Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thu nhận và xử lý ngà răng người làm giá thể nuôi cấy tế bào gốc (Trang 26 - 85)

1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Vào cuối những năm 1980, nhà phẫu thuật cấy ghép cơ quan Joseph P. Vacanti thuộc khoa y của trường đại học Harvard và nhà hóa học polymer Robert S. Langer thuộc viện kỹ thuật Massachusetts đã bước đầu thành công trong việc tái tạo mảnh mô gan từ những tế bào gan và hướng tới việc tái tạo những mô phức tạp hơn như cơ tim, ruột và xương [43].

Năm 2000, Pamela C. Yelick và John D. Bartlett thuộc viện Thực vật học (Forsyth Institute) tại Boston bắt đầu hợp tác với Vacanti. Họ muốn thử nghiệm công nghệ mới này để tái tạo bộ răng trên heo [37].

Paul T. Sharpe là một giáo sư tại trường cao đẳng King, London. Ông cùng nhóm của mình theo đuổi chiến lược tái tạo răng dựa trên việc mô phỏng gần giống quá trình hình thành răng từ phôi trong tự nhiên, tiến hành thí nghiệm trên chuột. Đây được đánh giá là cột mốc quan trọng của công nghệ mô tái tạo răng [7], [8].

Trong những năm gần đây, với những kĩ thuật hiện đại, các nhà khoa học đã có những bước tiến đáng kể khi họ tiến hành nghiên cứu phân lập và nuôi cấy thành công tế bào gốc tủy răng. Bên cạnh đó là việc tạo khung nâng đỡ ba chiều dùng trong kỹ nghệ mô tủy răng để phục hồi tủy răng trong chữa trị. Một số công trình được công bố gần đây:

Năm 2006, George T.-J. Huang và cộng sự thu nhận tế bào gốc tủy răng theo nhiều phương pháp khác nhau; sau đó biệt hóa thành nguyên bào ngà. Họ cũng

17

chứng minh được tế bào tủy răng tăng sinh được trong collagen và trên bề mặt ngà răng [20].

Năm 2006, Shunji Kumabe và cộng sự tách tế bào tủy răng và biệt hóa thành nguyên bào ngà. Đồng thời, họ cấy tế bào vào giá thể alginate; sau đó cấy dưới da bụng chuột. Sau 6 tuần cấy ghép, trong giá thể xuất hiện những thể khoáng hóa [49].

Năm 2007, C. Mauth và cộng sự đã giới thiệu những phương pháp nuôi tế bào tủy và những khung nâng đỡ hiện nay dùng trong công nghệ nội nha như collagen, composite... [10].

Năm 2008, Rania M. El-Blackly và cộng sự tiến hành nuôi tế bào tủy răng trong giá thể polymer poly (lactic-co-glycolic) acid và cấy giá thể dưới da bụng chuột. Sau khi ghép giá thể 12 ngày, trong giá thể xuất hiện cấu trúc giống phức hợp ngà- tủy [42].

Năm 2008, Eric L. Gotlieb và cộng sự tiến hành nuôi cấy tế bào gốc từ răng sữa người đã rụng trên các giá thể D, DL, L-polylactic acid được bổ sung các yếu tố tăng trưởng; sau đó, đánh giá cấu trúc mô tủy thu nhận bằng phương pháp SEM, kết quả cho thấy có tế bào trong mô tủy với sự khác biệt giữa các loại giá thể [18].

Năm 2009, Weihua Guo và cộng sự tiến hành thử nghiệm sử dụng ngà răng được xử lý làm giá thể nuôi cấy các tế bào bao răng (DFCs) cho tái tạo ngà răng. Kết quả cho thấy có sự hỗ trợ và tái tạo ngà răng đầy đủ [55].

Năm 2010, A Tonomura và cộng sự tiến hành cấy ghép tế bào có nguồn gốc từ tủy răng lên giá thể polyglycolic acid (PGA) và hydroxyapatite/beta-tricalcium phosphate (HAp/β-TCP), kết quả cho thấy rằng hình dạng giá thể ảnh hưởng đến sự tái tạo mô của tế bào có nguồn gốc tủy răng [5].

Năm 2011, Rui Li và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm giá thể ngà răng người đã được xử lý (hTDM) làm khung nâng đỡ tự nhiên để tái tạo mô giống ngà răng người. Kết quả cho thấy hTDM gây ra và hỗ trợ tái sinh các mô ngà răng hoàn chỉnh [45].

18

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Năm 2011, Trần Lê Bảo Hà và cộng sự tiến hành nghiên cứu quy trình nuôi cấy tế bào gốc tủy răng áp dụng trong kỹ nghệ mô. Kết quả cho thấy đã phân lập và nuôi cấy thành công tế bào gốc từ mô tuỷ răng người [54].

19

2.1. Vật liệu 2.1.1. Mẫu vật

- Răng cối và răng tiền cối được thu từ:

 Khoa Nội Nha, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh.

 Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Tiêu chuẩn chọn mẫu:

 Được sự đồng ý của người hiến tặng (bệnh nhân).

 Bệnh nhân nhổ răng phải được thực hiện các xét nghiệm máu (thời gian đông máu, công thức máu); răng không bị sâu, không bị viêm nha chu và răng phải còn nguyên vẹn.

 Bệnh nhân có răng mọc lệch hay ngầm cần nhổ hoặc có chỉ định nhổ.

 Răng được nhổ theo yêu cầu của chỉnh hình.

 Bệnh nhân có răng dư gây biến chứng. - Tiêu chuẩn loại trừ:

 Bệnh nhân không đồng ý cho mẫu.

 Răng mọc lệch hay ngầm phức tạp phải nhổ bằng phương pháp chia cắt răng.

 Răng bị tổn thương cấu trúc ảnh hưởng đến tủy trong khi nhổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị Bảng 2.1. Danh sách các dụng cụ sử dụng STT Tên STT Tên 1 Bercher (50ml, 100ml, 250ml) 15 Gạc vô trùng 2 Erlen (50ml, 100ml) 16 Bông gòn 3 Bình Duran (50ml, 100ml) 17 Giấy nhôm 4 Màng lọc vô trùng 0,22µm 18 Giấy thấm 5 Đĩa 35mm 19 Parafilm 6 Đĩa 96 giếng 20 Lọ thu mẫu

7 Bình Roux 25cm2 21 Buồng đếm hồng cầu

8 Bình định mức (50 ml, 100 ml) 22 Lame, lamelle 9 Đĩa Petri 23 Lưỡi dao phẫu thuật 10 Cá từ 24 Kéo, kiềm cắt mẫu 11 Eppendorf 1,5ml 25 Kẹp cong, kẹp thẳng 12 Đầu tip (100µl, 1000µl) 26 Ống bóp

13 Micropipette 100µl, 1000µl 27 Ống falcon 15ml 14 Pipette 1ml, 10ml

21

Bảng 2.2 Danh sách các thiết bị sử dụng

STT Tên Hãng

1 Tủ nuôi cấy mô và tế bào Sanyo 2 Kính hiển vi đảo ngược Narishage 3 Nồi hấp khử trùng Daihan 4 Máy ly tâm Hettich 5 Máy khuấy từ Stuart 6 Máy đo OD Sanyo

7 Tủ lạnh chứa hóa chất Sanyo, Toshiba 8 Cân điện tử A & D

2.1.3. Hóa chất Dung dịch PBS 1X Dung dịch PBS 1X

Dung dịch PBS 10X thương mại (Sigma) 10 ml Nước cất 90 ml Bảo quản ở nhiệt độ 40C

Dung dịch PBS Kháng sinh

Dung dịch PBS 1X 900 ml Antibiotic-antimycotic (Sigma) 01 ml Bảo quản ở nhiệt độ 40C.

Dung dịch tách tế bào: Trypsin/EDTA 0,25 %

Trypsin thương mại (Sigma) 0,25 g EDTA thương mại (Sigma) 0,093 g PBS 1X đủ 100 ml Bảo quản ở nhiệt độ 40C.

22

Dung dịch EDTA 17%

EDTA thương mại (Sigma) 17g Nước cất 100 ml Chuẩn về pH 8

Bảo quản ở nhiệt độ phòng

Dung dịch Axit citric 19%

Axit citric thương mại (Sigma) 19g Nước cất 100 ml Bảo quản ở nhiệt độ phòng

Dung dịch khử trùng

Povidine Iod 10% (Betadine) bảo quản trong tủ lạnh 40C

Dung dịch NaOCl 5,25% (Sodium Hypochlorite) bảo quản ở nhiệt độ phòng

Dung dịch bảo quản mẫu răng

D′MEM bổ sung 300UI/ml penicillin, 300μg/ml streptomycin, 0,75μg/ml amphotericin B (fungizone®)

Bảo quản ở nhiệt độ 40C

Môi trường nuôi cấy mảnh mô

D′MEM/F12

10% FBS (Fetal bovine serum – Huyết thanh bào thai bò) 2mM L-glutamin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100U/ml penicillin, 100µg/ml streptomycin Bảo quản ở nhiệt độ 40C

Hóa chất chạy Flow cytometry

Sheath Fluid (BD Bioscience, San Jose, CA) 2 l FACSflow (BD Bioscience, San Jose, CA) 2 l

Kháng thể phân tích Tế bào gốc trung mô: anti-CD13-PE, anti-CD166-PE, anti- CD34-FITC, anti-CD44-PE, anti-CD45-FITC, anti-CD90-FITC, fluorescein isothiocyanate (FITC)-conjugated goat anti-mouse IgG (BD Biosciences).

23

Dung dịch MTT (3-[4,5-dimethylthiazoyl]-2-5-diphenyltetrazolium bomide)

Dung dich MTT (thương mại) 05mg

Nước cất 01ml

Bảo quản ở nhiệt độ 40C

Dung dịch DMSO/ethanol (thương mại) Cồn 700

Thuốc nhuộm Trypan Blue (thương mại) Formalin 4% đệm phosphate (thương mại)

24

2.2. Phương pháp

2.2.1. Sơ đồ quy trình thí nghiệm tổng quát

Xử lý bề mặt ngà

Khảo sát sự bám dính và tăng sinh Đưa tế bào lên giá thể

Nuôi tế bào thu từ tủy

Cấy chuyền Mẫu răng Thu tủy răng

Cắt thành những mẫu ngà có kích thước 1 x 2 x 1mm Xác định tế bào gốc tủy răng Chụp SEM Phương pháp MTT

25 Vị trí cắt dọc mẫu răng Vị trí thu mẫu ngà răng

2.2.2. Tạo giá thể từ ngà răng người

- Cơ sở khoa học

Lớp mùn ngà là lớp giữa cấu trúc ngà - tủy, gồm có các nguyên bào ngà, các sợi collagen và các protein bề mặt. Do đó, ngà răng sau khi được thu nhận, để đảm bảo cho giá thể giảm tính kháng nguyên và tế bào có thể bám, tăng sinh trên bề mặt ngà thì cần tiến hành xử lý loại bỏ lớp mùn ngà trên bề mặt.

- Thu nhận các mẫu ngà từ thân ngà răng người

Sau khi nhổ, răng được loại bỏ tối đa các phần mô mềm như bao răng, dây chằng nha chu và ngâm cồn 700 trong 30 giây.

Tiêu chuẩn để chọn mẫu ngà cho thí nghiệm

 Buồng tủy của răng rộng và có kích thước tương đối bằng nhau.

 Cắt phần thân ngà răng theo kích thước mẫu 1 x 2 x 1mm.

 Bề mặt ngà sạch, không bị hư hại

Mẫu răng được cắt dọc theo bề rộng nhất để thu ngà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

- Xử lý bề mặt ngà

Mẫu ngà thu nhận được sau khi tạo hình sẽ được tiến hành xử lý bề mặt. Bề mặt ngà được chà bằng phần nhám ở đầu của mũi máy cắt. Sau đó, tiến hành xử lý với dung dịch EDTA / Axit citric: ngâm các mẫu ngà trong dung dịch EDTA 17% trong 10 phút và dung dịch axit citric 19% trong 1 phút.

- Phương pháp khử trùng

Sau khi xử lý bề mặt, các mẫu ngà sẽ lần lượt được khử trùng bằng Povidine Iod 10% (Betadine) và NaOCl 5,25%, mỗi hóa chất trong 30 phút và trong điều kiện vô trùng.

- Đánh giá kết quả xử lí bề mặt của giá thể ngà răng

Các giá thể ngà răng sẽ được cố định trong dung dịch formalin 10% đệm phosphate, bảo quản trong điều kiện lạnh bằng đá gel. Sau đó, mẫu sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm Công nghệ Nano, Đại học Quốc gia TP.HCM để chụp bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM).

2.2.3. Qui trình nuôi cấy tế bào tủy răng người 2.2.3.1. Nuôi cấy sơ cấp 2.2.3.1. Nuôi cấy sơ cấp

- Cơ sở khoa học

Miệng là môi trường dễ nhiễm nấm, vi khuẩn, vi rút,… . Do đó, việc thu nhận răng từ bệnh nhân, thu nhận mô tủy và bảo quản được ở tình trạng vô trùng cho đến khi thực hiện thí nghiệm là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nuôi cấy tế bào.

Sau khi được thu nhận, ba quần thể tế bào chủ yếu gồm: tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào tủy (trong đó có quần thể tế bào gốc trung mô ứng viên). Các tế bào hồng cầu và bạch cầu trưởng thành là những tế bào không có khả năng bám dính trên bề mặt dụng cụ nuôi cấy. Ngoài các tế bào bạch cầu non có khả năng bám dính còn có quần thể tế bào tủy răng. Do đó, việc chọn lọc tế bào gốc trung mô được tiến hành trên môi trường nuôi cấy chuyên biệt cho phép tế bào gốc trung mô ứng viên sống sót và tăng sinh.

27

- Phương pháp thực hiện

Sau khi nhổ, răng được loại bỏ tối đa các phần mô mềm (như bao răng, dây chằng nha chu) bằng dụng cụ vô trùng. Các mẫu răng này sẽ được bảo quản trong lọ có chứa dung dịch D′MEM bổ sung 300UI/ml penicillin, 300μg/ml streptomycin, 0,75μg/ml amphotericin B (fungizone®). Sau đó, khử trùng bằng Betadine trong 10 phút và rửa lại bằng PBS.

Tủy răng được lấy ra trong điều kiện vô khuẩn và sang chấn tối thiểu. Sau đó, mẫu tủy được cắt thành những mảnh nhỏ (1x 2 x 1 mm) bằng lưỡi dao phẫu thuật và được chuyển vào đĩa 35mm; sau đó, thêm 2 ml môi trường D′MEM/F12 bổ sung 10% FBS (Fetal bovine serum), 2mM L-glutamin, 100U/ml penicillin, 100µg/ml streptomycin. Các mảnh mô được nuôi cấy ở 370C, 5% CO2. Môi trường được thay hai ngày một lần.

2.2.3.2. Phương pháp cấy chuyền tế bào tủy răng

- Cơ sở khoa học

Khi mật độ tế bào trong bình nuôi đạt khoảng 70 – 80%, tiến hành cấy chuyền nhằm cung cấp không gian và chất dinh dưỡng cho tế bào tăng sinh và phát triển đạt hiệu quả cao.

- Phương pháp thực hiện

Khi tế bào đạt 75 – 80% bề mặt đĩa nuôi thì tiến hành cấy chuyền. Khi đó, hút bỏ môi trường nuôi cấy cũ, rửa bề mặt đĩa nuôi 2 – 3 lần với PBS. Sau đó, cho 1ml trypsin/EDTA vào đĩa nuôi, ủ ở 370C trong 2 phút. Khi toàn bộ tế bào đã tách khỏi bề mặt đĩa nuôi cấy và có dạng hình tròn thì thêm vào đĩa nuôi 1ml môi trường để bất hoạt trypsin/EDTA.

Chuyển toàn bộ dịch tế bào trên vào bình Roux 25cm2, tiến hành thêm 3ml môi trường vào Roux và tiếp tục nuôi ở 370C, 5% CO2.

Trong toàn bộ các nghiên cứu sau, các tế bào ở thế hệ P4 được lựa chọn để thực hiện.

28

2.2.4. Đánh giá tế bào tủy răng thu được

2.2.4.1. Phương pháp xác định kiểu hình miễn dịch

- Cơ sở khoa học

Flow cytometry là phương pháp định lượng và phân tích đa đặc điểm của đơn vật thể, thông thường là tế bào khi chúng chảy thành dòng xuyên qua một chùm ánh sáng. Các tính chất được định lượng bao gồm kích thước, tính chất hạt hoặc mức độ phức tạp bên trong và mật độ phát huỳnh quang. Các đặc điểm này được xác định bởi hệ thống: quang học – điện tử, nhằm ghi nhận sự phát quang của tế bào. Các tín hiệu phát quang này được cảm nhận bằng máy dò, chuyển đến máy tính xử lí và cung cấp thông tin.

Tế bào P4 được phân tích marker đặc trưng cho tế bào gốc trung mô dựa theo quy trình chuẩn bị tế bào cho phân tích Flow cytometry theo hướng dẫn của BD Bioscience.

- Phương pháp thực hiện

Phương pháp flow cytometry được tiến hành khi tế bào P4 đạt độ phủ kín khoảng 80-90% để xác định sự biểu hiện của các marker tế bào gốc trung mô trên bề mặt tế bào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tế bào P4 được thu nhận bằng trypsin/EDTA 0,25%, điều chỉnh mật độ tế bào đạt 106 tế bào/ml. Huyền phù tế bào trong 1 ml Facs Flow và nhuộm với 10µl kháng thể trong 30 phút ở nhiệt độ phòng (CD34-FITC, CD45-FITC, CD13-PE, CD44-PE, CD90- FITC, CD166-PE, BD Sciences, San Jose, CA). Làm lạnh mẫu trong 15 phút ở 40C. Tiến hành đánh giá marker tế bào bằng máy FACS Calibur sử dụng phần mềm Cell Quest Pro.

2.2.4.2. Khảo sát sự tăng trưởng của tế bào thu được từ mảnh mô

- Cơ sở khoa học

Đường cong tăng trưởng được thiết lập để phân tích các đặc điểm tăng trưởng của kiểu tế bào hay dòng tế bào. Sử dụng buồng đếm hồng cầu để đếm trực tiếp số lượng tế bào và từ đó suy ra sự tăng trưởng. Ngoài ra, việc sử dụng trypan blue khi đếm tế bào sẽ làm tăng độ chính xác và dễ dàng tiến hành .

29

- Phương pháp thực hiện

Cấy chuyền tế bào P3 sang đĩa 96 giếng với mật độ 3x104 tế bào/ml cho mỗi giếng, nuôi trong môi trường D′MEM/F12 bổ sung 10% FBS, 2mM L-glutamin, 100U/ml penicillin, 100µg/ml streptomycin ở 370C, 5% CO2 và thay môi trường hai ngày một lần.

Mỗi ngày đếm số tế bào ở 3 giếng ngẫu nhiên, mỗi giếng đếm 3 lần và đếm trong 11 ngày.

- Xử lí số liệu

Các số liệu sau khi thu nhận được xử lý bằng chương trình Excel 2003, tính toán thống kê sai số chuẩn và độ khác biệt có ý nghĩa nhỏ nhất (Least Significant Different – LSD) ở mức xác suất p=95% bằng phương pháp phân tích phương sai (Analysis of Variance – ANOVA) theo chương trình Statgraphic 7.0, 1997 của trường đại học Michigan (Mỹ)..

2.2.5. Khảo sát sự bám dính và tăng sinh của tế bào tủy răng trên giá thể ngà đã xử lý đã xử lý

2.2.5.1. Phương pháp đưa tế bào lên giá thể - Phương pháp tách tế bào - Phương pháp tách tế bào

Khi các tế bào P3 đạt 75 – 80% bề mặt bình nuôi, tiến hành thu nhận tế bào. Khi đó, hút bỏ môi trường cũ, rửa lại với PBS từ 2 – 3 lần. Sau đó, thêm 2 ml trypsin/EDTA vào Roux, ủ 370C trong 2 phút. Khi các tế bào có hình tròn và nổi lên trên bề mặt dung dịch, thêm môi trường nuôi vào Roux để bất hoạt trypsin (1:1). Tiến hành ly tâm ở 3000 vòng/phút trong 5 phút. Sau đó, loại bỏ dịch nổi, tái huyền

Một phần của tài liệu Thu nhận và xử lý ngà răng người làm giá thể nuôi cấy tế bào gốc (Trang 26 - 85)