Ổn định lớp (GV kiểm tra sỉ số (1p)

Một phần của tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 chuẩn KTKN 2014 (Trang 31)

2/ Kiểm tra bài cũ (4p)

Hs lần lượt nhắc lại kiến thức cũ 3/ Dạy bài mới.

*Giới thiệu bài. (2p)

Gv nêu tình huống: Một nhóm bạn đi chơi. Một bạn đưa ý kiến hút thử thuốc lá, một bạn rủ uống thử bia, còn một bạn khác rủđánh bi da. Muốn chứng tỏ là người biết sống hòa đồng nên An đã làm theo các bạn đó.

Gv nêu câu hỏi: Cách cư xử của An có phải là sống hòa đồng với bạn bè không? Hs nhận xét.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung

*Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc

“Bác Hồ với mọi người” (16p)

-Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng trình bày, suy nghĩ.

-Cách tiến hành:

Gv: + Gọi 1 hs đọc truyện + Nêu câu hỏi gợi ý:

(?) Trong truyện trên, những việc làm nào của Bác chứng tỏ Bác quan tâm đến mọi người?

Gv chốt lại vấn đề :Bác Hồ luôn quan tâm, sống gần gũi, hòa hợp với mọi người→ sống chan hòa .

Hs:Đọc truyện. Hs:

- Dù bận trăm nghìn việc Bác vẫn tranh thủ thời gian đi thăm hỏi đồng bào ở mọi nơi.

- Quan tâm tất cả mọi người từ cụ già tới em nhỏ. - Cùng ăn, cùng làm việc ,cùng vui chơi… với đồng chí trong cơ quan.

I. Tìm hiểu truyện đọc. “Bác Hồ với mọi người”

(?)Thế nào là sống chan hòa? Gv kết luận

Gv: Cho Hs xem tranh “Bác Hồ cho bé ăn cơm tại chiến khu Việt Bắc”.

GV: Bác Hồ rất yêu thương thiếu niên, nhi đồng. Bác là tấm gương sáng cần phải học tập, noi theo.

(?)Kể lại những việc làm thể hiện sống chan hòa của bản thân em?

Gv cho Hs xem tranh: “Thương người như thể thương thân”

Gv giáo dục Hs: Biết chăm sóc, giúp đỡ mọi người xung quanh.

*Hoạt động 2. “Thảo luận nhóm” (8p) - Mục tiêu: Hs hiểu sự cần thiết phải sống chan hòa. Đồng thời có kỹ năng giao

- Biết có cụ già đi bộ 30 cây số đến thăm Bác, Bác đã ra tiếp chuyện dù là giờ nghỉ trưa…..

Hs: Trả lời Hs ghi bài

HS xem tranh

Hs: Tự liên hệ bản thân. - Luôn gần gũi, quan tâm đến mọi người

- Chia sẻ khó khăn với bạn bè

- Tham gia mọi hoạt động, phong trào

- Quan tâm công việc của lớp

HS quan sát và nêu suy nghĩ

II. Nội dung bài học. 1/ Khái niệm.

Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sang tham gia vào các hoạt động chung có ích.

tiếp ứng xử phù hợp.

+ Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng hợp tác; kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khác.

- Cách tiến hành:

Gv nêu tình huống: Bạn An mới chuyển về trường mới để học. Bước vào lớp với đôi chân khập khiểng, Bình Và các bạn trong lớp tỏ vẻ xa lánh A.

(?) Em có nhận xét gì về sự việc trên? (?) Nếu là thành viên của lớp em sẽ làm như thế nào ? Vì sao?

Gv: Liệt kê ý kiến hs lên bảng. Gv: Nhận xét, chốt lại vấn đề.

(?) Nêu những biểu hiện trái với sống chan hòa?

(?) Vì sao mọi người cần phải sống chan hòa?

Gv kết luận

* Hoạt động 3: “Liên hệ bản thân” (8p) - Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng giao tiếp ứng xử chan hòa với mọi người.

- Cách tiến hành: Gv nêu vấn đề:

1/ Nếu phát hiện một bạn trong lớp xem tài liệu trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? 2/ Bạn Hà là tổ trưởng tổ 1, bạn được giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ theo dõi các thành viên tổ 2.Nhưng Hà không bao giờ nhắc nhở, ghi nhận một số bạn đã vi phạm vì sợ mất lòng bạn bè.

Có ý kiến cho rằng: Hà là người sống chan hòa.

(?)Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Gv chốt lại.

Sống chan hòa không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ, lắng nghe ý kiến không đúng, không dám phê phán với những việc làm sai trái.

Gv giáo dục hs.

Trong quan hệ tình bạn phải sống chân

Hs:- Tiến hành thảo luận nhóm (4 phút).

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Thái độ của Bình và các bạn trong lớp như vậy là không đúng đã có sự phân biệt đối xử.

+ Khuyên, giải thích cho Bình và các bạn hiểu HS: Sống tách biệt xa lánh, khép kín; sống thụ động, đánh mất bản sắc riêng của mình Hs: Trả lời. Hs đưa ra ý kiến (góp ý chân thành khi bạn mắc khuyết điểm, giúp bạn sử sai).

Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

thành , biết nhường nhịn nhau , sống trung thực thẳng thắn nghĩ tốt về nhau, tránh lợi dụng lòng tốt của nhau, ghen ghét nói xấu nhau.

4/ Củng cố (5p)

Hs làm bài tập a SGK

(?) Thế nào là sống chan hòa? (?) Ý nghĩa của sống chan hòa

5/ Dặn dò.(1p)

- Học bài cũ

- Nghiên cứu bài 9 “Lịch sự tế nhị” + Đọc tình huống, trả lời câu hỏi gọi ý + Làm bài tập

+ Sưu tầm ca dao, tục ngữ thể hiện lịch sự, tế nhị

Tuần 11

BÀI 9. LỊCH SỰ, TẾ NHỊ.

I.Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức.

- Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị

- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh. 2/ Kĩ năng.

- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự , tế nhị. - Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.

3/ Thái độ.

Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp. II.Phương tiện dạy học.

SGK, SGV GDCD 6, giáo án, ca dao, tục ngữ nói về lịch sự

III.Các hoạt động dạy học.

1/ Ổn định lớp. GV kiểm tra sỉ số (1p)

Một phần của tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 chuẩn KTKN 2014 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w