1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng các bản đồ tư duy chương sinh thái học, sinh học lớp 12

12 4,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Giới thiệu chung Trong dạy học, việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục.. Nhằm hướng c

Trang 1

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu hướng của thời đại hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ vào tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực là một trong những công việc thiết thực và cần làm để đạt được hiệu quả làm việc Các ứng dụng của công nghệ thông tin đang ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công

ty, gia đình và cá nhân Do đó, chúng ta cần học những kỹ năng mới, đồng thời bồi dưỡng nâng cao những

kỹ năng sẵn có, tìm ra những cách thức học tập mới nhanh hơn, hiệu quả hơn để đạt được kỹ năng này

Sử dụng bản đồ tư duy là một trong những phương pháp mới được Bộ giáo dục & Đào tạo đưa ra trong những năm gần đây Cùng với đặc thù của môn Sinh học, là một nghành khoa học tự nhiên chuyên nghiên cứu về sự sống, kiến thức luôn luôn đổi mới theo thời gian Giáo viên muốn thiết kế một bài giảng sinh động, lôi cuốn thì cần phải tìm kiếm các đồ dùng trực quan mới mẻ

Vì vậy, tôi tiến hành triển khai đề tài: “Xây dựng các bản đồ tư duy chương Sinh thái học, sinh học lớp 12 (ban cơ bản)” Với mục đích giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức phù hợp với kiểm tra

theo hình thức trắc nghiệm Tăng khả năng tự học cho học sinh và thấy được mối quan hệ giữa các khái niệm và hệ thống của chúng

2 Mục đích của đề tài

Tìm hiểu về Bản đồ Tư duy và sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học chương Sinh thái học môn sinh học 12

3 Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm hiểu vai trò của Bản đồ Tư duy

- Tìm hiểu cách thiết kế Bản đồ Tư duy

- Thiết kế một số Bản đồ Tư duy trong dạy học một số tiết chương Sinh thái học sinh học 12

4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Bản đồ Tư duy

- Một số tiết học trong chương trình sinh học 12

5 Phương pháp nghiên cứu

- Tìm hiểu về lý thuyết Bản đồ Tư duy, qua đó nghiên cứu được vai trò và cách thiết kế Bản

đồ Tư duy

- Thiết kế một số Bản đồ Tư duy sinh học 10 trên phần mềm iMindMap5

Trang 2

Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

A CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Giới thiệu chung

Trong dạy học, việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục Nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các

em hệ thống được những kiến thức đó Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy

2 Khái niệm Bản đồ Tư duy

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả

năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn

đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của

bộ não

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối Với cách thức

đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn

Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn

3 Vai trò của Bản đồ Tư duy

Bản đồ Tư duy là một công cụ hữu ích, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn, vì nó giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ,…

4 Ưu điểm của Bản đồ Tư duy

- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng

- Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính

- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác

- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn

- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ

- Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ

- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ

- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính

Trang 3

B BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC

1 Vai trò của Bản đồ Tư duy trong dạy học

Bản đồ Tư duy có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt nó là công cụ hữu hiệu cho cả giáo viên

và học sinh

Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, chưa biết cách ghi nhớ kiến thức vào bộ não Nhiều em chỉ học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau

Với kiểu ghi chép theo bản đồ tư duy nội dung bài học được thể hiện bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc theo các hướng khác nhau và có độ thoáng, giúp dễ dàng phát triển ý tưởng nhanh hơn với cách ghi

chép thông thường Điểm mạnh nhất của bản đồ tư duy là giúp phát triển ý tưởng và không bỏ sót ý tưởng.

Vì vậy có thể tóm tắt ưu điểm của bản đồ tư duy trong dạy và học như sau:

- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.

- Dễ ghi chép

- Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ vì nó được thể hiện bởi màu sắc, sự kết nối giữa các ý của một vấn đề, giống như sự kết nối của các tế bào thần kinh

- Nhìn thấy ‘bức tranh’ của nội dung học vừa tổng thể, vừa chi tiết

- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh vì học sinh có thể chủ động thể hiện tính cá nhân cuả mình trong việc tiếp nhận kiến thức Giúp học sinh tự tin hơn vào khả năng của mình

- Giáo viên dễ dạy tiết kiệm thời gian soạn giáo án, học sinh dễ nhớ

- Giúp hệ thống hóa kiến thức

- Giúp ôn tập kiến thúc

- Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức

2 Thực trạng sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học

- Kỹ thuật tạo ra loại Bản đồ Tư duy được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan

vào những năm 1960

- Bản đồ Tư duy hiện là một công cụ đang được sử dụng bởi hơn 250 triệu người trên thế giới trong đó

có các công ty lớn như HP, IBM, Boeing, …Các tổ chức giáo dục, giáo viên và học sinh, sinh viên các nước cũng sử dụng Bản đồ Tư duy trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập

Trang 4

- Các bậc thầy về ghi nhớ như Eran Katz - Kỷ lục Guinness người có khả năng nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau một lần nghe; Adam Khoo tác giả các cuốn sách nổi tiếng về giáo dục trí não như "Tôi

Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!", "Con cái chúng ta đều giỏi"

- Bản đồ Tư duy được phát triển ở Việt Nam trong một vài năm gần đây Năm 2010, Bộ Giáo dục và đào triển khai dư án phát triển trung học cơ sở II có nội dung: ‘ Sử dụng Bản đồ Tư duy góp phần dạy học tích cực và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường’ đã tổ chức nhiều hội thảo và tập huấn cho cán bộ giáo viên trung học cơ sở về Bản đồ Tư duy và sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học

3 Tổ chức dạy học bằng Bản đồ Tư duy

Có thể tổ chức dạy học bằng Bản đồ Tư duy với các mức độ sau:

* Mức 1: Làm quen với Bản đồ Tư duy

- Cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu một số “bản đồ” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em nhận biết

- Tập “đọc hiểu” Bản đồ Tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào Bản đồ Tư duy học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức

- Hướng cho học sinh thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên Bản đồ Tư duy

- Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn Mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn Các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít” các đường nhánh

có thể là đường thẳng hay đường cong

* Mức 2: Thực hành vẽ Bản đồ Tư duy

- Cho học sinh thực hành vẽ Bản đồ Tư duy trên giấy: Chọn từ trung tâm là tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: tế bào, đường thẳng song song, hình bình hành, hình chữ nhật, bảo vệ môi trường, truyện Kiều, để HS có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh

“con”, “cháu”, “chắt” theo cách hiểu của các em

- Vẽ Bản đồ Tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân

C TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 12 BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY Ở MỘT SỐ TIẾT HỌC

- Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy bài 40 ‘Quần xã sinh vật’

Với bài đầu tiên cho học sinh làm quen với Bản đồ Tư duy, tôi sử dụng Bản đồ Tư duy về ‘ Quần xã sinh vật’’ Trong đó giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh làm quen với Bản đồ Tư duy.

Trang 5

- Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy bài 41 ‘Diễn thế sinh thái’

Trang 6

- Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy bài 42 ‘Hệ sinh thái

Trang 7

- Sử dụng Bản đồ

Tư duy trong dạy bài

43 ‘Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái’

Trang 9

- Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy bài 43 ‘Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển’

Trang 10

- Sử dụng bản đồ Tư duy ‘Dòng năng lượng trong hệ sinh thái’

Trang 11

D KẾT QUẢ

1 Quá trình thực hiện

- Những Bản đồ Tư duy được sủ dụng trong nghiên cứu đề tài Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy

chương Sinh thái học, sinh học lớp 12 (ban cơ bản) là:

1 Bản đồ Tư duy ‘Quần xã sinh vật’

2 Bản đồ Tư duy ‘Diễn thế sinh thái’

3 Bản đồ Tư duy ‘Hệ sinh thái’

4 Bản đồ Tư duy ‘Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái’

5 Bản đồ Tư duy Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển’

6 Bản đồ Tư duy Dòng năng lượng trong hệ sinh thái’

- Đối tượng học sinh lớp 10A1 có sử dụng các Bản đồ Tư duy trên

- Lớp đối chứng là 10A2 dạy học theo cách thông thường không sử dụng các Bản đồ Tư duy trên ở các tiết học tương ứng

- Thời gian thực hiện: Một số tiết học ở lớp 10A1 năm học 2013 - 2014

- Để so sánh hiệu quả học tập giữa 2 lớp tôi có ba bài kiểm tra chung cho 2 lớp với cùng nội dung kiến thức (Đề kiểm tra xem phần phụ lục)

- Tiêu chí đánh giá hiệu quả học tập ở 2 lớp như sau:

+ Mức độ hứng thứ học tập của học sinh thông qua số học sinh tham gia xây dựng bài + Kết quả nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức thông qua tỷ lệ học sinh đạt điểm cao trong các bài kiểm tra

2 Kết quả nghiên cứu:

- Kết quả nghiên cứu về điểm số

Trang 12

- Kết quả nghiên cứu tổng hợp

Mức độ hứng thú học

tập của học sinh

Số học sinh tham gia xây dựng bài nhiều hơn

Số học sinh tham gia xây dựng bài

ít hơn

Kết quả nhớ kiến thức,

hiểu và vận dụng kiến

thức thông qua bài

kiểm tra

Tỷ lệ học sinh nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức

cao hơn 10A2

Tỷ lệ học sinh nhớ kiến thức,

hơn 10 A1

Qua bảng trên thấy lớp 10A1 học sinh học ở các tiết học có sử dụng Bản đồ Tư duy học tập tích cực hơn, hiệu quả hơn so với lớp 10A2

Phần 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

Sau quá trình nghiên cứu đề tài với kết quả như trên đề tài đã làm được là:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về Bản đồ Tư duy

- Biết được cách sử dụng bản đồ tư duy

- Biết cách thiết kế Bản đồ Tư duy

- Thiết kế và sử dụng Bản đồ Tư duy có hiệu quả với tỷ lệ hứng thú của học sinh nhiều hơn, điểm số cao hơn trong một số tiết học sinh học 12

Người thực hiện

Nguyễn Văn Nhân

Ngày đăng: 22/11/2014, 07:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w