Các biện pháp đề phòng tai nạn

Một phần của tài liệu tiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trường (Trang 29 - 31)

 Các vấn đề cần quan tâm trước khi đào hố - địa điểm sẽ đào.

- Chỗ đó đã từng đào chưa.

- Chiều rộng, chiều dài và chiều sâu hố sẽ đào. - Loại đất sẽ đào.

- Thiết bị sử dụng trong quá trình đào.

- Các công trình ngầm dưới đất (đường ống, cáp ngầm…).

 Đảm bảo sự ổn định của hố đào

Đối với đất có độ ẩm tự nhiên, kết cấu không bị phá hoại và không có nước ngầm, chỉ cho phép đào có thành đứng không cần gia cố khi chiều sâu hạn chế theo quy định

Đất cát và sỏi không quá 1m Đất cát không quá 1,25m Đất sét và pha sét không quá 1,5m Đất cứng không quá 2m

 Biện pháp ngăn ngừa đất đá rơi, lăn

Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện thi công dưới các hố đào, đất đá đào lên phải đổ cách xa mép hố ít nhất 0,5m. Ở mép hố cần có ván chắn hoặc bờ đất sét cao 15m. Khi thi công có xuất hiện các ụ đá trồi ra bên thành hố cần đình chỉ công việc ở dưới và tìm biện pháp bỏ, nghiêm cấm việc đào kiểu hàm ếch để phá bỏ các ụ đá. Đặc biệt khi thi công ở các chân, sườn núi đồi, cần khảo sát toàn bộ phía trên xem có đất đá có thể rơi, lăn được không, nếu có thì tùy theo khả năng để tìm cách ngăn ngừa khả năng rơi, lăn của đá.

 Biện pháp ngăn ngừa trượt ngã

Hố, hào trên đường đi lại phải có rào chắn, biển báo, ban đêm phải có đèn báo hiệu. Công nhân lên xuống hố, hào sâu phải bằng than hoặc bằng bậc đào trên đất. Khi mái dốc có chiều cao hơn 3m, góc mái dốc α ≥ 45o hoặc α > 30o và trơn ướt khi làm việc ở trên đó thì công nhân phải đeo dây an toàn.

Trước khi làm việc dưới hố sâu, giếng khoan, đường hầm, công nhân cần kiểm tra không khí ở đó. Khi phát hiện có chất độc, phải đình chỉ ngay công việc và tím biện pháp xử lý. Nếu vẫn phải làm việc dưới đó, công nhân phải được trang bị mặt nạ phòng độc và phải có người ở trên theo dõi, giúp đỡ, người này cũng phải được trang bị mặt nạ phòng độc.

 Biện pháp phòng ngừa tai nạn khi nổ mìn

Khi thi công theo phương pháp nổ mìn, cần nghiên cứu kỹ các tài liệu quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ

- Sử dụng thuốc nổ phải được phép của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.

- Bảo quản thuốc nổ quá 1 ngày đêm phải để ở kho đặc biệt bằng cót, gỗ dán, chôn chìm và để xa khu dân cư ít nhất 40m và được sự đồng ý của công an địa phương. Để đảm bảo an toàn, nếu số lượng thuốc nổ lớn cần phân nhỏ ra để bảo quản.

- Người sử dụng thuốc nổ phải được qua đào tạo chuyên môn.

- Tùy theo tính chất của chất nổ để chọn phương án cho nổ nhưng tốt nhất để đảm bảo an toàn nên dùng kíp điện.

- Trước khi cho mìn nổ phải có tín hiệu thông báo, vùng nguy hiểm được tính từ tâm nổ với bán kính ít nhất 200m, phải có rào ngăn và cảnh giới các ngả đường tới chỗ nổ mìn. Ở các công trình khai thác, thường xuyên nổ mìn thì phải lên kế hoạch giờ nổ mìn hàng ngày cụ thể và báo cho dân cư trong vùng biết, đồng thời trước khi nổ vẫn phải thực hiện công tác kiểm tra, cảnh giới.

Một phần của tài liệu tiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trường (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w