1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án Giáo dục công dân 6 chuẩn KTKN 2014

125 3,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Tuần 1 Ngày soạn:16/08/2014 BÀI 1.TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức - Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt. - Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân. 2/ Kĩ năng - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác. - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Biết đề ra kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó. 3/ Thái độ Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. II. Phương tiện dạy học - SGK, SGV GDCD 6, tình huống, tranh ảnh có liên quan III. Hoạt động dạy học 1/ Ổn định lớp. (1p) Gv kiểm tra sỉ số lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập của HS (2p) 3/ Dạy bài mới. *Giới thiệu bài.(1p) Trong lời dạy của Bác có câu “ Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức cả nước mạnh khỏe”. Muốn xây dựng nước nhà hay làm việc gì đi chăng nữa thì cần phải có sức khỏe thì mới thành công được. Như vậy sức khỏe có cần thiết đối với mỗi người như thế nào? Mỗi người phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ra sao? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung *Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện đọc “Mùa hè kỳ diệu”(15p) + Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng trình bày suy nghĩ; kĩ năng lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe. -Cách tiến hành: Gv gọi Hs đọc truyện đọc và nêu câu hỏi: (?) Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? (?) Vì sao Minh có được điều kì Hs: Đọc truyện Hs: Trả lời 1. Tìm hiểu truyện đọc 1 diệu đó? (?)Tìm một số chi tiết thể hiện sự kiên trì luyện tập của Minh? Gv: Minh có kế hoạch rèn luyện thân thể. *Hoạt động 2. Tìm hiểu biện pháp giữ gìn sức khỏe (10p) + Kĩ năng: Rèn cho Hs biết đề ra kế hoạch chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó. -Cách tiến hành: (?) Để có sức khỏe tốt , chúng ta cần phải làm gì? Gv giáo dục Hs: - Ăn uống điều độ (Ăn sáng giúp trẻ suy nghĩ nhanh, tăng mức độ và thời gian tập trung vào giờ học, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; trẻ nên uống thêm sữa giúp mắt sáng, tăng trưởng chiều cao. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân - Bảo vệ mắt :Không nên ngồi quá gần xem tivi , không đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng, không chơi games trong thời gian dài. Hs:Trả lời - Gia đình tạo điều kiện - Sự hướng dẫn luyện tập của thầy Quân và huấn luyện viên bể bơi. - Sự kiên trì luyện tập của Minh. Hs:Trả lời - Từ nhà tới bể bơi xa nhưng Minh không bỏ một buổi tập nào . - Buổi tập đầu tiên nước vào cả mũi , tai, toàn thân ê ẩm, mỏi nhừ Minh không sợ cố luyện tập. Hs:Trả lời - Ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng - Ngủ đúng giờ giấc, không thức khuya - Tích cực phòng bệnh ( thường xuyên đi khám sức khỏe định kì). - Tập thể dục, chơi thể thao. Hs nghe 2. Nội dung bài học a) Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. 2 - Không hút thuốc lá (trong thuốc lá có trên 4000 chất độc trong đó có 43 chất gây ung thư)→gây hại phổi, ung thư phổi, tim mạch. - Không sử dụng các chất kích thích Gv giáo dục môi trường: Môi trường trong lành giúp ích cho sức khỏe con người. Chúng ta cần làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học, khu dân cư. Không vứt rác bừa bãi, thường xuyên quét dọn. Gv cho Hs ghi bài. *Hoạt động 3. Thảo luận nhóm (10p) - Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống, kĩ năng đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể. -Cách tiến hành: Gv nêu tình huống : Tan học về gặp phải trời mưa nhưng Lan không mặc áo mưa về nhà, người Lan ướt sẫm, tối đến Lan đã bị sốt và đã không đến trường được vào ngày hôm sau. (?) Em có nhận xét gì về việc làm của Lan? Nếu em là Lan, em sẽ làm thế nào? Vì sao? Gv chốt lại: Phải biết tự chăm sóc sức khỏe, có sức khỏe mới có thể học tập tốt. Gv mở rộng trong lao động: có sức khỏe→lao động→tạo ra của cải vật chất đáp ứng cuộc sống. (?) Sức khỏe có cần thiết cho mỗi người không? Vì sao? HS nghe Hs ghi bài Hs nghe Hs thảo luận nhóm 3p Hs trình bày, bổ sung ý kiến + Lan không biết tự chăm sóc sức khỏe. + Nếu là Lan: mặc áo mưa hoặc để trời tạnh mưa mới về. + Lan đã bị bệnh không đi học được → ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Hs nghe HS: Cần thiết. Vì có sức khỏe con Sức khỏe là vốn quý con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hằng ngày luyện tập thể dục, thể thao. b) Ý nghĩa của sức khỏe : 3 Gv kết luận (?) Nêu một số hoạt động của trường, địa phương em để cổ động phong trào chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể? Gv nhận xét, liên hệ thực tế. Cho HS quan sát tranh Bác Hồ chơi thể thqo cùng các đồng chí người mới lao động và học tập tốt. HS ghi Hs tự liên hệ thực tế + Tiêm vacxin cho trẻ + Đưa trẻ đi uống vitamin A + Các cụ già tập dưỡng sinh Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ. 4/ Củng cố. (5p) (?) Vì sao nói sức khỏe là vốn quý của con người? (?) Để có sức khỏe tốt chúng ta cần phải làm gì? GV hướng dẫn HS làm bài tập a (SGK) Hs làm bài tập. Gv chốt lại 5/ Dặn dò. (1p) -Học bài cũ. -Làm bài tập (Sgk). -Nghiên cứu trước bài 2 “Siêng năng, kiên trì” +Tìm hiểu truyện đọc +Trả lời câu hỏi gợi ý +Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì. 4 Tuần 2. Ngày soạn: 22/8/2014 BÀI 2. SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức.Giúp Hs: - Nêu được thế nào là siêng năng kiên trì. - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. 2/ Thái độ. Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biến, hay nản lòng. 3/ Kỹ năng. - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động… - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày II. Phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 6 - Tranh Nguyễn Ngọc Ký, tranh bác sĩ nông học Lương Định Của. III. Các hoạt động dạy học. 1/ Ổn định lớp. (1p) - Kiểm tra sỉ số lớp. - Ghi nhận Hs vắng nếu có. 2/ Kiểm tra bài cũ.(5p) (?) Sức khỏe có cần thiết với mỗi người không ? Vì sao? (?) Hãy kể một số việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân? Hs: Lần lượt trả lời. Gv: Nhận xét,ghi điểm. 3/ Dạy bài mới. *Giới thiệu bài.(1p) Gv nêu tình huống: Trang được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha đã hy sinh nơi chiến trường. Trang chỉ còn lại mẹ già sớm hôm ròng rã mua bán. Trang là đứa con rất ngoan, mọi công việc trong gia đình đều do một tay Trang quán xuyến. Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng Trang rất chịu khó học tập năm nào cũng đạt hs giỏi. (?) Tình hống trên nói lên được đức tính gì của Trang? Hs: Trả lời Gv dẫn dắt Hs vào bài Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung *Hoạt động1. Tìm hiểu truyện đọc “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” (12p) - Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng trình bày suy nghĩ. I.Truyện đọc:“Bác Hồ tự học ngoại ngữ” 5 - Cách tiến hành: Gv: - Gọi 1 hs đọc truyện. -Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi phần gợi ý a, b SGK (?) Qua truyện trên em thấy Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào? (?) Trong quá trình tự học, Bác đã gặp những khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào? * Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì (10p) (?) Thế nào là siêng năng, kiên trì? Gv kết luận Gv giới thiệu tranh Nguyễn Ngọc Ký, tranh bác sĩ nông học Lương Định Của. ? Em học tập ở họ điều gì? → “Sự thành công ở trên đời là do tay những người năng dậy sớm” (Đờ Lớt). * Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. (10p) - Kĩ năng: biết làm những việc thể hiện siêng năng, kiên trì - Cách tiến hành: (?) Hãy kể một số việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân? Gv: Bất cứ ở đâu, lúc nào chúng ta cũng cần thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. Hs: Đọc truyện. Hs:- Lúc làm phụ bếp trên tàu Đô Đốc La tút sơ Tơ rê vin. - Thời gian làm việc ở Luân Đôn. - Lúc tuổi đã cao. Hs: Trả lời: - Ít được học ở trường lớp. -Thời gian học rất ít - Vừa làm, vừa học, thức khuya để học Hs: Trả lời theo SGK Hs ghi bài HS xem tranh HS: có đức tính siêng năng , kiên trì, vượt khó để thành công, giúp ích cho đát nước. Hs tự liên hệ bản thân: - Dậy sớm học bài, tập thể dục - Cố gắng làm bài tập và soạn bài đầy đủ… II.Nội dung bài học. 1/Khái niệm. - Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ. 2/Ý nghĩa. 6 (?) Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào? GV kết luận - Giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, đưa em đi học - Tưới cây, làm cỏ HS trả lời theo SGK HS ghi bài Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việc, trong cuộc sống. 4. Củng cố: (5p) (?) Thế bào là siêng năng, kiên trì? Nêu một số việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân em? (?) Vì sao mỗi người cần phải có đức tính siêng năng, kiên trì? 5. .Dặn dò.(1p) - Học bài cũ. - Làm bài tập trong SGK - Sưu tầm tấm gương vượt khó trong học tập. - Sưu tầm ca dao tục ngữ thế hiện siêng năng, kiên trì. 7 Tuần 3. Ngày soạn: 28/8/2014 BÀI 2. SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiết 2) … % … I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức. Giúp Hs: - Nêu được thế nào là siêng năng kiên trì. - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. 2/ Thái độ. Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đòng tình với những biểu hiện của sự lười biến, hay nản lòng. 3/ Kỹ năng. - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động… - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày II. Phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 6 - Bảng phụ bài tập, ca dao, tục ngữ III. Các hoạt động dạy học. 1/ Ổn định lớp. (1p) - Kiểm tra sỉ số lớp. - Ghi nhận Hs vắng nếu có. 2/ Kiểm tra bài cũ.(5p) (?) Thế nào là siêng năng, kiên trì? (?) Nêu một số việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì? Hs: Lần lượt trả lời. Gv: Nhận xét,ghi điểm. 3/ Dạy bài mới. *Giới thiệu bài.(1p) Dân gian có câu: “Phải cần mẫn như con ong kéo mật, phải cần mẫn như con nhện chăng tơ”. Đó là biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung * Hoạt động 1: .Liên hệ bản thân (10p) - Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng tư duy, đánh giá những hành vi ,việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. - Cách tiến hành: (?) Bản thân em đã rèn luyện tính siêng năng, kiên trì như thế nào? Hs: Tự liên hệ bản thân. - Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. 8 (?) Nêu những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì GV giáo dục HS: Cần tránh những thói hư tật xấu như lười biếng, ỷ lại, trông chờ vào người khác, dễ thì làm khó thì bỏ. * Hoạt động 2: Giới thiệu tấm gương siêng năng, kiên trì (15p) - Kĩ năng: Biết học tập và làm theo tấm gương tốt - Cách tiến hành: Gv:Yêu cầu Hs giới thiệu một vài tấm gương siêng năng vượt khó trong học tập. Gv: Giới thiệu tấm gương học tốt ở trường. → Gv giáo dục Hs: “luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi”. * Hoạt động 3: Liên hệ ca dao, tục ngữ (7p) - Kĩ năng: HS biết ca dao, tục ngữ thể hiện siêng năng, kiên trì. - Cách tiến hành: (?) Nêu 1 số câu ca dao, tục ngữ… nói về đức tính siêng năng , kiên trì? Gv nêu: - Siêng làm thì có, siêng học thì hay. - Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu - Học bài, làm bài đầy đủ. - Tập trung nghe giảng bài, tích cực xây dựng bài… - Quyết tâm học tốt tất cả các môn học Hs: Lười biếng, dễ chán nản, bỏ dở nửa chừng, làm không đến nơi đến chốn. Hs giới thiệu những tấm gương trong thực tế hoặc nhân vật trong các mẫu truyện HS lắng nghe HS: - “Có công mài sắt, có ngày nên kim” - Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ - Có chí thì nên * Rèn luyện tính siêng năng, kiên trì: - Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. - Học bài, làm bài đầy đủ. - Tập trung nghe giảng bài, tích cực phát biểu xây dựng bài… - Quyết tâm học tốt tất cả các môn học. - Khắc phục khó khăn trong học tập. 9 - Đời người có một gang tay Ai hay ngủ ngày thì được nửa gang. - Năng nhặt chặt bị - Chịu khó mới có mà ăn - Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức ngừơi sỏi đá cũng thành cơm. Gv giáo dục Hs: “Người siêng năng thì mau tiến bộ Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh” - Cần cù bù thông minh. - Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ. HS nghe Tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” 4/ Củng cố: (5p) - GV nêu câu hỏi: (?) Siêng năng , kiên trì có ý nghĩa như thế nào? (?) Nêu những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì? - GV hướng dẫn HS làm bài tập a SGK HS làm, nhận xét GV chốt lại 5/ Dặn dò: (1p) - Học thuộc bài - Soạn bài 3: Tiết kiệm + Đọc truyện, trả lời câu hỏi gọi ý + Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ thể hiện tiết kiệm + Tìm những hành vi trái với tiết kiệm. Tuần 4 tiết 4 Ngày soạn: 1/9/2014 10 [...]... tranh trọc Gv giáo dục môi trường: những việc làm bảo vệ thiên nhiên, thể HS nghe hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên cần học tập và phát huy GV chốt lại: - Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao sự hiểu biết của người dân - Xử lí nghiêm khắc những hành vi phá hoại thiên nhiên 29 Gv: Giáo dục Hs không vứt rác bừa bãi, không hái hoa, bẻ cây trong nhà trường, nơi công cộng... Kĩ năng: phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ thiên nhiên và hành vi phá hoại thiên nhiên - Cách tiến hành: Gv chia nhóm (?)Nêu những hành vi phá hoại thiên nhiên? Gv -Phá rừng: xói mòn, lũ lụt - Săn bắt, mua bán động vật: hủy diệt đối với một số quần thể hoang dã - Đánh bắt cá sử dụng phương tiện hủy diệt: điện, chất nổ GV giáo dục môi trường: Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán, khắc phục... + Qua cầu, rút ván GV giáo dục Hs : « Cuộc đời thiếu lòng biết ơn thì cuộc đời vô nghĩa Những HS nghe người vong ơn bội nghĩa lấy oán báo ân là những kẻ đáng khinh khỉ » - Phê phán, đấu tranh với các hành vi vô ơn bạc nghĩa 4/Củng cố (5p) (?) Gọi HS làm bài tập a SGK (?) Thế nào là biết ơn? (?) Ý nghĩa của lòng biết ơn? 5/Dặn dò : (1p) - Về học bài - Làm bài tập còn lại trong Sách giáo khoa - Soạn... bày - Biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô vì có công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ - Biết ơn thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng vì có công bảo vệ Tổ quốc - Biết ơn Đảng và Bác Hồ đã đem lại độc lập tự do - Biết ơn những người đã GV giáo dục HS: Bác Hồ tìm đường giúp đỡ mình vì mang đến cứu nước, cứu dân đem lại đập lập, tự điều tốt lành do, hạnh phúc cho dân tộc ; Đảng CSVN - Hs 5 điều Bác Hồ dạy... nào luôn vi giáo viên chủ nhiệm và phụ phạm những quy định chung, để huynh của bạn ấy người khác thường xuyên nhắc Hs: Nêu thêm một số biểu nhở, giám sát → người vô kỉ luật hiện thiếu ý thức tổ chức kỉ Cá nhân thiếu tính kỉ luật sẽ là gánh luật của Hs hiện nay nặng của tập thể, làm ảnh hưởng đến công việc chung và không được mọi người coi trọng Gv giáo dục Hs: Tự giác chấp hành mọi sự phân công Nhắc... II.Phương tiện dạy học -Gv: Sgk, Sgv Gdcd 6, Giáo án, Thực hành gdcd 6, tranh -Hs:Vở ghi, Sgk III.Hoạt động dạy học 1/ Ổn định lớp (GV kiểm tra sỉ số (1p) 2/ Kiểm tra bài cũ (4p) Hs lần lượt nhắc lại kiến thức cũ 3/ Dạy bài mới *Giới thiệu bài (2p) Gv nêu tình huống: Một nhóm bạn đi chơi Một bạn đưa ý kiến hút thử thuốc lá, một bạn rủ uống thử bia, còn một bạn khác rủđánh bi da Muốn chứng tỏ là người biết... kiệm sách vở, quần áo - Tranh thủ thời gian học bài, làm bài, giúp gia đình… coi thời gian là vàng ngọc - Ít ăn quà bánh, để dành tiền vào heo đất, - Quý trọng tài sản của gia đình ,nhà trường và xã hội - Tham gia vào các hoạt động sản xuất - Tránh chi tiêu lãng phí tiền bạc GV giáo dục môi trường: tiết kiệm Hs nghe của cải vật chất và tài nguyên thiên nhiên là góp phần cải thiện môi trường như: tận... kỉ luật? 5/Dặn dò (1p) - Học bài cũ, nghiên cứu bài 6 “Biết ơn” - Đọc truyện, trả lời câu hỏi - Sưu tầm ca dao, tục ngữ về biết ơn - Những việc làm thục tế thể hiện lòng biết ơn Tuần 7, tiết 7 Ngày soạn: 23/09 /2014 21 BÀI 6 BIẾT ƠN I Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức - Nêu được thế nào là biết ơn - Ý nghĩa của lòng biết ơn 2/ Kỹ năng - Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô của bản thân... nước sạch Hs phân biệt ? Tiết kiệm khác với với xa hoa, lãng phí và hà tiện, keo kiệt Gv giáo dục hs HS nghe → Như vậy tiết kiệm không cần phải nhịn ăn, nhịn uống hay mặc 12 khổ Tiết kiệm khác với keo kiệt (keo kiệt , hà tiện là không dám sử dụng của cải, tiền bạc) Gv liên hệ: Bộ GDĐT đã có công văn gửi tới Sở GD của 64 tỉnh , thành phố về việc tăng cường sử dụng sgk cũ ( hình thức: tặng bạn, xây dựng... sách gì để phát huy truyền thống biết ơn ? - Tặng nhà tình nghĩa cho Gv giáo dục Hs tích cực tham gia hoạt thương binh động đền ơn đáp nghĩa - Giúp đỡ, thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng - Tổ chức cho Hs viếng nghĩa trang liệt sĩ ? Nêu các ngày kỉ niệm trong năm thể hiện biết ơn? HS nêu : Quốc tế phụ nữ 8/3 Nhà giáo Việt Nam 20/11 GV dán bảng phụ Ngày kỉ Chủ đề niệm 10/3 al Ngày giỗ tổ Hùng Vương 8/3 Ngày . hoạch đó. 3/ Thái độ Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. II. Phương tiện dạy học - SGK, SGV GDCD 6, tình huống, tranh ảnh có liên quan III. Hoạt động dạy học 1/ Ổn định lớp. (1p) Gv kiểm. trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày II. Phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 6 - Tranh Nguyễn Ngọc Ký, tranh bác sĩ nông học Lương Định Của. III. Các hoạt động dạy học. . trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày II. Phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 6 - Bảng phụ bài tập, ca dao, tục ngữ III. Các hoạt động dạy học. 1/ Ổn định lớp. (1p) - Kiểm

Ngày đăng: 11/01/2015, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w