Những tai nạn và nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn

Một phần của tài liệu tiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trường (Trang 28 - 29)

Thi công đất, đá là công việc có khối lượng thi công lớn, dạng công tác đất phức tạp nên dễ xảy ra tai nạn lao động. Các tai nạn chủ yếu:

- Sụp hố, sập hầm

Do khi đào, chiều sâu và góc mái dốc vượt quá giới hạn cho phép mà không được gia công, chống đỡ đúng kỹ thuật yêu cầu hay sai phạm quy tắc an toàn khi tháo dỡ hệ thống chống đỡ. Ngoài ra, còn do thời gian tồn tại của hố quá lâu dẫn đến sói mòn hay do thời tiết mưa lớn, kéo dài làm cho tính chất đất công tác thay đổi, gây sụt lở làm thay đổi trạng thái dốc, khi tiếp tục thi công không gia cố lại nên dẫn đến xảy ra tai nạn.

Do đất, đá từ dưới hố đưa lên không được chuyển đi nơi khác nên lăn rơi trở lại vào người làm việc phía dưới hay do hố đào ở nơi có độ dốc lớn, đất, đá ở vị trí cao hơn lăn xuống gây tai nạn.

- Bị trượt ngã khi làm việc trên sườn dốc

Do không có dụng cụ phòng hộ cá nhân, đi lại ngang tắt trên miệng hố hoặc sườn dốc, leo trèo khi lên xuống hố, hào sâu.

- Nhiễm hơi và khí độc

Do cấu trúc địa chất thay đổi, có thể gặp phải nơi có các chất khí độc như CO2, NH3, CH4

xuất hiện bất ngờ, nếu không có các dụng cụ phòng hộ cá nhân kịp thời có thể bị nhiễm hơi, khí độc đó, mức độ nhiễm nặng, thời gian lâu có thể tử vong.

- Xảy ra tai nạn do không quan sát đầy đủ về tình trạng hố, móng khi trời tối hoặc có sương mù.

- Chấn thương do sức ép hoặc đất đá văng vào người khi nổ mìn. - Tai nạn do phương tiện máy móc trong thi công gây ra.

- Đào trúng các công trình ngầm. - Điện giật khi bơm nước.

- Đào trúng bom mìn, vật liệu nổ…

Một phần của tài liệu tiểu luận an toàn trong xây dựng an toàn lao động khoa kỹ thuật môi trường (Trang 28 - 29)