Kết quả nuôi cấy sơ cấp

Một phần của tài liệu Thu nhận và xử lý ngà răng người làm giá thể nuôi cấy tế bào gốc (Trang 47 - 50)

Mô tuỷ sau khi lấy ra khỏi răng có dạng sệt, màu đỏ. Môi trường bảo quản đã giúp tủy giữ được trạng thái nguyên vẹn tốt, tỉ lệ nhiểm thấp hơn khi tiến hành bảo quản bằng các môi trường đã được nghiên cứu trước đây. Khi đó, mô tuỷ sẽ được xử lý theo phương pháp tiến hành nuôi cấy mảnh mô.

Kết quả ban đầu cho thấy có nhiều tế bào rời rạc và hầu hết các tế bào đều có hình dạng tròn, chứng tỏ tế bào chưa bám xuống đĩa nuôi và mật độ tế bào còn rất thấp.

38

Sau 24 giờ nuôi cấy, tế bào bắt đầu bám trên bề mặt dụng cụ nuôi cấy. Trong khi đó, tế bào hồng cầu trưởng thành và tế bào chết không có khả năng bám dính trên bề mặt nuôi cấy và trôi lơ lửng trong dịch huyền phù.

Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4: có rải rác các tế bào bám nhưng hình dạng chưa trải dài. Môi trường nuôi cấy được thay mới nhằm loại bỏ tế bào nổi, đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng cho sự phát triển của các tế bào bám dính.

Vào ngày nuôi cấy thứ 5, bắt đầu thấy xuất hiện các tế bào trải, lúc này các protein bám dính đã được tổng hợp đầy đủ cho sự bám của tế bào vào bề mặt đĩa nuôi, hình dạng của tế bào được dàn trải rộng. Các tế bào có rất nhiều hình dạng khác nhau như dạng hình thoi, dạng kéo dài, dạng hình sao, dạng giống tế bào nội mô… và bắt đầu phân bào mạnh.

Hình 3.7. Quần thể tế bào sau 5ngày nuôi cấy.

Sau 7 ngày nuôi cấy, các tế bào trải đều trên bề mặt nuôi cấy, hầu hết các tế bào có dạng hình thoi giống các nguyên bào sợi và bắt đầu tăng sinh. Đây là hình dạng bám dính đặc trưng của tề bào gốc trung mô. Ngoài ra, còn sự tồn tại một số dòng tế bào có khả năng bám dính nhưng không trải dài.

Trong những ngày nuôi cấy sau đó, các dạng tế bào dần dần thu hẹp lại; dạng tế bào chiếm ưu thế là dạng tế bào trải rộng, nhân lớn hình oval và có nhiều đuôi bào tương.

39

Đến ngày thứ 15, tế bào tiếp tục trải rộng trên bề mặt nuôi cấy và tăng sinh mạnh về số lượng, hầu hết các tế bào đều ở dạng giống nhau, chỉ còn vài tế bào dạng hình sao. Ngày thứ 19, các tế bào bắt đầu hợp dòng, trải thành một lớp đơn phủ kín bề mặt nuôi cấy.

Hình 3.8. Quần thể tế bào sau 14 ngày nuôi cấy

Sau 21 ngày nuôi cấy, mật độ tế bào chiếm 80-90% diện tích bề mặt nuôi cấy. Lúc này, tế bào sẽ được tiến hành cấy chuyền.

40

Kết quả này phù hợp với một số công trình đã công bố trước đây: đối với mô tủy được nuôi cấy theo phương pháp nuôi mảnh mô, tế bào ở phần rìa của mảnh mô sẽ bám vào bề mặt đĩa nuôi vào khoảng tuần thứ hai hay thứ ba. Ban đầu, các tế bào có rất nhiều dạng và kích cỡ khác nhau rất khó phân biệt, có thể gồm nguyên bào ngà, nguyên bào sợi, tế bào gốc trung mô, các loại bạch cầu, do mô tủy là một mô liên kết lỏng lẻo chứa tế bào, khuôn gian bào dạng oxytalan (dạng kháng acid), lưới và các sợi collagen; tủy là một mô giàu mạch máu và thần kinh. Do đó, có sự tồn tại nhiều loại tế bào khác nhau khi tủy răng được nuôi cấy. Trong những ngày nuôi cấy sau, dạng tế bào giống nguyên bào sợi chiếm ưu thế. Sau 1 tháng tế bào đạt đủ mật độ để cấy chuyền [10], [20].

Một phần của tài liệu Thu nhận và xử lý ngà răng người làm giá thể nuôi cấy tế bào gốc (Trang 47 - 50)