ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng chuyển hóa (Metabolic syndrome) là một tập hợp những yếu tố nguy cơ quan trọng mà mẫu số chung là sự bất thường đề kháng Insulin, tăng Insulin máu trung ương (Betteridge), bao gồm: Tăng huyết áp, thừa cân, HDL cholesteron thấp, Triglycerid máu tăng, tăng đường huyết và đề kháng Insulin. Các yếu tố nguy cơ này nếu kết hợp với nhau sẽ làm tăng bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 ngay cả khi chúng chỉ mới hơi bất thường. Mặt khác LDL cao và tăng cholesteron toàn phần không phải là thành phần của HCCH và do đó HCCH có thể coi là dạng nguy cơ “không LDL”[23]. Thừa cân - béo phì đang được tổ chức Y tế thế giới xem xét dưới góc độ là một “nạn dịch toàn cầu” (global epidemic) và người ta cho rằng béo phì xếp đầu tiên của một nhóm được gọi là “các căn bệnh của nền văn minh” (Diseases of civilization) [14], [18]… Việt Nam là nước đang phát triển vì vậy chúng ta đang ở trong xu hướng chung của các nước đang phát triển đó là suy dinh dưỡng cùng tồn tại song hành với béo phì. Nó cũng nói lên rằng chúng ta phải đồng thời can thiệp cùng lúc cho hai mặt của một vấn đề dinh dưỡng như trong chiến lược của mỗi quốc gia về dinh dưỡng đề ra [8], [10], [11]. Tích tụ mỡ nội tạng liên quan đến không chỉ cho sự phát triển của nguy cơ tim mạch, mà còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển của bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu, Matsuzawa Y,(2012) đã chứng minh rằng béo phì nội tạng xác định bằng chụp CT có liên quan đến bệnh động mạch vành ngay cả ở những người béo phì nhẹ). Tích tụ mỡ nội tạng cũng liên quan đến sự phát triển của rối loạn chức năng tim và hội chứng ngưng thở khi ngủ). Từ bằng chứng này, tác giả có thể kết luận rằng sự tích lũy chất béo nội tạng là một nguy cơ chính của bệnh tim mạch cũng như các bệnh chuyển hóa [74]. Trong hội chứng mỡ nội tạng, cụ thể là hội chứng chuyển hóa theo nghĩa hẹp, đó là tự nhiên mà thay đổi lối sống để giảm mỡ nội tạng là thước đo chính để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường cũng như yếu tố nguy cơ của nó Về phương diện lâm sàng gần đây người ta chú ý tỷ lệ mỡ cơ thể (TLMCT) và chỉ số mức mỡ nội tạng (MMNT) và được xem là một trong những chỉ số nhân trắc tương đương với BMI và VB trong đánh giá nguy cơ tim mạch. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa” với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ và phân loại chỉ số mỡ trên những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa. 2. Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng với các thành tố của hội chứng chuyển hóa.
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
LÊ THỊ NGỌC LAN
NGHI£N CøU Tû LÖ Mì C¥ THÓ Vµ MøC Mì NéI T¹NG
ë BÖNH NH¢N Cã HéI CHøNG CHUYÓN HãA
LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
HUẾ - 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
LÊ THỊ NGỌC LAN
NGHI£N CøU Tû LÖ Mì C¥ THÓ Vµ MøC Mì NéI T¹NG
ë BÖNH NH¢N Cã HéI CHøNG CHUYÓN HãA
LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: NỘI KHOA
Mã số: CK 62 72 20 40
Người hướng dẫn khoa học GS.TS NGUYỄN HẢI THỦY
HUẾ - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả luận án
Lê Thị Ngọc Lan
Trang 4- BDNGTD : Bề dày nếp gấp dưới cơ tam đầu
- BDNGXBV : Bề dày nếp gấp dưới xương bả vai
- BFP : Body Fat Percentage ( MMCT) Mức mỡ cơ thể
- BMI : Body Mass Index : Chỉ số khối cơ thể
- BP : Béo phì
- BW : Body Weight : Trọng lượng cơ thể
- CN/CC : Cân nặng/chiều cao
- FAO : Food Agriculture Oganization
- GDP : Mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người
- HA : Huyết áp
- HATTh : Huyết áp tâm thu
- HATTr : Huyết áp tâm trương
- NCHS : National Center For Health Statistics :
Trung tâm Thống kê Sức khoẻ quốc gia
- NCEP : National Cholesterol Education Program : Chương trình giáo dục Cholesterol quốc gia
- PAL-1 : Plasminogen Activator Inhibitor-1: Ức chế hoạt tính plasminogen
- OR : Odd Ratio (Tỷ suất chênh)
- SD : Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
- SDD : Suy dinh dưỡng
- VFL : Viceral Fat Level : Mức mỡ nội tạng (MMNT)
- WHO: World Health Organization (
Trang 5trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 3
1.2 TÌNH HÌNH THỪA CÂN BÉO PHÌ 12
1.3 NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BÉO PHÌ 20
1.4.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO MỠ CƠ THỂ 23
1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ MỠ CƠ THỂ VÀ MỨC MỠ NỘI TẠNG VỚI HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 25
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 ĐẶC ĐIỂM THÀNH TỐ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 35
3.2 ĐẶC ĐIỂM THÀNH TỐ NGOÀI HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 38
3.3 KẾT QUẢ CHỈ SỐ MỠ 42
3.4 MỐI LIÊN QUAN CHỈ SỐ MỠ VỚI CÁC THÀNH TỐ CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 48
3.5 TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ LƯỢNG MỠ VÀ CÁC CHỈ SỐ LÂM SÀNG VÀ CẬN LS 52
Chương 4 BÀN LUẬN 64
4.1 KẾT QUẢ CHỈ SỐ MỠ CỦA ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU 65
4.2 MỐI LIÊN QUAN CHỈ SỐ MỠ VỚI CÁC THÀNH TỐ CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 73
4.3 MỐI LIÊN QUAN CHỈ SỐ MỠ VỚI CÁC THÀNH TỐ NGOÀI HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 82 KẾT LUẬN 89
KIẾN NGHỊ 90
Trang 6Bảng 1.1 Phân độ tăng Huyết áp theo JNC VII 9
Bảng 1.2 Phân độ tăng Huyết áp theo Hội tăng Huyết áp Việt Nam 2007 (như phân loại THA theo Tổ chức Y tế thế giới và Hội THA thế giới WHO/ ISH 2003) 10
Bảng 1.3 Phân biệt giữa béo phì nguyên phát và béo phì thứ phát nội sinh 18
Bảng 2.1 Chẩn đoán béo phì dựa vào BMI 29
Bảng 2.2 Đánh giá rối loạn lipid máu theo hướng dẫn của ATP III-/2001 30
Bảng 2.3 Tỉ lệ BFP theo Lohman (1986) và Nagamine (1972) 33
Bảng 2.4 Gía trị mức mỡ nội tạng theo Hội béo phì Nhật (JOA) 33
Bảng 2.5 Chỉ số khối cơ thể theo JOA (1999) 34
Bảng 3.1.Tỷ lệ VB theo giới 35
Bảng 3.2 Phân bố theo triglyceride,giới 35
Bảng 3.3 Phân bố HDL-C theo giới 36
Bảng 3.4 Phân bố theo THA vàgiới 36
Bảng 3.5 Phân bố theo glucose và giới 37
Bảng 3.6 Tỷ lệ phân nhóm HCCH 37
Bảng 3.7.Trung bình các chỉ số theo HCCH 37
Bảng 3.8.Tỷ lệ nhóm tuổi theo giới 38
Bảng 3.9 Phân bố theo TC và giới 39
Bảng 3.10 Phân bố theo LDL.C và giới 39
Bảng 3.11 Phân bố theo Non HDL- C 40
Bảng 3.12 Phân bố theo TC/ HDL.c và giới 40
Bảng 3.13 Phân bố theo LDL-C/ HDL-C 41
Bảng 3.14 Trị số trung bình các thành tố ngoài HCCH 41
Bảng 3.15 Phân bốtỷ lệ mỡ cơ thể theo tuổi ở nam giới (n=78) 42
Bảng 3.16 Phân bố TLMCT theo tuổi ở nữ giới (n=108) 42
Bảng 3.17.Phân bố MMNT theo tuổi của nam giới (n=78) 43
Trang 7Bảng 3.19 BMR trung bình và giới 44
Bảng 3.20 BMR trung bình và tuổi 44
Bảng 3.21 MDD trung bình theo giới 44
Bảng 3.22 MDD trung bình và tuổi 45
Bảng 3.23 Tỷ lệ phân nhóm HCCH và MCT 45
Bảng 3.24 Tỷ lệ phân nhóm HCCH và MMNT 46
Bảng 3.25 Bảng phân nhóm HCCH và BMR 47
Bảng 3.26 Bảng phân nhóm HCCH và MDD 47
Bảng 3.27.Liên quan giữa MCT với thành tố HCCH 48
Bảng 3.28.Liên quan giữa mỡ cơ thể với các yếu tố ngoài HCCH 49
Bảng 3.29 Liên quan mỡ nội tạng (MMNT) với các thành tố của HCCH 50
Bảng 3.30 Tỷ lệ MMNT với các yếu tố ngoài HCCH 51
Bảng 3 31 Tương quan giữa chỉ BFP và các chỉ số lâm sàng và cận ls 52
Bảng 3.32 Tương quan giữa chỉ VFL và các chỉ số lâm sàng và cận ls 55
Bảng 3.33 Tương quan giữa chuyển hóa cơ thể (BMR) và các chỉ số lâm sàng và cận LS 58
Bảng 3.34 Tương quan giữa chỉ MDD và các chỉ số lâm sàng và cận ls 61
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Hội chứng X (Hội chứng đề kháng Insulin) 6
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo tuổi và giới 38
Biểu đồ 3.2 Bảng phân nhóm HCCH và MCT 45
Biểu đồ 3.3 Bảng phân nhóm HCCH và MMNT 46
Biểu đồ 3.4 Bảng phân nhóm HCCH và BMR 47
Biểu đồ 3.5 Liên quan giữa MCT với thành tố HCCH 48
Biểu đồ 3.6 Liên quan giữa mỡ cơ thể với các yếu tố ngoài HCCH 49
Biểu đồ 3.7 Liên quan mỡ nội tạng (MMNT) với các thành tố của HCCH 50
Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ MMNT với các yếu tố ngoài HCCH 51
Biểu đồ 3.9 Tương quan giữa BFP và VFL nam (n=78) 53
Biểu đồ 3.10 Tương quan giữa BFP và VB nam (n=78) 53
Biểu đồ 3.11 Tương quan giữa BFP và MDD nữ (n=108) 54
Biểu đồ 3.12 Tương quan giữa BFP và BMI nữ (n=108) 54
Biểu đồ 3.13 Tương quan giữa VFL và BMI nam (n=78) 56
Biểu đồ 3.14 Tương quan giữa VFL và VB nam (n=78) 56
Biểu đồ 3.15 Tương quan giữa VFL và BMI nữ (n=108) 57
Biểu đồ 3.16 Tương quan giữa VFL và VB nữ (n=108) 57
Biểu đồ 3.17 Tương quan giữa BMR và BMI nam (n=78) 59
Biểu đồ 3.18 Tương quan giữa BMR và LDL-C nam (n=78) 59
Biểu đồ 3.19 Tương quan giữa BMR và BMI nữ (n=108) 60
Biểu đồ 3.20 Tương quan giữa BMR và VB nữ (n=108) 60
Biểu đồ 3.21 Tương quan giữa MDD và BMI nam (n=78) 62
Biểu đồ 3.22 Tương quan giữa MDD và BMI nam (n=78) 62
Biểu đồ 3.23 Tương quan giữa MDD và BMInữ (n=108) 63
Biểu đồ 3.24 Tương quan giữa MDD và VB nữ (n=108) 63
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hóa (Metabolic syndrome) là một tập hợp những yếu tố nguy cơ quan trọng mà mẫu số chung là sự bất thường đề kháng Insulin, tăng Insulin máu trung ương (Betteridge), bao gồm: Tăng huyết áp, thừa cân, HDL cholesteron thấp, Triglycerid máu tăng, tăng đường huyết và đề kháng Insulin Các yếu tố nguy cơ này nếu kết hợp với nhau sẽ làm tăng bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 ngay cả khi chúng chỉ mới hơi bất thường Mặt khác LDL cao
và tăng cholesteron toàn phần không phải là thành phần của HCCH và do đó HCCH có thể coi là dạng nguy cơ “không LDL”[23]
Thừa cân - béo phì đang được tổ chức Y tế thế giới xem xét dưới góc độ là một “nạn dịch toàn cầu” (global epidemic) và người ta cho rằng béo phì xếp đầu tiên của một nhóm được gọi là “các căn bệnh của nền văn minh” (Diseases of civilization) [14], [18]…
Việt Nam là nước đang phát triển vì vậy chúng ta đang ở trong xu hướng chung của các nước đang phát triển đó là suy dinh dưỡng cùng tồn tại song hành với béo phì Nó cũng nói lên rằng chúng ta phải đồng thời can thiệp cùng lúc cho hai mặt của một vấn đề dinh dưỡng như trong chiến lược của mỗi quốc gia về dinh dưỡng đề ra [8], [10], [11]
Tích tụ mỡ nội tạng liên quan đến không chỉ cho sự phát triển của nguy cơ tim mạch, mà còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển của bệnh tim mạch Một
số nghiên cứu, Matsuzawa Y,(2012) đã chứng minh rằng béo phì nội tạng xác định bằng chụp CT có liên quan đến bệnh động mạch vành ngay cả ở những người béo phì nhẹ) Tích tụ mỡ nội tạng cũng liên quan đến sự phát triển của rối loạn chức năng tim và hội chứng ngưng thở khi ngủ) Từ bằng chứng này, tác giả có thể kết luận rằng sự tích lũy chất béo nội tạng là một nguy cơ chính của bệnh tim mạch cũng như các bệnh chuyển hóa [74]
Trang 10Trong hội chứng mỡ nội tạng, cụ thể là hội chứng chuyển hóa theo nghĩa hẹp, đó là tự nhiên mà thay đổi lối sống để giảm mỡ nội tạng là thước đo chính
để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường cũng như yếu tố nguy cơ của nó
Về phương diện lâm sàng gần đây người ta chú ý tỷ lệ mỡ cơ thể (TLMCT)
và chỉ số mức mỡ nội tạng (MMNT) và được xem là một trong những chỉ số nhân trắc tương đương với BMI và VB trong đánh giá nguy cơ tim mạch
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ
mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa” với
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Hội chứng chuyển hóa (Hội chứng X, Hội chứng đề kháng insulin) là tên gọi của một nhóm bất thường về chuyển hóa mà chúng được biết là làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và đái tháo đường
1.1.1.Dịch tễ học của Hội chứng chuyển hóa
Tần suất mắc bệnh HCCH ở các nơi trên thế giới khác nhau, một phần là do
sự khác nhau của các quần thể nghiên cứu về mặt tuổi tác, chủng tộc và tiêu chuẩn chọn bệnh Nói chung, tần suất mắc bệnh tăng theo tuổi Tần suất mắc bệnh cao nhất thế giới đã được ghi nhận là ở người Mỹ bản xứ với gần 60% phụ
nữ độ tuổi 45-49 và 45% nam giới độ tuổi 45-49 mắc HCCH theo tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP- ATP III Ở Mỹ, HCCH ít gặp ở đàn ông Mỹ gốc châu Phi
và hay gặp ở phụ nữ Mỹ gốc Mê-hi-cô Theo số liệu của cơ quan Điều tra Giám sát Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia (NHANES) 1999-2000, tần suất mắc bệnh HCCH ở người Mỹ trưởng thành vốn không mắc bệnh tiểu đường và đã hiệu chỉnh yếu tố tuổi là 28% ở nam và 30% ở nữ Ở Pháp, một nghiên cứu thuần tập cho thấy chỉ có dưới 10%, chung cho cả 2 giới, ở nhóm tuổi 30-60 mắc HCCH; với nhóm tuổi 60-64, tỷ lệ này lả 17,5% Công nghiệp hóa ngày càng phát triển khắp nơi trên thế giới kéo theo sự gia tăng tỷ lệ béo phì, đây là yếu tố phát sinh
sự gia tăng một cách đột ngột tần suất mắc HCCH, đặc biệt là ở những người lớn tuổi Hơn thế nữa, tần suất và độ trầm trọng của béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng đang bắt đầu gây ra HCCH ở lứa tuổi trẻ hơn [32]
Trang 121.1.2.Các yếu tố nguy cơ của Hội chứng chuyển hóa
1.1.2.1 Thừa cân/ Béo phì
Mặc dù HCCH được mô tả từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhưng tầm quan trọng hàng đầu về sự gia tăng dịch tể học của thừa cân/béo phì chỉ mới được nhấn mạnh trong giai đoạn gần đây Sự tích tụ mỡ kiểu trung tâm là đặc điểm lâm sàng chính của hội chứng, bởi vì thực tế là vòng bụng và sự tích tụ mỡ có quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy nhiên, dẫu rằng béo phì là rất quan trọng, vẫn có những BN cân nặng bình thường nhưng lại đề kháng với insulin và mắc HCCH [32]
1.1.2.2 Lối sống tĩnh tại:
Sự không hoạt động thể lực là yếu tố chỉ điểm của bệnh mạch vành và tỷ lệ
tử vong có liên quan Nhiều thành tố của HCCH có liên quan đến lối sống tĩnh tại: bao gồm mô mỡ tăng (chủ yếu là kiểu trung tâm), HDL-C giảm, tăng triglycerid, tăng HA và tăng đường máu ở một số cơ địa So với những người chỉ xem tivi/video hoặc sử dụng máy vi tính < 1 giờ/ngày, những người có thói quen
sử dụng những phương tiện này > 4 giờ/ngày sẽ có nguy cơ mắc HCCH tăng gấp đôi
1.1.2.3 Tuổi
Hội chứng chuyển hóa gặp ở > 44% dân số Mỹ trên 50 tuổi Tỷ lệ phụ nữ trên 50 tuổi mắc HCCH cao hơn nam giới Tần suất mắc bệnh gia tăng theo tuổi
là đặc điểm chung trên toàn thế giới [32]
1.1.2.4 Đái tháo đường
Người ta ước tính rằng có khoảng 75% người mắc bệnh ĐTĐ type 2 hoặc bất dung nạp Glucose mắc HCCH Sự hiện diện HCCH ở những BN này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn là nhóm không kèm HCCH [32]
1.1.2.5 Bệnh mạch vành
Tần suất mắc HCCH ở người mắc bệnh mạch vành khoảng 50% Ở những người mắc bệnh mạch vành sớm (< 45 tuổi), đặc biệt là phụ nữ, tần suất mắc
Trang 13HCCH khoảng 37% Bằng các biện pháp tái thích nghi tim mạch phù hợp và thay đổi lối sống (chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, giảm cân, và trong một số trường hợp dùng thuốc) có thể làm giảm tần suất mắc HCCH [32]
1.1.2.6 Loạn dưỡng lipid
Nhìn chung, các loạn dưỡng mỡ đều có liên quan đến HCCH Cả hai thể di truyền (chẳng hạn như Hội chứng loạn dưỡng mỡ bẩm sinh Berardinelli-Seip, hội chứng loạn dưỡng mỡ một phần gia đình Dunnigan) hay mắc phải (như loạn dưỡng mỡ ở BN nhiễm HIV điều trị bằng liệu pháp kháng virus hoạt tính cao) đều tạo nên loạn dưỡng mỡ gây ra sự đề kháng insulin và nhiều thành tố khác
của HCCH [32]
1.1.3.Cơ chế bệnh sinh của Hội chứng chuyển hóa
Giả thuyết về cơ chế sinh bệnh học của Hội chứng chuyển hóa:
1.1.3.1 Cơ chế bệnh sinh chung
Đề kháng insulin là đặc điểm trung tâm của HCCH Từ trước tới nay, gan,
cơ xương và mô mỡ được xem là các mô đích, nơi insulin có tác dụng chính, Nhưng gần đây, hệ mạch máu, đặc biệt là lớp tế bào nội mô, cũng được xem là một cơ quan đáp ứng quan trọng với tế bào nội mô Trong HCCH, đề kháng insulin liên kết chủ yếu với một phức hợp các rối loạn liên quan đến chuyển hóa lipid và glucose, tăng HA và viêm lớp tế bào nội mô mạch máu
Vai trò của các cytokine như yếu tố hoại tử u (TNF-), IL6 và IL-1, ngoài tác dụng gây độc còn làm tăng mức độ viêm nhiễm của lớp tế bào nội mạc
Với hệ mạch máu, có hiện tượng tăng tính phản ứng tế bào Có sự hoạt hóa
tế bào nội mô, tiểu cầu và monocyte Các tế bào này thường ở trong tình trạng phản ứng quá mức tạo điều kiện tăng đông và tiền viêm
Adiponectin một phân tử được mô tả gần đây, được xem là có thể có vai trò quan trọng của HCCH Nó do các tế bào mỡ tiết ra, có ái lực cao với thụ thể adiponectin biểu lộ ở 2 mô khác nhạy cảm với insulin là cơ xương và gan Nồng
Trang 14độ adiponectin giảm đi trong đề kháng insulin- thường ở các đối tượng thừa cân, béo phì, hoặc loạn dưỡng mỡ Adiponectin không chỉ tác động có lợi trực tiếp lên sự nhạy cảm insulin, chuyển hóa lipid và glucose mà còn cải thiện tình trạng mạch máu bằng cách làm tăng sự phosphoryl hóa và hoạt hóa sự truyền tin AMPK/malonyl-CoA Nó còn có vai trò giảm viêm thông qua giảm hoạt tính của yếu tố nhân NF-kB Với các tế bào nội mạc, adiponectin hoạt động ức chế những thay đổi viêm bằng chẹn sự phosphoryl hóa và hoạt hóa NF-kB
Đề kháng insulin cũng có thể trực tiếp dẫn đến tổn thương chức năng nội
mô Tăng insulin máu có thể làm tăng sự biểu lộ của phân tử kết dính ICAM-1 làm tăng sự gắn đại thực bào vào nội mạc [4]
Yếu tố ức chế hoạt hóa Plasminogen - 1 (PA 1 - 1)
Tăng huyết áp Triglycerid
Thành lập Bệnh lý mạch Mảng xơ vữa máu lớn
Mập phì
Vòng bụng Rối loạn dung nạp HDL - Cholesterol
(kiểu nam) Glucose
Trang 15Là cả một quá trình từ rối loạn các tế bào nội mạc thành mạch tạo ra các tế bào viêm, phối hợp với các yếu tố khác để tạo mảng xơ vữa Quá trình này từ lúc bắt đầu (tích tụ các lipoprotein trên bề mặt tế bào nội mô) cho đến khi kết thúc (tạo ra mảng xơ vữa) đều có sự tham dự của kháng insulin và/hoặc các yếu tố khác trong thành phần của HCCH [4]
1.1.3.3 Hủy hoại tế bào nội mạc mạch máu:
Tế bào nội mạc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì chức năng mạch máu, chúng vừa bài tiết các chất gây co mạch (như Endothelin-1, Angiotensin II) lại vừa bài tiết các chất gây giãn mạch (như Prostacyclin và nitric oxide) để điều hòa trương lực thành mạch và dòng chảy của máu Ngoài ra, nó còn có vai trò điều hòa phân hủy fibrin thông qua quá trình hoạt hóa và ức chế hoạt hóa plasminogen mô Ở những người có kháng insulin, sẽ có tăng tiết các chất ức chế hoạt hóa plasminogen PAI-1 làm khởi phát quá trình tạo các mảng
xơ vữa [4]
1.1.3.4 Béo phì, tăng triglycerid và sự thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch:
Ở người béo phì, ảnh hưởng của insulin lên quá trình phân hủy lipid bị giảm sút, làm tăng lượng acid béo tự do trong tuần hoàn Nồng độ triglycerid liên quan với nồng độ Endothelin-1; tăng TG kết hợp với sự hình thành các mẩu LDL-C nhỏ, nặng có vai trò đặc biệt trong tạo ra các mảng xơ vữa
Các receptor của LDL-C thường gắn trên bề mặt tiểu cầu, khi hoạt động chúng sẽ làm tăng nồng độ calci nội bào, làm tăng tốc độ lắng và gắn của tiểu cầu vào tế bào nội mô, tăng khả năng hình thành cục máu đông [4]
1.1.4.Các tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa:
1.1.4.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation) - IDF 2005:
- Béo phì dạng nam: vòng bụng nam ≥ 90 cm; nữ ≥ 80 cm Sự gia tăng vòng bụng là tiêu chuẩn chính cộng với ≥ 2 tiêu chuẩn sau:
- TG ≥ 150 mg/dL (1,7 mmol/L) hay đang điều trị tăng TG
Trang 16- HDL-C< 40 mg/dL ở nam và < 50 mg/dL ở nữ hay đang điều trị
- Tăng HA ≥ 130/85 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ HA
- Glucose máu ≥ 100 mg/dL hoặc ĐTĐ type 2 được chẩn đoán trước đó
1.1.4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán của Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia- Báo cáo lần III về điều trị cho người trưởng thành (National Cholesterol Education Program’s Adult Treatment Panel III)- NCEP- ATP III 2001: [31]
và [34] Người được chẩn đoán có HCCH khi có ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:
- Béo phì dạng nam: vòng bụng nam ≥ 102 cm; nữ ≥ 88 cm
- TG ≥ 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
- HDL-C< 40 mg/dL (1,03 mmol/L) ở nam và < 50 mg/dL(1,29 mmol/L)
ở nữ
- HA tâm thu ≥ 130 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 85 mmHg
- Glucose máu tĩnh mạch lúc đói ≥ 110 mg/dL (6,1 mmol/L)
- Đối với người châu Á, béo phì dạng nam được sử dụng theo tiêu chuẩn của ATP III- áp dụng cho người châu Á: VB nam ≥ 90 cm; nữ ≥ 80 cm
1.1.4.3 Tiêu chuẩn của WHO 1998: [43]
Một BN rối loạn đường huyết đói hoặc mất dung nạp Glucose hoặc ĐTĐ type 2 hoặc kháng insulin cộng với ít nhất 2 trong số 4 triệu chứng dưới đây được xem là có HCCH:
- Tăng HA: đang được điều trị tăng HA hoặc đo HA ≥ 140/90 mmHg
- Rối loạn lipid máu được xác định khi nồng độ TG huyết tương ≥ 1,7 mmol/L và/ hoặc giảm HDL-C (< 0,9 mmol/L ở nam, < 1 mmol/L ở nữ)
- BMI tăng ≥ 30 kg/ m2 hoặc tỷ lệ VB/VM (> 0,9 ở nam, > 0,85 ở nữ)
- Microalbumin niệu: AER (Albumin Excretion Rate) ≥ 20 μg/phút
1.1.4.4 Tiêu chuẩn của các nhà Nội tiết học lâm sàng Mỹ (American
Association of Clinical Endocrinologists - AACE):
- Thừa cân/ béo phì (BMI >25)
- Tăng Triglycerid >1,7 mmol/l (>150 mg/dl)
Trang 17- HDL-C thấp, nam <1,04 mmol/l (40 mg/dl) và nữ < 1,02 mmol/l (<50 mg/dl)
- Tăng HA: ≥ 130/85 mmHg
- Nồng độ Glucose máu lúc đói từ 6,1 đến 7,0 mmol/l
- Các yếu tố nguy cơ khác cũng được tham khảo như tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ týp 2; có tăng HA; có mắc bệnh tim mạch; có hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc lối sống tĩnh tại, tuổi cao, hoặc ở trong nhóm người có yếu
tố nguy cơ cao giống như người mắc bệnh ĐTĐ [34]
1.1.5.Các thành tố trong Hội chứng chuyển hóa:
ATP III xác định có 6 thành tố trong HCCH có liên quan đến bệnh tim mạch là:
1.1.5.1 Tăng huyết áp:
Tăng HA kết hợp chặt chẽ với béo phì và thường gặp ở những người có đề kháng insulin Chính vì vậy mà Tăng HA thường được liệt kê vào danh sách những yếu tố nguy cơ của HCCH Mặc dù có nhiều yếu tố khác góp phần gây tăng HA như sự tăng độ cứng của thành mạch theo tuổi tác, nhưng đa số các tác
giả đều đồng ý xem tăng HA là một thành tố của HCCH [ 34 ]
Một số tiêu chuẩn phân độ tăng huyết áp:
Bảng 1.1 Phân độ tăng Huyết áp theo JNC VII
Bảng 1.2 Phân độ tăng Huyết áp theo Hội tăng Huyết áp Việt Nam 2007 (như
phân loại THA theo Tổ chức Y tế thế giới và Hội THA thế giới WHO/ ISH 2003):
Trang 181.1.5.2 Béo phì sự phân bố mỡ bất thường của cơ thể
Thừa cân, béo phì, đặc biệt béo trung tâm là một trong hai nguyên nhân chính gây hội chứng chuyển hóa Béo trung tâm là mỡ tập trung dưới da và trong
ổ bụng Mỡ trong ổ bụng gồm mỡ ở mạc treo ruột và mạc nối Các acid béo được giải phóng từ mạc treo sẽ được dẫn thẳng vào tĩnh mạch cửa Nhiều tác giả đã khẳng định lượng mỡ tích tụ ở đây là yếu tố nguy cơ cao nhất gây bệnh tim mạch Lượng mỡ dưới da cũng tập trung chủ yếu ở hai phần: mỡ bụng, thân trên, và mỡ vùng đùi Lượng mỡ dưới da vùng bụng thường có khối lượng lớn do đó cũng là yếu tố nguy cơ tim mạch
Mô mỡ là một tuyến nội tiết, tiết ra các chất có hoạt tính sinh học gọi là các adipocytokin như leptin, resistin, visfatin, yếu tố hoại tử u (TNFα), interleukin-6 (IL-6), angiotensin II, chất ức chế hoạt hóa plasminogen 1 (PAI-1) [24] Adiponectin là một adipocytokin quan trọng có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn
sự tiến triển thành đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, viêm và các bệnh vữa xơ mạch, lại giảm nhiều khi có hiện tượng tích tụ mỡ nội tạng và do đó là nguyên nhân dẫn tới hội chứng chuyển hóa Visfatin tham gia vào quá trình viêm bằng cách kích thích sản xuất các cytokine và tăng hoạt động yếu tố nhân kB (NF-kB) Leptin có tác dụng giảm các enzym tạo lipid và tăng các enzym oxy hoá ở các tế
Trang 19bào không phải tế bào mỡ Leptin ức chế quá trình tạo lipid, kích thích quá trình oxy hoá acid béo, duy trì sự tích luỹ các triacylglycerol ở cơ giảm xuống mức tối thiểu Trong điều kiện sinh lý, sự lắng đọng triacylglycerol do dư thừa năng lượng bị giới hạn ở các tế bào mỡ Nồng độ leptin ở người béo phì, kháng insulin thường thấp
Một thành phần nữa góp phần gây kháng insulin và hội chứng chuyển hóa
là các acid béo tự do Người béo phì giải phóng ra rất nhiều acid béo chưa este hóa bằng cách phân hủy triglycerit của mô mỡ Lượng mỡ tích lũy càng nhiều thì càng có nhiều acid béo tự do được giải phóng vào tuần hoàn Mặc dù nồng
độ insulin máu tăng có tác dụng ức chế ly giải mô mỡ nhưng cũng không đủ khả năng kiểm soát lượng acid béo tự do trở về bình thường Acid béo tự do là nguồn năng lượng đầu tiên cơ thể huy động trong tình trạng đói Tuy nhiên, ở người béo phì nguồn năng lượng này vượt quá nhu cầu của cơ thể và do đó các cơ chế bảo vệ được huy động Hậu quả của các cơ chế bảo vệ chính là các yếu tố nguy
cơ chuyển hóa: tăng triglycerit, giảm HDL-c, tăng LDL-c, tăng glucose máu
1.1.5.3 Tăng Glucose huyết tương
- Tăng Glucose huyết tương khi đói được định nghĩa là glucose huyết tương khi đói ≥ 110 mg/dl (6,1 mmol/L) Đây là con số thể hiện bất thường chuyển hóa glucose trong cơ thể mà giai đoạn cuối cùng là đưa đến bệnh cảnh ĐTĐ
Tăng glucose máu là một trong những nguy cơ gây rối loạn chức năng nội mạc Nhiều nghiên cứu ghi nhận tăng glucose máu gây rối loạn giãn mạch phụ thuộc nội mạc [2], [24] Tăng glucose máu có liên quan chặt chẽ đến bệnh mạch vành và TBMMN
1.1.5.4 Rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu có liên quan chặt chẽ với bệnh lý XVĐM mà quan trọng
là mạch vành, mạch não, mạch máu nội tạng và mạch máu ngoại vi gây nên những biến chứng quan trọng như: bệnh mạch vành, TBMMN, bệnh mạch thận
Trang 20gây suy thận mạn Rối loạn lipid máu là một yếu tố không thể tách rời của HCCH Trong đó TG và HDL-C là hai thành phần trong định nghĩa của HCCH
1.1.5.5 Tăng Triglycerid
Triglycerid (TG) được hình thành qua quá trình hấp thu thức ăn từ ruột hoặc được tổng hợp từ gan, TG là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể Tăng TG là hậu quả của tăng quá trình tổng hợp hoặc giảm dị hóa hoặc cả hai
TG được xem là nguy cơ của bệnh lý tim mạch Nhiều nghiên cứu cho thấy TG
dự báo nguy cơ tim mạch tốt hơn cả các lipoprotein khác như HDL-C, C,…Tăng TG đơn thuần trong máu làm tăng nguy cơ tim mạch hơn 3 lần so với người có TG bình thường
LDL-1.1.5.6 Giảm HDL- cholesterol
HDL-C là một lipoprotein nặng nhất và nhỏ nhất trong các lipoprotein HDL-C được tổng hợp chủ yếu từ gan, có chức năng tiếp nhận và vận chuyển cholesterol dư thừa từ ngoại vi về gan để dự trữ nên là một lipoprotein có lợi, có tác dụng bảo vệ sự xơ vữa, bảo vệ thận và hạn chế những biến chứng phức tạp khác
1.2 TÌNH HÌNH THỪA CÂN BÉO PHÌ
1.2.1 Sơ lược lịch sử bệnh béo phì:
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh béo phì đã được ghi nhận từ thời Hi Lạp
La Mã cổ Đầu thế kỷ XX, các phân tích về các dữ kiện bảo hiểm nhân thọ đã chứng tỏ rằng béo phì có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ tử vong Yếu tố gia đình trong bệnh béo phì được đề cập vào năm 1920; bệnh Cushing và bệnh béo phì
do tổn thương vùng dưới đồi được mô tả cũng trong thời gian này Nửa đầu thế
kỷ XX, nhiều thuốc mới để điều trị bệnh béo phì được giới thiệu, phẫu thuật cắt một phần dạ dày cũng đã được áp dụng để điều trị cho những ca bệnh béo phì trầm trọng
Tại các quốc gia công nghiệp phát triển đã có rất nhiều nghiên cứu về béo phì ở các khía cạnh khác nhau
Trang 21Tại Hoa Kỳ béo phì đã trở nên một vấn đề dịch tể quan trọng được quan tâm nghiên cứu Năm 1990 Hoa Kỳ tiêu tốn khoảng 68,8 tỷ USD để điều trị và nghiên cứu bệnh béo phì, đó là chưa kể khoảng 33 tỷ USD hàng năm chi cho các sản phẩm và dịch vụ làm giảm cân
Tại các quốc gia thuộc khối ASEAN, vấn đề béo phì ở tuổi học đường đã được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là tại Singapore, Malaysia, Thái Lan
Tại Việt Nam cũng có tổ chức Hội nghị “Thừa cân và béo phì với sức khỏe cộng đồng” được tổ chức vào ngày 10/01/2002 tại Hà Nội dưới sự tổ chức của
Bộ Y Tế và Viện Dinh Dưỡng, tư tưởng chỉ đạo của Bộ Y Tế là: Đề ra các giải pháp thích hợp nhằm kiểm soát thừa cân và béo phì là rất cần thiết ngay từ bây giờ mà không nhất thiết phải chờ đợi các kết quả nghiên cứu dài hơn, vì đây là bài học kinh nghiệm của nhiều nước Tại Hội nghị đã có 27 bài báo cáo và nghiên cứu khoa học đã được trình bày, trong đó có một số nghiên cứu béo phì ở học sinh và cộng đồng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Hải Phòng cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì đang càng tăng ở các lứa tuổi đặc biệt là học sinh
từ 6 đến 15 tuổi trở lên Một số nghiên cứu thực hiện ở Viện Nhi nhằm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lân sàng, xét nghiệm và một số yếu tố nguy cơ của béo phì [7], [17], [22]
Như vậy béo phì đã trở thành một vấn đề sức khỏe có tính thời sự đang được quan tâm nghiên cứu
Trang 221.2.2 Thừa cân và béo phì
Tình hình thừa cân - béo phì đang tăng lên ở mức báo động khắp nơi trên thế giới, ở người lớn và cả trẻ em, đó thật sự là mối đe doạ tiềm ẩn trong tương lai [19], [20], [21]
Ở các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng (BMI<18,5), gặp nhiều ở đô thị hơn nông thôn Tỷ lệ người trưởng thành béo phì
ở Hoa Kỳ là 30%, tỷ lệ thừa cân >50% [14], [16], Ở Canađa là 15% chung cho
cả 2 giới, ở Hà Lan 8%, Vương Quốc Anh 23% Tỷ lệ người béo phì trên thế giới tăng lên rõ rệt trong mấy chục năm qua, ở Nữ thường cao hơn ở Nam [19], [20], [21], [22]
Ở các nước đang trong thời kỳ chuyển tiếp, khi kinh tế tăng trưởng tỷ lệ người béo cũng tăng lên cùng với tỷ lệ người gầy giảm dần Ở giai đoạn đầu tỷ
lệ béo phì tăng ở tầng lớp khá giả trong xã hội với chỉ số khối cơ thể (Body Mass
Index- BMI) trung bình cao sau đó tỷ lệ béo tăng dần ở tầng lớp thu nhập thấp
[14]
Ở các nước đã phát triển, tỷ lệ béo phì cao ở tầng lớp nghèo thu nhập thấp
và ở nông thôn nhiều hơn thành thị [14]
Tại Việt Nam, trong một vài năm gần đây, một hiện tượng sức khoẻ đáng quan tâm xuất hiện ở nước ta đó là thừa cân - béo phì Trước năm 1975, hầu như
tỷ lệ thừa cân - béo phì không đáng kể Những bằng chứng khoa học mới đây cho phép chúng ta nhận định đây là một vấn đề dinh dưỡng mới nảy sinh không kém phần quan trọng, với tỷ lệ tăng nhanh theo thời gian Hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh trong Hội Nghị “thừa cân - béo phì mối nguy cơ của các bệnh thời đại” nhiều nhà khoa học cho biết tỷ lệ thừa cân - béo phì tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua Tỉ lệ này ở nhóm tuổi 25- 64 là 16,3%, ở phụ nữ là 18,1%, nam giới 14,6% So với người bình thường, người béo phì có tỉ lệ tăng huyết áp cao gấp 2.5 lần, nhồi máu cơ tim cao gấp 3 lần, dễ mắc bệnh đái tháo đường type 2 gấp 5 lần làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới gấp 3-
Trang 234 lần, bệnh nhân béo phì có tỉ lệ vô sinh cao gấp 3 lần so với người bình thường Béo phì và thừa cân không những ở trẻ em, học sinh mà còn ở cả người trưởng thành, kể cả tầng lớp cán bộ công chức cũng như tầng lớp khác trong xã hội [9], [22]
1.2.3 Định nghĩa:
Béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại mô mỡ và các tổ chức khác gây hậu quả xấu cho sức khoẻ Nguyên nhân có thể là thứ phát (nội sinh) hoặc nguyên phát (ngoại sinh) [19], [20], [21]
Cho đến nay, khác với người lớn người ta vẫn chưa có sự nhất trí cao về định nghĩa cũng như trong sử dụng các ngưỡng thích hợp để phân định một đứa trẻ là béo phì hay không
Với khái niệm đơn giản được chấp nhận nhiều nhất là thừa cân (overweight)
là một tình trạng tăng quá mức mỡ cơ thể một cách cục bộ hay toàn thể [19], [20], [21]
Trên thực tế có thể có một số trẻ thừa cân nhưng không béo phì do sự phát triển quá mức của khối nạc và xương
Sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ phát triển trẻ em cho thấy rằng chỉ số cân nặng theo chiều cao (weight for height): W/H có thể là một phương pháp đơn giản để nhận định độ béo gầy [9], [22] Một quần thể tham khảo đã được TCYTTG khuyến nghị sử dụng trên toàn thế giới từ những năm 1970 là quần thể NCHS (National center For Health Statistics), Trung tâm thống kê sức khoẻ quốc gia của Hoa Kỳ Trong các điều tra sàng lọc giới hạn ngưỡng để đánh giá một đứa trẻ là thừa cân theo chiều cao lớn hơn +2SD so với quần thể tham chiếu NCHS/WHO Một uỷ ban các chuyên gia của TCYTTG cũng đã đưa ra khuyến nghị rằng mối quan hệ này thay đổi nhiều theo tuổi, có lẽ
là cùng với thời kỳ dậy thì và trưởng thành Vì vậy chỉ số cân nặng theo chiều
Trang 24cao chỉ nên được sử dụng trong một khoảng tuổi nhất định mà thôi (< 9 tuổi) người ta cũng lưu ý rằng trong điều tra cộng đồng chỉ số cân nặng theo chiều cao
là đủ đánh giá béo phì, vì đa số cá thể có cân nặng theo chiều cao đều béo [10], [11]
Để khắc phục nhược điểm trên, TCYTTG đã khuyến nghị sử dụng chỉ số BMI là một chỉ số thực hành lâm sàng đơn giản được mô tả đầu tiên vào thế kỷ XIX bởi Quetelet Vì vậy, BMI còn được gọi là chỉ số Quetelet, là một chỉ số kết hợp hai yếu tố cân nặng và chiều cao [10], [11], [20]
Chỉ số BMI ở người trưởng thành gia tăng chậm theo độ tuổi, vì vậy ngưỡng này không phụ thuộc vào độ tuổi khi đánh giá độ béo gầy Trái lại với trẻ em, BMI thực tế thay đổi cùng với tuổi: Gia tăng nhanh chóng ở tuổi sơ sinh, giảm xuống ở tuổi tiền học đường và rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếu niên và giai đoạn sớm ở người trưỏng thành Chính vì lý do này mà BMI chỉ nên sử dụng ở trên trẻ lớn (> 9 tuổi) và người trưởng thành và đánh giá chỉ số BMI ở trẻ em cần thiết phải được đánh giá cùng biểu đồ tham khảo liên quan với giới và tuổi (bách phân vị với giới và tuổi) Bách phân vị (Percentile) là số phần trăm của các
cá thể trong nhóm mà những cá thể này đã đạt đến một mức tăng trưởng hoặc một đo lường về lượng nào đó (ứng với một cột cao 95cm) Đối với số liệu nhân trắc, các ngưỡng bách phân vị có thể được tính toán từ trung bình và độ lệnh chuẩn Ở mốc 5,10,25 bách phân vị tương với - 1,65SD và -0,7SD [12], [14]
Ở trẻ em, MBI ≥ 85 bách phân vị và bề dày nếp gấp da để loại trừ các trường hợp thừa cân và > 95 bách phân vị và bề dày nếp gấp da >90 bách phân vị cũng được xem là béo phì [9], [12]
Ngoài ra người ta còn sử dụng việc đo bề dày nếp gấp da để loại trừ các trường hợp thừa cân do phát triển khối nạc Hai vị trí: nếp gấp da cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai [14] Gọi là béo phì ở một trẻ vừa có thừa cân vừa có nếp
Trang 25gấp da cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai >90 bách phân vị so với quần thể tham chiếu NCHS [19], [20], [21], [22]
Tỷ số vòng thắt lưng/vòng mông (WAIST - HIP - RATIO) và vòng thắt lưng (WAIST CIRCUMFERENCE) cũng có giá trị để đánh giá sự phân bổ của
mỡ Tỷ số vòng thắt lưng / vòng mông (1.0 ở nam và 0.85 ở nữ) được dùng để xác định các đối tượng béo bụng Người ta còn thấy vòng thắt lưng thường không liên quan đến chiều cao, có liên quan chặt chẽ với chỉ số BMI và tỷ số vòng thắt lưng/vòng mông, do đó thường được coi như là chỉ số đơn giản đánh giá khối
mỡ bụng và mỡ toàn bộ cơ thể [14]
1.2.4 Phân loại béo phì
1.2.4.1 Dựa theo đặc điểm giải phẫu và sự phân bố của mô mỡ
- Béo phì dạng nam (androide obesity) hay còn gọi là béo bụng, béo trung tâm, béo phần trên, béo dạng quả táo (apple - shapled) [9], [22], kiểu béo phì này
có nhiều nguy cơ bệnh tật [6]
- Béo phì dạng nữ (gynoide obesity) hay còn gọi là béo phần dưới, béo ngoại vi, béo dạng quả lê (pear - shapled), hay béo phần thấp kiểu đàn bà, kiểu ít gây nguy cơ bệnh tật hơn [6]
- Béo phì hỗn hợp: trường hợp này mô mỡ phần bố khá đồng đều, các trường hợp béo phì nặng và rất nặng thường là béo phì hỗn hợp [6]
1.2.4.2 Theo nguyên nhân bệnh sinh
- Chỉ có một số ít (10%) béo phì ở trẻ em có nguyên nhân nội tiết hoặc do khiếm khuyết di truyền (còn được gọi là béo phì thứ phát hay béo phì nội sinh), còn lại hơn 90% là béo phì nguyên phát
- Một số bệnh ngoại tiết có thể gây béo phì, tuy nhiên nguyên nhân này tương đối hiếm gặp trong hội chứng Cushing, thiểu năng giáp trạng,, thiểu năng sinh dục …
Trang 26- Ngoại trừ bệnh cường insulin nguyên phát, các nguyên nhân béo phì thứ phát đều làm trẻ chậm tăng trưởng, thường chỉ số chiều cao theo tuổi thấp hơn 5 bách phân vị Trong khi đó các trẻ béo phì nguyên phát thường có chiều cao lớn hơn chuẩn
Nói cách khác nếu trẻ béo phì có chiều cao theo tuổi lớn hơn 50 bách phân
vị thì không cần khảo sát thêm nguyên nhân của béo phì Đây là một điểm rất quan trọng trong thực hành lâm sàng
Bảng 1.3 Phân biệt giữa béo phì nguyên phát và béo phì thứ phát nội sinh
[15]:
Yếu tố Béo phì nguyên phát Béo phì thứ phát
1 Tần suất béo phì ở TE: > 90% <10%
2 Chiều cao: Cao, thường >50 BPV Lùn, thường < 5 BPV
3 Tiền sử gia đình: Gia đình có béo phì Gia đình có béo phì
không thường gặp 4.Chức năng tâm thần: Bình thường Chậm phát triển
5 Tuổi xương: Bình thường hoặc lớn
hơn so với tuổi
Chậm phát triển tuổi
xương
trưng của bệnh nguyên
1.2.4.3 Phân loại béo phì dựa theo khởi phát
- Nhìn chung, mọi người thừa nhận rằng béo ở trẻ em thường liên quan đến béo phì trưởng thành Người ta cho rằng ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời, cụ thể là khi còn bé và tuổi thiếu niên, sự phát triển béo phì thường kèm theo sự tăng số lượng các tế bào mỡ kèm theo phì đại tế bào mỡ, loại này khó điều trị [6]
- Do đó béo phì ở trẻ em thường là yếu tố báo trước của béo phì ở người lớn
và có sức đề kháng cao đối với điều trị [10] Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy có
Trang 27đến 30% số trẻ béo sẽ trở thành người béo khi trưởng thành kèm theo các rối loạn bệnh lý khác liên quan tới béo Do đó cần đặt riêng và nhấn mạnh vấn đề kiểm soát béo phì ở trẻ em [6]
1.2.5 Tỷ lệ mắc bệnh béo phì
1.2.5.1 Tại các quốc gia đang phát triển
- Tại các quốc gia đang phát triển, bên cạnh tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt, béo phì đang xuất hiện và ngày càng gia tăng nhanh chóng TCYTTG đã nhận định béo phì và các hậu quả của
nó sẽ trở nên một yếu tố chủ yếu làm kiệt quệ các nguồn lực dành cho y tế tại vùng Thái Bình Dương trong một tương lai gần
Dựa vào số liệu của NHANES 1999-2004 tỷ lệ béo phì gia tăng ở các độ tuổi 6-10 tuổi từ 4% đến 17.5% độ tuổi 12-29 tuổi tăng từ 6,1% đến 17%
Điểm qua các quốc gia thuộc ASEAN ta thấy tại Singapore, tỷ lệ béo phì của học sinh tiểu học là 9% ở nam và 8% ở nữ vào năm 1984, đến năm 1989 tỉ
lệ này đã đạt 14,5% ở nam và 10,4 % ở nữ [14]
1.2.5.2 Tại Việt Nam
- Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
sự phân cực trong xã hội dẫn đến sự phân cực trong ăn uống, lối sống Bên cạnh vấn đề suy dinh dưỡng còn rất cao nhưng đã có xu hướng giảm dần nhờ các chiến lược can thiệp tích cực, thì số trẻ thừa cân và béo phì đã gia tăng đáng kể đặc biệt tại các thành phố lớn, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ thừa cân ở trẻ em là 3% năm 1999, đã tăng lên 6% vào năm 2000, tỷ lệ thừa cân béo phì của học sinh Hà Nội ở tất cả các lứa tuổi điều có xu hướng tăng và tốc độ tăng nhanh vào những năm gần đây: 2,5% năm 1995 và 5,6% năm 2000 trong đó cao nhất là học sinh tiểu học: 8,8% Tại Nha Trang tỉ lệ béo phì tuổi mẫu giáo là 3,4% [8], ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh là 3,3% [5], [15]
Trang 281.3 NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BÉO PHÌ
Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động
và các hoạt động khác của cơ thể Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do các chế độ
ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng Người ta nhận thấy 60-80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng
1.3.1 Cơ sở sinh lý học của sự điều hoà cân nặng cơ thể là phương trình cân bằng năng lượng:
- Năng lượng dự trữ = Năng lượng hấp thu - năng lượng tiêu hao
Một cân bằng năng lượng dương tính xảy ra khi năng lượng hấp thu lớn hơn năng lượng tiêu hao, điều này sẽ kích thích làm tăng dự trữ năng lượng và tăng cân Ngược lại, một cân bằng âm tính xảy ra khi năng lượng hấp thu thấp hơn năng lượng tiêu hao, điều này làm giảm năng lượng dự trữ và giảm cân [3], [6], [9], [22]
Như vậy, chỉ có cân bằng năng lượng dương tính xảy ra thì mới có khả năng phát triển thành béo phì tức là năng lượng (Calo) đưa vào cơ thể qua thức ăn thức uống được hấp thụ và dự trữ dưới dạng mỡ nhiều hơn là được oxy hoá để tạo thành nhiệt lượng (TCYTTG 2000) Do đó người béo phì cần hạn chế bớt thức
ăn giàu năng lượng như chất béo, chất ngọt và cần tăng hoạt động thể lực để tăng cường sử dụng năng lượng, không ăn quá mức cần thiết [14] Các nghiên cứu về dịch tể học, di truyền học và sinh thái học phân tử cho thấy nhiều quần thể khác nhau trên thế giới có những người rất dễ nhạy cảm với sự tăng cân và phát triển thành béo phì dễ hơn những người khác Các yếu tố di truyền, sinh học và các yếu tố cá nhân khác như: tuổi, giới, hoạt động các hormone tác động qua lại với nhau tạo nên một cá thể có những đặc tính sinh học trở nên dễ nhạy cảm với sự gia tăng hay là không
Trang 29- Sự hấp thu năng lượng: Năng lượng thu vào là toàn bộ thức ăn và đồ uống
mà có thể được chuyển hoá bên trong cơ thể Chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất tính trên mỗi đơn vị trọng lượng thức ăn, carbonhydrate và protein là
ít nhất Năng lượng của chất xơ được ước tính vào khoảng 6,3KJ/g, rượu: 29KJ/g, protein: 17KJ/g, carbonhydrate: 10KJ/g
Các quan sát trực tiếp về hấp thu năng lượng đều cho thấy người béo phì thường ăn nhiều và ăn nhanh hơn người gầy, sự hấp thu chất béo liên quan chặt chẽ với béo phì ở trẻ em Sự nở lớn của khối mỡ làm giảm các phản ứng chuyển hoá bù trừ dẫn đến sự tích luỹ mỡ nhiều hơn nữa Hoạt động tĩnh tại tạo nên nhu cầu năng lượng thấp ở trẻ em Hơn thế nữa hoạt động cơ bắp thấp làm giảm sự oxy hoá chất béo thuận lợi cho việc tích lũy mỡ
- Sự tiêu hao năng lượng: Sự tiêu hao năng lượng - yếu tố thứ hai của phương trình cân bằng năng lượng gồm 3 phần chính [5]
+ Năng lượng dành cho chuyển hoá cơ bản
+ Năng lượng dành cho quá trình sinh nhiệt
+ Năng lượng dành cho các hoạt động thể lực
Tuỳ theo tính chất thường xuyên và mức độ hoạt động thể lực của từng người mang các thành phần cơ bản của sự tiêu hao năng lượng có sự thay đổi khác nhau, những người có mức hoạt động thể lực thấp là tương đồng với sự gia tăng của tỷ lệ béo phì [9]
1.3.2 Các yếu tố liên quan đến thừa cân - béo phì:
1.3.2.1 Chế độ ăn nhiều lipit:
Liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ béo phì Các thức ăn nhiều chất béo thường ngon nên người ta ăn quá nhiều mà không biết Khi vào cơ thể các chất protit, lipit, gluxit đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần ăn dư 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số calo nhỏ này
có thể không được nhận ra dễ dàng, nhất là khi ăn những thức ăn giàu năng lượng
Vì vậy khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể thừa calo và tăng cân
Trang 30Nhiều nghiên cứu trên trẻ em cho thấy trẻ béo phì thường háu ăn, ăn nhiều lần Những thức ăn có hàm lượng mỡ cao có vẻ làm ngon miệng hơn, trong khi rau quả làm trẻ dễ chán Không chỉ ăn nhiều mỡ, thịt mà ăn nhiều chất bột, đường
đồ ngọt đều có thể gây béo [19], [20], [21]
1.3.2.2 Yếu tố kinh kế xã hội
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu ăn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khăn) và béo phì như một đặc điểm của sự giàu có (béo tốt) ở các nước đã phát triển khi thiếu ăn không phổ biến nữa thì tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với tầng lớp trên
Nguyên nhân khác nhau này là do ở những nước nghèo, sự tiếp cận thực phẩm hạn chế, nên người béo là biểu hiện của sự giàu có, hấp dẫn giới tính Người ta tin rằng béo là khoẻ mạnh Ngược lại ở nước giàu, béo lại bị xem là kém thông minh, chậm chạp và thiếu sự kiềm chế
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ là con một, con út hay con càng được cưng chiều, không có sự tranh giành trong gia đình nên tỷ lệ dư cân cao Các nhà tâm lý học cũng nhất trí rằng nhiều cha mẹ nuông chiều và cần quá mức trong việc ăn uống của trẻ, dùng những thực phẩm không thích hợp để làm yên những đứa trẻ hiếu động, quấy khóc đã tạo ở trẻ thói quen đòi và tìm ăn những thức ăn này khi buồn chán
1.3.2.3 Ngủ ít
Yếu tố này cũng được xem như một nguy cơ cao ở trẻ thừa cân dưới 5 tuổi Nguyên nhân chưa rõ, nhưng một số tác giả cho rằng kiểu sống gia đình thiếu điều độ từ ngủ tới ăn hoặc do thiếu hoạt động thể lực tạo ra những sóng thấp trên điện não khi ngủ cũng có thể do hoạt động tiêu mỡ của cơ thể là tối đa về đêm
và sự ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung (Poskitt - EME, 1995) Trong khi ngủ
cơ thể tiết ra hoóc môn làm giảm sự thèm ăn Nếu thức dậy giữa chừng thì quá trình này bị gián đoạn sẽ làm cho bạn đói cồn cào và rất khó ngủ tiếp nếu không
Trang 31được ăn một chút gì đó, và đó chính là thủ phạm nhanh nhất để tích luỹ mỡ thừa [13]
1.3.2.4 Yếu tố di truyền
Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì, những trẻ béo thường hay có cha mẹ béo, tuy vậy nhìn trên đa số cộng đồng yếu tố này không lớn Theo Mayer J (1995) thì nếu
cả bố lẫn mẹ đều bị béo phì thì có 80% con họ sẽ bị béo phì Nếu một trong hai người có béo phì thì 40% con họ sẽ bị béo phì Ngược lại, nếu cả bố và mẹ bình thường thì khả năng các con bị béo phì chỉ chiếm 7%
1.3.2.5 Do gen:
Có người rất sợ bị tăng cân, trong khi có trường hợp chẳng cần lo giữ gìn
mà trọng lượng vẫn không thay đổi trong nhiều năm Gen là yếu tố tạo sự khác biệt này [5] Các nhà khoa học đã nhận dạng nhiều loại gen làm tăng hoặc làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến một số người chóng đói hơn so với người khác, hoặc phải cần ăn nhiều hơn mới đủ no Đó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn quá nhiều và tăng cân
1.3.2.6 Lối sống tĩnh tại:
Xem tivi thật ra không gây nên thay đổi trong tốc độ chuyển hoá của trẻ, nhưng tăng thời lượng xem tivi đồng nghĩa với tăng thời gian không hoạt động Hoạt động ở đây cả lao động chân tay và trí óc
Những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn nhiều năng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều nên dễ bị béo [14], [16]
1.4.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO MỠ CƠ THỂ
1.4.1 Đo độ dày nếp gấp da bằng compa:
Theo Nguyễn Quang Quyền lớp mỡ dưới da cạnh rốn trung bình dưới 1 cm, nghĩa là 2 lần bề dày lớp mỡ dưới da
Trang 321.4.2 Dựa trọng lượng thủy tĩnh:
Trọng lượng dưới nước của một người là so sánh với trọng lượng ở trên đất của họ từ đó xác định tỷ trọng cơ thể, tỷ trọng cơ thể là tỷ lệ ngược với mỡ cơ thể [40]
Đo trọng lượng cơ thể dưới nước: theo phương pháp này, trọng lượng của
cơ thể dưới nước trong một bể từ đầu đến chân là bị chiếm sau khi thở ra tất cả không khí từ phổi, sau đó phần trăm mỡ cơ thể là được tính từ tỷ trọng cơ thể thu được theo nguyên lý Archimedes OMRON tập hợp lại các dữ liệu mỡ cơ thể từ nhiều người trong độ tuổi 10 – 80 đã dùng phương pháp này [41 ]
1.4.3 Hấp thụ năng lượng bằng tia X đối ngẫu ( DXA: Dual – energy X –
ray Absorptiometry)
DXA là phương pháp chuẩn hay là tiêu chuẩn vàng đo lường chất béo
Theo phương pháp này máy dung hai tia X – quang phát ra, cùng với một số giả định về sự phân phối hóa chất, người ta có thể xác định bao nhiêu ki lô chất béo, bao nhiêu lượng nạc, bao nhiêu xương… trong cơ thể [25 ]
1.4.4 Phương pháp trở kháng điện sinh học (BIA: Bioelectrical Impedance
Analysis)
Tổ chức mô chứa nhiều nước như: cơ, mạch máu và xương là dẫn điện cao, nhưng mô mỡ không dẫn điện Vì vậy, sử dụng nguyên lý này người ta có thể xác định tỉ lệ mô mỡ so sánh với các mô khác trong cơ thể bằng cách đo điện trở các mô cơ thể Dùng dòng điện rất yếu khoảng 50KHZ, 500 µA đưa vào cơ thể
và người được đo không cảm thấy kích thích điện, do vậy phương pháp này an
toàn cho người Điện trở được xác định bởi “khoảng cách dẫn điện (distance of
the electicity conduction)” và “dẫn điện dễ (facilitation of electric conductivity)”
Bằng thứ tự tìm “dẫn điện dễ” để đánh giá tỉ lệ mỡ cơ thể
Điều cần thiết là luôn giữ “khoảng cách dẫn điện” ở mức độ như nhau (lý
do này giải thích tại sao phải giữ tư thế đúng quy định khi đo tỉ lệ phần trăm mỡ
cơ thể) [40]
Trang 331.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ MỠ CƠ THỂ VÀ MỨC MỠ NỘI TẠNG VỚI HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
1.5.1 Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài
- Theo nghiên cứu của Mami Unno và cộng sự 2011, MMNT được phân tích bằng phương pháp kháng trở điện sinh học rất có ích trong tiên đoán HCCH
- Theo nghiên cứu của Dencker M và cộng sự 2011, tổng lượng mỡ cơ thể, lượng mỡ ở bụng và sự phân bố mỡ cơ thể phối hợp chặt với các yếu tố nguy cơ tim mạch
- Theo nghiên cứu của Yumi Matsushita và cộng sự 2011, cân nặng không phải là chỉ điểm chính xác của mức mỡ nội tạng và việc đo MMNT rất là hữu ích Thay đổi lối sống sao cho không tăng MMNT có giá trị phòng ngừa HCCH Liu P, Ma F (2013) nghiên cứu trên 1698 đối tượng có HCCH tại Trung Quốc, trong đó có 1105 nam có tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) trung bình là 21,59 ± 6,11%, và 593 nữ có tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) trung bình là 28,11 ± 5,91%
Nghiên cứu của Unno M, Furusyo N (2011) ghi nhận VFL tương quan khá với BMI ở nam có r = 0,715 (p< 0,01); ở nữ với r =0,687 (p< 0,01) [89]
Eddelyn G Salomon, (2011) cho thấy có sự tương quan khá VFL với VB nam có r=0,625 và nữ có r=0,698 (p< 0,01) [52]
1.5.2 Theo nghiên cứu của một số tác giả Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu Nguyễn Quang Hiền (2005), cho thấy nghiên cứu VFL ở nam chiếm 47% so với nhóm chứng 25% ( p< 0,01) Nhóm NC nữ VFL
Trang 34có sự khác biệt đáng kể về các mức độ TLMCT giữa hai nhóm có và không có HCCH [2]
Mức mỡ nội tạng cao nhẹ (10-14) chiếm tỷ lệ 13% và khác biệt không đáng
kể so với nhóm không có HCCH Có sự khác biệt đáng kể về vòng bụng với mức
độ TLMCT trong đó VB của nhóm mức TLMCT từ 20- 29,9 là 82,58 ± 2.91cm
và nhóm TLMCT trên 35 là 89.32 ± 4.13 cm (p< 0.01) Có sự khác biệt đáng kể
về BMI với mức độ TLMCT trong đó BMI của MMNT từ 20- 29,9 là 20.70 ± 2.42 và TLMCT trên 35 là 26.76.32 ± 2.06 (p < 0.01) Đồng thời có sự khác biệt đáng kể về BMI với độ MMNT trong đó BMI của MMNT từ 1-9 là 20.64 ± 2.51
và MMNT từ 10-14 là 23.67 ± 2.02 (p < 0.01) Có sự tương quan giữa chỉ số TLMCT với VB (r = 0,508,p < 0,01) và BMI (r = 0,8421, p < 0.01)
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2008):
Tỷ lệ khối mỡ ở thanh niên bình thường 19-25 tuổi theo phương pháp phân tích điện trở sinh học là 11,04 ± 4,09% ở nam và 20,96 ± 4,21% ở nữ
Có mối tương quan chặt và có sự thống nhất giữa công thức dự đoán tỷ lệ khối mỡ cơ thể dựa trên BMI và vòng đùi với phương pháp phân tích điện trở sinh học[1]
Trần Văn Huy (2007) ghi nhận với kết quả TC là 222,47±19,9 mg/dl (tương đương 5,8± 0,52mmol/l) mg/dl nhóm HCCH và 222,72 ± 42,8 nhóm không HCCH (p>0,05) [15]
Kết quả Nguyễn Hải Thủy (2010) cho thấy ở bệnh nhân nam có MMNT hơi cao là 16,52%; loại cao chỉ 1,22% đồng thời tỷ lệ bệnh nhân nữ có MMNT hơi cao là 8,21% và mức cao là 0,5% [ 32]
Nghiên cứu của Nguyễn Hải Quý Trâm (2013) ghi nhận TLMCT mức ≥
20 ở nam giới có tỷ lệ các yếu tố nguy cơ đều thấp so với nhóm có VB nguy cơ
và MMNT ≥ 10 [34]
Trang 35Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation) – IDF 2005:
- Béo trung tâm: vòng bụng nam ≥ 90 cm; nữ ≥ 80 cm Sự gia tăng vòng bụng là chính cộng với ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau:
- TG ≥ 150 mg/dL (≥ 1,7 mmol/L) hay đang điều trị tăng TG
- HDL- C giảm: nam < 40 mg/dL (< 1,03 mmol/L)
nữ < 50 mg/dL (1,29 mmol/L)
hay đang điều trị
- Tăng HA: HA tâm thu ≥ 130 và/hoặc HA tâm trương ≥ 85 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ HA
- Glucose huyết tương tĩnh mạch khi đói ≥ 100 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L) hoặc ĐTĐ được chẩn đoán trước đó
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân HCCH
Chọn bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Yên
từ tháng 9/2012 đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa theo IDF- 2005
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân đang điều trị với corticoid
- Bệnh nhân đang điều trị thuốc lợi tiểu
- Những bệnh nhân có bụng báng, phù toàn thân
- Bệnh lý nhiễm khuẩn, bệnh cấp tính nặng
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 36Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu: chọn thuận lợi
2.2.1 Các biến số nghiên cứu:
2.2.2.1 Tuổi: Tuổi của bệnh nhân được tính theo tuổi dương lịch
2.2.2.2 Giới: Nghiên cứu trên 2 giới nam và nữ
- Theo IDF 2005 - Châu Á thì một BN được chẩn đoán là béo phì trung tâm khi
VB ≥ 90 cm ở nam hoặc ≥ 80 cm ở nữ
2.2.2.4 Chỉ số khối cơ thể (BMI)
- Cân phân tích mỡ cơ thể HBF- 362 tính chỉ số khối cơ thể theo công thức BMI = Trọng lượng (kg)/ (Chiều cao (m))2 đã lập trình sẵn thong qua dữ liệu chiều cao nhập vào và trọng lượng cơ thể do cân xác định [Japan Obesitity Asociation (1999), Association (1999) BMI is calculation by JOA, Japan 12- 16]
- Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) theo các nước ASEAN: BMI = P / H2 (P: Trọng lượng cơ thể = Kg, H: chiều cao = m)
Bảng 2.1 Chẩn đoán béo phì dựa vào BMI:
Trang 37o Sự khác biệt giữa hai tay: Huyết áp nên được đo cả hai tay trong lần khám đầu tiên Điều này có thể giúp phát hiện chỗ hẹp của ĐM chủ và ĐM chi trên Khi sự khác biệt HA giữa hai tay là hằng định, HA ở tay cao hơn sẽ được sử dụng Bao cao su của băng quấn HA kế phải ôm vòng ít nhất 80% chu vi cánh tay… Băng hơi được băng trên nếp khuỷu khoảng 3cm, không băng quá lỏng hoặc quá chặt Đo 2 lần cách nhau 2 phút rồi lấy trung bình cộng Xác định trị số HATT và HATTr theo phương pháp Korottkoff
Tiêu chuẩn chẩn đoán ADF 2005: một BN có tăng HA khi HA tâm thu ≥
130 mmHg và/ hoặc HA tâm trương ≥ 85 mmHg hoặc đang điều trị tăng HA
2.2.2.6 Chẩn đoán tăng glucose máu tĩnh mạch khi đói
Phương pháp xác định: bệnh phẩm là 2 ml máu được lấy vào buổi sáng sớm khi BN chưa ăn (ít nhất 8 giờ), lấy máu qua đường tĩnh mạch cho vào ống nghiệm có chất chống đông, garot không quá 2 phút
Trang 38Mẫu bệnh phẩm được gửi đến khoa xét nghiệm Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, định lượng glucose được thực hiện bằng máy Hitachi Automatic Analyzer
917 do Nhật sản xuất, thuốc thử của hãng Greiner Diagnostic GmbH
Tiêu chuẩn chẩn đoán IDF 2005: một BN có rối loạn đường huyết đói khi kết quả ≥ 100 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L) hoặc ĐTĐ type 2 được chẩn đoán trước
đó
2.2.2.7 Bilan lipid máu
Định lượng bilan lipid gồm: Cholesterol toàn phần (CT), Triglyceride (TG), HDL-C, và LDL-C
Bảng 2.2 Đánh giá rối loạn lipid máu theo hướng dẫn của ATP III-/2001
Trang 39Phương pháp xác định: bệnh phẩm là 2 ml máu được lấy vào buổi sáng sớm khi BN chưa ăn (ít nhất 12 giờ), lấy máu qua đường tĩnh mạch cho vào ống nghiệm có chất chống đông Mẫu bệnh phẩm được gửi đến khoa xét nghiệm Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên Bảo quản mẫu ở 0 - 40c, Ly tâm lấy huyết thanh
để định lượng bằng phương pháp so màu, được thực hiện bằng máy Hitachi Automatic Analyzer 917 do Nhật sản xuất
2.2.2.8 Các chỉ số xơ vữa
+ Non HDL- C = TC – HDL- C, đơn vị tính là mmol/l Nếu Non HDL- C ≥ 3,4 mmol/l: tăng (nguy cơ)
+ Tỷ LDL- C/HDL- C được tính từ giá trị của LDL- C (mmol/l) và HDL-
C (mmol/l) Đánh giá: Bình thường < 2,3, nếu ≥ 2,3 là tăng (nguy cơ)
+ Tỷ TC/HDL- C, CT được tính từ giá trị của TC (mmol/l) và HDL- C (mmol/l) Đánh giá: Bình thường < 4, nếu ≥ 4 là tăng (nguy cơ)
2.2.3.Đánh giá chỉ số mỡ theo cân phân tích mỡ cơ thể HBF- 362
2.2.3.1 Cách đo tỷ lệ mỡ cơ thể
Để tính tỷ lệ mỡ cơ thể (thông tin mỡ trong toàn cơ thể) từ tính dẫn điện giữa cả hai tay và chân, cần phải có 5 yếu tố sau đây (1) điện trở, (2) chiều cao, (3) trọng lượng, (4) tuổi, (5) giới tính và một công thức
Công thức này được tính bởi OMRON và việc sử dụng các dữ liệu cơ bản trên cơ thể con người, thu được từ vài trăm người Theo dữ liệu cơ bản được lưu,
tỷ lệ mỡ cơ thể được ước tính từ các điều kiện cụ thể với người sử dụng (5 yếu tố)
Trang 40với các mô mỡ khác trong cơ thể bằng cách đo điện trở các mô cơ thể Dùng dòng điện rất yếu 50 kHz, 500 µA đưa vào cơ thể và người được đo không cảm thấy kích thích điện, do đó phương pháp này an toàn [12]
Các chỉ số có thể đo được từ cân HBF- 362 được sử dụng trong nghiên cứu này là tỷ lệ mỡ cơ thể, mức mỡ nội tạng, cân nặng
+ Cách đo:
Ấn nút nhập dữ liệu tuổi, giới, chiều cao (máy lưu được 4 người) Khi màn hình hiển thị 0,0 kg, bước cả hai chân lên hai điện cực, hai tay nắm hai điện cực (nắm tay theo rãnh của điện cực) Khi màn hình hiển thị trọng lượng cơ thể (BW)
và thông báo sẵn sàng đo Nắm chặt hai tay lại và đầu, lưng, hai đầu gối thẳng, hai cánh tay thẳng làm một góc 900 với cơ thể, nhìn thẳng về phía trước Trong
5 giây máy tự động đo và màn hình hiển thị chỉ số tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP), mức
mỡ nội tạng (VFL), việc đo hoàn tất Tiếp tục ấn nút thiết lập, sau 3 giây màn hình hiển thị chỉ số khối cơ thể (BMI), tỉ lệ chuyển hóa cơ sở (BMR) Việc đo hoàn tất, bước xuống khỏi điện cực, cân tự động tắt nguồn
- Khi lòng bàn tay, bàn chân : lau nhẹ bằng khăn ẩm rồi đo
- Khi lòng bàn tay, bàn chân quá lạnh: làm ấm tay, chân rồi đo
* Đối tượng khi đo trước đó không uống rượu, không uống nhiều nước,
không tắm, không sốt hoặc cảm lạnh [37]
Hình 1.1 Cân phân tích trở kháng điện sinh học HBF - 362