1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trường

50 5K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 11,24 MB

Nội dung

tiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trườngtiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trường

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Bài tiểu luận:

AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG

TPHCM tháng 05 năm 2011

Trang 2

Lời nói đầu

Quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc vớimáy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường… Đây là một quá trình hoạt động phong phú,

đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro… làm chongười lao động có thể bị tai nạn và mắc bệnh nghề nghiệp Không chỉ ở nước ta, tai nạn laođộng là vấn đề luôn phát sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào vàbất kỳ lúc nào

Xây dựng là ngành sản xuất đang phát triển, thu hút nhiều lao động, góp phần phát triểnkinh tế Song, xây dựng là ngành lao động tạo ra nhiều rủi ro, nguy hiểm cho người lao động

Theo kinh nghiệm cho biết có nhiều trường hợp tai nạn lao động xảy ra do nguyên nhânliên quan đến những thiếu sót trong hồ sơ thiết kế, chủ yếu là thiếu biện pháp bảo hộ lao động.Điều quan trọng nhất trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công là phải đề ra đượcbiện pháp thi công tối ưu với yêu cầu trước tiên là phải đảm bảo an toàn lao động, sau đó mớiđến vấn đề kinh tế và các yếu tố khác

Trang 3

1 TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Điều kiện lao động

Trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm vật chất cho gia đình và xã hội, con ngườiphải làm việc trong những điều kiện nhất định, gọi là điều kiện lao động Điều kiện lao độngnói chung bao gồm hai mặt: một là quá trình lao động, hai là tình trạng vệ sinh của môi trườngtrong đó quá trình lao động thực hiện

Những đặc trưng của quá trình lao động, tính chất và cường độ lao động, tư thế của conngười khi làm việc, sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể, tình trạng vệ sinh môi trường sảnxuất đặc trưng bởi: điều kiện vi khí hậu, nồng độ hơi, bụi trong không khí, mức độ tiếng ồn,rung động, độ chiếu sáng…

1.1.2 Tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận, chứcnăng nào của cơ thể con người do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý,hóa và sinh học xảy ra trong quá trình lao động

1.2 Điều kiện lao động trong ngành xây dựng

Trang 4

Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: công việc thường được tiến hành ngoài trời,trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, địa bàn lao động luôn thay đổi, do đó điềukiện lao động của công nhân có những đặc điểm sau:

- Chỗ làm việc của công nhân luôn thay đổi trong phạm vi một công trình, phụ thuộc vàotiến độ công trình, do đó điều kiện lao động cũng thay đổi theo

- Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (như thi công đất, bêtông, vận chuyển vật liệu), mức độ cơ giới hóa thi công còn thấp nên phần lớn công nhân phảilàm thủ công, tốn nhiều công sức và năng suất lao động thấp, yếu tố rủi ro còn nhiều

- Có nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gò bó, nhiều công việcphải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm, lại có những việc làm ở sâu dưới đất,dưới nước…nên có nguy cơ tai nạn

- Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm (bụi, hơi, khí độc, tiếngồn…), nhiều công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của khí hậu, thời tiết nhưnắng gắt, mưa gió,… làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động

- Do địa bàn luôn thay đổi nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thường là tạm bợ,công tác vệ sinh lao động chưa được quan tâm đúng mức

- Người lao động chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên trong xử lý công việc, xử

lý tình huống còn lúng túng, thậm chí thao tác sai dẫn đến tai nạn lao động

Qua phân tích trên ta thấy rằng điều kiện lao động trong ngành xây dựng có nhiều khókhăn, phức tạp, nguy hiểm và độc hại, cho nên phải hết sức quan tâm đến cải thiện điều kiệnlao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình lao động

1.3 Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong xây dựng

1.3.1 Nguyên nhân về thiết kế và thi công công trình

 Do thiết kế

Trang 5

Thông thường tai nạn xảy ra do nguyên nhân này ít, nhưng khi xảy ra thì hết sức nghiêmtrọng Những thiếu sót trong thiết kế như tính toán sai, bố trí kết cấu không hợp lý, lựa chọnvật liệu không đúng… có thể dẫn đến tai nạn ngay khi chế tạo kết cấu hay khi thi công Tainạn thường xảy ra như sụp đổ công trình khi tháo dỡ ván khuôn, đổ tường khi có gió bão.

Sụp nóc lò than ở Quảng Ninh

 Do thiết kế biện pháp công nghệ

Để tạo ra bộ phận công trình cần có thiết kế biện pháp công nghệ như biện pháp chống đỡván khuôn, biện pháp chống đỡ sạt lở vách đất khi thi công… Sự thiếu sót trong thiết kế biệnpháp công nghệ có thể dẫn đến sụp đổ công trình, gây tai nạn lao động

 Do kỹ thuật thi công

Đây là nguyên nhân phổ biến trong xây dựng Do tính đa dạng và phức tạp của công việc,

do thiếu hụt kiến thức chuyên môn, do trình độ nghiệp vụ của người thực hiện công việc thấp,không nắm vững quy trình làm việc đảm bảo an toàn… Những yếu tố này trực tiếp gây ra tainạn lao động

 Do tổ chức thi công

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố và tai nạn lao động hiện nay ởcác công trình xây dựng Việc tổ chức thi công không khoa học không những làm giảm năng

Trang 6

suất lao động, chất lượng công trình mà còn liên quan rất nhiều đến vấn đề an toàn – vệ sinhlao động, biểu hiện của công tác này ở chỗ:

- Bố trí ca, kíp không hợp lý hay kéo dài thời gian làm việc của công nhân dẫn đến tìnhtrạng sức khỏe giảm sút, thao tác mất chính xác, xử lý sự

cố và tình huống kém gây ra tai nạn lao động

- Sử dụng công nhân không đúng trìng độ nghiệp

vụ, làm sai quy trình dẫn đến xảy ra sự cố

- Thiếu nơi nghỉ ngơi cho công nhân làm ảnh hưởng

1.3.2 Nguyên nhân về kỹ thuật

 Do dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh

Máy móc, phương tiện, dụng cụ thiếu, không hoàn chỉnh hay hư hỏng như thiếu cơ cấu

an toàn, thiếu che chắn, thiếu hệ thống báo hiệu phòng ngừa

 Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn

Bị xe xúc cán qua người

Trang 7

Thể hiện qua một số hình thức sau:

- Vi phạm trình tự tháo dỡ cột chống, ván sàn trong các kết cấu bê tông, cốt thép

- Đào hố móng sâu kiểu hàm ếch, hay đào thành đứng ở nơi nền đất yếu nhưng khôngchống đỡ dẫn đến sụt lỡ công trình

- Làm việc trên cao không có dây an toàn, trong hầm sâu hoặc ở dưới nước không cóbình oxy

- Sử dụng phương tiện chuyên chở vật liệu để chở người

1.3.3 Nguyên nhân về tổ chức

 Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên

Việc kiểm tra giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những quy phạm trong quátrình thi công, nếu không làm thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm và ý thứcthực hiện các công tác về an toàn hay các sai phạm không được phát hiện kịp thời dẫn đến xảy

ra sự cố tai nạn lao động

 Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động

Chế độ bảo hộ lao động gồm nhiều vấn đề như: chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, trang

bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ nồi dưỡng độc hại… nếu không thực hiện một cáchnghiêm chỉnh sẽ làm giảm sức khỏe người lao động, không hạn chế được tai nạn và mức độnguy hiểm

1.3.4 Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc

- Làm việc trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt: nắng nóng, mưa gió, sươngmù…

- Môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứa nhiều yếu tố độc hại

- Làm việc trong môi trường áp suất cao hay quá thấp

- Làm việc trong tư thế gò bó, chênh vênh nguy hiểm

Trang 8

- Công việc đơn điệu, nhịp điệu lao động quá khẩn trương, căng thẳng vượt quá khảnăng giác quan của người lao động.

1.3.5 Nguyên nhân do bản thân người lao động

 Thao tác vận hành không đúng kỹ thuật, không đúng quy trình

Người công nhân làm việc không đúng chuyên môn dẫn đến thao tác sai, xử lý tìnhhuống kém dẫn đến sự cố mất an toàn

 Vi phạm kỷ luật lao động

Ngoài việc vi phạm các quy định về an toàn trong quá trình làm việc, người công nhânnếu thiếu ý thức, đùa nghịch trong khi làm việc, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cánhân, tự ý làm những công việc không phải nhiệm vụ của mình… sẽ gây ra sự cố tai nạn laođộng

Không tuân thủ an toàn và bảo hộ lao động trong lúc làm việc

 Sức khỏe và trạng thái tâm lý

Tuổi tác, trạng thái sức khỏe, trạng thái thần kinh tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề

an toàn vì khi đó khả năng làm chủ thao tác kém, thao tác sai hoặc nhầm lẫn,làm liều, làm ẩu

Trang 9

Để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động, Thanh tra Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội kết hợp với Thanh tra của 7 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công tyRobert Bosch Việt Nam tổ chức chương trình Hướng dẫn An toàn lao động tại 100 công trìnhxây dựng trong cả nước.

Hướng dẫn an toàn lao động cho công nhân

2 NHỮNG YÊU CẦU ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

2.1 Những yêu cầu về an toàn và vệ sinh công nghiệp khi thiết kế tổng mặt bằng

2.1.1 Khái niệm chung

Xí nghiệp công nghiệp là nơi sử dụng máy móc và thiết bị làm ra sản phẩm phục vụ chonhu cầu sản xuất và đời sống con người Một đặc điểm chung nhất của các xí nghiệp hiện nay

là sản phẩm đa dạng, mặt bằng và không gian chật hẹp Chính những vấn đề đó đã gây ra rấtnhiều trở ngại trong sản xuất nói chung và trong công tác an toàn lao động nói riêng Vì vậytrước khi xét tới những yêu cầu về an toàn khi thiết kế tổng mặt bằng, ta cần biết được xínghiệp thuộc loại hình nào, đặc điểm sản xuất là gì để làm cơ sở cho việc thiết kế tổng mặtbằng

Trang 10

 Dựa vào tiêu chuẩn vệ sinh, người ta phân xí nghiệp ra 5 nhóm:

- Nhóm thứ 1: gồm các ngành sản xuất có liên quan đến một số chất hóa học như nitơ,clo, thủy ngân, axit…

- Nhóm thứ 2: gồm các ngành có liên quan đến cao su, amoniac, este…

- Nhóm thứ 3: gồm các ngành sản xuất chất dẻo, mỡ bằng phương pháp tiếp xúc, sơn,phân bón…

- Nhóm thứ 4: gồm các ngành sản xuất glixerin, xà phòng, khí dấu mỏ…

- Nhóm thứ 5: gồm các ngành sản xuất khí đioxit cacbon, oxy và nitơ khí nén…

 Dựa vào tính chất cháy, nổ nguy hiểm phân ra làm 6 hạng:

- Hạng A: nguy hiểm cả cháy và nổ

• Chất khí có giới hạn nồng độ cháy nổ nhỏ hơn hoặc bằng 10% thể tích không khí

• Chất lỏng có khả năng bùng cháy ở nhiệt độ nhỏ hơn 28oC

• Hỗn hợp dễ nổ có thể tích quá 5% thể tích không khí phòng

- Hạng B: nguy hiểm cả cháy và nổ

• Chất khí có giới hạn nồng độ trên 10% thể tích không khí

• Chất lỏng có khả năng bùng cháy ở nhiệt độ từ 28oC đến 61oC

- Hạng C: nguy hiểm cháy

• Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 61oC

• Bụi và chất xơ có giới hạn nổ lớn hơn 65g/m

- Hạng D: không thể hiện đặc tính nguy hiểm của sản xuất (các chất, vật liệu khôngcháy trong trạng thái nóng)

- Hạng E: không thể hiện đặc tính nguy hiểm của sản xuất (các chất không cháy trongtrạng thái nguội)

Trang 11

- Hạng F: nguy hiểm nổ

• Chất khí dễ cháy không qua pha lỏng

• Bụi nguy hiểm nổ với số lượng có thể tạo nên hỗn hợp dễ nổ có thể tích vượt 5% thểtích không khí phòng

Việc thiết kế tổng mặt bằng đòi hỏi phải đảm bảo các yếu tố như: việc bố trí dây chuyềnsản xuất thuận lợi và hiệu quả, bảo đảm công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp, đặc biệt chú

ý đến vấn đề môi trường

2.1.2 Các yêu cầu về công tác an toàn phòng cháy, nổ

 Khoảng cách an toàn phòng cháy

Khoảng cách an toàn phòng cháy nhằm đảm bảo nếu không may có đám cháy xảy ra thìkhông cháy lan sang các công trình lân cận Khi thiết kế công trình, cần căn cứ vào tiêu chuẩnkhoảng cách an toàn để thiết kế

Bảng: Khoảng cách phòng cháy giữa các công trình

(theo TCVN 2662-1995)Bậc chịu lửa của các

ngôi nhà hay công

Trang 12

- Khoảng cách an toàn phòng nổ được xác định theo công thức:

R c ≥ k c3

n q

Trong đó: RC khoảng cách an toàn địa chấn không làm phá hoại ngôi nhà tính từ điểm nổ

kC hệ số phụ thuộc vào tính chất của đất

q khối lượng thuốc nổ (kg)

Trang 13

Khi thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng phải tính đến hệ thống đường giao thông nóichung Hệ thống đường giao thông này phải đảm bảo cho xe chữa cháy đến được bất kỳ ngôinhà hay công trình nào ở cả 2 phía, riêng đối với nhà có diện tích từ 10ha trở lên phải đếnđược cả 4 phía Đường nội bộ xí nghiệp phải rộng ít nhất 3,5m, nếu là đường cụt phải dànhmột diện tích 12 x 12m để quay xe.

Ngoài ra phải chú ý đường giao thông phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện,tránh sự chồng chéo giữa các đường vận chuyển với đường có nhiều người đi lại và ban đêmphải có đèn chiếu sáng

2.1.3 Các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường

Khi thiết kế cần nắm vững các yêu cầu, quy phạm, tiêu chuẩn vệ sinh, bảo vệ môi trườngtrong xây dựng và công nghiệp Các tiêu chuẩn đó đã được quy định dựa trên cơ sở các yếu tốảnh hưởng đến công tác vệ sinh công nghiệp và môi trường như:

- Yếu tố chiếu sáng tự nhiên: ánh sáng tự nhiên tốt sẽ giảm sự giao động đột ngột và bức

xạ nhiệt trong phòng

- Hướng nhà: để đảm bảo thông gió tự nhiên và chiếu sáng tốt, đồng thời giảm bức xạnhiệt trực tiếp của mặt trời, theo quy định này thì trục dọc của ngôi nhà nên tạo thành góckhông nhỏ hơn 45o so với hướng gió, nhà hình chữ U, chữ E thì phần lõm của ngôi nhà quay

+ Khi a < 3m thì lấy

2

' h H

Trong đó: a: khoảng cách từ mép cửa trời đến mép mái

Trang 14

H: chiều ccao từ mép mái đến mặt đất

H’: chiều cao từ mép cửa trời đến mặt đất

h: chiều cao của nhà nhỏ chắn gió

l: khoảng cách giữa 2 nhà

- Khoảng cách vệ sinh từ các kho chứa vật liệu bụi đến các nhà phụ không nhỏ hơn20m, đến các nhà phục vụ sinh hoạt không nhỏ hơn 50m

- Khoảng cách từ các nhà sản xuất có mức ồn 90dB đến nhà ở không nhỏ hơn 100m

- Khoảng cách giữa các nhánh nhà xây theo kiểu chữ U, chữ E lấy bằng nửa tổng chiềucao của chúng nhưng không nhỏ hơn 15m đối với các ngành sản xuất có thoát ra chất độc hại

- Trên tổng mặt bằng xí nghiệp phải có khu vực cách ly để xử lý, chứa các chất độc hạithải ra trong sản xuất

2.2 Những yếu tố cần thiết đảm bảo an toàn khi thiết kế phân xưởng sản xuất

2.2.1 Yêu cầu chung

Để đảm bảo an toàn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, khi thiết kế bất kỳ nhà xưởng nàocũng cần chú ý tới các yêu cầu sau:

- Diện tích, chiều cao nhà xưởng, cấu tạo mặt bằng phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu

- Nhà xưởng phải cao ráo, sáng sủa, thông thoáng và tận dụng triệt để ánh sáng thiênnhiên

- Cách âm, cách rung tốt, đặc biệt đối với các máy có rung động lớn cần phải giảm sựlan truyền của âm thanh và rung động

- Cách nhiệt tốt, có khả năng chống nóng về mùa hè, giữ nhiệt về mùa đông

- Kết cấu phải bền vững không chỉ về phương diện chịu lực mà còn cả chịu nhiệt, chịu

ăn mòn…

Trang 15

2.2.2 Kích thước phòng – xưởng nơi sản xuất

Xuất phát từ yêu cầu chung , kích thước phòng phải đảm bảo cho nơi sản xuất thuận tiện,sạch sẽ, thoáng mát, không gây khó khăn cho việc thực hiện sản xuất, cho công tác đảm bảo

an toàn vệ sinh lao động Vì vậy, khi thiết kế cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Đảm bảo đủ không khí cho công nhân trong phân xưởng, dung tích không ít hơn 14mkhông khí cho 1 người

- Chiều cao phòng xác định tùy theo tính chất và công việc sản xuất nhưng không nhỏhơn 2,6m tính đến dầm, 3,2m tính đến sàn

- Khoảng cách giữa các máy, giữa máy với tường của từng loại máy được thực hiệntheo quy định sao cho vị trí làm việc của công nhân thoải mái, không gây khó khăn hay mất antoàn cho máy khác Khoảng cách tối thiểu không nhỏ hơn 1m, đặc biệt đối với máy hay thiết

bị có mức độ nguy hiểm cao như nồi hơi, lò thì không nhỏ hơn 1,5m

- Hành lang đi lại, nhà kho và những nơi điều khiển thiết bị không thấp hơn 2,2m

- Diện tích làm việc của 1 công nhân không ít hơn 4m

- Lối đi của cần trục hay băng chuyền không được bố trí trên các lối qua lại dành chongười

2.2.3 Bố trí phòng và thiết bị sản xuất

Bố trí phòng và thiết bị cần chú ý đến vấn đề thông hơi, thoáng khí, đặc biệt cần chú ýkhi thiết bị có thoát ra các hơi và khí độc hại

Để đảm bảo thông gió tốt, trục dọc nhà nên bố trí xiên góc 45o so với hướng gió chính

Các nhà sản xuất không nên bố trí có trần để đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiêntốt Các tầng hầm và nửa chìm nửa nổi có thể là nơi tích lũy hơi và khí độc, vì vậy đối với cácngành sản xuất thuộc hạng A không được bố trí kiểu này

Đối với thiết bị có độ rung lớn, có tiếng ồn trên 90dB hay thoát ra nhiều chất độc hại thìphải bố trí cách ly và nền xưởng phải có kết cấu vững chắc

Trang 16

Các thiết bị cùng loại nên bố trí cùng 1 chỗ và thứ tự, các vị trí tiếp theo cần ưu tiên theothứ tự dây chuyền công nghệ để đảm bảo việc vận chuyển gần nhất.

Đối với các xưởng có chất dễ cháy nổ thì nên bố trí cách ly theo quy định, nếu lượng chất

dễ cháy nổ ít, ngoài quy định thì cần bố trí ở phía ngoài cùng, nơi dễ thực hiện công việc chữacháy và ít ảnh hưởng đến xưởng bên cạnh

Đối với nơi sản xuất có chứa các chất dễ cháy, nổ thì kết cấu nhà làm việc cần được trang

bị hệ thống báo cháy, chữa cháy phù hợp

2.2.5 Bố trí nhà phục vụ

Nhà phục vụ sinh hoạt bao gồm phòng thay quần áo, tắm rửa, nghỉ ngơi, nhà vệ sinh…cần bố trí sao cho thuận tiện, sạch sẽ, vệ sinh

- Đối với phòng thay quần áo: gần nơi làm việc, trong phòng trang bị tủ đựng quần áo

và phải có phòng thay đồ nam riêng, nữ riêng

- Phòng tắm nên bố trí gần phòng để quần áo, mỗi phòng tắm tối thiểu 1m x 0,85m vàbình quân cứ 8 người có một phòng đối với ngành sản xuất được xem là bẩn, 10 đến 12 ngườiđối với ngành sản xuất được xem là sạch

- Nhà vệ sinh nên bố trí sao cho từ chỗ làm việc đến đó không quá 100m, số lượng bìnhquân cứ 15 đến 35 người có một nhà kích thước tối thiểu 0,9m x 1,2m cửa mở ra ngoài và cóđầy đủ nước xối và rửa

- Nhà nghỉ ngơi nên bố trí cách xa nơi làm việc có tiếng ồn

Trang 17

3 NHỮNG YÊU CẦU VỀ AN TOÀN KHI TỔ CHỨC THI CÔNG

3.1 Yêu cầu an toàn tối thiểu khi lựa chọn giải pháp công nghệ xây dựng

Giải pháp công nghệ khi thi công có rất nhiều giải pháp khác nhau, việc lựa chọn giảipháp nào xuất phát từ các vấn đề như tính khả thi, chất lượng thi công công trình, thời hạnhoàn thành, giá thành…và yếu tố không thể thiếu được đó là an toàn, vệ sinh lao động và vệsinh môi trường

Trên quan điểm coi vấn đề an toàn và vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường là yếu tố quantrọng nhất thì việc lựa chọn giải pháp công nghệ nên giải quyết theo hướng:

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, sử dụng các phương tiện cơ giới hóa đếnmức cao nhất, công xưởng hóa việc chế tạo và chuẩn bị vật liệu, tạo điều kiện nâng cao năngsuất, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

- Tính toán độ bền, độ ổn định của các hệ thống kết cấu như dàn giáo, cột chống, vánkhuôn…phải hết sức chính xác và an toàn

- Tổ chức lao động và chuẩn bị điều kiện lao động 1 cách khoa học, trang bị bảo vệ cánhân đầy đủ, góp phần cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, hạn chấ tai nạn rủi ro

- Đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trên công trường

- Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, chuẩn bị mọi phương án, phương tiện phòngchữa cháy khi có sự cố

3.2 Yêu cầu an toàn khi lập tiến độ thi công

Trang 18

Tiến độ thi công có vai trò quan trọng trong công tác bảo hộ lao động bởi nó liên quanđến mức độ huy động máy móc, thiết bị, vật liệu, con người và đặc biệt là nhịp độ lao động,chính những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xảy ra và mức độ của tai nạnlao động vì vậy, khi lập tiến độ thi công cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Trình tự và thời gian thi công các công việc phải xác định trên cơ sở yêu cầu và điềukiện kỹ thuật để đảm bảo sự ổn định từng bộ phận hay toàn bộ công trình tại bất kỳ thời điểmnào , tránh tình trạng chồng chéo, nhịp dộ lao động thay đổi 1 cách bất bình thường

- Khi tổ chức thi công xen kẽ không được phép bố trí người làm việc ở độ cao khácnhau trên một trục thẳng đứng nếu không có sàn, lưới bảo vệ

- Không bố trí làm việc trong tầm làm việc của thiết bị nặng

- Xác định kích thước các công đoạn, tuyến công tác hợp lý sao cho việc di chuyển củatoàn đội nói chung và cá nhân nói riêng trong 1 ca làm việc là ít nhất

- Khi tổ chức thi công theo dây chuyền phải đảm bảo sự nhịp nhàng giữa các bộ phận,tránh chồng chéo nhau làm giảm năng suất và dễ gây ra tai nạn lao động

- Khi công việc đòi hỏi thực hiện trong thời gian ngắn thì việc lập tiến độ cần khai tháctối đa về lực lượng lao động, về máy móc thiết bị, không nên kéo dài thời gian làm việc củacông nhân quá mức

3.3 Yêu cầu an toàn trong việc bố trí mặt bằng thi công

Thiết kế tổng mặt bằng thi công không chỉ đơn phương chú ý đến dây chuyền sản xuất,

sự thuận tiện cho thi công mà còn phải chú ý đến vấn đề an toàn, vệ sinh lao động và vệ sinhmôi trường, bởi nếu việc bố trí không phù hợp có thể sẽ dẫn đến xảy ra tai nạn lao động, phátsinh bệnh nghề nghiệp, giảm năng suất, gây ô nhiễm môi trường… Vì vậy khi thiết kế tổngmặt bằng thi công phải xem xét các vấn đề liên quan đến công tác bảo hộ lao động sau:

- Bố trí hợp lý hệ thống kho, bãi chứa vật liệu

- Thiết kế các phòng sinh hoạt cho công nhân cần được thiết kế đầy đủ, đúng quy định

vì đây chính là vấn đề nếu không quan tâm đúng mức sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng

Trang 19

- Thiết kế đường vận chuyển và đi lại trên công trường 1 cách hợp lý, rộng rãi.

- Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho tổng mặt bằng nói chung và nơi làm việc ban đêmnói riêng phải đảm bảo độ soi rọi tối thiểu

- Vùng nguy hiểm như trạm biến thế, vùng cần trục hoạt động, kho chứa vật liệu dễcháy nổ… cần được làm rào chắn và biển báo nguy hiểm

- Thiết kế biện pháp chống ồn ở các khu vực có mức ồn lớn

- Thiết kế hệ thống thu lôi chống sét cho giàn giáo kim loại, cần trục, các công trìnhcao, các công trình độc lập

4 KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC XÂY DỰNG

4.1 Kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao

4.1.1 Nguyên nhân gây tai nạn

 Nguyên nhân về tổ chức:

- Bố trí công nhân không đủ điều kiện để tiến hành các công việc trên cao

- Thiếu các phương tiện bảo vệ khi làm việc trên cao

- Hệ thống đường đi lối lại trên cao không đủ yêu cầu

- Bố trí dây chuyền sản xuất không hợp lý, công việc chồng chéo, vướng mắc nhau

- Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên

để ngăn chặn, khắc phục kịp thời các hiện

tượng không an toàn

- Sử dụng hệ thống giàn giáo kém chất

lượng

- Ý thức thực hiện quy trình kỹ thuật , kỷ

luật lao động và nội quy an toàn của công nhân

kém, đùa nghịch trong khi làm việc

Trang 20

 Nguyên nhân về kỹ thuật:

- Do thiết kế: xác định sơ đồ tải trọng và tính toán sai, không đúng với điều kiện làmviệc thực tế dẫn đến đổ, vỡ, gãy làm cho công nhân bị ngã trong khi làm việc trên cao

- Do gia công chế tạo chi tiết: vật liệu sử dụng không đáp ứng yêu cầu tối thiểu, giacông không chính xác, các mối liên kết không đủ độ bền nên đã xảy ra tình trạng sập đổ giàngiáo, gãy thang, trơn trượt… gây tai nạn

- Do tháo lắp: khi lắp không đúng thiết kế, thiếu hệ thống giằng, cột giàn giáo bịnghiêng, giáo cao không có hệ thống chống đỡ đầy đủ… nên độ ổn định không cao

- Do sử dụng: chất vật liệu quá nhiều hay quá nhiều người cùng làm việc trên giàn giáogây quá tải thiếu kiểm tra tình trạng giàn giáo để phát hiện ra các bộ phận, chi tiết bị hỏng đểsửa chữa, thay thế kịp thời

4.1.2 Các biện pháp an toàn chủ yếu

 Biện pháp về tổ chức:

- Người làm việc trên cao phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

• Có sức khỏe tốt, không có các bệnh về tim mạch, huyết áp, thị lực và thính lực

• Đã được đào tạo về chuyên môn, được học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn

• Chấp hành nghiêm những quy định

về an toàn như đeo dây an toàn, làm việc đúng

nơi quy định Không đi lại ở những nơi không

có hệ thống lan can

• Có đầy đủ trang bị bảo vệ cá nhân

• Nghiêm cấm việc hút thuốc trong

khi làm việc, uống bia, rượu nước và trong

khi làm việc

Trang 21

- Tổ chức thực hiện công việc một cách khoa học, tránh tình trạng công việc chồngchéo, căng thẳng.

- Không được làm việc ở tư thế với, trường hợp đặc biệt phải có dây an toàn

- Thực hiện chế độ giám sát, kiểm tra an toàn

Công tác kiểm tra giám sát, kiểm tra an toàn không những có tác dụng nhằm ngăn chặncác hiện tượng vi phạm kỹ luật về công tác an toàn mà còn có tác dụng nhắc nhở mọi ngườiluôn coi trọng công tác an toàn, nếu buông lỏng công tác này, ý thức thực hiện sẽ kém và hậuquả xảy ra mất an toàn là tất yếu

 Biện pháp về kỹ thuật:

- Yêu cầu chung khi làm việc trên cao:

• Tạo ra một không gian làm việc an toàn bao gồm mặt bằng để thao tác thuận lợi, có

hệ thống lan can hoặc lưới chắn bảo vệ Ở những nơi không có lan can hay lưới chắn bảo vệthì phải có dây an toàn Riêng đối với việc xây dựng các ống khói có độ cao từ 3m trở lên phảilàm sàn hoặc lưới bảo vệ rộng từ 2 – 3m và đặt nghiêng về phía thân ống một góc tối thiểu

18o

• Phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng để đi lại và làm việc trên cao

- Yêu cầu đối với phương tiện làm việc trên cao:

• Về mặt kết cấu phải đủ bền, không biến hình trong quá trình sử dụng Mặt sàn phảibằng phẳng, không trơn trợt, không có phần lồi, khe hở ván sàn nhỏ hơn 10mm, nếu là ván gỗdày ít nhất 3cm và không mục, mọt Giàn giáo cao từ 1,5m trở lên so với sàn hoặc nề phải cólan can cao tổi thiểu 1m

• Thang lên xuống giữa các tầng phải chắc chắn và độ dốc không quá lớn, nếu thangcao phải có lan can bảo vệ riêng thang có độ cao trên 12m phải có lồng cầu riêng Thang leochèo, làm việc không cố định phải có hệ thống chân chống trượt và độ nghiêng theo tiêuchuẩn

Trang 22

Theo tiêu chuẩn này, để đề phòng than bị trượt thì nền bắc thang phải bằng phẳng, ổnđịnh, độ nghiêng thang trong khoảng 45-70 và tổng chiều dài thang không quá 5m đối vớithang đôi, khi dựng phải đảm bảo chắc chắn và có thanh khóa góc mở giữa hai cánh thang.Trường hợp đặt thang với góc nghiêng trái với quy định thì phải có người giữ thang cẩn thậnhoặc có biện pháp buộc thang vào một bộ phận chắc chắn của công trình.

- Yêu cầu khi dựng và tháo lắp:

• Khi lắp giàn giáo phải đảm bảo mặt nền không bị lún, nếu nền đất yếu phải có tấmkê

• Các cột phải thẳng đứng và có đầy đủ hệ thống giằng néo như trong thiết kế

• Giữa sàn và tường chừa khe hở không quá 5cm

• Các thanh giáo xông côn phải có hệ thống neo bám chắc chắn

• Giàn giáo cao phải có kết cấu neo bám vào phần vững chắc của công trình, tuyệt đốikhông được sử dụng neo bám vào phần tường đang xây

• Khi tháo dỡ hệ thống giàn giáo phải tuân theo nguyên tắc: bộ phận không chịu lựctháo trước, bộ phận chịu lực tháo sau, bộ phận lắp sau tháo trước, lắp trước tháo sau và tránh

để rơi chi tiết hay dụng cụ xuống dưới

 Yêu cầu khi sử dụng:

- Chỉ được phép sử dụng giàn giáo khi đã nghiệm thu

- Trước khi leo lên giàn giáo làm việc phải kiểm tra xem xét lại các yêu cầu của giàngiáo như khi nghiệm thu

- Không để quá nhiều vật liệu lên giàn giáo

- Không sử dụng giàn giáo làm nơi đặt thiết bị nhỏ như cẩu thiếu nhi, nếu có nhu cầuđặt thì phải thiết kế giàn giáo riêng

- Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn liền kề theo phương thẳng đứng mà ở giữa không

có sàn bảo vệ

Trang 23

- Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra độ an toàn của giàn giáo, nếuthấy chi tiết hay bộ phận nào không đáp ứng yêu cầu phải thay thế ngay.

- Hết ca làm việc phải thu dọn vật liệu thừa, dụng cụ đồ nghề sạch sẽ

4.1.3 Giàn giáo

Giàn giáo là kết cấu được lấp dựng để người lao động có thể tiếp cận với công việc ở trêncao Đây là một cấu trúc để bổ trợ cho sàn thao tác Nó được dùng làm phương tiện để thicông, chỗ chứa vật liệu thi công Vì vậy giàn giáo phải được chế tạo bằng vật liệu tốt, đủ chắcchắn, an toàn cho người lên xuống làm việc Sau khi lắp dựng và trước khi đưa vào sử dụng,giàn giáo phải được kiểm tra lập biên bản nghiệm thu và trong quá trình sử dụng, giàn giáophải được kiểm tra định kỳ Mỗi lần kiểm tra phải có biên bản và lưu giữ biên bản cẩn thận

 Tai nạn do giàn giáo gây ra

- Giàn giáo bị đổ, gãy

- Ván sàn hoặc vật rơi từ giàn xuống đất

- Người bị rơi, ngã từ giàn khi làm việc hoặc khi lên xuống

giàn giáo

 Sàn công tác và lối đi:

- Ván dùng làm sàn công tác phải chắn chắn, có biện pháp

chống tụt, chống lật hay chống khi có gió lớn

- Chiều rộng sàn không nhỏ hơn 60cm nếu chỉ làm chỗ đứng

- Chiều rộng sàn không nhỏ hơn 80cm nếu có chứa vật liệu

- Chiều rộng sàn không nhỏ hơn 110cm nếu dùng làm mễ kê cho một sàn công táckhác

Trang 24

Giàn giáo giằng độc lập

 Lan can và tấm đỡ:

- Giàn giáo cao từ 2m trở lên phải lắp lan can ở mọi

chỗ có thể, thành lan can phải đạt độ cao 90 – 115cm

 Các quy tắc an toàn khi dùng giàn giáo

- Làm việc trên giàn giáo:

• Leo lên giàn bằng đường đi, bậc thang đã định sẵn

• Không tự ý dỡ lan can, tay vịn

• Không tự ý di chuyển tấm lót giàn giáo

• Không làm việc khi thời tiết xấu, bão, mưa lớn

• Sử dụng lưới dây an toàn khi làm việc trên cao

• Khi cả phía trên và phía dưới đều làm việc, phải phối hợp cả trên và dưới

• Phải cách điện tốt và bảo hộ khi làm gần đường điện

• Không để vật liệu ngang lối đi

Trang 25

• Chỉ sử dụng giàn giáo đúng mục đích và khi nó đã được giằng néo chắc chắn vàocông trình.

• Giảm thiểu tải trọng lên giàn giáo

- Sử dụng giàn giáo di động:

• Sử dụng bánh xe có gắn phanh

• Sử dụng thiết bị nâng để lên giàn giáo

• Chỉ sử dụng ở nơi bằng phẳng

• Không dịch chuyển giàn giáo khi có người hoặc vật ở trên

• Không mang đồ vật theo lên giàn giáo

• Không tự ý tháo dỡ lan can

• Không tỳ người vào giàn giáo khi làm việc

• Chỉ di chuyển giàn giáo bằng cách đẩy hoặc kéo trên các tấm chân đế, cấm dùng xe

cơ giới để di chuyển giàn giáo

4.2 Kỹ thuật an toàn trong xây trát

4.2.1 Kỹ thuật an toàn khi thi công ở độ sâu

Khi thi công ở độ sâu thường xảy ra một số tai nạn như: sụt lở thành móng, rơi vật liệuvào người… Để đảm bảo an toàn cần thực hiện tốt một số công việc sau:

- Trước khi xây móng và trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra tìnhtrạng của thành hố móng

- Khi có người làm việc ở dưới hố móng, không được vận chuyển vật liệu trên miệnghố

- Khi xây dựng các móng ở độ sâu dưới 2m hay hố móng ở chân núi, đồi, nếu gặp mưa

to phải ngừng ngay công việc

- Các hố móng sau khi xây lên cao cũng phải bắc giàn giáo

Ngày đăng: 08/01/2015, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w