Đánh giá phương án vay vốn trả nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sa đéc (Trang 35 - 38)

a. Phương án kinh doanh: Đánh bóng gạo và mua bán lương thực.

b. Phân tích hiệu quả kinh tế của phương án vay vốn, trả nợ ( tính cho 01 vòng vay vốn là 1 tháng)

Tổng doanh thu: 11,092.500triệu đồng. Tổng chi phí: 11,048.800 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế: 43.200 triệu đồng. Thuế TNDN: 10.800 triệu đồng.

Lợi nhuận ròng: 32.400 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế/doanh thu: 0.39%

Vòng quay vốn lưu động dự kiến: 12 vòng/năm

Nhu cầu vốn lưu động cho 01 vòng: 11,030,000,000 đồng Vốn tự có: 6,030,000,000 đồng

Vốn vay MHB: 5,000,000,000 đồng

* Nhận xét: Phương án vay vốn của doanh nghiệp khả thi, có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao. Đây là phương án kinh doanh đánh bóng gạo và mua bán lương thực mà DN đã xây dựng trên cơ sở lợi thế của thị xã Sa Đéc là nơi nổi tiếng với ngành bột truyền thống. Bên cạnh đó ở đây có nhiều nhà máy xay xát đó là nguồn cung ứng gạo nguyên liệu cho DN dồi dào. Vì thế, DN xây dựng phương án vay vốn trên là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Hạn mức tín dụng: tính toán dựa trên cơ sở tình hình kinh doanh thực tế và các năm tiếp theo của doanh nghiệp như sau:

- Thời gian thu hồi công nợ = 365 x (Các khoản phải thu bán hàng bình quân/Doanh thu thuần) = 1 ngày (a)

- Thời gian luân chuyển hàng tồn kho = 365 x (Hàng tồn kho/Giá vốn hàng bán) = 5 ngày (b)

- Thời gian thanh toán công nợ = 365 x (Phải trả người bán bình quân/Giá vốn hàng bán) = 0 ngày (c)

- Thời gian chênh lệch nguồn tài trợ = (a) + (b) – (c) = 6 ngày.

- Thời gian chênh lệch nguồn tài trợ theo số liệu BCTC tại thời điểm năm cuối năm 2011 là 6 ngày. Tuy nhiên qua thẩm định thực tế tình hình kinh doanh; tình hình tồn kho; các khoản phải thu của doanh nghiệp tính từ khi nhập hàng đến khi xuất bán và thu được tiền thì ta có thời gian chênh lệch nguồn tài trợ thực tế là khoản 212 ngày.

- Chi phí hoạtđộng kinh doanh = 30,000,000 đồng.

- Nhu cầu vốn lưu động = [(Giá vốn hàng bán x thời gian chênh lệch nguồn tài trợ)/30] + chi phí hoạt động kinh doanh = 11,030,000,000 đồng.

- Hạn mức tín dụng tại MHB = Nhu cầu VLĐ – Vay bổ sung VLĐ các tổ chức TD khác – VLĐ tự có = 11,030,000,000 đồng – 1,000,000,000 đồng – 5,030,000,000 đồng = 5,000,000,000 đồng.

Qua quá trình đi thẩm định thực tế, được sự chỉ dẫn của anh, chị phòng QLRR và thăm dò ý kiến của khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh, cũng như để khách hàng chủ động cho nguồn vốn vào thanh toán và trả nợ vay ngân hàng và CBQLRR thống nhất với đề xuất của CBTD phụ trách như sau: thời gian cho vay trên từng giấy nhận nợ là 90 ngày.

c. Nguồn trả nợ của DN: từ lợi nhuận, doanh thu và các nguồn thu nhập

d. Hồ sơ pháp lý: Qua việc xem xét và thu thập thông tin thì hồ sơ khách

hàng đầy đủ và có đủ điều kiện để vay vốn.

2.4.3.8 Đánh giá về tài sản đảm bảo

Tình trạng tài sản đảm bảo: ổn định và sở hữu hợp pháp. Tài sản đảm bảo gồm:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U 575788 do UBND thị xã Sa Đéc cấp ngày 15/11/2002. Đất cặp mặt tiền ĐT 852 đoạn cầu Cao Mên-cầu sông Rắn-phía mé sông nơi tập trung các kho gạo của thị xã, tính khả mại rất cao. Do việc kinh doanh gạo, tấm, cám ngày càng phát triển mạnh nên giá thị trường của đất này tương đối cao và rất khả mại.

2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình số 057/TXSĐ do UBND tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 25/02/2005 (gắn liền trên QSDĐ số U 575788).

3. Giấy chứng nhận QSDĐ số AN 035557 do UBND thị xã Sa Đéc cấp ngày 22/12/2008.

4. Giấy chứng nhận QSDĐ số M 272844 do UBND thị xã Sa Đéc cấp ngày 07/12/1998 (tọa lạc xã Tân Khánh Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp).

5. Tài sản đảm bảo của DN là những lô đất nằm cặp TL852 là tuyến nối liền thị xã Sa Đéc với huyện Lấp Vò, lại cặp sông Sa Đéc đây là nơi tập trung nhiều nhà máy xay xát, nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường bộ lẫn đường thủy và trong kinh doanh, do đó tài sản có tính khả mại cao.

- Tổng diện tích thế chấp: 4,219.7m2 .

- Giá thẩm định theo giá nhà nước qui định: 1,757,000,000 đồng. - Giá thẩm định theo CBTD đề xuất: 5,876,000,000 đồng.

- Tổng giá trị tài sản thế chấp: 5,876,000,000 đồng chỉ đảm bảo cho số tiền vay là 3,500,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 59.56% đáp ứng đúng tỷ lệ cho phép về cho vay có tài sản đảm bảo theo qui định của MHB. Số tiền còn lại sẽ được giả ngân khi DN bổ sung thêm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình (theo qui định của hướng dẫn 370/HD-NHN-TD ngày 07/05/2007 của Tổng giám đốc MHB). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhận xét của CBQLRR: Đồng ý theo phương pháp định giá trên của CBTD, tài sản được định theo giá thị trường. khả năng thanh khoản và tính khả

Sau khi xem xét theo các anh, chị trong phòng đi thực tế thẩm định những tài sản đảm bảo mà DNTN Thành Công cung cấp em thấy đây là phần tài sản có giá trị. Vì những lô đất này đều nằm ở vị trí mặt tiền tính khả mại cao. Mặt khác, việc các anh, chị đề xuất giá của tài sản đảm bảo đó là khá hợp lý vì trong thời gian tới giá trị của những lô đất đó sẽ rất cao. Tuy nhiên, các anh, chị cũng cần cẩn thận khi đưa ra quyết định định giá tài sản của DN. Nếu việc định giá không chính xác, quá cao so với giá thị trường thì sẽ gây tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sa đéc (Trang 35 - 38)