báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng thái

50 2.9K 15
báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng thái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng tháibáo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng tháibáo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng tháibáo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng tháibáo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng tháibáo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng tháibáo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng tháibáo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng tháibáo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng thái

GVHD: Ths. Đỗ Đức Hạnh LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu nay, xăng dầu được xác định là mặt hàng vật tư thiết yếu, mang tính chiến lược đối với sự phát triển của Đất nước, thuộc độc quyền của Nhà nước. Xăng dầu đóng vai trò chủ đạo, vị trí quan trọng đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, phục vụ đắc lực và có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước. Bên cạnh đó, xăng dầu không chỉ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày của con người mà nó còn là nguồn nhiên liệu quan trọng tác động rất lớn đối với những ngành sản xuất, dịch vụ, đặc biệt nó không thể thiếu được đối với lĩnh vực giao thông vận tải. Hiện nay, trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới để có thể tồn tại và phát triển trong một thế giới năng động, trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thương trường thì một trong những yếu tố có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó là công cụ Marketing. Trong những năm qua, Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải - Dầu Khí Hưng Thái cũng đã phần nào chú trọng đến công tác marketing của mình để khuyến khích khách hàng tiêu thụ các loại hàng hoá do Công ty cung cấp, giữ vững phát triển thêm thị trường của Công ty với mục tiêu chất lượng của mình là: “thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng đáp ứng nhanh và đáp ứng vượt hơn sự mong đợi của khách hàng”. Tuy nhiên, công tác này tại công ty vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp và bài bản. Nhận thức được tầm quan trọng của Marketing đối với doanh nghiệp, cùng với thời gian thực tập tại Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải - Dầu Khí Hưng Thái, em đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động Marketing tại Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải – Dầu Khí Hưng Thái” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải – Dầu Khí Hưng Thái qua 3 năm 2010, 2011 và 2012. SV: Trần Lý Kim Châu 1 Lớp: C11QDN18 GVHD: Ths. Đỗ Đức Hạnh - Đánh giá lại thực trạng công tác Marketing của Công ty trong thời gian qua. - Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty để thấy được những cơ hội, đe doạ, những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Marketing tại Công ty. 3. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu thứ cấp về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012. - Dùng phương pháp phân tích, so sánh số liệu giữa các năm với nhau để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. - Thu thập số liệu, thông tin liên quan đến đề tài từ sách, báo, tạp chí, Internet. - Tham khảo những ý kiến cũng như sự góp ý từ các cô chú, anh chị trong công ty để nắm rõ hơn những điều chưa rõ. 4. Phạm vi nghiên cứu - Tập trung vào phân tích, đánh giá số liệu thu thập qua 3 năm 2010 – 2012 của sản phẩm xăng dầu. - Đề tài tập trung vào chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị để phân tích thực trạng hoạt động marketing và đề xuất những biện pháp để nâng cao hoạt động marketing tại công ty. - Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập đến cuối năm 2012. SV: Trần Lý Kim Châu 2 Lớp: C11QDN18 GVHD: Ths. Đỗ Đức Hạnh CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETINH TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm Marketing 1.1.1 Marketing là gì Tuỳ thuộc vào mục đích, địa vị, phạm vi của Marketing mà có những định nghĩa khác nhau. Theo Philip Kotler: Marketing là một quá trình quản lý xã hội thông qua sự sáng tạo của cá nhân và tập thể thay đổi sự tiêu thụ. Là tự do giao dịch trao đổi sản phẩm và các giá trị khác để từ đó biết được nhu cầu xã hội. Định nghĩa nhấn mạnh 5 vấn đề: - Marketing là một loại hoạt động mang tính sáng tạo. - Marketing là một hoạt động trao đổi tự nguyện. - Marketing là hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu con người. - Marketing là một quá trình quản lý. - Marketing là mối dây liên kết giữa xã hội và Công ty, xí nghiệp Còn theo Hiệp hội Marketing Mỹ đã định nghĩa: Marketing là quá trình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đó, đánh giá, khuyến mãi và phân phối hàng hoá, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thoả mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ chức. Theo định nghĩa của G.I.Dragon – nguyên chủ tịch Liên đoàn Marketing quốc tế: Marketing là một “rada” theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các xí nghiệp và “như một máy chỉnh lưu” để kịp thời ứng phó với mọi biến động sinh ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định được phương châm tư tưởng chính của Marketing hiện đại là: - Rất coi trọng khâu tiêu thụ, ưu tiên dành cho nó vị trí cao nhất trong chiến lược của doanh nghiệp. Vì muốn tồn tại và phát triển xí nghiệp thì phải bán được hàng. SV: Trần Lý Kim Châu 3 Lớp: C11QDN18 GVHD: Ths. Đỗ Đức Hạnh - Chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình sẵn có. Hàng có phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng mới bán được nhiều, được nhanh, mới không bị tồn đọng. - Muốn biết thị trường và người tiêu dùng cần gì thì phải nghiên cứu thị trường cẩn thận và phải có phản ứng linh hoạt. - Marketing gắn liền với tổ chức và quản lý Marketing đòi hỏi phải đưa nhanh tiến độ khoa học và sản xuất và kinh doanh. Công việc của Marketing là biến các nhu cầu xã hội thành những cơ hội sinh lời và cũng từ các định nghĩa trên, ta rút ra 5 nhiệm vụ của Marketing là: 1. Lập kế hoạch (Planning) 2. Nghiên cứu (Research) 3. Thực hiện (Implementation) 4. Kiểm soát (Control) 5. Đánh giá (Evaluation) Nếu ghép 5 chữ cái đầu của 5 thuật ngữ trên và xếp theo thứ tự ta được chữ: PRICE (nghĩa đen là cái giá đỡ) và chính 5 nhiệm vụ trên cũng là cốt lõi, công việc của Marketing mà mọi Công ty phải làm nếu muốn ứng dụng có hiệu quả Marketing trong sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể phát biểu định nghĩa tóm tắt cho Marketing hiện đại là: Marketing đó là quá trình quản lý mang tính chất xã hội nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn, thông qua việc ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác. 1.1.2. Chức năng và vai trò của Marketing 1.1.2.1. Chức năng của marketing - Khảo sát thị trường, phân tích nhu cầu, dự đoán triển vọng. - Kích thích cải tiến sản xuất để thích nghi với biến động của thị trường và khách hàng. - Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu khách hàng. - Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.1.2.2. Vai trò của marketing SV: Trần Lý Kim Châu 4 Lớp: C11QDN18 GVHD: Ths. Đỗ Đức Hạnh - Giúp cho Công ty hoạt động nhịp nhàng, không bị ngưng trệ, nắm bắt được thị hiếu nhu cầu của khách hàng đồng thời xác định vị trí của Công ty trên thương trường. - Marketing làm thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng cho nên nhiệm vụ cơ bản đối với Marketing là sản sinh ra nhiệt tình của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ. - Marketing làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ hiệu quả với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được. 1.1.3. Mục tiêu của Marketing 1.1.3.1. Tối đa hoá tiêu dùng - Marketing tạo điều kiện dễ dàng và kích thích tiêu thụ tối đa. - Dân chúng tiêu thụ nhiều hơn thì nhà Marketing sẽ hạnh phúc hơn. 1.1.3.2. Tối đa hoá sự thoả mãn của người tiêu thụ Làm cho người tiêu thụ thoả mãn tối đa (chất lượng) chứ không phải bản thân sự tiêu thụ (số lượng). 1.1.3.3. Tối đa hoá sự chọn lựa Là làm cho sản phẩm đa dạng và tối đa sự chọn lựa của họ, giúp họ tìm được cái làm thoả mãn cao nhất sở thích của họ về nhu cầu, vật chất tinh thần. 1.1.3.4. Tối đa hoá chất lượng cuộc sống Là làm tăng chất lượng cuộc sống: chất lượng hàng hoá và dịch vụ, chất lượng môi trường sống, thẩm mỹ, danh tiếng…Đây là mục tiêu cao nhất của Marketing. 1.2. Chiến lược sản phẩm 1.2.1. Vai trò của chiến lược sản phẩm - P1 có vai trò cực kỳ quan trọng, là nền tảng, xương sống của 4P - Giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, hạn chế rủi ro, thất bại. - P1 chỉ đạo thực hiện hiệu quả các P còn lại trong Marketing. - Giúp thực hiện các mục tiêu chung: lợi nhuận, thế lực, uy tín, an toàn và hiệu quả. - Chiến lược sản phẩm – vũ khí cạnh tranh sắc bén. SV: Trần Lý Kim Châu 5 Lớp: C11QDN18 GVHD: Ths. Đỗ Đức Hạnh 1.2.1.1. Các chiến lược sản phẩm  Chiến lược chủng loại sản phẩm - Mở rộng chủng loại: tăng theo tuyến sản phẩm theo chiều rộng, chiều sâu sản phẩm chi tiết cho tất cả các dạng. - Hạn chế chủng loại: loại bớt tuyến sản phẩm kém chất lượng, tập trung cho sản phẩm chủ lực. - Thiết lập chủng loại, định vị sản phẩm: củng cố vị trí sản phẩm đối với đối thủ cạnh tranh, tăng cường các tuyến định vị sản phẩm, lôi cuốn khách hàng.  Chiến lược hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng - Nâng cao hiệu suất, công suất của công cụ hiện có. - Khai thác các thuộc tính của sản phẩm để làm thoả mãn người tiêu dùng. - Nâng cao chất lượng (có quan hệ đến giá cả thích hợp) 1.2.1.2. Chiến lược đổi mới chủng loại sản phẩm - Phát triển thêm sản phẩm mới cho thị trường hiện tại. - Đổi mới theo dạng thương mại đi lên và đi xuống:  Thương mại đi lên: tạo ra sản phẩm danh tiếng, định giá cao cùng kinh doanh với sản phẩm hiện tại định giá thấp để “lôi kéo, giữ chân”  Thương mại đi xuống: thêm sản phẩm định giá thấp trong tuyến sản phẩm danh tiếng để thêm khách hàng và tăng thị phần. 1.3. Chiến lược giá 1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của giá cả a) Tầm quan trọng của giá cả - Đối với khách hàng giá cả là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác, là đòn bẩy kích thích tiêu dùng. - Đối với doanh nghiệp giá cả là vũ khí để cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh số, lợi nhuận, gián tiếp thể hiện chất lượng và ảnh hưởng đến chương trình Marketing chung. b) Vai trò của giá cả - Giá cả hình thành dựa trên: giá trị sử dụng giá trị giá cả SV: Trần Lý Kim Châu 6 Lớp: C11QDN18 GVHD: Ths. Đỗ Đức Hạnh - Trong thực tế giá cả sản phẩm không chỉ liên quan đến thuộc tính vật chất đơn thuần mà nhà sản xuất còn định giá đi kèm theo những sản phẩm dịch vụ và lợi ích khác nhau làm thoả mãn hơn nhu cầu khách hàng. 1.3.2. Những mục tiêu của định giá  Những mục tiêu của định giá Hình 1.1: MỤC TIÊU VIỆC ĐỊNH GIÁ 1.3.3. Chiến lược giá của xí nghiệp a) Chiến lược giá hướng vào doanh nghiệp - Quan tâm đến lợi ích cá nhân doanh nghiệp. - Chiến lược giá xuất phát từ chi phí sản xuất. - Chiến lược giá để đạt được lợi nhuận tối đa. b) Chiến lược giá hướng ra thị trường - Quan tâm đến thị hiếu khách hàng, tiềm năng thị trường và đối thủ cạnh tranh. - Chiến lược giá ban đầu khi thâm nhập thị trường. - Chiến lược giá cạnh tranh. c) Chiến lược giá theo khu vực - Định giá tại địa điểm sản xuất. - Định giá tại nơi tiêu thụ. - Định giá phân phối giống nhau. 1.4. Chiến lược phân phối sản phẩm 1.4.1. Tầm quan trọng của phân phối SV: Trần Lý Kim Châu 7 Lớp: C11QDN18 Mục tiêu định giá Tăng doanh số Tăng lợi nhuận Giữ thế ổn định Gia tăng khối lượng bán Thâm nhập thị trường Tối đa hoá lợi nhuận Đạt lợi nhuận mục tiêu Chấp nhận giá cạnh tranh Cạnh tranh không qua giá GVHD: Ths. Đỗ Đức Hạnh 1.4.1.1. Vai trò của phân phối - Là cầu nối giúp cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng, thời gian, đúng địa điểm, đúng kênh, luồng hàng. - Tập trung sản phẩm, điều hoà phân phối sản phẩm. - Làm tăng giá trị sản phẩm. - Tổ chức điều hành vận chuyển, tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro thiệt hại. 1.4.1.2. Khái quát về kênh phân phối - Là tuyến đường giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của họ đến tay người tiêu dùng hay người sử dụng công nghiệp. - Một kênh phân phối đầy đủ gồm có: nhà sản xuất, thành viên trung gian tham gia phân phối (đại lý, buôn sỉ, buôn lẻ) và người tiêu dùng. - Hệ thống kênh phân phối gồm có người cung cấp và người tiêu dùng cuối cùng; hệ thống các thành viên trung gian phân phối; cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển và tồn trữ; hệ thống thông tin thị trường và các dịch vụ của hoạt động mua bán. 1.4.2. Các chức năng của phân phối - Tiếp cận người mua, thông tin người bán. - Tồn trữ và lưu kho. - Phân chia và tạo ra các phân cấp mặt hàng. - Bán hàng và giúp đỡ bán hàng. - Cung cấp tài chính tín dụng và thu hồi tiền hàng. - Vận chuyển và giao hàng. - Xử lý đơn hàng, thu thập chứng từ và lập hoá đơn. 1.5. Hoạch định chiến lược Marketing cho doanh nghiệp 1.5.1. Phân tích thực trạng hoạt động Marketing của Công ty Trình bày các số liệu cơ bản có liên quan về tình hình thị trường, sản phẩm, cạnh tranh, phân phối… của Công ty để từ đó thấy được tình hình hoạt động Marketing của Công ty mà có chính sách, chiến lược điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu cạnh tranh của Công ty. 1.5.2.Phân tích môi trường kinh doanh của công ty 1.5.2.1. Môi trường vĩ mô SV: Trần Lý Kim Châu 8 Lớp: C11QDN18 GVHD: Ths. Đỗ Đức Hạnh Là nơi mà Công ty phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và phát hiện những đe doạ, nó bao gồm tất cả những nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty. Các lực lượng bên ngoài không thể kiểm soát được. Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, yếu tố văn hoá – xã hội, yếu tố chính trị và pháp luật, yếu tố công nghệ và các yếu tố về môi trường tự nhiên. 1.5.2.2. Môi trường vi mô Bao gồm các nhân tố trong môi trường của Công ty, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục vụ của Công ty đối với thị trường. Các yếu tố của môi trường vi mô gồm: các nhà cung ứng, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các yếu tố môi trường vi mô để nhận ra những mặt mạnh và mặt yếu của Công ty để có chiến lược phù hợp. 1.5.3. Các mục tiêu cần đạt được Xác định các chỉ tiêu mà kế hoạch muốn đạt được về khối lượng tiêu thụ, thị phần, lợi nhuận, chính sách phục vụ khách hàng… từ mục tiêu tài chính đến cụ thể hoá mục tiêu về Marketing. 1.5.4.Chiến lược Marketing cho Công ty Xác định các chỉ tiêu mà kế hoạch muốn đạt được về chiến lược Marketing sẽ được sử dụng để đạt được những mục tiêu của kế hoạch về thị trường mục tiêu, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, mạng lưới phân phối, lực lượng bán hàng, dịch vụ bán hàng, quảng cáo và các biện pháp kích thích tiêu thụ, chiến lược nghiên cứu phát triển và nghiên cứu Marketing. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Tóm lại, Marketing đã tác động đời sống của mỗi con người trong xa hội, nó được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực ngoài lĩnh vực kinh tế. Nó không chi thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạt động kinh tế mà còn cả lĩnh vực phi thương mại. Nó trở thành chìa khóa dẫn đến thành công của nhiều doanh nghiêp trong việc tăng khã năng tiêu thụ và tăng lợi nhuận cho doanh. SV: Trần Lý Kim Châu 9 Lớp: C11QDN18 GVHD: Ths. Đỗ Đức Hạnh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CP DV HÀNG HẢI DẦU KHÍ HƯNG THÁI 2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải - Dầu Khí Hưng Thái 2.1.1. Giới thiệu chung - Tên tiếng Việt của Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HẢI - DẦU KHÍ HƯNG THÁI. -Tên tiếng Anh: Hung Thai Marine – Offshore Services Joint Stock Company -Địa chỉ: Số 92 Lý Tự Trọng, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. -Điện thoại: 0643.583839 – 586686 -Fax: 0643583949 - Tài khoản: 00710000009779- NH TMCP Hàng Hải Việt Nam -Mã số thuế: 3500798008 -Email: hmosc.com.vn - - Lo go công ty: 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hải - Dầu khí Hưng Thái (HMOSC), tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Hưng Thái, được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 490300373 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Trong những năm đầu mới thành lập, HMOSC tập trung chủ yếu trong lĩnh vực quản lý điều hành kinh doanh khai thác hệ thống kho chứa hàng rời (bunkering services), chuyên cung ứng các sản phẩm dầu nhớt cho các phương tiện nổi, đội tàu của các Doanh nghiệp và các nhà thầu dầu khí từ Đà Nẵng trở vào. Sau một thời gian ngắn, HMOSC đã sở hữu một hệ thống gồm 08 kho bồn SV: Trần Lý Kim Châu 10 Lớp: C11QDN18 [...]... QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP DV HÀNG HẢI DK HƯNG THÁI (201 0– 2012) Đơn vị tính: đồng SV: Trần Lý Kim Châu 20 Lớp: C11QDN18 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải – Dầu Khí Hưng Thái GVHD: Ths Đỗ Đức Hạnh 2.2 Thực trạng phân tích hoạt động marketing tại Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải Dầu Khí Hưng Thái 2.2.1 Đặc điểm hoạt động bán hàng, thị trường và khách hàng của công ty. .. doanh Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải – Dầu Khí Hưng Thái) 2.2.2 Tình hình tổ chức hoạt động marketing của công ty 2.2.2.1 Chiến lược sản phẩm Hiện Công ty đang kinh doanh các chủng loại xăng dầu như xăng không chì M90, M92, M95, dầu Diesel, dầu hoả, dầu FO Trước đây, Công ty còn kinh doanh mặt hàng xăng M83, nhưng do chất lượng không cao (thường sử dụng trong xe 50 phân khối) mà yêu cầu của khách hàng. .. kênh phân phối của công ty chiếm 71,21% tổng số lượng cửa hàng trong tỉnh o Kênh Công ty khách hàng hộ công nghiệp Công ty sẽ bán hàng trực tiếp từ các kho cho các hộ công nghiệp Những hộ công nghiệp này là những nhà máy sản xuất, các Công ty, xí nghiệp như Xí nghiệp Cơ Điện, Công ty Cảng Quốc Tế Cái Mép, Công ty Lê Hùng Sao Mai, DNTN Thuận Phát An Thường những hộ công nghiệp mua hàng của Công ty với... thị hiếu đối khách hàng của Công ty hơn so với các đối thủ cạnh tranh Nhìn chung, khách hàng của Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải - Dầu Khí Hưng Thái gồm có khách hàng trong tỉnh và khách hàng ngoài tỉnh  Khách hàng trong tỉnh Đến cuối năm 2012 tổng số đại lý, tổng đại lý và khách hàng hộ công nghiệp trong tỉnh của công ty là 80 khách hàng Tỷ lệ khách hàng hợp tác kinh doanh với Công ty ngày trở nên thành... lao động tại các đơn vị thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.1: TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CÔNG TY CP DV HÀNG HẢI DK HƯNG THÁI CUỐI 2012 (Đơn vị tính: Người) Đơn vị 1 Khối quản lý và văn phòng Số lao động Tỷ lệ (%) 45 17,72 2 Khối kho 15 5,90 3 Khối vận tải 54 21,26 4 Khối cửa hàng 140 55,12 Tổng số lao động 254 100,00 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải – Dầu Khí Hưng Thái. .. hoạch phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, đến năm 2009 sẽ có 03 nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động với tổng công suất 14,5 triệu tấn xăng dầu/ năm là điều rất cần thiết để cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước Vị trí địa lý của một vùng, miền nơi Công ty hoạt động kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của Công ty Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải - Dầu Khí Hưng Thái nằm trên địa bàn tỉnh... doanh thị phần của Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải - Dầu Khí Hưng Thái và các Công ty kinh doanh xăng dầu khác trên thị trường Vũng Tàu hiện nay như sau: Bảng 2.9: THỊ PHẦN CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN BÀ RỊA VŨNG TÀU Công ty xăng dầu Petrolimex Vũng tàu Petechim Saigon Petro Petrol Hmosc Thị phần (%) 60 18 13 9 Hình 8: THỊ PHẦN CỦA CÁC CÔNG TY Hiện Công ty đang dẫn tóp đầu thị trường xăng dầu ở Vũng Tàu Petechim,... nổ… Về chất lượng lao động tại Công ty thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.2: TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CUỐI NĂM 2012 Trình độ chuyên môn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Đại học 32 12,60 Cao đẳng 10 3,94 Trung cấp 60 23,62 Sơ cấp và công nhân kỹ thuật 152 59,84 Tổng số lao động 254 100,00 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải – Dầu Khí Hưng Thái) SV: Trần Lý Kim Châu... quan hệ với công chúng nhưng ngân sách cho hoạt động này của công ty còn khiêm tốn Hiện Công ty chưa có phòng Marketing nên công tác Marketing của Công ty được các chuyên viên phòng kinh doanh phụ trách thực hiện Vì vậy, các chuyên viên phòng kinh doanh quá nặng nề về nghiệp vụ chuyên môn trong công tác nhập - xuất hàng, báo cáo nên việc thực hiện thăm, viếng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và cập... công ty 2.2.1.1 Đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty Những đặt điểm hoạt động bán hàng trong những năm qua tại Công ty như sau: • Công ty kinh doanh nhiều ngành hàng nhưng việc mua bán, xử lý tình huống ở mỗi giai đoạn không gặp khó khăn, mỗi nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm phụ trách về ngành hàng của mình • Công ty tổ chức nhân viên bán hàng đi chào hàng, giới thiệu hàng hoá cho các nhà sản . ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CP DV HÀNG HẢI DẦU KHÍ HƯNG THÁI 2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải - Dầu Khí Hưng Thái 2.1.1. Giới thiệu chung - Tên tiếng Việt của Công ty: CÔNG TY. Phân tích hoạt động Marketing tại Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải – Dầu Khí Hưng Thái để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh Công. những năm qua, Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải - Dầu Khí Hưng Thái cũng đã phần nào chú trọng đến công tác marketing của mình để khuyến khích khách hàng tiêu thụ các loại hàng hoá do Công ty cung cấp,

Ngày đăng: 09/01/2015, 17:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan