- Khi làm việc từ độ cao từ 2 m trở lên hoặc dưới chân có chướng ngại vật nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ, nếu không thì làm sàn thao tác có lan ca
Trang 1AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.
I BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
Sản xuất phải an toàn, đó là yêu cầu của pháp luật Thi công xây lắp công trình là ngành sản xuất chứa đựng nguy cơ cao về "mất an toàn" Có vô số nguyên nhân dẫn đến tai nạn nhưng có thể qui vào mấy nhóm chính sau đây: ngã cao, vật rơi từ trên cao gây va đập, điện giật hoặc điện giật kết hợp ngã cao, máy kẹp, cán hoặc va đập, sập hầm, sập mương, đất lở v.v Vì vậy nhà thầu đã thể chế hoá yêu cầu của pháp luật thành qui chế sản suất: "Tất
cả các công trình, hạng mục công trình, công đoạn đều phải lập biện pháp kỹ thuật thi công, được giám đốc công ty duyệt, trước khi ra quyết định giao nhiệm vụ và cho phép khởi công Trong biện pháp ấy bắt buộc phải có biện pháp an toàn lao động - phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường"
1 Những biện pháp chung
- Là những nội dung công việc có tính pháp qui, bắt buộc thực hiện đối với tất cả các công trình không phân biệt qui mô, tính chất, địa điểm được Giám đốc công ty duyệt trước khi
ra quyết định khởi công
+ Phân cấp trách nhiệm về công tác an toàn lao động
- Căn cứ qui chế chung của Công ty và đặc điểm của công trình - Giám đốc công ty ra quyết định phân cấp "trách nhiệm về công tác ATLĐ" trong xây dựng công trình cụ thể cho thừng người: Từ giám đốc công ty, giám đốc xí nghiệp, các phòng ban, đội trưởng, chủ nhiệm công trình, cán bộ kỹ thuật đến tổ đội công nhân tham gia thi công - Văn bản phân cấp này là kế hoạch cụ thể để chỉ đạo thực hiện vừa là sự ràng buộc trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân trong Công ty trước pháp luật nhà nước khi có sự cố
+ Xây dựng nội qui
- Chỉ huy trưởng công trình lập bản nội qui công trường bao hàm một cách tóm tắt các biện pháp về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản công trình, trật tự trị an trong quá trình làm việc, ăn ở, đi lại, ra vào công trường
- Nội qui được viết chữ to lên bảng đặt cạnh cổng ra vào dễ nhìn, dễ đọc
- Tổ chức cho tất cả mọi người tham gia xây dựng công trình: học tập kỹ nội qui công trường, biện pháp an toàn chung Ai chưa học tập chưa được làm việc Các tổ đội có quyền
và nghĩa vụ từ chối bố chí công việc cho những người chưa học tập biện pháp và nội qui công trường
- Lập và thực hiện kế hoạch về ATLĐ đối với công trình như một bộ phận hữu cơ của kế hoạch chung về kinh tế, kỹ thuật của công ty gồm có :
Học tập định kỳ, tuyên truyền giáo dục, đào tạo, làm khẩu hiệu, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn
Mở sổ sách ghi chép và theo dõi cấp phát trang bị phòng hộ cá nhân; Cấp phát thẻ an toàn lao động, thẻ ra vào công trường
Trang 2 Trang bị tối thiểu bắt buộc đối với mọi người là mũ cứng bảo hộ lao động và giầy lao động là dày bằng gia tránh các vật nhọn rơi vào chọc thủng Ai không đội mũ an toàn, không đi giầy phòng hộ đều không được vào công trình
Khám sức khoẻ định kỳ và khám bất thường khi có việc phải làm trên cao, dưới sâu, hoặc công việc độc hại nhiều
- Các nội dung trên đều phải có chữ ký xác nhận trách nhiệm cá nhân của từng người một
Sổ theo dõi được Công ty lập thống nhất và cấp phát bắt buộc thực hiện đối với tất cả các đơn vị trực thuộc
2 Những biện pháp cụ thể:
2.1 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
Quy định chung:
- Khi chưa có đầy đủ các hồ sơ (tài liệu) thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công thì
không được phép thi công
- Lãnh đạo các đơn vị thi công: Giám đốc, đội trưởng, tổ trưởng sản xuất, trưởng các
phòng ban, cán bộ chuyên trách an toàn lao động
- Trên một công trường, nếu có nhiều đơn vị cùng phối hợp thi công thì đơn vị phụ trách
thi công chính tổng B phải phối hợp với các đơn vị thi công khác đề ra những biện pháp bảo đảm an toàn lao động chung và phải cùng nhau thực hiện Những nơi thi công xen kẽ nhiều đơn vị thì phải thành lập ban giám sát an toàn chung để kiểm tra việc thực hiện
- Công nhân làm việc trên công trường phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
- Đủ tuổi theo quy định của nhà nước đối với từng loại nghề.
- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ, theo yêu cầu nghề đó do cơ quan y tế cấp Định
kỳ hàng năm kiểm tra sức khoẻ ít nhất 1 lần Trường hợp phải làm việc trên cao, dưới nước, trong hầm kín, hoặc nơi nóng, bụi, độc hại phải có chế độ kiểm tra sức khoẻ riêng do cơ quan y tế quy định
- Có chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động phù hợp với từng
ngành nghề do giám đốc đơn vị xác nhận
- Cấm uống rượu trước và trong quá trình làm việc Cấm vứt ném các dụng cụ đồ nghề ở
trên cao xuống đất
- Lãnh đạo các đơn vị thi công phải thực hiện chế độ sử dụng lao động nữ theo đúng quy
định
- Khi làm việc từ độ cao từ 2 m trở lên hoặc dưới chân có chướng ngại vật nguy hiểm thì
phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ, nếu không thì làm sàn
thao tác có lan can an toàn
- Cán bộ kỹ thuật cần hướng dẫn cách sử dụng dây an toàn cho công nhân.
- Không được cùng một lúc thi công ở 2 hay nhiều tầng trên cùng một phương thẳng đứng
nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới
- Không làm việc trên dàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện … khi trời tối, lúc giông bão
hoặc có gío từ cấp 5 trở lên
- Sau mỗi đợt gió bão cần kiểm tra lại điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp, nhất là
những nơi nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn
Trang 3- Trên công trường phải bố trí hệ thống chiếu sáng công trình đầy đủ trên các tuyến đường
giao thông đi lại và các khu vực thi công về đêm Không cho phép làm việc tại các khu vực đang chiếu sáng
- Khi thi công tại các công trình trên cao phải có hệ thống chống sét theo các quy định
hiện hành
- Phải cung cấp đầy đủ nước uống cho công nhân trên công trường đang thi công Nước
uống phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh Thùng đựng phải có nắp đậy kín, có vòi vặn hoặc có gáo múc riêng Có dụng cụ để uống
- Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động, ghi rõ sự cố tai nạn, biện pháp khắc
phục xử lý trong quá trình thi công
- Căng lưới chống ngã cao và vật rơi tại những vị trí có nguy cơ ngã cao và vật rơi từ trên
cao xuống sẽ được căng lưới nilông hoặc bằng lưới sợi đay rộng 2,5m có độ dốc 170 về170 về phía công trình Tuỳ theo chiều cao và tính chất nguy hiểm, có thể căng nhiều lớp lưới theo chiều cao cần thiết
- Căng vải che chắn bụi: toàn bộ mặt ngoài công trình hoặc từng phần định hướng chống
bụi được căng bằng vải xác rắn theo chiều cao thi công công trình
- Che chắn lối ra vào công trình Bắt buộc mọi người phải ra vào đúng lối qui định có mái
che dài 2-:-4m
- Che đậy, rào chắn tất cả các lỗ hổng trên mặt bằng công trường như hố vôi, hố móng,
mương rãnh và trên tất cả các mặt sàn tầng của công trình Che chắn các lối đi có nhiều người qua lại sát công trình đang thi công
- Làm sàn che chắn vững chắc tại các mặt đứng phải thi công đồng thời nhiều cao độ khác
nhau Không che chắn hoặc che chắn không đủ an toàn, người làm có quyền từ chối công việc, báo cáo lên lãnh đạo
I.2 Tổ chức mặt bằng thi công trên công trường:
- Xung quanh công trường bố trí rào ngăn và bố trí trạm gác không cho người không có
nhiệm vụ ra vào công trường
- Bố trí các hệ thống thoát nước bảo đảm mặt bằng thi công khô ráo sạch sẽ.
- Các công trình phụ trợ phát sinh các yếu tố độc hại phải được bố trí cuối hướng gió đúng
quy định của bản điều lệ do Bộ Y tế ban hành
- Giếng, hầm, hố móng và những lỗ trống trên các sàn tầng phải được che chắn đầy đủ và
làm rào chắn đảm bảo an toàn cho người qua lại
- Khi chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ độ cao trên 3 m xuống cần có máng trượt đặt
cách mặt đất không quá 1m
- Những vùng nguy hiểm có thể có vật rơi tự do từ trên cao xuống phải được rào chắn, đặt
biển báo, hoặc làm mái che đậy
- Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, dàn giáo, công trình cũ: nơi lắp đặt các kết cấu của
công trình, nơi lắp ráp của máy móc thiết bị lớn; khu vực có khí độc; chỗ các đường giao thông giao cắt nhau … phải có rào chắn hoặc biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu
- Khi vận chuyển qua các hố rãnh phải lát ván dày tối thiểu 5cm; làm cầu hoặc cống
theo đúng thiết kế
- Chiều rộng ô tô chạy tối thiểu là 3.5m nếu chạy theo một chiều và tối thiểu 6m nếu xe
chạy theo 2 chiều
Trang 4- Đường hoặc cầu cho công nhân vân chuyển nguyên vật liệu lên cao, không được dốc quá
30 độ và phải tạo thành bậc
- Đường dây điện bọc cao su đi qua đường vận chuyển phải mắc lên cao hoặc luồn vào
ống bảo vệ được chôn sâu dưới mặt đất ít nhất 40cm
- Xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện và thiết bị:
- Kho bãi để sắp xếp và bảo quản nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị phải được định trước
trên mặt bằng công trường với số lượng cần thiết cho thi công
- Nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải đặt cách xa đường ô tô đường sắt,
đường cầu trục tối thiểu 2m
- Các nguyên liệu lỏng và dễ cháy (xăng, dầu, mỡ …) phải được bảo quản trong kho
riêng
- Các chất độc hại, vật liệu nổ, các thiết bị chịu áp lực phải bảo quản, vận chuyển và sử dụng
theo các quy phạm kỹ thuật an toàn hoá chất, vật liệu nổ và thiết bị áp lực hiện hành
- Gạch xếp thành từng ô vuông không cao quá 1m Gạch xây xếp nằm không quá 25 hàng 1.3 Lắp đặt và sử dụng điện trong thi công:
- Kiểm tra và đảm bảo công tác an toàn lao động được triển khai đầy đủ tại dự án trong
suốt thời gian triển khai
- Bộ phận này bao gồm Chủ nhiệm công trình, cán bộ chuyên trách an toàn của dự án, tất
cả cán bộ kĩ thuật tại dự án, các an toàn viên trong mỗi tổ sản xuất và tất cả người lao động trong dự án Chi tiết chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận được nêu trong phần tiếp theo
- Công nhân điện phải được học, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu kỹ thuật an
toàn điện Công nhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện của khu vực đó
- Sử dụng điện trên công trường phải có sơ đồ mạng điện , có cầu dao chung , cầu dao
phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trường khi cần thiết
- Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trường phải là dây bọc cách điện ,
các dây đó phải được mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất 2.5m đối với mặt bằng thi công và 5m đối với nơi có xe cộ đi qua Các dây dưới 2.5m kể từ mặt nền hoặc sàn thao tác phải dùng dây cáp bọc cao su cách điện
- Tất cả các thiết bị điện đều phải được bảo vệ ngắn mạch và quá tải , các thiết bị bảo vệ
(cầu chì , rơ le, atomát ) đều phải chọn phù hợp với cấp điện áp và dòng điện của thiết bị hoặc nhóm thiết bị được bảo vệ
- Khi sử dụng các thiết bị cầm tay chạy điện , công nhân không được thao tác trên bậc
thang mà phải đứng trên giá đỡ đảm bảo an toàn Đối với những dụng cụ nằng phải làm giá treo hoặc các phương tiện đảm bảo an toàn , công nhân phải đi găng tay cách điện , ủng và giầy
- Chỉ có công nhân điện, người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu hoặc
ngắt các thiết bị điện ra khỏi lưới điện , chỉ được tháo mở bộ phận bao che, tháo nối các dây dẫn vào thiết bị điện, sửa chữa tháo các dây dẫn và làm các việc có liên quan đến đường dây tải điện trên khi không có điện áp
- Cấm sử dụng các đèn chiếu sáng cố định làm đèn cầm tay, các đèn chiếu sáng chỗ làm
việc phải đặt độ cao và góc nghiêng phù hợp không làm chói mắt do tia sáng
- Cấm sử dụng nguồn điện trên công trường làm hàng rào bảo vệ.
Trang 51.4 An toàn công tác đất:
- Nhà thầu tiến hành đào đất hố móng, đường hào theo đúng thiết kế thi công đã được
duyệt, trên cơ sở tài liệu khảo sát địa hình, địa chất thủy văn và có biện pháp kỹ thuật an toàn thi công trong quá trình đào
- Đào đất trong khu vực có các tuyến ngầm (dây cáp ngầm, đường ống dẫn nước, dẫn hơi
…) phải có văn bản cho phép của cơ quan quản lý các tuyến đó và sơ đồ chỉ dẫn vị trí, độ sâu của công trình, văn bản thỏa thuận của cơ quan này về phương án làm đất, biện pháp bảo vệ và bảo đảm an toàn cho công trình Nhà thầu sẽ đặt biển báo, tín hiệu thích hợp tại khu vực có tuyến ngầm và phải cử cán bộ kỹ thuật giám sát trong suốt quá trình làm đất
- Không đào đất ở gần các tuyến ngầm bằng máy và bằng công cụ gây va mạnh như xà
beng, cuốc chim, choòng đục, thiết bị dùng khí ép
- Đào đất ở gần đường cáp điện ngầm đang vận hành nếu không được phép cắt điện thì
Nhà thầu sẽ có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho công nhân đào và phải có sự giám sát trực tiếp của cơ quan quản lý đường cáp đó trong suốt thời gian đào
- Khi đang đào đất nếu thấy xuất hiện hơi, khí độc phải lập tức ngừng thi công ngay và
công nhân phải ra khỏi nơi nguy hiểm cho đến khi có các biện pháp khử hết hơi khí độc hại đó
- Đào hố móng, đường hào … gần lối đi, tuyến giao thông, trong khu dân cư phải có rào
ngăn và biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu
- Ở trong khu vực đang đào đất phải có biện pháp thoát nước đọng để tránh nước chảy
vào hố đào làm sụt lỡ thành hố đào
- Đào hố móng, đường hào ở vùng đất có độ ẩm tự nhiên và không có mạch nước ngầm có
thể đào vách thẳng với chiều sâu đào cụ thể như sau:
- Không quá 1 (m) với loại đất mềm có thể đào bằng cuốc bàn;
- Không quá 2 (m) với loại đất cứng phải đào bằng xà beng, cuốc chim, choòng…
- Trong mọi trường hợp đào đất khác với điều kiện vừa nêu trên phải đào đất có mái dốc
hoặc làm chống vách
- Không đào theo kiểu hàm ếch hoặc phát hiện có vật thể ngầm phải ngừng thi công ngay
và công nhân phải rời khỏi vị trí đó cho đến nơi an toàn Chỉ được thi công lại sau khi đã phá bỏ hàm ếch hoặc vật thể ngầm đó
- Đào hố móng, đường hào trong phạm vi chịu ảnh hưởng của xe máy và thiết bị gây chấn
động mạnh phải có biện pháp ngăn ngừa sự phá hoại mái dốc
- Hàng ngày phải cử người kiểm tra tình trạng vách hố đào, mái dốc Nếu phát hiện vết
nứt dọc theo thành hố móng, mái dốc phải ngừng làm việc ngay Người cũng như máy móc, thiết bị phải chuyển đến vị trí an toàn Sau khi có biện pháp xử lý thích hợp mới được tiếp tục làm việc
- Lối lên xuống hố móng phải làm bậc dài ít nhất 0.75 m rộng 0.4 m Khi hố đào hẹp và
sâu phải dùng thang tựa Không bám vào các thanh chống vách hoặc chống tay lên miệng
hố đào để lên xuống
- Lấy đất bằng gầu, thùng … từ hố móng, đường hào lên phải có mái che bảo vệ chắc chắn
bảo đảm an toàn cho công nhân đào Khi nâng hạ gầu thùng … phải có tín hiệu thích hợp để tránh gây tai nạn
Trang 61.4.1.1.1.1.1 xếp và vận chuyển:
- Khi vận chuyển hàng hoá phục vụ cho việc xây dựng ngoài các yêu cầu của phần này và
tuỳ thuộc vào loại phương tiện vận chuyển thực hiện quy tắc giao thông đường bộ do Bộ Nội vụ và Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Khi vận chuyển các loại hàng có kích thước và trọng lượng lớn phải sử dụng các phương
tiện chuyên dùng hoặc phải lập duyệt biện pháp vận chuyển bốc dỡ đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Khi vận chuyển qua các hố rãnh phải lát ván dày tối thiểu 5cm; làm cầu hoặc cống theo
đúng thiết kế
- Chiều rộng ô tô chạy tối thiểu là 3.5m nếu chạy theo một chiều và tối thiểu 6m nếu xe
chạy theo 2 chiều
- Đường hoặc cầu cho công nhân vân chuyển nguyên vật liệu lên cao, không được dốc quá
30 độ và phải tạo thành bậc
- Đường dây điện bọc cao su đi qua đường vận chuyển phải mắc lên cao hoặc luồn vào ống bảo vệ được chôn sâu dưới mặt đất ít nhất 40cm.:
- Trong quá trình thi công khi dùng đến các loại giàn giáo , giá đỡ thì phải làm theo thiết
kế , có thuyết minh tính toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Công nhân làm việc trên dàn giáo phải đeo đây an toàn, đội mũ cứng, không được dùng
loại dép không có quai hậu, đế trơn Không được chạy nhảy cười đùa Không ngồi trên thành lan can, không leo ra bên ngoài lan can
- Khi có mưa to gió lớn hơn cấp 6, sương mù dày đặc thì không làm việc trên dàn giáo
Phải kiểm tra dàn giáo trước khi sử dụng lại
- Nghiêm cấm không được sử dụng giàn giáo giá đỡ khi : không đáp ứng được các yêu
cầu kỹ thuật và điều kiện an toàn lao động như không đầy đủ các móc neo, dây chằng hoặc chúng được neo vào các bộ phận có kết cấu kém ổn định Không sử dụng giàn giáo khi có biến dạng nứt hoặc mòn rỉ, không sử dụng hệ cột chống,giá đỡ khi đặt trên nền kém ổn định ( nền yếu , thoát nước kém , lún quá giới hạn , đệm lót bằng những vật liệu không chắc chắn ) có khả năng bị trượt , lở hoặc đặt trên các bộ phận kết cấu nhà , công trình chưa tính toán khả năng chịu lực
- Khi lắp dựng hệ thống giàn giáo cần phải thực hiện như sau: Dựng đến đâu phải neo
chắc vào công trình ngay đến đó , các vị trí móc neo phải được đặt theo thiết kế khi vị trí móc neo trùng với lỗ tường phải làm hệ giằng phía trong để neo, các đai thép phải liên kết chắc chắn đề phòng thanh đà trượt trên cột đứng
- Đối với dàn giáo khi lắp dựng xong, cán bộ kỹ thuật phải tiến hành kiểm tra trước khi
cho sử dụng Những người bị bệnh tim, huyết áp cao không được bố trí làm việc ở trên cao
- Tháo dỡ dàn giáo phải có chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật, trước khi dỡ sàn phải dọn sạch vật
liệu, dụng cụ trên mặt sàn Các tấm sàn, khung giáo khi dỡ không được phép lao từ trên cao xuống
- Tháo dỡ giàn giáo phải tiến hành theo trình tự hợp lý và theo chỉ dẫn trong thiết kế , khu
vực tháo dỡ phải có rào ngăn, biển cấm người và phương tiện qua lại , cấm tháo dỡ bằng cách giật đổ Sau khi tháo dỡ các kết cấu phụ bằng gỗ như ván khuôn, đà giáo thì các cột chống, ván gỗ, xà gồ phải được sạch đinh xếp thành đống gọn theo từng chủng loại, không vứt bừa bãi
Trang 7- Cốp pha sử dụng cho công trình là những tấm định hình chế tạo sẵn , khi ghép thành
khối hoặc những tấm lớn phải đảm bảo vững chắc khi lắp Khi lắp phải tránh va chạm vào các kết cấu đã được lắp trước
- Lắp dựng côp pha có chiều cao không quá 6m phải có sàn thao tác , khi lắp dựng cốp
pha có chiều cao lớn hơn 8m phải giao cho công nhân có kinh nghiệm làm
- Cấm đặt, xếp các tấm côp pha, các bộ phận của côp pha lên chiếu nghỉ cầu thang, ban
công, mặt dốc, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình
- Trên sàn công tác phải ghi tải trọng lớn nhất cho phép và chỉ được xếp vật liệu lên sàn
công tác ở những vị trí quy định, phải thu dọn vật liệu thừa, vật liệu thải trên sàn công tác và tập kết đến nơi qui định
- Các thiết bị nâng phải có hệ thống tín hiệu bằng âm thanh và chỉ được trượt khi cán bộ
thi công ra hiệu trượt Trong thời gian trượt những người không có nhiệm vụ không được trèo lên sàn thao tác của thiết bị nâng
- Chỉ được tháo dỡ ván khuôn sau khi bê tông đã đạt đến cường độ quy định theo sự
hướng dẫn cuả cán bộ kỹ thuật Khi tháo dỡ ván khuôn phải theo trình tự hợp lý, phải có biện pháp đề phòng côp pha rơi, nơi tháo côp pha phải có rào ngăn , biển cấm Khi tháo dỡ phải thường xuyên quan sát tình trạng của các bộ phận kết cấu , nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cho cán bộ thi công biết Sau khi tháo dỡ ván khuôn phải che chắn các lỗ hổng của công trình, không được để côp pha đã tháo lên sàn công tác hoặc ném côp pha từ trên cao xuống Côp pha sau khi tháo xong phải nhổ hết đinh và xếp vào nơi quy định của công trường
- Vệ sinh mặt bàng các tầng sàn, tập kết phế thải và vận chuyển xuống thông qua ống vải
bạt để tránh gây bụi bẩn và gây ồn
1.4.1.1.1.1.2 .
Việc gia công cốt thép được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn , nếu có công nhân làm việc ở 2 phía của bàn thì phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất 1m, cốt thép làm xong đặt đúng nơi quy định
2.5 An toàn khi cạo gỉ thép:
- Khi cạo gỉ bằng bàn chải sắt thủ công và kéo cốt thép trên bàn cát phải đeo găng tay,
kính phòng hộ và khẩu trang
- Khi cạo gỉ bằng phương pháp phụ cát, xung quanh xưởng phun cát phải có tường kín và
cao, bên ngoài phải có tường rào và biển báo nguy hiểm đển người qua lại chú ý
- Khi phun cát phải đeo kính phòng hộ che kín mắt, khẩu trăng, găng tay, đi giầy, mặc
quần áo lao động bằng vải dày, tay áo phải cài kín
- Khi cạo gỉ bằng máy chạy điện phải có thiết bị che chắn các bộ phận chuyển động như
đai truyền, bàn chải,…
2.6 An toàn khi cắt thép:
- Trước khi cắt phải kiểm tra lưỡi dao cắt có chính xác không, phải tra dầu mỡ đầy đủ, cho
máy chạy không tải bình thường mới tiến hành thao tác
- Khi cắt cần giữ chặt cốt thép, khi lưỡi dao cắt lùi ra mới đưa cốt thép vào, không nên
đưa thép vào khi lưỡi dao bắt đầu đẩy tới, vì như vậy, do thường đưa cốt thép vào không
Trang 8kịp, cắt không đúng kích thước, ngoài ra có thể xảy rah ư hỏng máy và gây tai nạn cho người
- Khi cắt cốt thép ngắn, không nên dùng tay đưa trực tiếp cốt thép vào mà phải kẹp bằng
kìm
- Không nên cắt những loại thép ngoài phạm vi quy định tính năng của máy
- Sau khi cắt xong không được dùng tay hoặc dùng miệng để thổi vụn sắt ở thân máy mà
phải dùng bàn chải long để chải
2.7 An toàn khi uốn cốt thép.
Khi uốn thủ công:
- Khi uốn phải đứng vững, giữ chặt vam, chú ý khoảng cách giữa các vam và cọc tựa,
miệng vam kẹp chặt cốt thép, khi uốn dùng lực từ từ, không nên mạnh quá vam trật ra đập vào người, cần nắm vững vị trí uốn để tránh uốn sai góc yêu cầu
- Không được uốn những thép to ở trên cao hoặc trên giàn giáo không an toàn.
Khi uốn bằng máy:
- Kiểm tra an toàn trong phạm vi làm việc: Hệ thống điện, diện thao tac, vị trí xếp vật liệu
để uốn và các cây thép sau khi uốn
- Kiểm tra máy: Chốt uốn, vận hành thử máy.
- Đặt thép vào vị trí ổn định mới cho máy uốn, máy dừng hẳn mới lấy thép ra cấm điều
chỉnh các chốt uốn khi máy đang uốn thép
- Nắn cốt thép bằng tời điện phải có biện pháp đề phòng sợi thép tuột hoặc đứt văng vào
người Đầu cáp của tời kéo nối với sợi thép cần nắn thẳng bằng thiết bị chuyên dùng, không nối bằng cách buộc dây cáp vào sợi thép Chỉ được tháo lắp đầu dây cáp và cốt thép khi tời kéo ngừng hoạt động Cấm dùng các máy truyền động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có các thiết bị an toàn
2.8 An toàn khi lắp dựng cốt thép:
- Lắp dựng cốt thép phải đúng trình tự thiết kế và trình tự theo sự hướng dẫn của kỹ thuật.
- Khi lắp dựng cốt thép cho các khung độc lập, dầm xà cột tường và các kết cấu tương tự
khác phải sử dụng sàn thao tác lớn hơn 1m Khi cắt bỏ các phần sắt thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn và bên dưới phải có biển báo Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng không nhỏ hơn40cm Buộc thép phải dùng các dụng cụ chuyên dùng cấm không được buộc bằng tay Khi lắp đặt cốt thép ở gần đường dây điện phải cắt điện , trường hợp không thể cắt điện thì phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép va chạm vào dây điện
- Những đầu dây thép buộc phải uốn vào trong kết cấu.
- Cấm đi lại trên khung dàn thép đang lắp dựng.
- Trang bị đày đủ dụng cụ bảo hộ lao động: Găng tay, quần áo mũ kính và giầy bảo hộ 2.9 An toàn cho công tác bê tông.
Toàn bộ công nhân phải được học an toàn lao động, được trang bị bảo hộ lao động đầy
đủ trước khi thực hiện công tác này Lối qua lại phía dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn biển cấm
Trang 9a Khu vực làm việc:
- Nơi làm việc phải khô ráo, đường đi lại vận chuyển thuận tiện không bị vướng, khi dùng
ván làm cầu lên xuống thì chiều dày ván ≥ 4cm, đóng gỗ ngang làm bậc, không được để phẳng và dùng ván mục
- Khi làm việc vào ban đêm phải đủ ánh sáng treo cao ở đường đi lại, cầu thang lên xuống
và nơi để đổ bê tông, những nơi cấm cần phải có đèn báo hiệu nguy hiểm Không được leo theo giáo để lên xuống nơi làm việc, phải có cầu thang riêng chắc chắn và cách vị trí làm việc ít nhất là 80cm, cấm không được hút thuốc lúc đang làm việc hay nghỉ ngơi trên giáo
- Không được lấy gạch đá hoặc những dụng cụ không đảm bảo kê lót dưới giáo Những
nơi đổ bê tông cao hơn 2m phải làm giàn giáo có tay vịn Khi đổ bê tông sàn phải làm chân ngựa thấp để lót ván làm đường đi lại vận chuyển bê tông đến nơi đổ, chân ngựa chắc chắn, không dùng gạch thay chân ngựa Nếu kéo bê tông bằng lỗ chừa trên trần và sàn nhà thì lúc nghỉ phải dùng ván đạy lại và không được ngồi nghỉ ở đó, người đứng nhận vật liệu phải đeo dây an toàn, không đứng trên ô văng, sê nô đã tháo vật chống ở phía dưới để đổ bê tông Không được ngồi trên mép ván khuôn để đầm bê tông, mà phải đứng trên sàn công tác và phải có đay an toàn
- Khi thi công bê tông ở các bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 300 trở lên phải có dây
buộc chắc chắn cho các thiết bị , công nhân phải có dây an toàn Khi thi công ở độ sâu lớn hơn 1.5m phải cố định chắc chắn vòi bơm bê tông vào các bộ phận cốp pha hoăc sàn thao tác Dùng đầm rung để đầm vữa bê tông cần phải nối đất vỏ đầm rung , dùng dây bọc cách điện nối từ bảng phân phối điện đến động cơ điện của đầm, làm sạch đầm và quấn gọn dây khi ngừng việc Công nhân vận hành phải được trang bị ủng cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác
b An toàn khi sử dụng dụng cụ, vật liệu
- Phải kiểm tra dụng cụ kỹ càng, nếu có hiện tượng hư hỏng thì không được dùng, không
được vứt dụng cụ hay những trạng bị từ trên cao xuống mà phải chuyển theo dây hoặc chuyền tay mang xuống Sau khi đổ bê tông xong phải thu xếp dụng cụ gọn và rửa sạch, không được vứt bừa bãi hay để bê tông khô cứng trên những dụng cụ đó Bao xi măng không được chồng cao quá 2m, chỉ được chồng 10 bao, không được để dựa vào tường, phải
để cách tường từ 0,6 – 1m làm lối đi lại
c An toàn khi vận chuyển bê tông:
- Các đường vận chuyển bê tông trên cao các xe thô sơ đều phải có che chắn cẩn thận Khi
vận chuyển bằng đường băng thì nghiêng của băng tải không quá 200, lớp bê tông trên băng phải có độ dày ít nhất là 10cm, việc làm sạch những ống làm bằng cao su và các bộ phận khác chỉ được tiến hành khi máy ngường làm việc Chỉ vận chuyển vữa bê tông bằng bưng tải từ dưới lên trên, hết sức hạn chế vận chuyển ngược chiều từ trên xuống Khi băng tải chuyền lên hoặc xuống phải tuân theo tính hiệu quy định Vận chuyển vữa lên cao thường dùng thùng đáy đóng mở, đựng bê tông rồi dùng cần trục đưa lên cao, thùng vận chuyển phải bần chắc, không dò nước dễ đóng mở Khi đưa thùng đến phễu đổ, không được đưa qua đầu công nhân đổ bê tông Tốc độ quay ngang và đưa lên cao phải chậm vừa sao cho lúc nào dây treo thùng cúng gần như thẳng đứng Chỉ khi nào thùng bê tông ở trong tư thế
ổn định và các miệng phễu một khoảng 1m mới được mở đáy thùng Nếu cần trục hay vận
Trang 10thăng để vận chuyển vữa bê tông lên cao thì khu vực làm việc phải rào lại trong phạm vi 3m2, có bảng cấm không cho người không có nhiệm vụ qua lại, ban đêm phải có đèn báo ở ngay trên bảng cấm
d An toàn khi đổ và đầm bê tông
- Khi đổ bê tông theo các máng nghiêng hoạc theo ống vòi voi phải kẹp chặt máy và thùng
chứa vào ván khuôn, đà giáo hoặc cốt thép để tránh bị dật đứt khi vữa chuyển động Khi đổ vữa bê tông ở độ cao 3m, không có che chắm, phải đeo dây an toàn Thi công ban đêm phải
có đèn chiếu sáng Công nhân san đầm bê tông phải đi ủng cách nước cách nhiệt, mặc quần
áo phòng hộ, đeo găng tay, đội mũ cứng
e An toàn khi dưỡng hộ bê tông:
- Công nhân phải có sức khỏe, quen trèo cao Không được bố trí những người thiếu máu,
đau thần kinh và phụ nữ có thai làm việc này Khi tưới bê tông ngoài trời nắng phải đội mũ nón đi giầy dép, khi tưới bê tông trên cao ma không các giàn giáo phải đeo dây an toàn
- Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng giàn giáo hoặc giá đỡ, không được đứng lên các cột
chống hoặc cạnh côp pha
An toàn cho công tác hoàn thiện.
- Khi sử dụng giàn giáo , sàn công tác phục vụ công việc hoàn thiện ở trên cao phải theo
sự hướng dẫn của cán bộ thi công hoặc đội trưởng Không được phép dùng thang làm công tác hoàn thiện ở trên cao , trừ những việc trong phòng kín với độ cao không quá 3.5m
- Cán bộ kỹ thuật thi công phải đảm bảo ngắt điện hoàn thiện trước khi trát , sơn bả
Điện chiếu sáng phục vụ cho công việc hoàn thiện phải sử dụng điện áp không quá 36V
- Khi đưa vữa lên mặt sàn công tác cao không quá 5m phải dùng các thiết bị cơ giới nhỏ
hoặc công cụ cải tiến Đối với những sàn công tác cao hơn 5m phải dùng máy nâng hạ hoặc phương tiện vận chuyển khác Tất cả các dụng cụ như thùng, xô đựng vữa phải để ở vị trí chắc chắn để tránh rơi
- Trước khi xây tường phải kiểm tra lại tình trạng ổn định của móng hoặc phần tường đã
xây trước hoặc độ ổn định của giá đỡ, giàn giáo, đồng thời kiểm tra lại việc xắp xếp, bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác theo sự hướng dẫn của cán bộ
kỹ thuật hoặc đội trưởng
- Khi xây tới độ cao cách mặt sàn 1,5m phải bắc đà giáo hoặc giá đỡ theo quy định
Không được:
+ Đứng trên mặt tường để xây.
+ Đứng trên mái để xây.
+ Dựa thang vào tường mới xây để lên xuống.
- Khi xây phải đứng trên mặt sàn công tác thấp hơn chiều cao của mặt tường đang xây ít
nhất 15cm Cấm đứng trên tường để xây Khổng để vật liệu, dụng cụ trên mặt tường khi đã ngừng xây Khi đứng ở phía trong của tường nhà thì ở phía ngoài của tường nhà phải đặt tường rào che chắn cách chân tường từ 1,5m
- Trát bên trong và bên ngoài nhà cũng như các bộ phận chi tiết kết cấu khác của công
trình, phải dùng đà giáo hoặc giá đỡ theo quy định