- Số tương đối hoàn thành kế hoạch
3. Số bình quân trong thống kê 1 Khái niệm số bình quân
3.1. Khái niệm số bình quân
Số bình quân trong thống kê biểu hiện quy mô đại biểu theo một tiêu thức nào đó của hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
3.2. Ý nghĩa số bình quân
- Số bình quân rất thông dụng trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế, xã hội như lập các chương trình, dự án, kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhằm nêu lên đặc điểm điển hình của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- Số bình quân có thể dùng để so sánh, đánh giá hiện tượng không cùng quy mô và trình độ không đồng đều của đơn vị tổng thể.
- Sự biến động của số bình quân theo thời gian có thể cho thấy xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng số lớn.
- Đóng một vai trò quan trọng trong nhiều phương pháp phân tích thống kê
3.3. Đặc điểm số bình quân
Số bình quân chỉ tính được từ tiêu thức số lượng.
Số bình quân có tính chất tổng hợp và có tính khái quát cao, biểu hiện:
+ Chỉ bằng 1 trị số nhất định, số bình quân nêu lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất, có tính đại biểu nhất của tiêu thức nghiên cứu, không kể đến sự chênh lệch thực tế giữa các đơn vị.
+ Số bình quân san bằng mọi chênh lệch giữa các đơn vị về trị số của tiêu thức nghiên cứu.
+ Là một số trừu tượng chứ không phải số cụ thể, nó đại diện chung cho cả tổng thể.
3.4. Các loại số bình quân
Số bình quân trong thống kê có nhiều loại và cách tính toán cho mỗi loại cũng khác nhau. Khi sử dụng loại nào phải xuất phát từ mực đích nghiên cứu và ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu bình quân.Trong thực tế phải căn cứ vào nguồn tài liệu sẵn có để chọn công thức tính toán cho phù hợp.