Quản lý giáo dục đạo đức sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội Dương Mai Nga Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05 Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh Năm bảo vệ: 2013 115 tr . Abstract. Xác định cơ sở lí luận nghiên cứu quản lí giáo dục đạo đức sinh viên. Làm rõ thực trạng quản lí giáo dục đạo đức sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nôi. Đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục đạo đức sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nôi. Keywords.Quản lý giáo dục; Giáo dục đạo đức; Sinh viên; Giáo dục đại học Content. 1. Lí do chọn đề tài Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước cũng như của Việt Nam. Với những thắng lợi của Đảng và Nhà nước đã giành được trong những năm qua, nước ta là một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Trong nền kinh tế tri thức thì nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Theo Nghị quyết số 10/ NQ- CP của Chính phủ ban hành về chương trình hành động triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 Đảng ta đã xác định “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hoá, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” và “Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lí tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ.” [8] Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 đã ghi rõ mục tiêu cụ thể cần đạt được là “Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc …, hội đủ các yếu tố cần thiết về thái độ nghề nghiệp, có năng lực ứng xử, (đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, kỉ luật lao động, tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân …) và tính năng động, tự lực cao, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với người lao động trong xã hội công nghiệp". Trước thực tế đó đòi hỏi ngành Giáo dục và đào tạo ngoài sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, v.v… thì vấn đề giáo dục đạo đức, lí tưởng sống cho học sinh, sinh viên phải được đặt lên hàng đầu. Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) - Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) là một trường đại học thành viên của ĐHQGHN - trung tâm đào tạo đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao theo định hướng nghiên cứu, trường đào tạo bậc đại học, sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) lâu năm, có uy tín, kinh nghiệm, truyền thống trong việc giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy. Trường được Chính phủ thành lập năm 1955, có sứ mệnh đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế Vì vậy, muốn thực hiện được sứ mệnh cao cả đó, ngoài việc nâng cao chất lượng đào tạo, công tác nâng cao giáo dục về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên được nhà trường đặc biệt coi trọng trong giai đoạn hiện nay. Qua thực tế và những khảo sát gần đây về giáo dục đạo đức sinh viên thấy rằng: Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, một bộ phận sinh viên sống thiếu mục đích, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, có tình trạng suy thoái về đạo đức, lười lao động, học tập, sinh hoạt thiếu lành mạnh, mờ nhạt về lí tưởng , sống tự do buông thả, vô kỉ luật, chạy theo lối sống đề cao giá trị vật chất, thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước, thậm chí một số sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, lừa đảo, mại dâm , vì vậy giáo dục đạo đức cho sinh viên là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết ở các nhà trường đại học, góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách cho sinh viên, như tại Điều 39 - Luật giáo dục, 2005 đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.[28] Bác Hồ nói: Người không có tài làm việc gì cũng khó, người không có đức là người vô dụng và Con người phải vừa hồng, vừa chuyên. Từ những lời của Bác thấy rất rõ tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức (GDĐĐ). Trong GDĐĐ ở nhà trường, công tác quản lí và đặc biệt là biện pháp quản lí có vai trò quyết định rất lớn đến hiệu quả và chất lượng. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “ Quản lí giáo dục đạo đức sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về quản lí giáo dục đạo đức sinh viên (GDĐĐSV), đề xuất một số biện pháp quản lí GDĐĐSV trường ĐHNN – ĐHQGHN. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lí GDĐĐSV trường ĐHNN - ĐHQGHN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lí GDĐĐSV trường ĐHNN - ĐHQGHN. 4. Giả thuyết khoa học Biện pháp quản lí GDĐĐSV trường ĐHNN – ĐHQGHN đã có những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn những bất cập, hiệu quả chưa cao. Nếu xác định được biện pháp GDĐĐ SV phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao hi ệu quả GDĐĐSV nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận nghiên cứu quản lí GDĐĐSV. - Làm rõ thực trạng quản lí GDĐĐSV trường ĐHNN – ĐHQGHN. - Đề xuất một số biện pháp quản lí GDĐĐSV trường ĐHNN - ĐHQGHN. 6. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Tập trung nghiên cứu một số biê ̣ n pha ́ p qu ản lí GDĐĐSV trường ĐHNN- ĐHQGHN. - Giới hạn nghiên cứu trong ba năm học 2009-2010, 2011- 2012, 2012 – 2013 với 150 sinh viên và 120 cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lí của các khoa Sư phạm tiếng Anh, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc,cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội sinh viên của các khoa đó và của trường ĐHNN - ĐHQGHN. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn bản, tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến biện pháp quản lí GDĐĐSV. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp quan sát. 7.3. Phương pháp xử lí số liệu thu được - Phương pháp thống kê toán học. 8. Đóng góp của nghiên cứu Luận văn xác định được các khái niệm công cụ quản lí, quản lí gia ́ o du ̣ c, quản lí GDĐĐ, quản lí GDĐĐSV, làm rõ được thực trạng GDĐĐSV, thực trạng quản lí GDĐĐSV và đề xuất được một số biện pháp cần thiết, khả thi để quản lí GDĐĐSV trường ĐHNN- ĐHQGHN. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lí, giảng viên và sinh viên, đoàn viên trường ĐHNN- ĐHQGHN, cũng như các trường khác có điều kiê ̣ n tương tự. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục các tài liệu nghiên cứu, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cư ́ u quản lí GDĐĐSV Chương 2: Thực trạng quản lí GDĐĐSV trường ĐHNN-ĐHQGHN Chương 3: Biện pháp quản lí GDĐĐSV trường ĐHNN-ĐHQGHN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quốc Bảo (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục. Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội. 2. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lí. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Phạm Khắc Chương – Hà Nhật Thăng (1998), Đạo đức học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Phạm Khắc Chương (1995), Một số vấn đề về đạo đức. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo viên. 5. Vũ Dũng ( 2006), Giáo trình tâm lí học. Nxb Sư phạm, Hà Nội 6. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb giáo dục Việt Nam. 7. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TW khoá 8. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 BCH TW khoá 8. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Trần Khánh Đức (2011), Sự phát triển các quan điểm giáo dục từ. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 11. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo, Bùi Hiền (2001), Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển Bách khoa 12. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển con người trong thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. Nxb Chính trị Quốc gia 13. Đặng Xuân Hải (2008), Quản lí sự thay đổi trong giáo dục. Tập bài giảng lớp Cao học quản lí khoá 11, Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Phan Văn Kha(1999), Quản lí giáo dục ở Việt Nam. Viện Nghiên cứu và phát triển Giáo dục,Hà Nội 15. Nguyễn Kì, Bùi Trọng Tuân(1984), Một số vấn đề của lí luận quản lí giáo dục. Tủ sách Trường cán bộ quản lí giáo dục-Bộ Giáo dục. 16. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. Nxb Đại học sư phạm. 17. Trần Kiểm – Nguyễn Xuân Thức ( 2012), Giáo trình đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục. Nxb Đại học sư phạm, 18. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lí Nhà nước về giáo dục, lí luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Lê (1988), Đạo đức và lãnh đạo. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lí, lãnh đạo nhà trường thế kỉ 21. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (1983), Về đạo đức. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 22. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập- tập 5. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 23. Hồ Chí Minh (2004), Về giáo dục thanh niên. Nxb Thanh niên, Hà Nội. 24. Trần Thị Tuyết Oanh (2009), Giáo trình Giáo dục học. Nxb Đại học Sư phạm. 25. Hoàng Phê (2002), Tư ̀ điê ̉ n Tiếng Viê ̣ t, Nxb Đa ̀ Nă ̃ ng. 26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lí giáo dục. Trường Cán bộ quản lí giáo dục. 27. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật giáo dục đại học. Nxb Chính trị quốc gia. 28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục 2005 (sửa đổi 2009). Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 29. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Nxb Bách khoa Việt Nam 30. Từ điển triết học (1986), Nxb Sự thật Hà Nội. 31. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học. Nxb Đại học Sư phạm 32. Nguyễn Như Ý (Chủ Biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (2009),Từ Điển Tiếng Việt Thông Dụng, Nxb Giáo dục. . Quản lý giáo dục đạo đức sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội Dương Mai Nga Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học. cứu quản lí giáo dục đạo đức sinh viên. Làm rõ thực trạng quản lí giáo dục đạo đức sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nôi. Đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục đạo đức. đức sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nôi. Keywords .Quản lý giáo dục; Giáo dục đạo đức; Sinh viên; Giáo dục đại học Content. 1. Lí do chọn đề tài Cuộc cách mạng khoa học