Chiến lược giá

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng thái (Trang 25 - 27)

Đối với giá bán lẻ

Cũng như những thành viên khác, mức giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu là mức giá trần do Bộ Tài chính quy định, thường giá bán lẻ của Công ty không thấp hơn mức giá trần để đảm bảo kinh doanh có lời. Giá bán lẻ được niêm yết tại các cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty trong 3 năm từ 2010 - 2012 như sau:

Bảng 2.7:GIÁ BÁN LẺ XĂNG DẦU QUA CÁC NĂM 2010– 2012

Đơn vị tính: đồng/lít

Tên hàng Thời gian niêm yết giá

09/08/2010 29/03/2011 10/10/2011 28/08/2012 28/12/2012

M95 16.900 21.800 21.300 24.150 23.650

M92 16.400 21.300 20.800 23.650 23.150

Dầu hoả 15.100 20.800 20.200 21.900 21.600

Diesel (0.05s) 14.750 21.100 20.400 21.850 21.600

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CP Dịch Vụ Hàng Hải – Dầu Khí Hưng Thái)

Việc điều chỉnh giá xăng dầu lần này của Công ty được thực hiện theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Kinh doanh xăng dầu, các văn bản hướng dẫn của liên bộ Tài Chính – Công Thương và bám sát diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới.

Để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, đồng thời để giữ chân và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, trong những năm qua công ty đưa ra chiến lược giá bán buôn như sau:

Giá bán cho tổng đại lý và đại lý

Đối với các đại lý và tổng đại lý Công ty đưa ra chiến lược giá là cho họ hưởng mức thù lao trên mỗi lít xăng dầu. Giá bán cho tổng đại lý và đại lý được tính bằng giá bán lẻ trừ khoản thù lao. Căn cứ vào quãng đường xa gần, chi phí vận chuyển, mức thù lao đại lý của đối thủ mà công ty đưa ra mức thù lao cho họ hưởng. Vì vậy, tuỳ từng đại lý mà có sự điều chỉnh khác nhau. Thông thường mức thù lao của tổng đại lý và các đại lý dao động trong khoảng từ 150 – 170 đồng/lít đối với mặt hàng dầu và từ 220 – 250 đồng/lít đối với xăng các loại.

Giá bán buôn, bán sỉ cho khách hàng hộ công nghiệp

Đối với những khách hàng này Công ty đưa ra chiến lược giá là cho họ hưởng mức hoa hồng trên mỗi lít xăng dầu, là giảm từ 20 – 50 đồng/lít so với giá xăng dầu bán lẻ. Cũng như các đại lý, công ty căn cứ vào chi phí vận chuyển, quãng đường vận chuyển và các đối thủ cạnh tranh mà công ty quyết định mức hoa hồng cho họ hưởng. Thường công ty có sự chào giá trước, nếu có sự đồng ý của khách hàng thì công ty ký kết hợp đồng, còn nếu khách hàng không đồng ý do mức hoa hồng trên mỗi lít xăng dầu họ hưởng thấp hơn những đối thủ khác thì công ty tiếp tục có sự thoả thuận với họ sao cho hai bên có thể chấp nhận được.

Ngoài ra, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc Công ty ở các huyện: Long Điền, Long Hải, Đất Đỏ để có thể cạnh tranh với các trạm nổi của tư nhân, cũng như các đại lý bán lẻ của các đối thủ cạnh tranh từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận… thì Công ty có chính sách giá ưu đãi từ 5 – 10 đồng/lít để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của Công ty và để giữ thị trường của mình.

Nhìn chung, trong thời gian qua công ty đã chủ động linh hoạt được trong chính sách giá cả cho từng khách hàng cho nên công ty đã thu hút được sự chú ý của khách hàng gần xa. Tuy nhiên, trong chính sách thù lao cho đại lý vẫn chưa có sự điều chỉnh hợp lý lắm, thường chỉ căn cứ vào những quyết định mang tính cảm

xăng dầu trên thị trường và mối quan hệ giữa các đại lý mà chưa có chiến lược giá bài bản cho khách hàng.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích hoạt động marketing tại công ty cp dịch vụ hàng hải – dầu khí hưng thái (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w