như sau:
- Số nhóm trả lời đúng nội dung phiếu học tập (đúng 4 pha): 5 nhóm chiếm62,5% số nhóm và số HS
- Số nhóm trả lời đúng 3 pha: 2 nhóm chiếm 25% số nhóm và số HS
- Số nhóm trả lời đúng 2 pha: 1 nhóm chiếm 12,5% số nhóm và số HS
- Số nhóm trả lời đúng 1 pha: 0 nhóm chiếm 0%
- Số nhóm không trả lời đúng pha nào: 0 nhóm chiếm 0%
Tỉ lệ(%)
Trang 18được ND bài học
Đa số các nhóm đều tham gia thảo luận điều này có thể chứng minh qua kết quảthảo luận của 8 nhóm Kết quả thảo luận có thể trình bày dưới nhiều hình thức: bằnglời, đóng vai, viết hoặc vẽ trên giấy to,…; có thể do một người thay mặt nhóm trìnhbày, có thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau,…
Ở Vd 2, HS ở lớp có sử dụng PPTLN ta thấy số HS nắm vững và khắc sâu kiến thức(trả lời đúng 7-8 câu) là 10 em Số HS tương đối nắm được nội dung bài học (trả lờiđúng 4-6 câu) là 22 em Số HS chưa nắm được nội dung bài học (trả lời đúng 2-3câu) là 3 em Đều này cũng cho thấy khi áp dụng PPTLN vào giảng dạy gớp phầnlàm tăng chất lượng học tập của HS, tạo không khí thoải mái để các em có cơ hộihọc tốt hơn, giảm bớt áp lực học tập Qua đó các em cũng thích tự tìm tòi, học hỏi,đào sâu kiến thức, thích không khí sôi nổi khi cùng các thành viên trong nhóm thamgia thảo luận Thảo luận nhóm còn giúp cho mọi HS tham gia một cách chủ độngvào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ýkiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài học
2 Những trở ngại thường gặp trong thảo luận nhóm hiện nay
2.1 Đối với học sinh
- Có thói quen bị động
- Không hiểu được giá trị của thảo luận
- Sợ chỉ trích và sợ người khác cho là ngu dốt
- Cố gắng làm cho người khác đồng ý trước khi giải quyết các quan điểm cầnđược đưa ra xem xét
- Cảm thấy rằng nhiệm vụ là tìm câu trả lời mà GV mong muốn quan trọng hơnviệc khảo sát và đánh giá các khả năng xảy ra
2.2 Đối với giáo viên
- Có xu hướng nói cho HS biết câu trả lời trước khi HS tự mình trình bày câu trảlời và giải thích ý nghĩa