- Cơ sở khoa học
Dung dịch MTT là một loại tetrazole có màu vàng. MTT (tên đầy đủ là [3- (4,5-Dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide]) được chuyển hóa thành tinh thể formazan màu tím trong tế bào sống dưới tác dụng của enzym sucinate dehydrogenase, một loại enzym reductase trong ti thể. Số lượng tế bào càng lớn sẽ tạo ra một lượng formazan càng lớn, do đó làm tăng mật độ quang. Phương pháp này giúp ta đánh giá được số tế bào còn sống hoặc khả năng tăng trưởng của tế bào ở thời điểm khảo sát.
Phương pháp MTT cho kết quả tương đối chính xác, đơn giản, an toàn hơn phương pháp đo độ hấp thu phóng xạ, đặc hiệu cho khả năng biến dưỡng ở tế bào sống, có khả năng đo được số lượng mẫu lớn, đặc biệt là có khả năng đo được cả những mẫu có cấu trúc 3 chiều.
Hình 2.3. Nguyên tắc phương pháp MTT [3]
- Phương pháp thực hiện
Tiến hành khảo sát MTT qua các mốc thời gian 2, 4, 6, 8, 10 ngày trên 2 nhóm:
Nhóm 1: nhóm đối chứng – tế bào P4 được nuôi trên giếng không có giá thể ngà răng.
Nhóm 2: tế bào P4 được nuôi trên giá thể ngà đã được xử lý.
Ở các mốc thời gian, mỗi nhóm chọn ba giếng, cho vào mỗi giếng 200 µl môi trường D′MEM/F12 bổ sung 10% FBS và 20µl dung dịch MTT 5mg/ml, trộn
tetrazole
Enzym reductase của ti thể
31
đều dung dịch, ủ 4 giờ trong tủ ấm 370C, 5% CO2. Sau đó, hút bỏ toàn bộ môi trường và cho 220 µl DMSO/ethanol, ủ 4 giờ trong tủ ấm 370C, 5% CO2. Tiếp theo, hút toàn bộ dung dịch trong ba giếng vào ống eppendorf và cho thêm 780 µl DMSO. Khi đó, sử dụng dung dịch DMSO/ethanol chỉnh mật độ quang máy đo OD về 0. Chuyển dung dịch cần đo OD vào cuvet, tiến hành đo OD lặp lại 3 lần và ghi nhận kết quả.
- Xử lí số liệu
Số liệu sau khi thu nhận được xử lý bằng chương trình Excel 2003, tính toán giá trị trung bình, thống kê sai số chuẩn và độ tin cậy ở mức xác suất p=95% bằng phương pháp t-test so sánh thống kê 2 mẫu dị phương sai (t-test: Two-sample Assuming Unequal Variances).