1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định

120 563 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Vì vậy, việc làm sáng tỏ hiện trạng sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Thủy và các tác động của con người tới Vườn quốc gia là rất cần thiết để từ đó có các giải pháp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI

-

Đặng Thị Huyền

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI CHO SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN

QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI

-

Đặng Thị Huyền

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI CHO SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN

QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Trần Văn Thụy

Hà Nội - 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học môi trường của học viên được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Môi trường

và sự tham khảo ý kiến của các bạn đồng học

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS

Trần Văn Thụy - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, những người đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa đào tạo

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Nam Định, UBND huyện Giao Thủy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giao Thủy, cán bộ Vườn quốc gia Xuân Thủy đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp những người đã ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi trong suốt quá trình học

và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2013

Học viên

Đặng Thị Huyền

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Cơ sở khoa học nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái 3

1.1.1 Hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng 3

1.1.2 Mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái đối với con người và sự phát triển kinh tế xã hội 6

1.1.3 Sinh kế 5 xã vùng đệm (VQGXT) phụ thuộc vào ĐNN 8

1.1.4 Nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái 10

1.2 Sử dụng tài nguyên phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường 14

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa 19

2.2 Phương pháp điều tra xã hội 19

2.3 Phương pháp kế thừa 19

2.4 Phương pháp chuyên gia 20

2.5 Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường (Đánh giá hệ sinh thái) 20

2.5.1 Khái niệm tổng giá trị kinh tế: 21

2.5.2 Các phương pháp tính giá trị kinh tế trong luận văn 23

2.6 Phân tích chức năng 25

2.6.1 Chức năng sản xuất/dịch vụ cung cấp 26

2.6.2 Chức năng điều tiết/các dịch vụ điều tiết 26

2.6.3 Chức năng hỗ trợ/các dịch vụ hỗ trợ 26

2.6.4 Chức năng thông tin/dịch vụ văn hóa 26

Trang 5

2.7 Phân tích các chủ thể liên quan 27

2.8 Phương pháp phân tích tổng hợp: 28

2.9 Phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý: 28

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ 29

3.1 Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 29

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 29

3.1.2 Lịch sử hình thành, hiện trạng sử dụng, quản lý nguồn tài nguyên và các vấn đề tồn tại ở Vườn quốc gia Xuân Thủy 35

3.1.2.1 Lịch sử hình thành Vườn quốc gia Xuân Thủy 35

3.1.2.2 Hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên ĐNN 36

3.1.2.3 Tác động của tự nhiên và nhân tạo đến môi trường, sinh thái VQGXT 37

3.1.2.4 Thực trạng quản lý tài nguyên môi trường ở vùng lõi VQGXT 41

3.1.3 Đặc điểm xã hội của 5 xã thuộc vùng đệm 42

3.1.4 Các sinh kế chính của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy 43

3.1.4.1 Nông nghiệp trồng lúa: 44

3.1.4.2 Phát triển kinh tế biển 44

3.1.4.3 Thương mại dịch vụ 46

3.1.4.4 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 46

3.2 Hiện trạng các HST và dịch vụ hệ sinh thái ở VQGXT 47

3.2.1 HST Rừng ngập mặn ven biển 48

3.2.1.1 Đặc tính rừng ngập mặn 48

3.2.1.2 Hiện trạng quản lý 50

Trang 6

3.2.1.3 Các loại hình dịch vụ: 51

3.2.2 HST nước mặn nuôi trồng thủy sản (Đầm nuôi tôm) 56

3.2.2.1 Đặc tính của các đầm nuôi tôm 56

3.2.2.2 Hiện trạng quản lý 58

3.2.2.3 Các dịch vụ: 58

3.2.3 HST Bãi bồi ngập triều 59

3.2.3.1 Đặc tính của bãi bồi ngập triều 59

3.2.3.2 Hiện trạng quản lý ở các diện tích này 62

3.2.3.3 Các dịch vụ 63

3.2.4 HST Cồn cát 64

3.2.4.1 Đặc tính của cồn cát 64

3.2.4.2 Hiện trạng quản lý 65

3.2.4.3 Các dịch vụ 66

3.2.5 HST các kênh rạch (lạch triều, sông, biển) 66

3.2.5.1 Đặc điểm thủy văn các lạch triều, sông, biển 66

3.2.5.2 Hiện trạng quản lý 67

3.2.5.3 Các dịch vụ 67

3.3 Giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái 68

3.3.1 Sản lượng tôm 68

3.3.2 Giá trị nuôi cua 71

3.3.3 Giá trị sản xuất rong câu 72

3.3.4 Sản lượng ngao 73

3.3.5 Đánh bắt cá 74

Trang 7

3.3.6 Thu gom thực phẩm (khai thác thủ công) 75

3.3.7 Mật ong 77

3.3.8 Giá trị phòng hộ đê biển 79

3.3.9 Du lịch sinh thái 81

3.3.7 Đánh giá giá trị kinh tế các dịch vụ hệ sinh thái đối với sinh kế người dân vùng đệm 83

3.3.7.1 Giá trị kinh tế tổng cộng 83

3.3.7.2 Lợi ích của các chủ thể liên quan 84

3.3.7.3 Thảo luận về kết quả 85

3.4 Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường 86

3.4.1 Phát triển các phương tiện sinh kế khác nhau 86

3.4.2 Đổi mới phương thức nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm 87

3.4.3 Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường 88

3.4.4 Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của VQG trong các chương trình giáo dục và truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân 88

3.4.5 Mở rộng diện tích VQGXT 89

3.4.6 Các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai 89

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1:Khu vực nghiên cứu VQGXT 29

Hình 3.2:Bản đồ các hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy 48

Hình 3.3:Rừng ngập mặn ở VQGXT 49

Hình 3.4:Đầm nuôi tôm 57

Hình 3.5:Đầm lầy ngập triều 60

Hình 3.6:Sơ đồ phát triển của ngao 62

Hình 3.7:Cồn cát và rừng phi lao 65

Hình 3.8:Lạch triều 67

Hình 3.9: Mô hình đầm nuôi tôm sinh thái 87

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại các dịch vụ hệ sinh thái trong báo cáo TEEB (TEEB, 2010a) 5

Bảng 1.2:Các thành tố quyết định đến sự phát triển kinh tế 7

Bảng 1.3:Các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào ĐNN 9

Bảng 1.4:Bảng so sánh cách nhìn nhận trong quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường 16

Bảng 3.1:Các HST và diện tích của chúng ở VQG 47

Bảng 3.2:Danh sách 11 loại chim hiếm VQGXT 55

Bảng 3.3: Hiện trạng nuôi tôm khu vực vùng đệm 69

Bảng 3.4:Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm 70

Bảng 3.5:Lợi nhuận nuôi tôm tại Xuân Thủy 71

Bảng 3.6:Diện tích nuôi ngao trong vùng đệm VQGXT 73

Bảng 3.7:Thống kê mô tả hoạt động nuôi ngao 74

Bảng 3.8:Thu nhập ròng của mỗi cá nhân thông qua phỏng vấn 75

Bảng 3.9:Tổng thu nhập của những người khai thác thủy sản thủ công ở năm xã vùng đệm 76

Bảng 3.10:Giá thành hoạt động của khai thác thủ công 77

Bảng 3.11:Chi phí tu bổ 20,7km đê biển không có rừng bảo vệ huyện Giao Thủy giai đoạn 2001-2010 80

Bảng 3.12:Chi phí đối với khách du lich trong nước và nước ngoài thăm VQGXT 82

Bảng 3.13:Chi phí chuyển đổi đối với khách du lịch trong nước, nước ngoài 83

Bảng 3.14:Giá trị kinh tế của các HST 84

Trang 10

SEEA: Hệ thống kế toán kinh tế và môi trường

TEEB: Giá trị kinh tế của hệ sinh thái và đa dạng sinh học

UNEP: Chương trình liên hiệp quốc về môi trường

UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

VQGXT: Vườn quốc gia Xuân Thủy

Trang 11

1

MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài

Nằm ở cửa sông Ba Lạt, Vườn quốc gia Xuân Thủy huyện Giao Thuỷ - Nam Định là khu vực có những điểm đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ Đây cũng là khu Ramsar đầu tiên tại Việt Nam, được đề cử năm 1989 và là một trong hai vùng lõi dự trữ sinh quyển vùng đồng bằng sông Hồng

Vườn quốc gia Xuân Thủy có giá trị về đa dạng sinh học, là môi trường sống quan trọng cho nhiều loài, đặc biệt là các loài chim, (một số loài được liệt kê trong

Sách đỏ thế giới) Bên cạnh đó, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như ngao (Meretrix

meretrix), cua hoa (Portunus pelagicus), tôm sú (Penaeus monodon)

Rừng ngập mặn nói chung và Vườn quốc gia Xuân Thủy nói riêng mang lại một loạt các loại hình dịch vụ và hàng hóa như: thực phẩm; đất để chăn thả gia súc, nuôi trồng các loài thủy, hải sản; kiểm soát lũ và nơi trú ẩn cho các loài chim cư trú cũng như các loài chim di cư Ngoài ra Vườn quốc gia Xuân Thủy còn có các dự án được tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ như trồng rừng ngập mặn và phát triển du lịch sinh thái dựa trên cộng đồng như là phương tiện sinh

kế tại địa phương

Tuy nhiên các lợi ích thu được từ Vườn quốc gia Xuân Thủy đã bị suy giảm đáng kể do việc khai thác quá mức nguồn thủy sản, hoạt động nuôi trồng hải sản không phù hợp, chặt phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, thải các chất thải gây ô nhiễm từ các khu dân cư của năm xã vùng đệm Vườn Quốc gia

Vì vậy, việc làm sáng tỏ hiện trạng sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Thủy và các tác động của con người tới Vườn quốc gia là rất cần thiết để từ đó có các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia đồng

thời tạo thu nhập và sinh kế tại địa phương Đề tài: “Nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ

sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định” sẽ

Trang 12

2

tập trung nghiên cứu những dịch vụ tạo giá trị thu nhập cho cộng đồng trong vùng

đệm

Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu các loại hình dịch vụ HST ở VQGXT

Xác định các phương tiện sinh kế và sự phụ thuộc vào việc sử dụng các chức

năng (dịch vụ) HST VQGXT của người dân địa phương 5 xã vùng đệm

Ước tính giá trị thu nhập từ các dịch vụ hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân

Thủy

Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường Vườn

quốc gia Xuân Thủy

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tổng hợp các nghiên cứu khoa học liên quan

Tiến hành khảo sát thực địa để thu thập số liệu

Xây dựng bản đồ các hệ sinh thái

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Các loại hình sử dụng đất

Các dịch vụ hệ sinh thái của các loại sử dụng đất

Các đối tượng được hưởng lợi từ các dịch vụ

Phạm vi nghiên cứu: 5 xã vùng đệm (Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao

Xuân, Giao Hải) Vườn quốc Gia Xuân Thủy - huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định

Trang 13

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở khoa học nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái

1.1.1 Hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng

Trên trái đất có hàng triệu loài đang sinh sống Trong quá trình duy trì sự sống, các loài sinh vật tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường vật lí-sinh vật Sự tương tác này hình thành nên một hệ thống động, luôn luôn biến đổi, được

biết đến như là một HST

Hệ sinh thái là là một phức hợp động của các quần thể động vật, thực vật

và vi sinh vật, và môi trường vật lí đóng vai trò như một đơn vị chức năng

Con người là một bộ phận của HST Ở nhiều vùng, con người là sinh vật ưu thế Nhưng dù có là loài ưu thế hay không, con người vẫn phụ thuộc vào các HST và phụ thuộc vào mạng lưới các mối tương tác giữa các sinh vật, trong các HST và giữa các HST giống như tất cả các loài khác

Tồn tại như một bộ phận không thể tách rời khỏi HST, trong quá trình duy trì và phát triển, con người cũng dựa vào các HST, tương tác với HST và tương tác lẫn nhau để mưu cầu cơm ăn, nước uống, áo mặc, Những sản phẩm như lúa gạo, tơ sợi, nước ngọt, thịt cá, đó chính là các dịch vụ HST Khái niệm dịch vụ HST được sử dụng lần đầu tiên từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX Có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ HST Các dịch vụ hệ sinh thái được định nghĩa là:

"Những lợi ích mà con người có được từ hệ sinh thái" (TEEB, 2005a) Hoặc "Sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp của hệ sinh thái dành cho sự

thịnh vượng của con người" (TEEB, 2010a)

Dịch vụ HST ở đây được dùng để chỉ cả các nguồn lợi hữu hình (như nước ngọt, lương thực) và các nguồn lợi vô hình (như các giá trị văn hóa) Theo các tiêu chí khác nhau, các dịch vụ HST được phân chia theo nhiều cách khác nhau Trong luận văn, các dịch vụ HST được phân loại theo các chức năng

Trang 14

(ii) Dịch vụ điều tiết

Dịch vụ điều tiết là những nguồn lợi có được từ hoạt động điều tiết của các quá trình HST, bao gồm duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, điều tiết nước, kiểm soát xói lở, lọc nước và xử lí chất thải, điều tiết dịch bệnh

ở người, kiểm soát sinh vật, thụ phấn, phòng chống bão

(iii) Dịch vụ văn hóa

Đây là những nguồn lợi phi vật chất mà con người có được từ các HST thông qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo, và trải nghiệm về mỹ học Những dịch vụ này bao gồm sự đa dạng về văn hóa, các giá trị tinh thần và tôn giáo, hệ thống tri thức, các giá trị giáo dục, cảm hứng, các giá trị mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơi chốn, các giá trị di sản văn hóa, giải trí và du lịch sinh thái

(iv) Dịch vụ hỗ trợ

Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các dịch vụ HST khác Dịch vụ hỗ trợ khác với ba loại dịch vụ khác ở chỗ những tác động của nó đối với con người hoặc là gián tiếp hoặc diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài Dịch vụ hỗ trợ bao gồm sản xuất sơ cấp, hình thành đất, chu trình dinh dưỡng, chu trình nước, sự cung cấp môi trường sống,

Tổng cộng có 22 loại hình dịch vụ chính của hệ sinh thái được phân loại theo Báo cáo TEEB (2010a) Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn do thời gian có hạn, chỉ có tám loại hình dịch vụ được định lượng hoặc định tính Dữ liệu được

Trang 15

5

trình bày trong bảng sau (xem bảng 1.1)

Bảng 1.1: Phân loại các dịch vụ hệ sinh thái trong báo cáo TEEB (TEEB,

Môi trường sống cho các loài chim di cư và nơi nuôi dưỡng cho sinh vật biển

Dịch vụ văn hóa

18 Giá trị thẩm mỹ

Trang 16

6

Các dịch vụ hệ sinh thái trong báo cáo

TEEB Trong nghiên cứu này (các ví dụ)

21 Trải nghiệm tinh thần

1.1.2 Mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái đối với con người và sự phát triển kinh tế xã hội

Mối quan hệ giữa HST và các dịch vụ của chúng với con người hay sự phát triển kinh tế rất đa dạng và phức tạp Hơn nữa, mối quan hệ này cũng biến đổi theo thời gian Trong quá trình tương tác với tự nhiên, các hoạt động của con người luôn tạo ra, ngoài những kết quả theo dự tính, những hệ quả không mong muốn, và rất nhiều hệ quả không mong muốn này lại rất có hại cho chính

sự phát triển kinh tế

Chức năng cung cấp của HST cung cấp những hàng hoá và dịch vụ đảm bảo duy trì sự phát triển kinh tế ở những khía cạnh khác nhau Nếu như các HST không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, cho con người thì không những sẽ gây ra những tác động xấu đối với sự phát triển kinh tế mà còn

có thể xoá bỏ sự phát triển kinh tế đã đạt được

Chức năng điều tiết của các HST cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của con người theo những cách khác nhau Sự điều tiết của các HST liên quan đến đời sống con người có thể thấy ở các quá trình lọc khí, lọc và điều tiết nước, giảm lũ lụt và hạn hán, ổn định khí hậu, kiểm soát dịch bệnh Những biến đổi trong chức năng điều tiết của các HST sẽ đưa đến những tác động đối với sức khoẻ con người cũng như các yếu tố khác của sự phát triển kinh tế

Các HST cũng tác động đến sự phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ văn hoá mà chúng cung cấp Các HST có thuộc tính và chức năng ảnh hưởng đến các lĩnh vực mỹ học, giải trí, giáo dục, văn hoá và tinh thần của con người

Trang 17

7

Sự giàu có của các HST về sinh cảnh, cảnh quan, góp phần làm tăng chất lượng đời sống tinh thần của con người và ngược lại, những biến đổi tiêu cực của các HST như ô nhiễm, huỷ diệt, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng người sống trong HST đó

Với các dich vụ hỗ trợ, do chúng có chức năng hỗ trợ sự hình thành của các dịch vụ khác nên tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế cũng là gián tiếp

Sự phát triển kinh tế xã hội được quyết định bởi một số thành tố quan trọng:

an ninh, vật chất cơ bản, sức khỏe và mối quan hệ xã hội Mỗi thành tố cũng có mối liên hệ, ảnh hưởng khác nhau đến các dịch vụ HST

Bảng 1.2:Các thành tố quyết định đến sự phát triển kinh tế

1.An ninh 2.Vật chất cơ bản cho một

- Được nuôi dưỡng đầy đủ

- Tránh được các bệnh có thể tránh

- Có đầy đủ nước sạch để dùng

- Có không khí trong sạch để thở

- Có đủ năng lượng để dùng

- Có cơ hội thể hiện các giá trị mỹ học và giải trí liên quan đến các HST

- Có cơ hội thể hiện các giá trị văn hóa và tinh thần liên quan đến các HST

- Có cơ hội để học tập, nghiên cứu về các HST

Thành tố an ninh và thành tố sức khỏe bị ảnh hưởng bởi cả sự biến đổi của dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết và dịch vụ văn hóa Thành tố vật chất có mối liên hệ rõ ràng và mạnh mẽ nhất với các dịch vụ cung cấp và dịch vụ điều tiết trong khi quan hệ xã hội bị chi phối nhiều bởi các dịch vụ văn hóa Sự phát triển

có thể được tăng cường thông qua sự tương tác có tính bền vững giữa con người với các HST, với sự hỗ trợ của các công cụ, thể chế, tổ chức và công nghệ cần thiết

Trang 18

8

Để khai thác bền vững các dịch vụ HST nhằm làm cho sự phát triển theo

đó cũng trở nên bền vững, yêu cầu trước hết là phải hiểu được đầy đủ về mối quan hệ giữa những hoạt động của con người, các biến đổi của HST và sự phát triển ở cả qui mô ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Việc quản lí tốt các dịch vụ HST còn phụ thuộc nhiều vào thể chế hiện hành và trọng tâm quản lí là hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của người nghèo kẻ yếu hay người giàu kẻ mạnh

1.1.3 Sinh kế 5 xã vùng đệm (VQGXT) phụ thuộc vào ĐNN

ĐNN là một HST đặc biệt với độ đa dạng sinh học cao, nơi cư trú của nhiều loài sinh vật và nguồn cung cấp lương thực phẩm cũng như sinh kế cho con người Vì vậy, sự quần tụ đông của cộng đồng xung quanh các khu vực ĐNN như VQGXT-Khu Ramsar Xuân Thủy là một điều dễ hiểu Hiện nay, hơn 48 nghìn người sống trong khu vực năm xã vùng đệm của VQG và sinh kế của người dân hàng chục năm qua chủ yếu dựa vào ĐNN như nông nghiệp trồng lúa, đánh bắt

và nuôi trồng các loại thủy hải sản…

Như vậy người dân vùng đệm sống phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên, cũng là đối tượng trực tiếp và gián tiếp sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Các hoạt động kinh tế của họ có liên quan mật thiết tới việc tiếp cận các nguồn tài nguyên Do đó nhiều trong số các yếu tố quyết định sự phát triển kinh kế tại các vùng ven biển là do các HST biển, ven biển cung cấp Nói khác đi, sinh kế vùng ven biển bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thành phần và chức năng của các HST

Sinh kế: Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất

và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người Sinh

kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại và tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên

Kết quả của sinh kế:

- Tăng thu nhập

- Tăng sự ổn định

Trang 19

9

- Giảm rủi ro

- Nâng cao an toàn khu vực

- Sử dụng bền vững hơn các nguồn lợi tự nhiên

Trong năm xã vùng đệm có gần ½ hộ gia đình có sinh kế phụ thuộc gián tiếp và trực tiếp vào tài nguyên ĐNN trong khu vực VQGXT Trong nhóm cộng đồng này, đại đa số là tham gia khai thác trực tiếp và phụ thuộc trực tiếp nguồn lợi thủy sản, còn các hình thức gián tiếp cung cấp dịch vụ chỉ thu hút khoảng 6% hộ Trong các hình thức khai thác trực tiếp thì đáng lưu ý nhất là hoạt động khai thác

tự do thủ công (hơn 40%), sau đó là đi làm thuê cho các chủ đầm tôm và vây vạng ngoài bãi (gần 16%), còn các hình thức khai thác như đánh cá biển và nuôi trồng thủy sản đòi hỏi đầu tư và đất đai thì mỗi hình thức chỉ có trên dưới 10% hộ tham gia

Bảng 1.3:Các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào ĐNN

Trang 20

10

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 2008)

Rõ ràng, nền sản xuất hàng hoá dựa trên tiềm năng nuôi trồng và khai thác nguồn lợi tự nhiên ở khu vực VQG Xuân Thuỷ đã là nguồn sống quan trọng của cộng đồng dân cư các xã vùng đệm VQG Thuỷ hải sản là một trong các nguồn thu nhập trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình Nhìn chung, nguồn thu này là khoản tiền mặt lớn nhất giúp họ bù đắp sự thiếu hụt về lương thực và đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống hiện đang còn nhiều thiếu thốn Thực tế mức độ phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên rất khác nhau giữa các hộ gia đình, các thôn xóm, các xã Mặc dù trong các xã vùng đệm không có gia đình nào sống hoàn toàn dựa vào khai thác nguồn lợi tự nhiên trong khu vực Nhưng những hoạt động trên đã

và đang diễn ra trong khu vực với mức độ ảnh hưởng trực tiếp chưa lớn, nhưng nếu không có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời thì trong tương lai gần

sẽ là áp lực đối với Vườn quốc gia

1.1.4 Nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái

* Kinh nghiệm Thế giới

Kinh nghiệm thế giới cho thấy nghiên cứu giá trị dịch vụ HST sẽ cung cấp thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN, đây là một yếu tố đầu vào quan trọng cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên này Một mặt, các thông tin

về giá trị kinh tế giúp các nhà quản lý lựa chọn được phương án sử dụng ĐNN có hiệu quả, góp phần xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển Mặt khác, thông tin về giá trị kinh tế cũng là một đầu vào quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý và các cơ chế quản lý ĐNN, lý giải cho sự phân bổ nguồn lực cho bảo tồn ĐNN, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, là cơ sở để giải quyết tranh chấp khiếu nại cũng như là một thành tố cơ bản trong các chương trình giáo dục, truyền thông ĐNN

Thực tế cho thấy, có một số hàng hóa và dịch vụ của VQG mặc dù có được mua bán, giao dịch trên thị trường nhưng giá thị trường không phản ánh đầy đủ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ này Khi đó, người ta phải xác định giá trị của

Trang 21

11

hàng hóa, dịch vụ mà VQG cung cấp dựa vào việc phân tích thông tin trên thị trường thay thế Có hai phương pháp truyền thống thuộc nhóm này là chi phí du lịch và giá trị hưởng thụ Ngoài ra một số hàng hóa và dịch vụ không được giao dịch trên thị trường (ví dụ như tham quan động vật hoang dã) nên đôi khi không trả trực tiếp nhiều cho giá trị hệ sinh thái

Một vài dịch vụ HST được giao dịch trên thị trường và giá trị được xác định bằng giá thị trường Chẳng hạn, giá trị quyền sử dụng khu nghỉ mát ven biển có thể được ước tính bằng cách ước tính lượng du khách và giá trị thặng dư cũng như với bất kỳ hàng hóa thị trường khác Dịch vụ HST khác như nước sạch cũng được

sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong sản xuất và giá trị của nó có thể được tính bằng sự đóng góp của nó vào lợi nhuận của sản phẩm

Nhưng không phải bất kỳ dịch vụ hệ sinh thái nào cũng có thể mua và bán trên thị trường để có thể tính giá trị của nó bằng tiền Điều quan trọng là ước tính xem sức mua là bao nhiêu, mọi người sẵn sàng chi trả để có được dịch vụ của hệ sinh thái hoặc mọi người cần được trả bao nhiêu để từ bỏ nó, nếu họ được yêu cầu lựa chọn một điều tương tự họ có thể thực hiện trên thị trường

Một số dịch vụ hệ sinh thái, như tham quan thẩm mỹ hay giải trí, có thể không được mua và bán trực tiếp trên thị trường Tuy nhiên, giá cả mà mọi người sẵn sàng chi trả trên thị trường cho hàng hóa liên quan có thể được sử dụng để ước tính giá trị của chúng Ví dụ, người ta thường trả giá cao hơn cho căn nhà hướng

ra biển, hoặc sẽ dành thời gian để đi du lịch đến một nơi đặc biệt như Xuân Thủy

để thư giãn Các loại chi phí này có thể được sử dụng để xác định giá trị tham quan du lịch

Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phương pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của HST Cho đến nay, chưa có một

hệ thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá giá trị của HST, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho ĐNN như một dạng tài nguyên cụ thể

Barbier (1997) phân chia các phương pháp thành ba loại là:

Trang 22

12

- Các phương pháp dựa vào thị trường thực (real market)

- Các phương pháp dựa vào thị trường thay thế (surrogate market)

- Các phương pháp dựa vào thị trường giả định (hypothetical market)

Ngoài ra, gần đây phương pháp chuyển giao giá trị (benefit transfer) cũng

được sử dụng rộng rãi trong lượng hóa giá trị kinh tế các VQG

Hình 1.1:Sơ đồ các phương pháp lượng hóa VQG

Mặc dù đánh giá giá trị kinh tế của môi trường đã từng được biết đến từ

những năm 60 và 70 của thế kỷ trước nhưng nó chỉ thực sự được hiểu rõ hơn khi

“Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ” ra đời Theo báo cáo “Đánh giá HST thiên

niên kỷ”, việc đánh giá giá trị dịch vụ HST đã diễn ra ở nhiều quốc gia, ở nhiều

phạm vi và nhiều phương pháp khác nhau Ví dụ, nghiên cứu những thiệt hại về

kinh tế của đa dạng sinh học trên toàn cầu (TEEB), sửa đổi hệ thống kế toán kinh

tế và môi trường (SEEA) bao gồm các biện pháp của nguồn vốn tự nhiên để nắm

Chi phí

du lịch (TCM)

Giá trị hưởng thụ (HPM)

Thị trường giả định

Đánh giá phụ thuộc tình huống giả định (CVM)

Mô hình lựa chọn (CM)

Trang 23

13

bắt sự suy giảm hoặc suy thoái các nguồn tài nguyên, sáng kiến nền kinh tế xanh UNEP, thiết lập liên chính phủ về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái vv Một vài quốc gia đã thông qua khung MEA để phát triển các nghiên cứu quốc gia về giá trị hệ sinh thái Ví dụ ở Anh đã từng bắt tay vào việc thực hiện nghiên cứu quốc gia để đánh giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái Các nghiên cứu khác cũng đang được thực hiện ở Đức và Pháp

* Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Cùng với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của hệ sinh thái ven biển và biển, đã có một số nghiên cứu về các giá trị của HST ven biển ở Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu tập trung vào lợi ích trực tiếp của

hệ sinh thái ven biển và biển như gỗ, củi đốt, thủy hải sản và du lịch và một vài nghiên cứu về các giá trị gián tiếp như bảo vệ đê, bờ biển Trong thực tế, giá trị hệ sinh thái ven biển và biển rất khác nhau, phụ thuộc vào từng hệ sinh thái, tương ứng với các loại hàng hóa và dịch vụ với giá trị kinh tế khác nhau sẽ có những phương pháp đánh giá thích hợp

Tác giả Mai Trọng Nhuận và các cộng sự sử dụng phương pháp giá thị trường để đánh giá giá trị kinh tế của một số điểm trình diễn ĐNN tại VN năm

2000, trong đó ước tính sơ bộ các giá trị sử dụng trực tiếp của một số khu vực ĐNN tiêu biểu tại VN Cũng sử dụng phương pháp này, tác giả Đỗ Nam Thắng (2005) đã tính toán giá trị sử dụng trực tiếp của tài nguyên ĐNN vùng ĐBSCL, đồng thời tiếp tục hoàn thiện việc áp dụng phương pháp giá thị trường tại VN thông qua điều chỉnh một số nhân tố sai lệch để đưa ra kết quả khá tin cậy về những khối giá trị trực tiếp của ĐNN tại địa bàn nghiên cứu Tác giả Lê Thu Hoa và các cộng sự (2006) cũng sử dụng kỹ thuật giá thị trường để tính toán giá trị nuôi tôm tại khu ĐNN của VQGXT, Nam Định Có thể nói, phương pháp giá thị trường là phương pháp đánh giá giá trị môi trường được sử dụng phổ biến và hoàn thiện nhất ở VN hiện nay

Trang 24

14

Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, để đánh giá những phần giá trị khác trong tổng giá trị kinh tế của tài nguyên, các nhà nghiên cứu của VN cũng đã bước đầu nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp phức tạp hơn, phổ biến là phương pháp Chi phí du lịch và đánh giá ngẫu nhiên Các phương pháp này dựa trên giá trị sẵn có hoặc xây dựng các thị trường giả định để đánh giá phúc lợi của người sử dụng tài nguyên khi tham gia thị trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách Mở đầu bằng nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1999) về giá trị du lịch của VQG Cúc Phương thông qua việc sử dụng phương pháp TCM, phương pháp này tiếp tục được nhân rộng để định giá giá trị giải trí của các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên khác trong cả nước như khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Mun, VQG Ba Bể, BQG Bạch Mã Ngoài phương pháp TCM, phương pháp CVM cũng được áp dụng phổ biến để xác định giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng như lợi ích của việc tiến hành các chương trình bảo tồn, cải thiện chất lượng môi trường Gần đây, một phương pháp đánh giá mới dựa trên thị trường giả định và lựa chọn hành vi cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu của Đỗ Nam Thắng (2008) để xác định giá trị của bảo tồn ĐNN của VQG Tràm Chim Nghiên cứu của Đinh Đức Trường (2010) đã áp dụng thử nghiệm một số phương pháp và quy trình đánh giá tiên tiến của TG để đánh giá giá trị kinh tế tổng thể và từng phần gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý dựa trên các kết quả đánh giá giá trị kinh tế

1.2 Sử dụng tài nguyên phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường

Tài nguyên và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ sinh thái xác định, cũng có quan niệm cho rằng khi đề cập tới bảo vệ môi trường cũng có nghĩa bao hàm cả bảo vệ tài nguyên Tuy nhiên khi nói tới tài nguyên thường gắn với hoạt động kinh tế, là yếu tố đầu vào của hệ thống kinh tế, chúng có thể đo đếm và hạch toán được trong sổ sách kế toán, còn môi trường bao gồm hệ thống tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống và

Trang 25

“Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên” Như vậy bảo vệ tài nguyên và môi trường như thế nào là tốt nhất, từ năm 2010, chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã có những tiếp cận mới trong bảo vệ tài nguyên và môi trường, đó

là quản trị môi trường (Environmental Governance) và kinh tế xanh (Green Economy) nhằm thay đổi cách nhìn nhận và tiếp cận mới về tài nguyên và môi trường phù hợp với xu thế phát triển hiện nay trên quy mô toàn cầu

Để bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có những thay đổi trong cách tiếp cận mới sau đây

- Thứ nhất, thay đổi cách nhìn nhận mới có tính tổng hợp, bảo vệ tài nguyên

và môi trường phải dựa trên cơ sở nền tảng của hệ sinh thái, nghĩa là không quản lý đơn lẻ một thành phần nào mà tiếp cận dựa trên tính đặc thù của từng hệ sinh thái để đảm bảo sự liên kết và cân đối hài hòa của các thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái vốn có của nó, không phá vỡ thành phần cấu trúc cũng như chức năng vốn có của hệ sinh thái

- Thứ hai, thay đổi cách thức nhìn nhận trong quản lý đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường so với trước đây giữa cách nhìn nhận quản lý truyền thống với cách nhìn nhận quản lý mới đối với hệ sinh thái thể hiện quan bảng so sánh sau đây

Trang 26

16

Bảng 1.4:Bảng so sánh cách nhìn nhận trong quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường

Quản lý truyền thống Quản lý hệ sinh thái

Nhấn mạnh vào các sản vật và sự khai

thác tài nguyên thiên nhiên

Nhấn mạnh sự cân bằng giữa những sản vật, văn hóa và tính toàn vẹn sinh thái Quan điểm cứng nhắc, ổn định, cao trào

Các giải pháp được phát triển bởi các cơ

quan quản lý tài nguyên và môi trường

đưa ra

Các giải pháp được phát triển thông qua thảo luận giữa các bên tham gia

Sự đối đầu phân cực các vấn đề đơn lẻ Xây dựng sự đồng thuận, các vấn đề đa phương và đối tác cùng hợp tác

- Thứ ba, xem xét lại sự đề cao đối với con người trong hệ thống tự nhiên dẫn đến tàn phá thiên nhiên, phải coi con người như là thành phần quan trọng của tự nhiên để điều chỉnh hành vi của mình Con người sống được và tồn tại được là nhờ vào thiên nhiên gồm các nguồn tài nguyên và môi trường tự nhiên Thiên nhiên là

cơ sở tiền đề cho sự sống và phát triển của con người

- Thứ tư, từ bỏ phương thức phát triển kinh tế cũ của mô hình “Kinh tế nâu”, hướng tới chuyển đổi mô hình phát triển mới, theo một cấu trúc kinh tế mà hiện nay các nước đang tiếp cân, đó là “Kinh tế xanh”, không chỉ mang lại phúc lợi cho còn người mà phải duy trì và phát triển hệ sinh thái Muốn vậy bên cạnh khai thác phải đầu tư trở lại cho tự nhiên để phục hồi hệ sinh thái Đối với những tài nguyên không tái tạo nguồn lợi thu được cần gìn giữ và đầu tư cho phát triên, chẳng hạn như đầu

tư cho vốn con người

- Thứ năm, trong bối cảnh của thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp quản lý gồm các giải pháp về điều hành và kiểm soát với các giải pháp kinh tế

Trang 27

17

Nên tảng của các giải pháp này là thay đổi nhận thức của con người, chú trọng tới đạo đức, khơi dậy cái “tâm” của con người đối với thiên nhiên Ngoài ra cần phải lượng giá được tài sản của thiên nhiên để có sự so sánh giữa các phương án lựa chọn phục vụ cho thiết kế chính sách và lựa chọn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường

Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, bảo đảm phát triển kinh tế nhanh hướng tới phát triển bền vững, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và có môi trường sống trong lành, tốt đẹp

Đối với VQGXT hoạt động khai thác nguồn lợi tự nhiên ở đây rất phổ biến, đặc biệt là hình thức khai thác thủ công sử dụng các công cụ thô sơ trong khu vực RNM và bãi triều thu hút đến 70% số hộ, và 30% còn lại đầu tư thuyền đánh cá biển

và đăng đáy Tuy nhiên, người dân mỗi xã lại có địa điểm khai thác, hình thức và loại thủy sản được khai thác mang tính chất đặc trưng do ảnh hưởng của địa bàn cư trú Trong khi người khai thác tự do thu nhặt tất cả các loại thủy hải sản có giá trị sử dụng và thương mại trên toàn khu vực VQGXT và ngoài biển, thì hoạt động nuôi trồng thủy hải sản lấy tôm và vạng là hai loài chủ lực Tuy nhiên sản lượng của các loại thủy sản có giá trị như tôm và ngao thì đã giảm mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây

Nguyên nhân của sự suy giảm toàn diện này chưa được phân tích khoa học

cụ thể, tuy nhiên theo như kết quả điều tra thì nhận thức của người dân là một điều đáng lo ngại Khi mà các yếu tố xã hội của hoạt động khai thác như số người tham gia, phương thức, công cụ và địa điểm đánh bắt hầu như không thay đổi sức ép lên tài nguyên ĐNN nói chung và tài nguyên thủy sinh nói riêng tăng gấp đôi và sức ép sinh kế lên người dân cũng tăng theo cấp số tương tự Đặc biệt, tính dễ bị tổn thương của sinh kế phụ thuộc vào ĐNN nơi đây còn lớn hơn nhiều lần khi bản thân người dân bị động về mặt thị trường và hạn chế trong kỹ năng chế biến nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm Rõ ràng bản thân tài nguyên thủy sinh khu vực ĐNN

Trang 28

18

VQGXT và sinh kế của đại bộ phận người dân đang sống dựa vào nguồn lợi thủy sinh ĐNN nơi đây đang bị đe dọa từ nhiều yếu tố, cả chủ quan như nhận thức và cách tổ chức khai thác cũng như khách quan môi trường

Như vậy đánh giá nhận thức của người dân khi khai thác thủy sản ở các khu vực VQG cho thấy người dân ở khu vực nghiên cứu đã có ý thức trong việc khai thác các loại thủy sản như: không nên khai thác thủy sản nhỏ, thủy sản đang mang trứng, hay các loại thủy sản quý và các loài chết không rõ nguyên nhân Tuy nhiên người dân vẫn chưa nhận thức được các phương pháp khai thác có tác động tới HST, có 98% số hộ vẫn cho rằng có thể sử dụng điện và hóa chất để đánh bắt thủy sản và 91% vẫn muốn sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong nuôi trồng thủy sản Các hộ nuôi trồng thủy sản có 58% cho rằng nên nuôi tôm theo chu trình công nghiệp không cần RNM, chỉ có 17% số hộ cho rằng nên nuôi tôm theo kiểu quảng canh kết hợp với phát triển RNM (Theo báo cáo kinh tế xã hội 2008)

Rõ ràng, cùng với việc người dân khai thác các nguồn lợi từ thiên nhiên nhiên để làm giàu, VQG Xuân Thuỷ đang phải đối mặt với các vấn đề suy thoái môi trường Bởi vậy cần phải có quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên ở khu vực

và thiết lập cơ chế kiểm soát an ninh và ô nhiễm, mới đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rất nhạy cảm là đất ngập nước ở khu VQG Xuân Thuỷ

Trang 29

19

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa

Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa được thực hiện với mục đích:

- Quan sát cảnh quan khu vực vùng lõi và vùng đệm VQG như: rừng ngập mặn, đầm nuôi tôm, bãi bồi ngập triều và các hoạt động liên quan

- Điều tra thực tế hiện trạng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, nuôi ong ở VQG của người dân năm xã vùng đệm và những tác động đến cảnh quan, môi trường sinh thái VQG

2.2 Phương pháp điều tra xã hội

Được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các đối tượng gồm người dân, du khách tham quan…, nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc lượng hóa giá trị kinh tế và đề xuất biện pháp quản lý VQG Các dữ liệu thu thập được từ người dân địa phương, trong đó có các câu trả lời quan trọng về giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái và ý kiến của họ về vai trò của VQG đối với cuộc sống của họ Mẫu phỏng vấn là danh sách các câu hỏi được sử dụng trong một tương tác từ người này sang người khác

30 cuộc phỏng vấn cấu trúc được thực hiện trong chuyến thực địa một tháng Các ứng viên là chủ sở hữu các đầm nuôi tôm, nuôi ngao và nhân viên của họ, người dân địa phương, những người một phần sống dựa vào thu lượm tôm, cá, ngao

và các loài thủy sản khác ở VQGXT (thu lượm thực phẩm), ngư dân, và những người nuôi ong

2.3 Phương pháp kế thừa

Nghiên cứu kế thừa các tài liệu, mô hình, kỹ thuật, giải pháp liên quan đã và đang được áp dụng để lượng hóa, xác định giá trị kinh tế của các VQG trên thế giới

và ở Việt Nam với mục đích:

+ Để đối sánh với số liệu mới điều tra, giúp đánh giá sự biến đổi theo không gian và thời gian

Trang 30

20

+ Sử dụng trực tiếp ở những vị trí thiếu vắng số liệu của luận văn nhằm làm

rõ hơn những nội dung nghiên cứu

2.4 Phương pháp chuyên gia

Trong phương pháp này, thông tin được thu thập từ các chuyên gia như chính quyền địa phương, ban quản lý, các tổ chức phi chính phủ… Các cuộc phỏng vấn được cấu trúc với nhiều câu hỏi và nội dung khác nhau Những người cung cấp thông tin chính được lựa chọn dựa trên sự ưu tiên theo mức độ quan trọng

Có 10 cuộc phỏng vấn chuyên gia được thực hiện trong khi công tác thực địa Bốn trong số các cuộc phỏng vấn này là cán bộ của VQGXT để có được thông tin về du lịch sinh thái và công tác bảo tồn Sau cuộc gặp mặt giám đốc VQG giới thiệu tôi với chính quyền 5 xã vùng đệm Sáu cuộc phỏng vấn tiếp theo đã được thực hiện với Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc cán bộ phụ trách các số liệu thống kê hoặc bộ phận nông nghiệp trong UBND của các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải Các câu hỏi được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là các hoạt động xảy ra ở khu vực ngoài

nó hỗ trợ cho quá trình ra quyết định (TEEB, 2010b)

Các giá trị của một hệ sinh thái có thể được phân loại thành giá trị sinh thái, giá trị văn hóa - xã hội và giá trị kinh tế

Giá trị sinh thái đề cập đến tầm quan trọng của các loài để duy trì tính bền vững của hệ sinh thái Các chỉ số như sự đa dạng loài, sự quý hiếm… được sử dụng

để đo lường giá trị này

Trang 31

21

Văn hóa - xã hội là giá trị phi vật chất dựa trên sự ảnh hưởng của nhận thức

tác động đến sức khỏe, tinh thần và thể chất Nó được hiển thị bằng giá trị tiện nghi,

giá trị di sản, giá trị tồn tại…

Giá trị kinh tế dựa trên hiệu quả về chi phí, được đo bằng các chỉ số như

năng suất, việc làm, thu nhập…

Mục đích của luận văn là định giá thành tiền đối với giá trị kinh tế của các

dịch vụ hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu

2.5.1 Khái niệm tổng giá trị kinh tế:

Hình 2.1 Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của đất ngập nước

Cho đến nay, có rất nhiều các quan điểm về các nhóm giá trị khác nhau trong

tổng giá trị kinh tế của ĐNN Tuy nhiên, điểm chung giữa các quan điểm này là

việc chia tổng giá trị kinh tế thành hai nhóm chính là giá trị sử dụng và giá trị phi sử

Giá trị lựa chọn

Giá trị tồn tại

Giá trị lưu truyền

Trang 32

22

Theo Turner (2003), giá trị sử dụng là những hàng hóa và dịch vụ sinh thái

mà ĐNN cung cấp cho con người và các hệ thống kinh tế và được chia thành 3 nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn

- Giá trị sử dụng trực tiếp: bao gồm những hàng hóa dịch vụ do môi trường ĐNN cung cấp và có thể tiêu dùng trực tiếp như gỗ, củi, thủy sản, mật ong hay giá trị du lịch, giải trí

- Giá trị sử dụng gián tiếp: là những giá trị, lợi ích từ những dịch vụ do hệ sinh thái ĐNN cung cấp và các chức năng sinh thái như tuần hoàn dinh dưỡng, hấp

- Giá trị lựa chọn về bản chất là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc giá trị sử dụng gián tiếp của ĐNN mặc dù có thể sử dụng ở hiện tại nhưng chưa được sử dụng

vì một lý do nào đó mà để lại để sử dụng ở tương lai Ví dụ giá trị du lịch, cảnh quan, dược phẩm

Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của ĐNN và được chia thành giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền

- Giá trị tồn tại của ĐNN là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của một cá nhân khi biết được các thuộc tính của ĐNN đang tồn tại ở một trạng thái nào đó và thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có được trạng thái đó

- Giá trị lưu truyền là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biết rằng tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai Giá trị này cũng thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau

Xác định giá trị kinh tế được xác định bằng ba phương pháp: định giá thị trường trực tiếp, định giá thị trường gián tiếp và định giá dựa trên khảo sát (De Groot, 2006; TEEB, 2005b)

Trang 33

Trong đánh giá dựa trên khảo sát, thường được áp dụng bằng bộ câu hỏi điều tra hoặc thảo luận để xác định sự sẵn sàng chi trả

Ngoài những phương pháp này, trong một số trường hợp phương pháp chuyển giao lợi ích có thể được áp dụng

2.5.2 Các phương pháp tính giá trị kinh tế trong luận văn

(i) Phương pháp giá thị trường (Market Price - MP)

Phương pháp giá thị trường ước tính giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch

vụ của VQG được trao đổi, mua bán trên thị trường Giả thiết cơ bản của phương pháp này là khi giá thị trường không bị bóp méo bởi sự thất bại thị trường hoặc chính sách của Chính phủ thì nó sẽ phản ánh chân thực giá trị của hàng hóa hay chi phí cơ hội của việc sử dụng VQG Từ đó cho biết giá trị đóng góp của các hàng hóa

và dịch vụ này trong nền kinh tế

Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện vì các thông tin liên quan đến giá cả thị trường của một số các hàng hóa và dịch vụ mà ĐNN cung cấp là quan sát được và dễ thu thập Vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN

Trong nghiên cứu này, phương pháp giá thị trường đã được áp dụng để xác định các giá trị cho các dịch vụ cung cấp (thủy sản, mật ong và rong câu)

Khi áp dụng phương pháp giá thị trường, ta phải xác định được sản lượng và đơn giá của sản phẩm từ một phương tiện sinh kế nhất định để tính tổng thu nhập

Trang 34

Thu nhập ròng = Tổng thu nhập – chi phí

Cũng cần phải lưu ý rằng: các khoản thu nhập này thuộc về người hưởng thụ chính của một hoạt động nhất định Tuy nhiên, giá trị của một dịch vụ hệ sinh thái

là tổng các lợi ích mà người hưởng lợi khác nhau có thể có được từ dịch vụ này Ví

dụ, giá trị của dịch vụ cung cấp từ đầm nuôi tôm là sự tập hợp của thu nhập của nông dân nuôi tôm, lao động làm thuê và chính quyền địa phương (từ lệ phí thuê)

(ii) Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (Avoided Cost - AC)

Trong rất nhiều trường hợp, HST VQG có khả năng phòng hộ, bảo vệ được các tài sản có giá trị kinh tế cho con người Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được sử dụng thông tin về những thiệt hại có thể tránh được hoặc giá trị của những tài sản được VQG bảo vệ khi có những biến cố môi trường xảy ra như là lợi ích của HST Ví dụ, nếu một khu rừng ngập mặn có khả năng phòng hộ bão cho cộng đồng thì giá trị của khu rừng ngập mặn đó có thể được tính bằng những thiệt hại về tài sản mà cộng đồng tránh được nếu cơn bão xảy ra trong trường hợp không có rừng bảo vệ

Phương pháp này đặc biệt hữu dụng trong việc đánh giá giá trị của các vùng VQG có chức năng bảo vệ tự nhiên Từ đó cung cấp cho các nhà quản lý luận điểm, bằng chứng để đầu tư cho công tác bảo tồn VQG

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp cũng có một số vấn đề:

- Thứ nhất, việc thu thập các thông tin tổng thể về thiệt hại để so sánh giữa vùng được bảo vệ bởi dịch vụ sinh thái và vùng đối chứng khi có sự cố xảy ra là rất tốn kém về thời gian và kinh phí vì những tác động có thể là trực tiếp, gián tiếp và lâu dài

Trang 35

25

- Thứ hai, việc xây dựng các mô hình để ước tính quy mô tác động của sự cố khi không có HST VQG bảo vệ cũng đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp hoặc các thông tin chi tiết

Thực tế cho thấy, có một số hàng hóa và dịch vụ của VQG mặc dù có được mua bán, giao dịch trên thị trường nhưng giá thị trường không phản ánh đầy đủ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ này Khi đó, người ta phải xác định giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà VQG cung cấp dựa vào việc phân tích thông tin trên thị trường thay thế Có hai phương pháp truyền thống thuộc nhóm này là chi phí du lịch và giá trị hưởng thụ

(iii) Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM)

Chi phí du lịch là phương pháp được thiết kế và áp dụng để đánh giá giá trị giải trí của môi trường và các HST Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản, đó là chi phí bỏ ra để tham quan một điểm du lịch giải trí phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó

Có một số trở ngại khi áp dụng TCM Thứ nhất là vấn đề đa mục đích có thể phát sinh khi du khách đi tham quan nhiều điểm trong cùng một chuyến đi và vì vậy chi phí du lịch toàn bộ không phản ánh giá trị du lịch tại một điểm cụ thể Ngoài ra, khi điểm du lịch có sự hiện diện của khách quốc tế thì việc phân vùng và tính toán chi phí của từng vùng là khá phức tạp do cả vấn đề du lịch đa mục đích và ước tính

tỷ lệ du lịch

2.6 Phân tích chức năng

Phân tích chức năng được định nghĩa là "sự phân chia sinh thái thành một số giới hạn các chức năng của hệ sinh thái, từ đó cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau" (De Groot, 2006) Chức năng hệ sinh thái là "khả năng của các quá trình và thành phần tự nhiên cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người " (De Groot và nnk, 2002.) Chúng được duy trì bởi các cấu trúc và các quá trình sinh thái (TEEB, 2010a)

Trang 36

26

Có bốn loại chức năng hệ sinh thái mà dẫn đến các dịch vụ khác nhau được liệt kê như sau (TEEB, 2005a, De Groot, 2006; TEEB, 2010a):

2.6.1 Chức năng sản xuất/dịch vụ cung cấp

chất dinh dưỡng trong quá trình quang hợp và hấp thu dinh dưỡng của sinh vật Sinh khối này cung cấp nhiều tài nguyên hệ sinh thái cho con người như thực phẩm, năng lượng và nguyên vật liệu…

Các dịch vụ cung cấp mà mọi người có thể sử dụng như cá, tôm, ngao và mật ong…

2.6.2 Chức năng điều tiết/các dịch vụ điều tiết

Chức năng điều tiết liên quan đến năng lực của HST trong việc điều tiết các quá trình căn bản của HST và các hệ thống hỗ trợ đời sống thông qua chu trình sinh địa hóa và các quá trình sinh học để duy trì sức khỏe và các điều kiện cho cuộc sống Bên cạnh việc duy trì HST, chức năng điều tiết cũng cung ứng nhiều dịch vụ mang lại lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho con người ví dụ: không khí, nước, kiểm soát xói mòn đất, lũ lụt, bảo vệ đê điều…

2.6.3 Chức năng hỗ trợ/các dịch vụ hỗ trợ

Hệ sinh thái cung cấp nơi nương náu và nơi ở cho các loài di cư và môi trường sống để bảo vệ nguồn gen Vì vậy, chúng đóng góp vào việc bảo tồn và duy trì nguồn gen, đa dạng sinh học và quá trình tiến hóa

Dịch vụ hỗ trợ là nơi trú ẩn cho các loài chim di cư…

2.6.4 Chức năng thông tin/dịch vụ văn hóa

HST cung cấp nhiều thông tin cơ bản cho đời sống tinh thần của con người như giải trí, thẩm mỹ, văn hóa, tôn giáo, khoa học và giáo dục

Các dịch vụ văn hóa trong VQG là du lịch sinh thái, nghiên cứu và giáo dục…

Trang 37

27

2.7 Phân tích các chủ thể liên quan

Các chủ thể liên quan là cá nhân hoặc một nhóm người có lợi ích trong một vấn đề có liên quan Họ có thể là một trong những người có quyền lực hoặc không

có ảnh hưởng, do đó, có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi quá trình ra quyết định Phân tích các bên liên quan nhằm mục đích xác định các bên liên quan để đánh giá lợi ích và tầm quan trọng của họ cho dự án

Phân tích các bên liên quan bao gồm ba bước chính là xác định và lựa chọn các bên liên quan, phân loại ưu tiên các bên liên quan và gắn kết các bên liên quan (De Groot, 2006)

Trong bước đầu tiên, các bên liên quan được xác định dựa trên mức độ ảnh hưởng hoặc tầm quan trọng, phân bố theo không gian và thời gian (De Groot, 2006)

Ở bước thứ hai, các bên liên quan được phân loại thành cơ bản và thứ yếu, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của họ Các bên liên quan cơ bản là những người được hưởng lợi từ dự án hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dự án

Họ thường là những người dễ bị tổn thương nhất Các bên liên quan thứ yếu là những người có quan tâm và có ảnh hưởng cao tới dự án Đối với những người ít bị ảnh hưởng bởi dự án nhưng có thể có ảnh hưởng đến kết quả, họ được xếp vào loại thứ ba hay bên liên quan bên ngoài (De Groot, 2006)

Đối với bước cuối cùng, tùy thuộc vào các mục tiêu đánh giá, các bên liên quan có thể liên quan ở các cấp độ khác nhau như tư vấn, tham gia hoặc hợp tác (De Groot, 2006)

Nghiên cứu này tập trung vào hai bước đầu tiên phân tích các bên liên quan

để xác định và mô tả ảnh hưởng và sự phụ thuộc của các bên có liên quan đến VQG

Trang 38

28

2.8 Phương pháp phân tích tổng hợp:

Sử dụng trong quá trình hoàn thiện báo cáo luận văn Kết quả từ các mô hình

xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết Các biện pháp và quy trình quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp

2.9 Phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý:

Sử dụng phần mềm Mapinfo để xây dựng bản đồ các HST VQGXT dựa trên

các số liệu đã thu thập và phân tích

Trang 39

29

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1 Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

VQGXT là khu bảo tồn ĐNN ven biển nằm ở phía Nam của sông Hồng, thuộc huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định Đây cũng là VQG đầu tiên của Đông Nam

Á và duy nhất của Việt Nam (từ năm 1989 - 2005) tham gia Công ước Quốc tế RAMSAR Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn phá hoại sự ĐDSH và HST rừng ngập nước độc đáo ở khu vực này

Hình 3.1:Khu vực nghiên cứu VQGXT

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

* Điều kiện tự nhiên

VQGXT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình tự nhiên được kiến tạo bằng quy luật bồi lắng phù sa của vùng cửa sông ven biển Các bãi bồi lớn xen kẽ với các dòng sông tạo nên cảnh quan đặc thù của khu vực, là nơi cư trú của

Trang 40

30

nhiều loài chim bản địa cũng như là bãi đậu của các loài chim di trú Phù sa màu mỡ

ở cửa sông Hồng cùng với điều kiện tự nhiên đã tạo nên sự giàu có, giá trị bậc nhất của khu vực về ĐDSH Đây chính là tiềm năng phong phú cho chiến lược phát triển bền vững của vùng nhằm sử dụng hợp lý ĐNN, phát triển nghiên cứu khoa học và

du lịch sinh thái

- Khí hậu và thủy văn

Vùng Cồn Lu, Cồn Ngạn của huyện Giao Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chịu ảnh hưởng của mưa bão từ tháng 5 đến tháng 10 và khô hạn vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa bình quân trên 1.700 mm/ năm, mùa khô hạn chỉ chiếm 25% lượng mưa cả năm Độ ẩm bình quân là 80% Nhiệt độ

15-160C Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều với chu kỳ khoảng 25 giờ Biên độ thủy triều trung bình 150-180 cm, cao nhất 270 cm, thấp nhất là 2-5 cm

- Địa hình

VQGXT là bãi triều ngoài đê biển bao gồm các cồn, lòng sông, lạch triều Bãi triều được cấu tạo bởi trầm tích cửa sông Hồng và biển Đông gồm cát, bùn và sét Do phù sa sông Hồng bồi lắng và ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều, cốt đất có

độ cao trung bình từ 0,5 đến 0,9 m Địa hình thoải thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, đặc biệt Cồn Lu có dải cát cao từ 1,2-1,5m

Bãi triều VQGXT bị chia cắt do đê biển, sông Trà, lạch triều và hạ lưu sông Vọp tạo thành 4 khu vực là Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh

- Bãi Trong: Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12km, chiều rộng bình quân 1,5km Phía bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia Ngự Hàn và phía nam bị giới hạn bởi sông Vọp Hầu hết diện tích Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm, cua và khai thác hải sản Diện tích Bãi Trong khoảng 2.500 ha, trong đó có khoảng 800 ha có RNM che phủ

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban quản lý VQGXT (2008), Báo cáo hiện trạng du lịch tại VQGXT, Giao Thủy, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng du lịch tại VQGXT
Tác giả: Ban quản lý VQGXT
Năm: 2008
3. Nguyễn Viết Cách (2001), Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn ĐNN Xuân Thủy, Hội thảo khoa học Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên môi trường ĐNN cửa sông ven biển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn ĐNN Xuân Thủy
Tác giả: Nguyễn Viết Cách
Năm: 2001
4. Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường (2002), Đánh giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm công nghiệp nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra, Báo cáo dự án, Bộ giáo dục và đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm công nghiệp nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường
Năm: 2002
5. Hoàng Xuân Cơ (2007), Kinh tế môi trường, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế môi trường
Tác giả: Hoàng Xuân Cơ
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2007
6. Cục bảo vệ môi trường (2005), Tổng quan hiện trạng ĐNN Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tổng quan hiện trạng ĐNN Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar
Tác giả: Cục bảo vệ môi trường
Năm: 2005
7. Cục bảo vệ môi trường (2006), Khung chính sách quản lý ĐNN tại Việt Nam, Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khung chính sách quản lý ĐNN tại Việt Nam
Tác giả: Cục bảo vệ môi trường
Năm: 2006
8. Lê Diên Dực (1998), Báo cáo tổng quan về ĐNN Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng quan về ĐNN Việt Nam
Tác giả: Lê Diên Dực
Năm: 1998
9. Lưu Đức Hải (2007), “Về quy hoạch môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí kinh tế môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về quy hoạch môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội”
Tác giả: Lưu Đức Hải
Năm: 2007
10. Lê Thu Hoa, Ngô Thanh Mai, Nguyễn Diệu Hằng (2006), Đánh giá lợi ích của hoạt động nuôi tôm tại Giao Thủy, Nam Định, Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá lợi ích của hoạt động nuôi tôm tại Giao Thủy, Nam Định
Tác giả: Lê Thu Hoa, Ngô Thanh Mai, Nguyễn Diệu Hằng
Năm: 2006
11. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội
Năm: 2009
12. Nguyễn Chu Hồi (1996), Tổng quan về đất ngập nước ven biển Việt Nam: Chiến lược quốc gia về bảo vệ và quản lý đất ngập nước, Kỷ yếu hội thảo, Cục bảo vệ môi trường Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về đất ngập nước ven biển Việt Nam: Chiến lược quốc gia về bảo vệ và quản lý đất ngập nước
Tác giả: Nguyễn Chu Hồi
Năm: 1996
13. Phan Nguyên Hồng (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp
Tác giả: Phan Nguyên Hồng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp"
Năm: 1999
15. Phan Nguyên Hồng (2005), Quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn. Chuyên đề về môi trường và phát triển bền vững. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn
Tác giả: Phan Nguyên Hồng
Năm: 2005
16. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc và Vũ Thục Hiền (2008), Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững
Tác giả: Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc và Vũ Thục Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 2008
17. Lê Văn Khoa (2007), Đất ngập nước, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất ngập nước
Tác giả: Lê Văn Khoa
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2007
18. Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Hữu Ninh, Trần Hồng Hà vầ Đỗ Đình Sâm, (2000), Đánh giá giá trị kinh tế của một số các điểm trình diễn đất ngập nước tại Việt Nam. Dự án bảo vệ môi trường biển Đông do UNEP, GEF tài trợ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá giá trị kinh tế của một số các điểm trình diễn đất ngập nước tại Việt Nam
Tác giả: Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Hữu Ninh, Trần Hồng Hà vầ Đỗ Đình Sâm
Năm: 2000
19. Mai Trọng Nhuận và Vũ Trung Tạng (2004), Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước ven biển Việt Nam, Báo cáo chuyên đề, Dự án ngăn chặn xu thế suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan, UNEP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước ven biển Việt Nam
Tác giả: Mai Trọng Nhuận và Vũ Trung Tạng
Năm: 2004
20. Vũ Trung Tạng (2005), Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái ĐNN ven biển Bắc Bộ cho sự phát triển bền vững, Báo cáo tổng kết chương trình bảo vệ môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái ĐNN ven biển Bắc Bộ cho sự phát triển bền vững
Tác giả: Vũ Trung Tạng
Năm: 2005
21. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái học hệ sinh thái
Tác giả: Vũ Trung Tạng
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2007
23. Đỗ Nam Thắng (2005), Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Thạc sỹ quản lý môi trường, Đại học tổng học quốc gia Australia, Canberra Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Thạc sỹ quản lý môi trường
Tác giả: Đỗ Nam Thắng
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w