MỨC MỠ NỘI TẠNG VỚI HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
1.5.1. Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài
- Theo nghiên cứu của Mami Unno và cộng sự 2011, MMNT được phân tích bằng phương pháp kháng trở điện sinh học rất có ích trong tiên đoán HCCH. - Theo nghiên cứu của Dencker M và cộng sự 2011, tổng lượng mỡ cơ thể, lượng mỡ ở bụng và sự phân bố mỡ cơ thể phối hợp chặt với các yếu tố nguy cơ tim mạch.
- Theo nghiên cứu của Yumi Matsushita và cộng sự 2011, cân nặng không phải là chỉ điểm chính xác của mức mỡ nội tạng và việc đo MMNT rất là hữu ích. Thay đổi lối sống sao cho không tăng MMNT có giá trị phòng ngừa HCCH. Liu P, Ma F (2013) nghiên cứu trên 1698 đối tượng có HCCH tại Trung Quốc, trong đó có 1105 nam có tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) trung bình là 21,59 ± 6,11%, và 593 nữ có tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) trung bình là 28,11 ± 5,91%.
Nghiên cứu của Unno M, Furusyo N (2011) ghi nhận VFL tương quan khá với BMI ở nam có r = 0,715 (p< 0,01); ở nữ với r =0,687 (p< 0,01) [89].
Eddelyn G. Salomon, (2011) cho thấy có sự tương quan khá VFL với VB nam có r=0,625 và nữ có r=0,698 (p< 0,01) [52].
1.5.2. Theo nghiên cứu của một số tác giả Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu Nguyễn Quang Hiền (2005), cho thấy nghiên cứu VFL ở nam chiếm 47% so với nhóm chứng 25% ( p< 0,01). Nhóm NC nữ VFL là 10% so với nhóm chứng 8% [13].
- Nguyễn Thị Lan Anh đã nghiên cứu “ Yếu tố liên quan, tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) và mức mỡ nội tạng (VFL) ở bệnh nhân nữ có Hội chứng chuyển hóa trên 45 tuổi tại thành phố Đà Nẵng”, với kết quả: Nhóm thừa cân và béo phì (BMI
23) trong nhóm HCCH chiếm tỷ lệ cao nhất (67.4%). Nhóm béo phì độ 1 (BMI
25) có tỷ lệ HCCH cao nhất (41,3%) p< 0.05). Nhóm có TLMCT hơi cao (30- 34,9%) chiếm tỉ lệ 73.2%, nhóm mỡ cơ thể cao ( 35%) chiếm tỉ lệ 18.1%. Không
có sự khác biệt đáng kể về các mức độ TLMCT giữa hai nhóm có và không có HCCH [2].
Mức mỡ nội tạng cao nhẹ (10-14) chiếm tỷ lệ 13% và khác biệt không đáng kể so với nhóm không có HCCH. Có sự khác biệt đáng kể về vòng bụng với mức độ TLMCT trong đó VB của nhóm mức TLMCT từ 20- 29,9 là 82,58 ± 2.91cm và nhóm TLMCT trên 35 là 89.32 ± 4.13 cm (p< 0.01). Có sự khác biệt đáng kể về BMI với mức độ TLMCT trong đó BMI của MMNT từ 20- 29,9 là 20.70 ± 2.42 và TLMCT trên 35 là 26.76.32 ± 2.06 (p < 0.01). Đồng thời có sự khác biệt đáng kể về BMI với độ MMNT trong đó BMI của MMNT từ 1-9 là 20.64 ± 2.51 và MMNT từ 10-14 là 23.67 ± 2.02 (p < 0.01). Có sự tương quan giữa chỉ số TLMCT với VB (r = 0,508,p < 0,01) và BMI (r = 0,8421, p < 0.01).
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2008):
Tỷ lệ khối mỡ ở thanh niên bình thường 19-25 tuổi theo phương pháp phân tích điện trở sinh học là 11,04 ± 4,09% ở nam và 20,96 ± 4,21% ở nữ.
Có mối tương quan chặt và có sự thống nhất giữa công thức dự đoán tỷ lệ khối mỡ cơ thể dựa trên BMI và vòng đùi với phương pháp phân tích điện trở sinh học[1]
Trần Văn Huy (2007) ghi nhận với kết quả TC là 222,47±19,9 mg/dl (tương đương 5,8± 0,52mmol/l) mg/dl nhóm HCCH và 222,72 ± 42,8 nhóm không HCCH (p>0,05) [15].
Kết quả Nguyễn Hải Thủy (2010) cho thấy ở bệnh nhân nam có MMNT hơi cao là 16,52%; loại cao chỉ 1,22% đồng thời tỷ lệ bệnh nhân nữ có MMNT hơi cao là 8,21% và mức cao là 0,5% [ 32].
Nghiên cứu của Nguyễn Hải Quý Trâm (2013) ghi nhận TLMCT mức ≥ 20 ở nam giới có tỷ lệ các yếu tố nguy cơ đều thấp so với nhóm có VB nguy cơ và MMNT ≥ 10. [34]
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU