Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sa đéc (Trang 25 - 27)

Việc phân tích nợ xấu khách hàng theo thành phần kinh tế có ý nghĩa lớn đối với chi nhánh. Bởi qua đó có thể giúp ngân hàng biết được từng khoản vay đối với từng thành phần kinh tế tiềm ẩn những rủi ro như thế nào và từ đó có những biện pháp nhất định đối với từng món vay có thể sẽ hạn chế những thiệt hại đến mức thấp nhất cho ngân hàng.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch2010/2009 Chênh lệch2011/2010

Số

tiền % tiềnSố %

Các DN - - - -

Cá thể 1,631 2,003 1,815 372 22.81% -188 -9.39%

Tổng 1,631 2,003 1,815 372 22.81% -188 -9.39%

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Sa Đéc)

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu của ngân hàng tập trung 100% vào thành phần kinh tế cá thể và tỷ lệ tăng lên khá cao. Do các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng trong thời gian qua sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên không có nợ xấu. Như đã phân tích các khách hàng có nợ xấu chủ yếu là do năng lực quản lý yếu kém, trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức thấp nên dẫn đến thua lỗ. Họ thường không có ý thức hợp tác với ngân hàng hoặc có tính chậm trễ trong việc trả nợ cho ngân hàng điều này làm cho nợ xấu kéo dài.

Nhìn chung, đối với thành phần cá thể khi phát sinh nợ xấu thì thời gian thu hồi nợ do xử lý tài sản bảo đảm là rất lâu. Do thủ tục pháp lý vế phát mãi tài sản thế chấp là rất phức tạp và kéo dài. Như vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần chủ động nghiên cứu kĩ hơn khi quyết định cho vay. Cần có biện pháp thẩm định kỹ thuật của cán bộ thẩm định về: quan hệ tín dụng, nhân thân, trình độ năng lực quản lý, hiệu quả phương án để đầu tư, không nên chú trọng nhiều vào tài sản bảo đảm nợ vay.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của MHB Sa Đéc trong 3 năm 2009 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số cho vay Triệu đồng 235,700 293,520 230,163

Dư nợ Triệu đồng 123,561 120,663 112,037

Nợ xấu Triệu đồng 1,631 2,003 1,815

Tỷ lệ nợ xấu % 1.32 1.66 1.62

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Sa Đéc)

Qua bảng, ta thấy năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 1.32%, năm 2010 tăng lên 1.66% nguyên nhân là do năm 2010 nhu cầu về vốn tăng lên, khách hàng cần vốn để duy trì hoạt động của mình mà không trả nợ ngân hàng làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng nhanh. Đến năm 2011 tỷ lệ này giảm nhẹ còn 1.62% có sự sụt giảm là do kinh tế ổn định khách hàng kinh doanh có lãi nên trả nợ nhiều hơn. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng ở mức dưới 2% là rất tốt. Từ đó, ta thấy rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thấp điều này cho thấy chất lượng tín dụng của MHB Sa Đéc là tốt. Tuy nhiên MHB Sa Đéc cần tập trung hơn nữa nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh và giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sa đéc (Trang 25 - 27)