1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hiệu quả lâm sàng của test +1 và cân bằng 2 mắt trong khám khúc xạ ở lứa tuổi học sinh

105 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 692,91 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Mới đây, tổ chức y tế thế giới (WHO) và tổ chức quốc tế về phòng chống mù lòa (IAPB) đã nhất trí xác định tật khúc xạ chưa được chỉnh kớnh đó và đang là một nguyên nhân chủ yếu gây giảm thị lực. Do đó trong chương trình phòng chống mù lòa nhằm hướng tới mục tiêu “Thị giác năm 2020: quyền được nhìn thấy”, WHO đã xây dựng những chiến lược cụ thể để loại trừ căn nguyên gây mù lòa có thể phòng tránh này bằng một can thiệp đơn giản là chỉnh, cấp kính cho bệnh nhân [55]. Tại Việt Nam, tật khúc xạ học đường đang là một vấn đề thời sự được xã hội quan tõm. Số học sinh có nhu cầu được khám khúc xạ và điều chỉnh kớnh ngày một nhiều [3], [5], [9], [12], [17]. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh bị tật khúc xạ nhưng chưa được chỉnh kính và trong số học sinh đeo kớnh, cũn nhiều trường hợp có số kớnh không phù hợp với tật khúc xạ, làm cho tật khúc xạ tăng độ nhanh, đồng thời ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và sinh hoạt. Vấn đề cần thiết là phát hiện sớm tật khúc xạ ở lứa tuổi này và có những phương pháp khám khúc xạ chính xác để tránh những trường hợp không được chỉnh khúc xạ đúng mức, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt và học tập của các em học sinh [10], [17], [21]. Ở trẻ em, lực điều tiết của mắt rất lớn [2], [7], [8], [10], [21]. Việc khám cho trẻ em không đơn giản và dễ dàng như ở người lớn vì đối tượng này có những đặc thù riêng, tõm sinh lý có thể chưa ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Mục đích chính của khám khúc xạ là đưa ra được một công thức kớnh cho thị lực tốt và người đeo thấy thoải mái, dễ chịu. 1 Test +1 và cân bằng 2 mắt là những kỹ thuật kinh điển đơn giản, dễ thực hiện trong quá trình khám khúc xạ để chắc chắn rằng điều tiết đã được gión khi mắt nhìn xa, từ đó giúp có được số kớnh chớnh xác [7], [10], [21]. Kỹ thuật này đã được sử dụng ở tất cả các nước trên thế giới trong quá trình khám khúc xạ để đảm bảo rằng điều tiết đã được kiểm soát tốt, đồng thời biết cách chỉnh lại số kớnh nếu một mắt hoặc cả hai mắt vẫn chưa gión điều tiết [10], [33], [38]. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, kỹ thuật này đã được chú ý hơn và được sử dụng tại một số bệnh viện, trung tõm mắt, tuy nhiên chưa được áp dụng rộng rói và cũng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của kỹ thuật này trong khám khúc xạ và chỉnh kớnh, đặc biệt ở trẻ em lứa tuổi học sinh, đối tượng điều tiết và thay đổi khúc xạ nhiều nhất. Trước những vấn đề vừa nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiờn cứu hiệu quả lâm sàng của test +1 và cân bằng 2 mắt trong khám khúc xạ ở lứa tuổi học sinh”. Với mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả lõm sàng của test +1 và cõn bằng hai mắt trong khám khúc xạ ở lứa tuổi học sinh. 2. Đánh giá ảnh hưởng của điều tiết trong khám khúc xạ ở lứa tuổi học sinh. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. MẮT GIẢN LƯỢC Công suất khúc xạ của giác mạc chiếm khoảng 2/3 tổng công suất khúc xạ của mắt (khoảng 60 điốp), phần công suất còn lại thuộc về thể thủy tinh và các mặt phân cách trong nhãn cầu. Trong thực hành, có thể đơn giản hóa nhãn cầu dưới dạng một con mắt sơ đồ trong cú cỏc cơ điểm: 2 tiêu điểm, 2 điểm chính, và 2 điểm nút. Do các điểm chính và các điểm nút rất gần nhau nên có thể đơn giản hóa hơn thành con mắt giản lược trong đó quang hệ của mắt được coi như là một mặt khúc xạ đơn với các thông số sau (Hình 1.1) [7], [8], [20], [21] − Bán kính độ cong: 5,73 mm − Tiêu tuyến trước: -17,05 mm − Tiêu tuyến sau: 22,78 mm − Điểm nút: cách mặt sau giác mạc 5,65 mm và cách võng mạc 17 mm − Công suất: +58,6 D Hình 1.1. Mắt giản lược 3 Cặp điểm liên hợp là 2 điểm trên trục thị giác trong đó một vật nằm trên một điểm sẽ hiện ảnh ở điểm kia. Cặp điểm liên hợp tiêu biểu là viễn điểm và hoàng điểm. Ở mắt chính thị, viễn điểm nằm ở vô cực. Ở mắt có tật khúc xạ, viễn điểm không nằm ở vô cực. Nếu quang hệ của mắt khúc xạ quá mạnh so với độ dài trục nhãn cầu thỡ cỏc tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc (tật cận thị), ngược lại nếu quang hệ của mắt khúc xạ yếu so với độ dài trục nhãn cầu thì các tia sáng sẽ hội tụ ở sau nhãn cầu (tật viễn thị). Cận thị và viễn thị được gọi là tật khúc xạ cầu vì mặt giác mạc có hình chỏm cầu (bán kính độ cong bằng nhau ở mọi kinh tuyến) [1], [2], [8], [21]. Nếu mặt giác mạc không phải hình cầu (bán kính độ cong ở các kinh tuyến không bằng nhau) thỡ cỏc tia sáng sẽ không hội tụ ở một điểm, mắt được gọi là loạn thị [8], [14], [45]. Ở mắt loạn thị, giác mạc có một bán kính cong lớn nhất và một bán kính cong nhỏ nhất vuông góc với nhau. Kinh tuyến có bán kính cong nhỏ nhất sẽ hội tụ các tia sáng ở phía trước, kinh tuyến có bán kính cong lớn nhất sẽ hội tụ các tia sáng ở phía sau, do đó tiêu điểm của mắt loạn thị không phải là một điểm mà là một khoảng dài (khoảng Sturm). 1.2. CÁC TẬT KHÚC XẠ CỦA MẮT 1.2.1. Tật cận thị 1.2.1.1. Định nghĩa Cận thị là tình trạng các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở trước võng mạc một mắt ở trạng thái nghỉ (khi không đeo kớnh) [1], [2], [7], [21], [23], [30] (Hình 1.2a). Cận thị có thể do: - Trục nhãn cầu dài hơn bình thường. Loại này gọi là cận thị do trục. - Độ cong của giỏc mạc và/ hoặc thể thuỷ tinh cao quá, do đó công suất khúc xạ tăng lên. Loại này được gọi là cận thị do khúc xạ. 4 1.2.1.2. Triệu chứng Triệu chứng chính của cận thị là nhìn xa mờ trong khi nhìn gần bình thường, một số biểu hiện khác như thường nheo mắt khi nhìn xa, đọc sách ở khoảng gần hơn. Trong cận thị bệnh lí (độ cận thị cao, tiến triển liên tục) thường có những biến đổi của nhãn cầu (giãn lồi cực sau, teo hắc võng mạc) hoặc biến chứng (hóa lỏng dịch kính, teo hoàng điểm, bong võng mạc) [7], [8], [36]. 1.2.1.3 Điều chỉnh kính: cận thị được điều chỉnh bằng kính cầu âm (kớnh phân kỳ - kính trừ) (hình 1.2b). Hình 1.2a Mắt cận thị: tiêu điểm ở trước võng mạc Hình 1.2b Kính phân kỳ đưa tiêu điểm về võng mạc 1.2.2. Tật viễn thị 1.2.2.1. Định nghĩa Viễn thị là khi các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở sau võng mạc ở một mắt không điều tiết [1], [2], [7], [21], [23], [30]. (Hình 1.3a) Viễn thị có thể do: - Trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Loại này được gọi là viễn thị do trục. - Độ cong của giỏc mạc và/hoặc thể thuỷ tinh dẹt quá, do đó công suất quá yếu. Loại này được gọi là viễn thị do khúc xạ. Về mặt lâm sàng, người ta thường phân biệt các loại: 5  Viễn thị biểu hiện: độ viễn thị đo được khi khám lâm sàng mà không làm liệt điều tiết  Viễn thị ẩn: viễn thị được che lấp bởi điều tiết, chỉ thể hiện khi làm liệt thể mi hoặc ở người già.  Viễn thị toàn phần: tổng của viễn thị biểu hiện và viễn thị ẩn. 1.2.2.2. Triệu chứng: Bệnh nhân viễn thị thường khó chịu khi nhìn gần, nhất là có đau đầu (ở vựng trỏn, thái dương, quanh mắt). Đôi khi mờ mắt do co quắp điều tiết hoặc lác trong do rối loạn điều tiết qui tụ [7], [10], [29], [41]. 1.2.2.3. Điều chỉnh kính: viễn thị được điều chỉnh bằng kính cầu dương (kính hội tụ - kính cộng) (Hình 1.3b). Hình 1.3a Mắt viễn thị: tiêu điểm ở sau võng mạc Hình 1.3b Kính hội tụ đưa tiêu điểm về võng mạc 1.2.3. Tật loạn thị 1.2.3.1.Định nghĩa Các bề mặt của giác mạc và thể thuỷ tinh là các mặt khúc xạ của mắt. Mắt chớnh thị, viễn thị, cận thị có các mặt khúc xạ hình cầu, tức là độ cong giống nhau ở tất cả các kinh tuyến trên bề mặt của nó. Khi các mặt khúc xạ của mắt không có cùng một độ cong ở tất cả các kinh tuyến thì được gọi là bề mặt loạn thị [1], [2], [7], [21], [23], [30]. (Hình1.2.3). Mặt trước giác mạc là mặt khúc xạ chính gây ra loạn thị. 6 1.2.3.2. Phân loại [1], [2], [7], [21], [23], [30] Loạn thị đều (kinh tuyến giác mạc có công suất cao nhất vuông góc với kinh tuyến công suất thấp nhất) được phân chia thành 2 loại chính: - Loạn thị thuận: kinh tuyến dọc có khúc xạ mạnh hơn kinh tuyến ngang. - Loạn thị ngược: kinh tuyến ngang có khúc xạ mạnh hơn kinh tuyến dọc. Phân loại theo vị trí của 2 tiêu tuyến đối với nhau và với võng mạc:  Loạn thị đơn: một tiêu tuyến ở trước hoặc sau võng mạc, tiêu tuyến kia ở trên võng mạc.  Loạn thị kép: cả hai tiêu tuyến ở trước hoặc sau võng mạc.  Loạn thị hỗn hợp: một tiêu tuyến ở trước võng mạc, một tiêu tuyến ở sau võng mạc. Loạn thị không đều thường do các bệnh ở mắt như tật giác mạc hình chóp, mộng thịt, các tổn thương choán chỗ trong hốc mắt… 1.2.3.3. Điều chỉnh kính: các loạn thị đều được chỉnh bằng kính trụ. Ví dụ: kinh tuyến ngang cho ảnh nằm trước võng mạc cd (hình 1.4a) được chỉnh bằng một kính trụ trục dọc (Hình 1.4b). Hình 1.4a Mắt loạn thị cận đơn: tiêu điểm không ở trên võng mạc Hình 1.4b Kính trụ đưa tiêu điểm về trên võng mạc Loạn thị không đều thường khó hoặc không điều chỉnh được bằng đeo kớnh. 7 1.3. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KHÚC XẠ CỦA QUANG HỆ MẮT Tình trạng khúc xạ của mắt được quyết định bởi công suất giác mạc, công suất thể thủy tinh, độ dài trục nhãn cầu trước sau, độ sâu tiền phòng, khả năng điều tiết của mắt… Trong đó giác mạc, thể thủy tinh và trục nhãn cầu là 3 yếu tố chính [8], [21]. 1.3.1. Các yếu tố giải phẫu 1.3.1.1. Giác mạc: Công suất khúc xạ của giác mạc cao chiếm 2/3 tổng công suất của cả nhãn cầu. Do đó bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của giác mạc về cấu trúc hay bán kính cong của giác mạc đều làm thay đổi khúc xạ của mắt. Khi bán kính cong của giác mạc thay đổi 1mm thì công suất khúc xạ có thể thay đổi 6D [8], [11]. Bình thường giác mạc là một chỏm cầu với tất cả các kinh tuyến đều có cùng một bán kính cong, khi mặt trước giác mạc thay đổi làm cho nó không còn là một chỏm cầu đồng đều ở tất cả các kinh tuyến thì gây ra loạn thị . Ở trẻ em có thể có loạn thị sinh lý với độ loạn thị nhỏ hơn 0,50D, độ loạn thị này được bù trừ bằng độ loạn thị ngược của thể thủy tinh [2], [7], [8]. Độ cong mặt sau giác mạc cũng không đồng đều, thay đổi tùy theo từng người và độ tuổi. Tuổi càng lớn thì loạn thị mặt sau giác mạc càng cao và cần phải được chỉnh kính. 1.3.1.2. Thể thủy tinh: Thể thủy tinh là một thấu kính hai mặt lồi với bán kính cong khác nhau. Công suất thể thủy tinh tăng dần theo tuổi, ở trẻ sơ sinh thể thủy tinh gần như một quả cầu trũn nờn công suất hội tụ rất cao có thể đến 42D, sau đó giảm dần cho đến tuổi trưởng thành còn từ 16D đến 20D [7], [14], [27]. 8 Kích thước thể thủy tinh thay đổi tùy theo tình trạng khúc xạ của mắt do cơ chế điều tiết. Khi điều tiết tối đa, bề dày thể thủy tinh tăng thêm 0,28mm, bán kính cong mặt trước thể thủy tinh giảm còn 5,33mm, làm cho công suất thể thủy tinh tăng lên khoảng 14D [18], [41]. Thể thủy tinh có thể thay đổi kích thước để tăng công suất, do đó nú cú vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết của mắt [7], [8] . 1.3.1.3. Trục nhãn cầu: Theo một số nghiên cứu, độ dài của trục nhãn cầu trung bình trong khoảng 23,5 mm đến 24,5 mm [7], [41]. Độ dài trục nhãn cầu có thể xác định chính xác bằng siêu âm. Độ dài trục nhãn cầu ảnh hưởng nhiều đến tình trạng khúc xạ của mắt, khi độ dài trục nhãn cầu thay đổi 1 mm sẽ làm thay đổi công suất khúc xạ của mắt khoảng 3D. Mắt cận thị thường có trục nhãn cầu dài hơn và mắt viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn mắt chính thị [7], [8], [10], [21]. Trẻ sơ sinh có độ dài trục nhãn cầu khoảng 16mm, khi trẻ được 8 tuổi thì độ dài trục nhãn cầu tăng lên khoảng 24mm, tương đương với người trưởng thành và lúc đó mắt trở thành chính thị [53]. 1.3.1.4. Độ sâu tiền phòng: Độ sâu tiền phòng không ảnh hưởng nhiều đến công suất khúc xạ của mắt như giác mạc, thể thủy tinh và độ dài trục nhãn cầu nhưng nó cũng góp phần vào sự ổn định công suất khúc xạ của nhãn cầu [53]. Độ sâu tiền phòng cũng thay đổi theo tình trạng khúc xạ của mắt và theo tuổi: ở mắt viễn thị và mắt người già tiền phòng thường nông hơn so với mắt cận thị và chính thị [7]. 9 1.3.2. Sự điều tiết của mắt và ảnh hưởng của điều tiết đến tật khúc xạ ở trẻ em. 1.3.2.1. Sự điều tiết của mắt Định nghĩa điều tiết Điều tiết là cơ chế giúp cho mắt tăng công suất khúc xạ bằng cách thay đổi hình dạng thể thủy tinh để ảnh của vật luôn hiện trờn vừng mạc [1], [2]. Mắt chính thị khi nhìn vật ở xa, các tia sáng song song sẽ hội tụ trên võng mạc tạo nên một hình ảnh rõ nét. Khi đưa vật lại gần mắt nếu chỉ xét về mặt quang học thỡ cỏc tia sáng sẽ hội tụ ở sau võng mạc, ảnh thu được sẽ bị nhòe nhưng trên thực tế mắt chúng ta vẫn nhỡn rừ thậm chí còn rõ hơn do kích thước của ảnh lớn, đó là nhờ có sự điều tiết của mắt [7], [8], [21]. Mắt có khả năng làm rõ, làm xuất hiện trên trung tâm võng mạc ảnh của vật sáng, dù vật sáng ở vị trí bất kỳ nào trong khoảng từ viễn điểm đến cận điểm, khả năng đó được gọi là chức năng điều tiết của mắt. Nếu không, ảnh của một vật đặt gần mắt trong khoảng từ viễn điểm đến cận điểm sẽ nằm ở phía sau võng mạc, mắt không thể nào nhỡn rừ được vật đó [1], [2], [7], [8]. Cơ chế điều tiết Có nhiều thuyết về cơ chế điều tiết như thuyết Helmholtz, thuyết hiện đại, cơ chế thần kinh nhưng các thuyết đều thừa nhận khi điều tiết do có sự buụng gión lực căng của bao thể thủy tinh để làm tăng độ dầy và giảm bớt bán kính cong của thể thủy tinh [7], [8] . Theo Gullstrand khi không điều tiết bán kính cong mặt trước thể thủy tinh là 10mm khi điều tiết giảm xuống còn 5,33mm do đó làm tăng công suất khúc xạ của thể thủy tinh từ 19D lên 33D, nâng tổng công suất khúc xạ của mắt từ 58,64D lên 70,57D. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết của mắt là sự đàn hồi của thể thủy tinh và trương lực cơ thể mi [1], [47], [51]. Ở người già, nhân xơ hóa 10 [...]... 1% 2. 25 .2 Quy trình khám khúc xạ Các bệnh nhân nghiên cứu đều được khám theo quy trình sau: 1 Đo khúc xạ bằng khúc xạ kế tự động 2 Đo thị lực nhìn xa không kớnh và thị lực với kớnh đang đeo (nếu có) 3 Đo khúc xạ chủ quan 4 Thực hiện test +1 và cân bằng 2 mắt 5 Tra thuốc làm liệt điều tiết: cyclopentolate 1% (Cyclogyl 1%) 6 Đo khúc xạ bằng khúc xạ kế tự động sau liệt điều tiết 7 Khám mắt và soi đáy mắt. .. lệch khúc xạ giữa các số đo khúc xạ tự động trước và sau liệt điều tiết, giữa số đo khúc xạ test +1 và khúc xạ tự động sau liệt điều tiết, giữa số đo khúc xạ test +1 và soi bóng đồng tử sau liệt điều tiết từ 0 ,25 D trở lên được ghi nhận là có sai lệch khúc xạ Tuy nhiên mức độ sai lệch 0 ,25 D là sai lệch nhẹ, mức sai lệch khúc xạ > 0,50D có giá trị nghiên cứu nhiều hơn 2. 2.6.4 Phân loại mức độ tật khúc xạ. .. (43,8%) 87 mắt có thị lực < 1/10 (22 ,4%) đều đếm ngón tay 3m trở lên Thị lực trung bình: 2, 93 ± 2, 59 3 .2 HIỆU QUẢ LÂM SÀNG CỦA TEST +1 3 .2. 1 Đáp ứng test +1 với đo khúc xạ chủ quan 3 .2. 1.1 Thị lực nhìn xa Bảng 3.4 Thị lực thử kính chủ quan trước test +1 Một mắt Thị lực Hai mắt 8/10 n 50 % 12, 8 n 20 % 10,3 9/10 74 19 30 15,4 10/10 26 6 68 ,2 145 74,3 Tổng 390 100 195 100 36 100% mắt đạt thị lực tốt, trong. .. đánh giá - Khúc xạ chủ quan Rời rạc Theo điốp Khám hiệu quả - Khúc xạ chủ quan Rời rạc Theo điốp Khám lâm sàng sau test +1 của test +1 - Đáp ứng test +1 theo Nhị phân Có/không Khám - Khúc xạ đo bằng soi Rời rạc Theo điốp Đo Mục tiêu 2: bóng đồng tử - Khúc xạ đo bằng Rời rạc Theo điốp Đo đánh giá khúc xạ kế tự động ảnh hưởng trước khi tra thuốc làm Rời rạc Theo điốp Đo Rời rạc Theo điốp Khám Hỏi các... 0 ,25 D đến khi bệnh nhõn có thị lực tốt nhất 22 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2. 1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu Trẻ em trong độ tuổi đi học (6 – 18 tuổi) đến khám và đo kính tại phòng khám khúc xạ - bệnh viện Mắt trung ương từ tháng 3 /20 10 đến tháng 9 /20 10 2. 1 .2 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân đang cú các bệnh về mắt ảnh hưởng... [10], [2] 1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO KHÚC XẠ LÂM SÀNG Đo khúc xạ là phương pháp xác định tình trạng khúc xạ của mắt bệnh nhân, từ đó biết được công suất kính để điều chỉnh tật khúc xạ Trên lâm sàng, đo khúc xạ bao gồm các bước sau [2] , [8], [10], [28 ], [39]:  Đo khúc xạ khách quan: soi bóng đồng tử hoặc dùng khúc xạ kế tự động để biết tật khúc xạ loại nào (cận thị, viễn thị, loạn thị) và mức độ tật khúc xạ, ... của bệnh nhân, thử kính chủ quan, kính sau test +1 2. 2.6 .2 Các chỉ số khúc xạ chủ quan - Khúc xạ chủ quan: số kính trừ thấp nhất hoặc kính cộng cao nhất cho thị lực tốt nhất, có thể kèm theo kính trụ - Khúc xạ dựa vào test +1: số kính đeo thích hợp nhất của bệnh nhân sau khi thực hiện test +1 và cân bằng 2 mắt trên số kính chủ quan - Các trường hợp có mức độ sai lệch khúc xạ giữa khúc xạ chủ quan và. .. Hỏi các tính chất của điều tiết liệt điều tiết trong khám - Khúc xạ đo bằng khúc xạ khúc xạ kế tự động sau khi tra thuốc làm liệt điều tiết - Sử dụng kết quả đo khúc xạ chủ quan với test +1 2. 2.5 Kỹ thuật thu thập thông tin 25 2. 2.5.1 Phương tiện khám - Máy chiếu thử thị lực - Hộp thử kính và kính lỗ - Khúc xạ kế tự động - Máy soi bóng đồng tử hình khe - Sinh hiển vi và đèn soi đáy mắt - Thuốc liệt... quá mức Test +1 được sử dụng để chắc chắn rằng điều tiết được gión và chúng ta không cho kớnh quá trừ hoặc kớnh chưa đủ cộng [10], [21 ], [33], [38], [47] 21 1.5 .2. 2 Cách làm test +1 và cân bằng 2 mắt [10], [33], [48] - Đo thị lực xa 2 mắt (bệnh nhõn mở cả 2 mắt) với kớnh nhìn xa tối ưu - Nói với bệnh nhõn rằng các mắt kớnh sắp đặt vào sẽ làm cho mắt nhìn mờ hơn - Thêm kính +1, 00D cho cả 2 mắt và đo lại... lợi cho việc nghiên cứu đánh giá tật khúc xạ và sự điều tiết của mắt • Từ 6 – 10 tuổi: tiểu học • Từ 11 – 14 tuổi: trung học cơ sở • Từ 15 – 18 tuổi: trung học phổ thông Bệnh nhõn được chọn ngẫu nhiên theo các tiêu chuẩn đã đề ra và theo trình tự thời gian đến khám trong thời gian nghiên cứu 24 2. 2.4 Các biến số nghiên cứu Mục tiêu Tên biến Loại biến Định nghĩa Phương pháp Đặc điểm - Tuổi Rời rạc . cân bằng 2 mắt trong khám khúc xạ ở lứa tuổi học sinh . Với mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả lõm sàng của test +1 và cõn bằng hai mắt trong khám khúc xạ ở lứa tuổi học sinh. 2. Đánh giá ảnh hưởng. ảnh hưởng của điều tiết trong khám khúc xạ ở lứa tuổi học sinh. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. MẮT GIẢN LƯỢC Công suất khúc xạ của giác mạc chiếm khoảng 2/ 3 tổng công suất khúc xạ của mắt (khoảng. ở trẻ em lứa tuổi học sinh, đối tượng điều tiết và thay đổi khúc xạ nhiều nhất. Trước những vấn đề vừa nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiờn cứu hiệu quả lâm sàng của test +1 và cân

Ngày đăng: 13/01/2015, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w