BÀI 15 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (tiết 2) #

Một phần của tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 chuẩn KTKN 2014 (Trang 92)

- Gv: +Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên gdcd6 + Số liệu các vụ tai nạn giao thông.

BÀI 15 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (tiết 2) #

….. # …..

I. Mục tiêu bài học. 1/Kiến thức.

Giúp Hs hiểu ý nghĩa của việc học tập.

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng.

- Nêu được trách nhệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

2/Kĩ năng.

Phân biệt được hành vi đúng với hnàh vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ thực hiện. 3/ Thái độ.

Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác. II.Phương tiện dạy học.

-Gv: SGK, SGV, Giáo án, Tấm gương học tập tốt. - Hs: Vở ghi, SGK.

III.Hoạt động dạy- học. 1/ Ổn định lớp. (1 phút) Gv: Kiểm tra sỉ số lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ.( 5 phút)

(?) Nêu một số quy định đối với người đi bộ? Người điều khiển xe đạp?

(?) Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt? Hs phải làm gì để góp phần đảm bảo an toàn giao thông?

Hs: Lần lượt trả lời. Gv: Nhận xét, ghi điểm. 3/ Dạy bài mới.(2 phút)

*Giới thiệu bài.

Hs: Quan sát ảnh “Tổng bí thư Nông Đức Mạnh…”→ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến vấn đề học tập của công dân.Vì đó là quyền và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi người công dân VN. Vậy để hiểu rõ hơn, việc học tập có ý nghĩa ra sao? Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào đối với học tập?

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung

*Hoạt động 1. “ Xử lí tình huống”.

- Mục tiêu: Giúp hs thấy được trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

+ Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng phê phán, đánh giá hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập.

- Cách tiến hành:

3/ Trách nhiệm của Nhà nước

Gv nêu tình huống.

*Tình huống 1. Trong lớp Tuấn thường tỏ vẻ xa lánh, không chơi với Tú. Tuấn cho rằng Tú quá nghèo, còn bị khuyết tật đáng lẽ Tú không được đi học mới đúng.

(?) Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Tuấn? Những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có quyền và nghĩa vụ học tập không ? Theo em, những trẻ em đó có thể học tập ở đâu?

Gv: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập (Điều 9- Luật giáo dục)

Gv: Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình Điều 59 Hiến pháp 1992 “…Nhà nước và xã hội sẽ tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học văn hóa và học nghề phù hợp”.

Gv:Nhà nước cũng có chính sách học phí (miễn giảm học phí đối tượng hộ nghèo,…), học bổng khuyến (Hs nghèo hiếu học) ,học bổng khuyến khích học tập (sinh viên có kết quả học tập từ loại khá trở lên), trợ

Hs: Đọc tình huống Thảo luận 5’.

Chia nhóm, đại điện các nhóm trình bày.

cấp xã hội: (mồ côi, hoàn cảnh khó khăn → công bằng xã hội trong giáo dục.

Gv:Liên hệ thực tế việc hỗ trợ chi phí học tập Hs vùng 135…)

* Tình huống 2. Nhà Nam rất

nghèo, không đủ điều kiện để học tập nhưng bố mẹ vẫn cố gắng không để Nam thất học. Vậy mà vào lớp Nam lại lười học,thậm chí có lúc Nam đã tự ý bỏ học. Nam cho rằng nhà mình nghèo có cố gắng học cho tốt cũng không có ích lợi gì? Nam đến trường cũng chỉ vì bố mẹ bắt buộc. (?) Em có đồng ý với cách suy nghĩ và việc làm của Nam không? Nếu em là Nam em sẽ làm gì trong trường hợp đó?

Gv: Giới thiệu điều 22 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “ Trẻ em không được tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang”.

Gv: Giáo dục hs.

Gv: Giới thiệu một vài tấm gương hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn đạt thành tích cao trong học tập.

Hs: Giải quyết tình huống Hs: Không đồng ý với cách nghĩ và việc làm của Nam.Nam chưa thực hiện tốt nghĩa vụ học tập của mình.

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: giúp đỡ trẻ em hoàn cảnh khó khăn, mở rộng hệ thống trường lớp, miễn học phí cho Hs tiểu học…

- Công dân phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

4/ Củng cố. ( 5 phút)

Hs làm bài tập trong sách giáo khoa.

(?) Việc học tập có ý nghĩa như thế nào đối với mọi người?

(?) Pháp luật có những quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? (?) Trách nhiệm của Nhà nước?

5/ Dặn dò.(2 phút)

+ Học bài 12,13,14,15 kiểm tra 1 tiết. Tuần 29

Ngày soạn: 9/3/2014

Một phần của tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 chuẩn KTKN 2014 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w