1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ba

106 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA – NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .... Trong một số năm gần đây, ở nước ta có nhiều đề án nghiên cứu và bảo vệ môi trường được tiến hà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN THỊ THẢO HƯƠNG

Hà Nội - 2011

Trang 3

Môc lôc

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các kí hiệu viết tắt

Danh mục các bảng, biểu

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Mở đầu 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 3

1.2 Các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước 6

1.2 1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước 6

1.2 2 Nguồn gốc về ô nhiễm nước 7

1.2 3 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước 7

1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội lưu vực sông Ba 8

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 8

1.3.1.1 Vị trí địa lí 8

1.3.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 8

1.3.1.3 Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng 11

1.3.1.4 Đặc điểm sinh vật 12

1.3.1.5 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 13

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 20

1.3.2.1 Dân cư và phân bố 20

1.3.2.2 Đặc điểm kinh tế 22

Trang 4

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 32

2.2 Nội dung nghiên cứu 32

2.3 Phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 32

2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa 33

2.3.3 Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI) 36

2.3.4 Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/ BTNMT 40

2.3.5 Phương pháp thống kê 41

2.3.6 Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lí 41

2.3.7 Phương pháp phân tích tổng hợp 41

Chương 3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA – NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 42

3.1 Đánh giá hiện trạng môi trường nước LVS Ba 42

3.1.1 Đánh giá chất lượng nước dựa vào quy chuẩn Việt Nam 42

3.1.2 Đánh giá chất lượng nước mặt dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI) 52

3.2 Diễn biến chất lượng nước LVS Ba 55

3.2.1 Độ pH 55

3.2.2 Chất hữu cơ (BOD5, COD) và DO 56

3.2.3 Độ đục 57

3.2.4 Chất dinh dưỡng 57

3.2.5.Tổng sắt tan (Fe 2+, Fe 3+) 59

3.3.6 Vi khuẩn 60

3.3 Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm 60

Trang 5

3.3.1 Các hoạt động công nghiệp 61

3.2.2 Các hoạt động nông nghiệp 64

3.3.3 Nước thải sinh hoạt 66

3.3.4 Chất thải rắn 67

3.3.5 Nước thải từ các cơ sở y tế 69

3.3.6 Nước thải nuôi trồng khai thác thủy hải sản 70

3.3.7 Xây dựng các công trình thủy lợi - thủy điện 70

3.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Ba 72

3.4.1 Giải pháp phi công trình 73

3.4.1.1 Giải pháp về chính sách 73

3.4.1.2 Giải pháp về quản lí 73

3.4.1.3 Áp dụng các công cụ kinh tế và tiến bộ khoa học 76

3.4.2 Giải pháp công trình 76

3.4.2.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn 76

3.4.2.2 Thu gom và xử lí nước thải 79

3.4.2.3 Xây dựng hệ thống trạm quan trắc 79

KẾT LUẬN 82

Tài liệu tham khảo 83 Phụ lục

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật

BOD5 : Lượng oxy sinh hóa cần thiết để vi khuẩn sử dụng sau 5 ngày lấy mẫu CLN : Chất lượng nước

COD : Lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước

CN : Công nghiệp

DS : Hàm lượng chất rắn hòa tan

DO : Lượng oxy từ trong không khí có thể hòa tan vào nước

LVS : Lưu vực sông

NMTĐ : Nhà máy thủy điện

NN : Nông nghiệp

KT – XH : Kinh tế xã hội

TSS : Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng

SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng

WQI : Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Đỉnh lũ lớn nhất quan trắc tại các trạm thủy văn 18

Bảng 1.2: Độ đục bình quân tháng, năm tại trạm Củng Sơn (78-2002) 19

Bảng 1.3: Mật độ dân số của các huyện thuộc LVS Ba 20

Bảng 1.4: Dân số thành thị, nông thôn trung bình của các tỉnh trong LVS Ba 21 Bảng 1.5: Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành kinh tế năm 2010 (theo giá hiện hành) 22 Bảng 1.6: Cơ cấu giá trị sản xuất CN theo giá thực tế phân theo địa phương 23

Bảng 1.7: Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương 25

Bảng 1.8: Giá trị sản xuất NN theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương 25

Bảng 1.9: Sản lượng các loại cây lương thực phân theo địa phương 26

Bảng 1.10: Số lượng gia súc, gia cầm phân theo địa phương 26

Bảng 1.11: Hiện trạng rừng có đến 31/12/2009 phân theo địa phương 27

Trang 7

Bảng 1.12: Sản lượng gỗ khai thác phân theo địa phương 28

Bảng 1.13: Sản lượng thủy sản phân theo địa phương 28

Bảng 1.14: Giá trị sản xuất thủy sản phân theo địa phương 29

Bảng 1.15: Nuôi trồng thủy sản phân theo địa phương 29

Bảng 2.1: Vị trí quan trắc và lấy mẫu nước trên LVS Ba năm 2011 35

Bảng 2.2: Bảng quy định các giá trị qi, BPi 38

Bảng 2.3: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 39

Bảng 2.4: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 39

Bảng 2.5: Bảng so sánh giá trị WQI 40

Bảng 3.1: Kết quả tính toán WQI cho LVS Ba năm 2011 54

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Sơ đồ vị trí địa lý LVS Ba 9

Hình 1.2: Bản đồ địa hình LVS Ba 10

Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu nước 35

Hình 2.2: Một số hình ảnh đo đạc, khảo sát tại LVS Ba 36

Hình 3.1: Biến đổi độ pH trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 43

Hình 3.2: Biến đổi chất rắn lơ lửng trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 44

Hình 3.3: Biến đổi độ đục trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 45

Hình 3.4: Biến đổi DO trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 46

Hình 3.5: Biến đổi BOD5 trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 46

Hình 3.6: Biến đổi COD trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 47

Hình 3.7: Biến đổi hàm lượng N - NH4+ trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 48

Hình 3.8: Biến đổi hàm lượng N - NO3- trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 48

Hình 3.9: Biến đổi hàm lượng N - NO2- trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 49

Trang 8

Hình 3.10: Biến đổi hàm lượng P - PO4-3trong nước sông theo chiều dòng chính

sông Ba 49

Hình 3.11: Biến đổi hàm lượng Fetrong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 50

Hình 3.12: Biến đổi hàm lượng Coliformtrong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 51

Hình 3.13: Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt LVS Ba 53

Hình 3.14: Biến đổi độ pH trong nước sông Ba vùng hạ lưu (Phú Yên) 55

Hình 3.15: Biến đổi nồng độ COD trong nước sông Ba theo thời gian 56

Hình 3.16: Biến đổi độ đục trong nước sông vùng thượng lưu sông Ba 57

Hình 3.17: Biến đổi N - NO3- trong nước sông Ba (Phú Yên) 58

Hình 3.18: Biến đổi N – NH4+ trong nước sông Ba (Phú Yên) 58

Hình 3.19: Biến đổi hàm lượng Fe trung bình năm trong nước sông Ba tại hai trạm An Khê và Củng Sơn 59

Hình 3.20: Biến đổi hàm lượng Coliform trong nước sông Ba (Phú Yên) 60

Hình 3.21: Bùn lắng từ nhà máy tuyển quặng chảy ra sông Ba 62

Hình 3.22: Cống xả nước thải của Nhà máy Đường An Khê 62

Hình 3.23: Sông Ba đoạn qua thị xã An Khê, Gia Lai vào mùa kiệt 72

Trang 9

MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và quản lí tổng hợp lưu vực sông mới được quan tâm từ vài chục năm trở lại đây Việc hình thành các tổ chức lưu vực sông được coi như là một hình thức hữu hiệu để quy hoạch trị thủy các dòng sông, bảo vệ môi trường phát triển kinh tế, xã hội Trong một số năm gần đây, ở nước ta có nhiều đề án nghiên cứu và bảo vệ môi trường được tiến hành ở các lưu vực sông lớn ở Bắc Bộ và Nam Bộ, còn ở miền Trung các công trình nghiên cứu về tài nguyên – môi trường theo lưu vực sông còn

ít, tản mạn, chưa cung cấp được luận cứ khoa học cho việc quản lí thống nhất, tổng hợp tài nguyên – môi trường theo lưu vực sông

Sông Ba là con sông lớn nhất miền Trung, chảy qua 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km2 Hiện nay lưu vực sông

Ba đang chịu áp lực mạnh mẽ của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội Trong xu thế phát triển kinh tế, xã hội, dưới tác động của các hoạt động con người và các yếu tố tự nhiên, tình hình diễn biến môi trường của lưu vực sông đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước Trên lưu vực sông có hàng trăm các nhà máy, khu công nghiệp và khu dân cư xả nước thải không qua xử lý trực tiếp xuống các dòng sông và ven biển đã làm cho chất lượng môi trường nước ngày càng suy giảm

Trước những vấn đề về suy thoái tài nguyên và môi trường trên lưu vực sông

Ba, trong những năm qua một số chương trình, đề tài, đề án cấp Nhà nước đã được triển khai Kết quả của các chương trình, đề tài, đề án đã góp phần không nhỏ cho việc quản lí, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Mặc dù vậy, nhiều vấn đề môi trường cấp bách đã và đang diễn ra rất phức tạp ở qui mô địa phương và trên lưu vực cần xem xét xử lý, khắc phục và phòng ngừa Song các số liệu điều tra khảo sát tổng hợp môi trường nước trên lưu vực sông còn rất rời rạc, không liên tục và thiếu đồng bộ Mặt khác các đề tài dự án này chủ yếu nghiên cứu về quản lí tài nguyên nước chưa đi sâu về chất lượng và hiện

Trang 10

trạng môi trường nước của lưu vực sông Do đó nhiều giải pháp đưa ra chưa đáp ứng được được yêu cầu cấp bách về bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trên các dòng sông

Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống sông Ba đối với sự phát triển kinh

tế trong vùng cũng như để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch, quản

lý khai thác nhằm bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Tác giả đã chọn đề tài

“Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Ba” Đây là nghiên cứu có ý nghĩa khoa học, mang tính thiết thực , làm cơ sở

quản l ý môi trường tại địa phương, nhằm bảo vệ môi trường sông theo định hướng phát triển bền vững

Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường nước lưu vực sông Ba dưới tác động của phát triển kinh tế, xã hội;

- Xác định được nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Ba và nâng cao hiệu lực trong quản lí

môi trường theo hướng phát triển bền vững

Trang 11

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Vấn đề quản lí tổng hợp tài nguyên và môi trường theo LVS hiện nay đang được quan tâm rất nhiều cả trên thế giới và Việt Nam Tại Hội nghị Quốc tế về nước

và môi trường (Dublin, 1992) vấn đề quản lí tổng hợp tài nguyên nước và môi trường là vấn đề trọng tâm được thảo luận Trong chương trình hành động 21 (Agenda 21) đã giành quan tâm đặc biệt đến quản lí tổng hợp tài nguyên nước và môi trường nước LVS như ở Australia, Hoa kì, Đức, Đan Mạch, Pháp, Nhật Ở các nước phát triển, chính phủ và các cơ quan, đặc biệt là cơ quan kiểm soát ô nhiễm và

cơ quan quản lí nước, NN và lâm nghiệp đã coi LVS như những đơn vị tự nhiên của việc quản lí đất và nước Việc đánh giá, dự báo và kiểm soát chất lượng môi trường theo LVS đã trở thành qui trình, qui phạm trong quản lí LVS bao gồm: các biện pháp giảm thiểu chất thải bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch và kiểm toán chất thải, thu gom tái sử dụng các chất thải, xử lí một phần và toàn bộ các chất thải, nước thải trước khi đổ vào sông, quy hoạch khai thác hợp lí nguồn nước phục vụ phát triển KT – XH của LVS, quan trắc lượng và chất lượng môi trường, cảnh báo

sự khuếch tán chất độc hại trong sông và dự báo sinh thái – chất lượng trên toàn LVS

Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và quản lí LVS cũng được quan tâm từ vài chục năm trở lại đây Việc hình thành các tổ chức lưu vực được coi như là phương tiện hữu hiệu để quy hoạch trị thủy dòng sông, bảo vệ môi trường và phát triển KT – XH Trong những năm qua

có nhiều chương trình, đề tài, đề án của Nhà nước đã được triển khai:

1 Đề án cấp nhà nước: “Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực

sông Hương” thuộc chương trình Nhiệm vụ quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường

(2010) do PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư, Viện Địa lý (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chủ trì Đề án đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá các tác nhân gây ô nhiễm môi trường LVS; theo dõi diễn biến và dự báo CLN của LVS từ đó xây dựng

đề án tổng thể bảo vệ môi trường LVS Hương

Trang 12

2 Bài báo “Đánh giá chất lượng nước sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa

vào chỉ số chất lượng nước (WQI)”, 2010, Tạp chí khoa học Huế do Nguyễn Văn

Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Thủy Châu Tờ - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Nguyễn Minh Cường – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nghiên cứu Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng WQI theo mô hình gốc của Bhargava để đánh giá CLN cho LVS Bồ

3 Bài báo: “Xây dựng chỉ số chất lượng để đánh giá và quản lí chất lượng

nước hệ thống sông Đồng Nai ” (2010) TS Tôn Thất Lãng, Trường Cao đẳng Tài

nguyên Môi trường Tác giả đã sử dụng phương pháp Delphi để xây dựng các chỉ số đánh giá chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai

4 Đề tài: “Điều tra thu thập đánh giá dữ liệu nước mặt tỉnh Phú Yên năm

2010” – do Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Phú Yên chủ trì Đề tài đã tiến hành

điều tra đưa ra những đánh giá về CLN mặt sông Ba ở khu vực hạ lưu địa phận thuộc tỉnh Phú Yên trong hai hăm 2008 – 2009

5 Dự án: “Đánh giá chất lượng nước và trầm tích đầm phá Tam Giang –

Cầu Hai 2006 – 2007” do nhóm Tài nguyên thiên nhiên thuộc dự án “Quản lí tổng

hợp các hoạt động ở cùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế” do Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) tài trợ Dự án tiến hành làm các công việc bao gồm: điều tra môi trường nhằm thu được bức tranh tổng quát về CLN và trầm tích; xây dựng mô hình thủy sinh và thiết lập một số công cụ mới hữu dụng cho hoạt động quan trắc trong tương lai, như các chỉ thị về tình trạng phú dưỡng và hệ sinh thái nói chung; và xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp (dựa vào số liệu thu được kết hợp với các dữ liệu quá khứ) liên quan đến hệ sinh thái vùng đầm phá

6 “Báo cáo hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy,

Hệ thống sông Đồng Nai” - Báo cáo môi trường Quốc gia 2006 do Bộ tài nguyên

môi trường thực hiện Báo cáo đã đưa ra hiện trạng, nguyên nhân, dự báo ô nhiễm

ba lưu vực sông lớn nhất Việt Nam Từ đó đánh giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước của 3 lưu vực và đưa ra những biện pháp quản lí, các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường lưu vực

Trang 13

Trên lưu vực sông Ba có các công trình nghiên cứu sau:

7 Đề tài KC.08.30/06-10: “Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ

thống liên hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và sử dụng hợp lí tài nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông Ba” (2010) Do PGS TS Nguyễn

Hữu Khải chủ nhiệm Đề tài đã góp phần thu thập và xử lý một nguồn số liệu phong phú về địa hình, khí tượng thủy văn, hồ chứa, KT - XH trên LVS Ba làm đầu vào cho bài toán vận hành liên hồ; áp dụng nhiều công cụ thống kê và mô hình toán hiện đại để xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa;

sử dụng mô hình HEC-RESSIM để phân tích và đưa ra các quy tắc xả lũ bảo đảm

an toàn hồ chứa, cắt lũ hợp lý để giảm lũ cho hạ lưu, làm cơ sở cho quy trình vận hành liên hồ chứa mùa lũ…

8 Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo

vệ môi trường lưu vực sông Ba và sông Côn” (2005) do PGS.TSKH Nguyễn Văn

Cư, Viện Địa lý (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chủ trì Từ việc xác định các nguyên nhân chính và dự báo khả năng suy thoái tài nguyên và môi trường, đề tài đã xây dựng giải pháp tổng thể quản lý tổng hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho hai lưu vực sông

Các nhà khoa học cũng đã xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên môi trường kinh tế - xã hội của LVS Ba và sông Côn, nhằm giúp cho các nhà khoa học và quản lý tài nguyên môi trường nắm bắt thông tin nhanh chóng và đồng bộ trên toàn lưu vực, làm cơ sở cho công tác quản lý và quy hoạch phát triển KT - XH bền vững

9 Đề tài độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các giải

pháp phòng tránh, hạn chế hậu quả lũ lụt đối với lưu vực sông Ba”(2003) do

PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư, Viện Địa lý (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chủ trì Đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến lũ lụt LVS Ba, sau đó tiến hành phân tích đánh giá xác định nguyên nhân gây lũ lụt và đưa ra các giải pháp phòng tránh và hạn chế hậu quả của lũ lụt

Trang 14

10 Dự án “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông

Ba”, 2002, do Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ NN&PTNT chủ trì Dự án này đã tiến

hành đánh giá điều kiện tự nhiên, KT - XH Từ đó dự báo nhu cầu dùng nước của các ngành dùng nước, tính toán cân bằng nước Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thủy điện nhỏ miền núi, vùng sâu, vùng xa; đề xuất các giải pháp cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái

11 Hiện tại đang có một dự án triển khai nghiên cứu đối với lưu vực sông

Ba: “Điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến môi trường và đề

xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Ba và sông Vu Gia – Thu Bồn” dự án thực hiện từ năm 2010 – 2012 do TS Nguyễn Thị Thảo Hương, Viện

Địa lí (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam chủ trì)

Như vậy ta có thể thấy đã có rất nhiều các đề tài, dự án đã đề cập đến nhiều vấn đề môi trường của LVS Song các đề tài, dự án đó mới chỉ đề cập đến vấn đề môi trường ở mức độ tổng thể, chưa có đề tài nào đề cập vấn đề môi trường nước cụ thể, số liệu điều tra khảo sát chất lượng môi trường nước trên LVS Ba còn rất rời rạc, không liên tục và thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách về chất

lượng môi trường nước hiện nay Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu đề tài này sẽ góp

phần đưa ra một cái nhìn tổng quan và chung nhất về chất lượng môi trường nước trên LVS Ba

1 2 Các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước

1.2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật Hiến chương Châu Âu

về nước, định nghĩa về ô nhiễm nước: “Là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với hoạt động vật nuôi và các loài hoang dại”.[11]

Trang 15

1.2.2 Nguồn gốc ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo Nguồn gốc tự nhiên của ô nhiễm nước là do mưa, tuyết tan, gió, bão lụt Các tác nhân trên đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng Nguồn gốc nhân tạo là sự thải chất độc hại như các chất thải sinh hoạt, CN, NN,

giao thông vào môi trường nước [11]

1.2.3 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nước

Để đánh giá CLN cũng như mức độ gây ô nhiễm nước, có thể dựa vào một

số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó theo Luật môi trường của một quốc gia hoặc tiêu chuẩn Quốc tế qui định cho từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau Kết hợp các yêu cầu về CLN và các chất gây ô nhiễm có thể đưa ra một số chỉ tiêu phù hợp Theo tài liệu [3] đã đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản

để đánh giá CLN:

a Các chỉ tiêu vật lý bao gồm: nhiệt độ, màu sắc, độ đục, tổng hàm lượng

chất rắn (TS -Total Solids), chất rắn lơ lửng (SS- Suspended Solids), chất rắn hòa tan (DS - Dissolved Solids)

b Các chỉ tiêu hóa học bao gồm: độ pH, độ cứng, hàm lượng oxy hòa tan (DO: Dissolved Oxygen, đơn vị đo mg/l), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD - Biochemical Oxygen Demand), nhu cầu oxy hóa học (COD - Chemical Oxygen

Trang 16

đánh giá CLN, mỗi quốc gia đều đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước thông qua giới hạn và nồng độ cho phép của các chỉ tiêu về CLN để có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng nguồn nước và nước thải

Quy chuẩn CLN mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) được xây dựng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước mặt (ao, hồ, sông Ngoài ra còn có quy chuẩn nước dùng cho sinh hoạt của Bộ Y tế (QCVN 02:2009/BYT) trong đó quy định 14 tiêu chuẩn cụ thể về CLN và chế độ giám sát CLN dùng cho sinh hoạt

1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Ba

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1 Vị trí địa lí

LVS Ba là một trong chín LVS lớn nhất Việt Nam Vị trí địa lí của lưu vực ở vào khoảng 12055’ đến 14038’N và 108000 đến 109055’ E; (Hình 1.1) Phía bắc giáp LVS Trà Khúc; phía nam giáp LVS Cái (Nha Trang) và sông Sê Rê Pôk; phía tây giáp LVS Sê San và sông Sê Rê Pôk; phía đông giáp với sông Côn, sông Kỳ Lộ và biển Đông

LVS nằm trong ranh giới hành chính của 20 huyện thị và 1 thành phố thuộc 3 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và một tỉnh duyên hải Nam Trung

Bộ là Phú Yên

1.3.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo

LVS Ba với đại bộ phận diện tích nằm ở phía đông nam dãy Trường Sơn, nhưng ảnh hưởng của dãy đến khu vực này đã yếu dần và thay thế bằng phông chung của nền cấu trúc khối tảng cao nguyên

Phần thượng lưu của LVS, chủ yếu là các nhánh núi bị chia cắt mạnh bởi các dòng chảy thường xuyên và tạm thời với hướng địa hình chính kéo dài theo hướng á kinh tuyến Chiều dài phần trung lưu của LVS rất ngắn và có xu hướng như là thực thể địa hình đồi núi trung bình, thấp, phân cắt với phần hạ lưu dưới dạng chuyển tiếp các bậc địa hình Điều này làm cho các dòng sông gần như không có phần trung lưu, nước từ thượng lưu đổ thẳng xuống vùng đồng bằng ven biển

Trang 17

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí địa lý LVS Ba

Trang 18

Trên bề mặt đồng bằng này được cấu thành bởi những gò đồi sót của các bề mặt địa hình cổ hơn bị bóc mòn, cùng với những bậc thềm, bãi bồi, đụn cát, cồn cát nguồn gốc biển, gió biển, sông – biển và sông

Hình 1.2 Bản đồ địa hình LVS Ba Ngoài ra do nhánh núi đâm ngang ra biển, đặc biệt ở phía tây, tây nam lưu vực nên dòng sông bị đổi hướng khá nhanh, từ chảy gần như hướng á vĩ tuyến quay sang gần á kinh tuyến tại đoạn sông đi qua Ea Ba đến cửa Đà Rằng.[8, 26]

Trang 19

Độ cao địa hình LVS Ba được thể hiện hình 1.2, có hai khu vực thuộc tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk có độ cao trên 1600m chiếm tỉ lệ rất nhỏ Trên bản đồ địa hình

ta có thể thấy độ cao phổ biến của LVS Ba phổ biến 100 – 500 m

1.3.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

Hầu hết LVS Ba nằm trong đới cấu tạo Kon Tum Đây là một trong những đới cổ nhất ở miền Nam Việt Nam Đới Kon Tum trải qua nhiều chu kì vận động kiến tạo của vỏ trái đất làm cho nham thạch nền bị đứt gãy, uốn nếp Trong các chu

kì tạo sơn thì chu kì Hecxini là cơ bản nhất có ảnh hưởng tới cấu trúc toàn bộ miền Nam nói chung và LVS Ba nói riêng Tiếp theo đó là chuyển động núi lửa phun nhiều dung nham, từ trung tính đến axit tạo nên các lớp phủ Riolit Nhìn chung điều kiện địa chất LVS Ba được hình thành trên những đặc điểm sau:

LVS Ba cắt qua nhiều loại nham thạch có tuổi và thành phần thạch học khác nhau Song nhìn chung nền móng đều là đá xâm nhập, đá phún xuất Trong đó đá Granit là phổ biến hơn cả Đá này có cường độ cứng chắc, cường độ kháng cắt và kháng nén cao, chịu lực tốt, thấm không đáng kể Riêng đối với đá Bazan tươi có khả năng chịu lực tốt nhưng chúng được cấu tạo bởi những lớp xốp, đặc xít xen kẹp một số nơi nứt nẻ nên cần chú ý thấm Các tầng phủ nhìn chung thấm nước nhiều Thành phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi, hoặc trầm tích biến chất phong hóa mạnh

Điều kiện phát sinh và thành tạo đất cùng các quá trình thoái hóa đất đã hình thành ở LVS Ba một lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng thuộc hai tổ hợp thủy thành và địa thành Tổ hợp thủy thành gồm 4 nhóm đất chính: nhóm cát biển; nhóm đất mặn và phèn; nhóm đất phù sa; nhóm đất dốc tụ thung lũng Tổ hợp địa thành gồm 5 nhóm chính: nhóm đất xám và bạc màu; nhóm đất đen; nhóm đất đỏ vàng; nhóm đất mùn trên núi; nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá [8, 14]

Tóm lại: Lớp phủ thổ nhưỡng LVS Ba khá đa dạng và không đồng nhất trên

nhiều dạng địa hình trong đó đồi núi dốc chiếm ưu thế Đất dốc và tầng mỏng chiếm diện tích lớn Vùng cửa sông ven biển có các cồn đụn cát ngăn chắn tạo thành cấu trúc kín trũng ở đồng bằng nhỏ hẹp hạ lưu Cấu trúc lớp phủ đất trên chứa đựng

Trang 20

nguy cơ ngập úng ở hạ lưu và một số vùng khi mưa lớn tập trung kéo dài Lớp phủ thổ nhưỡng trên các sản phẩm phong hoá nhiệt đới với phần lớn môi trường đất chua, nghèo dinh dưỡng, cấu trúc kém bền vững dễ bị xói mòn rửa trôi, độ trữ ẩm kém

1.3.1.4 Đặc điểm sinh vật

a Đặc điểm thảm phủ thực vật

LVS Ba có thảm thực vật phong phú, tuy rằng hiện nay bị suy giảm nhiều do khai thác thiếu hợp lí Các kết quả nghiên cứu và thống kê cho thấy, hệ thực vật LVS Ba có ít nhất là 2000 loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong 939 chi thuộc

204 họ thực vật thuộc 6 ngành thực vật bậc cao

Theo thống kê thì trong vùng nghiên cứu có 204 họ của các loài thực vật trong đó các họ có số loài nhiều nhất như: họ thầu dầu, họ đậu, họ cà phê, họ cỏ, họ cúc, họ na, họ trúc đào… ; có 10 chi thực vật có nhiều loài nhất trong hệ thực vật như: chi Ficus thuộc họ Moraceae số loài là 25, chi Symplocos thuộc họ Symplocaeae số loài là 17…

Thành phần dạng sống của hệ thực vật LVS Ba khá đa dạng Phân tích dạng sống của 2000 loài thực vật đã được ghi nhận tại vùng nghiên cứu cho thấy kết quả như sau: dạng sống phổ biến nhất là các cây thân thảo (573 loài) cây thân gỗ nhỏ (363 loài), tiếp đó là cây gỗ trung bình (206 loài), cây bụi (351) và cây dây leo (219), …tiếp sau là các thân sống khác [8]

b Đặc điểm động vật

* Động vật trên cạn: mang đậm tính chất đặc điểm động vật Tây Nguyên nên khá đa dạng và phong phú về thành phần loài Quần thể động vật sông Ba có đầy đủ các loài như nai, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, cầy, vượn, chim Trong các loài động vật, có một số loài đặc hữu cho Việt Nam và Đông Dương như hổ, vượn má hung, voọc vá và mang lớn, ngoài ra còn có một số loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới Theo thống kê, hiện nay trên lưu vực có khoảng: 28 bộ, 90 họ, 378 loài và 66 loài quí hiếm

Trang 21

* Đặc điểm động vật dưới nước: Các loại hình thuỷ vực nội địa ở vùng LVS

Ba rất phong phú và đa dạng Các loại hình thuỷ vực cũng là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng với các nơi cư trú cho các quần thể thuỷ sinh vật Các nơi cư trú của quần thể động vật nước ngọt nội địa được phân biệt dựa trên các đặc điểm tự nhiên như địa hình, địa mạo, nền đáy và chế độ thuỷ văn LVS Ba có các loại hình thủy vực đặc trưng sau: suối, sông, vùng cửa sông, hồ/hồ chứa, ao, ruộng lúa nước, đầm ven biển [8]

Tóm lại: Với đặc điểm địa hình khu vực động thực vật trong khu vực khá đa

dạng Về thực vật nổi bật là họ: họ thầu dầu, họ đậu, họ cà phê đó là những họ thực vật đặc trưng của vùng Tây nguyên Về động vật bao gồm hệ động vật trên cạn có nhiều loài đặc hữu cho Việt Nam và Đông dương, có nhiều loài quí hiếm được ghi trong sách đỏ; hệ động vật dưới nước khá phong phú bởi có nhiều loại hình thủy vực khác nhau

1.3.1.5 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Trên LVS Ba 5 trạm khí tượng: An Khê, Ayunpa (Cheo Reo), Sơn Hoà, Tuy Hoà, M'Đrăk Thời kỳ quan trắc của các chuỗi số liệu khí hậu với thời gian trên 30 năm quan trắc, chủ yếu từ năm 1975 cho đến nay Và 9 trạm thủy văn: Ka Nak, Pơ

Mơ Rê, An Khê, AyunPa, Krong H’Năng, Củng Sơn, Sông Hinh, Phú Lâm Ngoài

ra còn một số trạm đo mưa trong lưu vực và vùng lân cận: An Hòa, Sơn Thành, Mang Yang, Thuần Mẫn, Đá Bàn, Nghĩa Thành, Sông Cầu, Chư Sê

Theo tài liệu đã công bố [8], [12], [14] và số liệu thu thập được cho thấy khí hậu, thủy văn của LVS Ba có một số đặc điểm sau:

a Đặc điểm khí hậu

LVS Ba đại bộ phận nằm ở sườn phía tây và một phần phía Đông của dải Trường Sơn, vì vậy nó chịu ảnh hưởng của hai chế độ là gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc Song do địa hình của lưu vực phức tạp, bị chia cắt mạnh và bị ảnh hưởng của dải Trường Sơn kết hợp với hoàn lưu gió mùa, làm cho khu vực sông Ba hình thành 3 vùng khí hậu khác nhau: vùng khí hậu tây Trường Sơn; vùng khí hậu đông Trường Sơn; vùng khí hậu trung gian

Trang 22

* Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm trên LVS Ba vào khoảng 18,7-29,00C, chênh lệch giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất lên đến 100

C Trong khi

đó biên độ dao động nhiệt độ không khí ngày đêm là đáng kể, đặc biệt vào mùa khô đạt tới 100

C Các tháng nóng nhất thường là các tháng 4, 5, 6 các tháng lạnh nhất thường là tháng 12 và 1

* Số giờ nắng trung bình năm trên LVS Ba dao động trong phạm vi 2.200 – 2.500 giờ Nắng trên LVS Ba vào loại phong phú nhất ở nước ta, chỉ sau các tỉnh cực Nam Trung bộ

* Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa Các tháng mùa khô độ ẩm không khí nằm trong khoảng 70 - 80%, độ ẩm không khí thấp nhất có thể xuống tới mức 20 - 25%, trong trường hợp cực đoan độ

ẩm đạt > 15% Thời kỳ từ tháng 10 - 12 và thời kỳ từ tháng 1 đến 4, do hoạt động của các hình thái thời tiết gây mưa như bão, áp thấp nhiệt đới hoặc gió mùa Đông Bắc nên độ ẩm tăng lên rõ rệt, có thể đạt tới 90%

* Bốc hơi: Có sự biến đổi khác nhau giữa các vùng khí hậu trên LVS Ba nên lượng bốc hơi cũng khác nhau, theo số liệu đo đạc thời kì 1978 – 2007 lượng bốc hơi Piche trung bình năm tại An Khê đạt 1.313 mm, tại Cheo Reo đạt 1.440 mm tại Sơn Hòa đạt 1.450 mm Thời kì bốc hơi lớn nhất trong năm từ tháng 4 đến tháng 7, lượng bốc hơi đạt 150 – 160 mm/ tháng Thời kì bốc hơi nhỏ nhất thường từ tháng

10 đến tháng 12, lượng bốc hơi đạt 65 – 70 mm/ tháng

* Chế độ mưa

LVS Ba có vị trí đặc biệt nằm ở cả hai sườn đông và tây của dãy Trường Sơn nên lưu vực chịu tác động của chế độ mưa mùa hè, mưa mùa thu - đông và từ hè sang đông Lượng mưa tháng trong năm phân hoá khá phức tạp, biến đổi rất lớn theo không gian - thời gian, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa hình và hoàn lưu khí quyển

Mùa mưa ở vùng thượng và trung du thường đến sớm từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hoặc tháng 11, kéo dài trong 6 - 7 tháng Trong khi đó mùa mưa vùng

hạ du đến muộn và kết thúc sớm, chỉ kéo dài 3 - 4 tháng khoảng tháng 9 đến tháng 12

Trang 23

Lượng mưa phổ biến trong lưu vực dao động từ 1.400 – 2.200 mm, trong đó nhiều nơi mưa trên 2.200 mm như Ba Tơ 3.607 mm; sông Hinh 2.400 mm và cũng nhiều nơi mưa dưới 1.400 mm như Phú Túc 1.214 mm; Cheo Reo 1.300 mm, nơi mưa lớn có thể gấp hơn ba lần nơi mưa nhỏ Nhìn chung lượng mưa tăng dần từ vùng thấp lên vùng cao, sườn đón gió lượng mưa lớn hơn thung lũng khuất gió, dọc theo thung lũng sông có lượng mưa nhỏ và giảm dần từ hai đầu lưu vực (thượng và

hạ lưu) vào khu vực trung lưu

Mùa mưa ở LVS Ba phân bố theo không gian và theo thời gian

- Phân bố mưa theo thời gian (theo mùa): mưa mùa hè phân bố ở khu vực tây

Trường Sơn; mưa mùa thu đông phân bố ở khu vực đông Trường Sơn; mưa từ hè sang đông phân bố ở khu vực trung gian

- Phân bố mưa theo không gian: Khu vực nghiên cứu có 3 vùng mưa lớn có lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm: vùng mưa lớn phía bắc Gia Lai; vùng mưa lớn Vân Canh; vùng mưa lớn nam Phú Yên - đông Đắk Lắk Và trong khu vực còn có 3 vùng mưa nhỏ có lượng mưa trung bình năm dưới 1.400 mm: vùng mưa nhỏ KBang - An Khê; vùng mưa nhỏ MangYang; vùng mưa nhỏ Ayunpa - Phú Túc

g Chế độ gió

Trên nền chung của cơ chế gió mùa cùng với sự chia cắt mạnh mẽ của địa hình và hướng của các dãy núi cao, hàng năm LVS Ba chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: từ tháng 5 đến tháng 9 hướng tây và tây nam; từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là hướng đông và đông bắc Vùng thượng và hạ lưu có tốc độ gió thường lớn hơn vùng trung lưu, nguyên nhân là vùng trung lưu bị các dãy núi cao che khuất nhiều, còn vùng thượng và hạ lưu khá thuận lợi cho việc đón các hướng gió

Tốc độ gió trung bình hàng năm trong lưu vực đạt 1,5 - 2,5 m/s Tốc độ gió lớn nhất thường xảy ra ở đồng bằng, đạt 40m/s Tốc độ gió lớn nhất thường xảy ra ở vùng đồng bằng, ở vùng thượng lưu tốc độ gió lớn nhất thấp hơn so với vùng đồng bằng, còn ở vùng trung lưu tốc độ thấp hơn so với hai vùng trên

Trang 24

b Đặc điểm thủy văn

* Mạng lưới sông suối

LVS Ba có thượng và hạ lưu hẹp, giữa phình ra với độ rộng bình quân lưu vực 48,6 km, nơi rộng nhất 85 km, dòng chính sông Ba bắt nguồn từ đỉnh núi cao Ngọc Rô ở độ cao 1.549 m của dải Trường Sơn Từ thượng nguồn đến An Khê chảy theo hướng tây bắc – đông nam sau đó chuyển hướng bắc – nam, đến cửa sông Hinh chảy theo hướng gần như tây – đông rồi đổ ra biển Đông tại Tuy Hòa

Tính từ thượng nguồn đến cửa ra (sông Đà Rằng), sông Ba có diện tích lưu vực 13.900 km2, với chiều dài nhánh sông chính là 374 km, mật độ lưới sông 0,22 km/km2 Sông Ba thuộc loại sông kém phát triển so với các sông khác vùng lân cận, sông Ba gồm có: 36 sông nhánh cấp 1, 54 nhánh cấp 2, 14 nhánh cấp 3 và 1 nhánh cấp 4 Trong đó có 3 sông nhánh cấp 1 ở bờ phải đáng chú ý là:

- Sông Ayun: Bắt nguồn từ đỉnh núi Krong Hơ Dung ở độ cao 1.220m, chảy theo hướng Bắc Nam, sau chuyển hướng tây bắc – đông nam rồi nhập với dòng chính sông Ba tại vị trí cách thị trấn Cheo Reo khoảng 1 km về phía Bắc, sông có diện tích lưu vực 2.950 km2, độ dài sông 175 km

- Sông Krong H'Năng: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tung ở độ cao 1.215 m, hướng dòng chảy tương đối phức tạp song chủ yếu là bắc - nam và tây bắc – đông nam rồi nhập với sông chính tại ranh giới Gia Lai và Phú Yên, sông có diện tích lưu vực là 1.840 km2, độ dài là 130 km

- Sông Hinh: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư H'Mu ở độ cao 2.051 m, hướng dòng chính là tây bắc – đông nam đến vĩ độ 1205', sông chảy theo hướng bắc - nam rồi nhập với dòng chính tại phía trên Sơn Hòa, sông có diện tích lưu vực là 1.040

km2, độ dài là 88 km

Các sông suối thuộc LVS Ba đều hẹp và sâu, độ dốc lớn có tiềm năng lớn về thủy điện Địa hình bị chia cắt mạnh, LVS Ba có dạng lòng máng chạy dài từ thượng nguồn đến cửa sông; phía bắc, đông, nam có núi cao bao bọc (ở độ cao 500 – 2.000 m) và chỉ được mở rộng về phía tây nam với cao nguyên rộng lớn Pleiku,

Trang 25

Mang Yang, Chư Sê, mở ra biển qua vùng đồng bằng Tuy Hoà rộng hơn 2.400 ha với độ cao từ 5-10 m Còn vùng cửa sông và ven biển từ 0,5 - 2,0 m, lòng máng của lưu vực bị những dãy núi đâm sát ra mép sông tạo nên những thung lũng độc lập như An Khê (400 - 500 m), Cheo Reo (150 – 200 m) và Phú Túc (100 – 200 m) [14]

* Dòng chảy năm

- Biến động dòng chảy năm

Sự biến động dòng chảy năm trên LVS Ba khá phức tạp, thượng và trung du chịu ảnh hưởng của khí hậu tây Trường Sơn nên mùa mưa và mùa lũ đến sớm và kết thúc sớm hơn so với vùng hạ du chịu tác động của khí hậu đông Trường Sơn

Ngoài ra đặc điểm địa lí tự nhiên cũng có tác động mạnh mẽ đến sự biến động dòng chảy năm, năm nước lớn, lớn gấp 1,5 đến 2 lần trị số bình quân nhiều năm Năm lớn nhất có thể lớn gấp 3 - 6 lần năm nước nhỏ, trong khi đó sự biến động của mưa không nhiều, hệ số biến động dòng chảy năm tại các vị trí đo trạm thủy văn trên LVS Ba cũng khá lớn: Cv = 0,33 – 0,44

- Phân phối dòng chảy trong năm: dòng chảy năm biến đổi mạnh theo các khu vực:

+ Khu tây Trường Sơn: Có sự khác nhau trong sự phân phối dòng chảy ở phần bắc và nam của khu vực Khu phía bắc mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 7 cho đến tháng 11, thành phần dòng chảy chiếm 70 – 75% lượng nước của cả năm, mùa kiệt kéo dài 7 tháng từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, thành phần dòng chảy mùa kiệt chiếm 25-30% lượng nước cả năm, các nhánh suối nhỏ mùa kiệt hầu như không

có nước Khu phía nam: Mùa lũ hàng năm khoảng 5 tháng từ tháng 8 đến tháng 12, thành phần dòng chảy mùa lũ đạt 65 – 70% lượng nước cả năm; mùa kiệt kéo dài 7 tháng thừ tháng 1 đến tháng 7, thành phần dòng chảy chiếm 30 – 35% lượng nước

cả năm

+ Khu vực đông Trường Sơn, mùa mưa ở đây muộn và ngắn từ 3 đến 4 tháng

từ tháng 9 đến tháng 12 Mùa lũ ngắn chỉ 3 tháng, từ tháng 10 đến tháng 12, lượng nước lũ chiếm 65 – 75% lượng nước cả năm Mùa kiệt kéo dài 9 tháng từ tháng 1 đến tháng 9, lượng nước mùa kiệt 25 – 35% lượng nước cả năm Trên biến trình

Trang 26

năm của dòng chảy có hai thời kì mùa kiệt nhất vào tháng 4 và tháng 8, lượng nước chỉ chiếm 2% lương nước cả năm

+ Khu vực trung gian: Mùa lũ khu vực này kéo dài 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12 chậm hơn so với mùa mưa 4 tháng Lượng nước mùa lũ chiếm 70 - 75% lượng nước cả năm, mùa cạn kéo dài 8 tháng từ tháng 1 đến tháng 8 với lượng nước

cả mùa chiếm 25 đến 30% lượng nước cả năm

* Dòng chảy lũ

Phần từ thượng nguồn đến trung du của lưu vực nằm trên các khu vực địa hình khác nhau, chế độ mưa khác nhau và cường độ mưa sinh lũ nói chung không lớn nên lũ vùng này không lớn và hầu như không có sự tổ hợp của của các lũ sông nhánh gặp nhau ở dòng chính gây nên lũ lớn

Phần lưu vực phía hạ lưu thì ngược lại, mưa lớn trong năm tập trung trong thời gian tương đối ngắn, cường độ mưa lớn, khi lũ cuối mùa trên dòng chính sông Ba

về đến Củng Sơn thường trùng với thời kì mưa lớn vùng hạ lưu, do đó lũ lớn trong năm thường gặp nhau Vì vậy tình hình ngập lụt vùng hạ du trong thời gian này nói chung là nghiêm trọng, nhất là đối với vùng canh tác lúa Tuy Hòa thuộc hệ thống tưới Đồng Cam [14]

Bảng 1.1 Đỉnh lũ lớn nhất quan trắc tại các trạm thủy văn Trạm Củng Sơn Sông Hinh An Khê Krông Hnăng

Trang 27

Dòng chảy kiệt ngày thường xuất hiện vào tháng có dòng chảy kiệt nhất Mô đun dòng chảy kiệt nhất từ 2 - 3 (l/s/km2) đối với vùng thượng và trung du, 2-8 (l/s/km2) đối với vùng hạ du [14]

* Dòng chảy bùn cát

Bùn cát trong sông được sinh ra do tác động tương hỗ giữa dòng nước và bề mặt lưu vực, lượng bùn cát trong sông có quan hệ mật thiết với độ dốc lưu vực, tình hình mặt đệm, ở đây chủ yếu là lớp phủ thực vật trên bề mặt lưu vực Lượng bùn cát lớn nhất tập trung vào mùa lũ, vào thời kì này độ đục bình quân tháng vào khoảng

200 – 300 g/m3 Đặc biệt những năm gần đây dòng chảy bùn cát không còn mang tính tự nhiên nữa, do có tác động của con người như việc chặt phá rừng, làm rẫy phát nương, cấy cày trồng trọt, làm thay đổi tình hình mặt đệm

Nhưng ảnh hưởng lớn nhất đến lượng bùn cát trong sông vẫn là dòng chảy Lượng bùn cát lớn nhất tập trung vào mùa lũ Vào thời kỳ này độ đục bình quân tháng vào khoảng 200 – 300g/m3 Theo tài liệu đo đạc tại trạm Củng Sơn trên dòng chính sông Ba thì lượng ngậm cát trung bình nhiều năm biến đổi từ 70 – 180 g/m3 Tháng có lượng bùn cát nhỏ nhất là các tháng mùa kiệt thường dưới 100g/m3, nhỏ nhất là 3,1g/m3

Bảng 1.2 Độ đục bình quân tháng, năm tại trạm Củng Sơn (78-2002) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm r(g/m3) 27.8 20.9 18.3 26.8 118.5 166.0 142.0 202.5 216.1 294.2 239.1 92.3 228 Với độ đục như trên hàng năm sông Ba tải ra biển một lượng cát là :

Po = 228 x 283 x 31,5.106 = 2,03.106(tấn/năm)

* Thủy triều ven biển sông Ba

Thủy triều ở vùng nghiên cứu nằm trong chế độ triều từ Quãng Ngãi đến Nha Trang Chế độ thủy triều chủ yếu là nhật triều không đều, số ngày nhật triều trong tháng từ 17 đến 26 ngày, vào các ngày nước kém có thêm một con nước nhỏ trong ngày Thời gian triều dâng thường lâu hơn thời gian triều rút 1 đến 2 giờ, điểm này

Trang 28

thuận lợi cho việc lấy nước tưới nhưng cũng ảnh hưởng tới thời gian lũ rút và mặn vào sâu hơn [14]

Nhận xét: LVS Ba là một trong những LVS lớn nhất miền Trung, hẹp ở

thượng lưu và hạ lưu phình rộng ở trung lưu, nơi rộng nhất 85km Các sông suối thuộc LVS Ba đều hẹp và sâu, độ dốc lớn có tiềm năng lớn về thủy điện Khí hậu LVS Ba chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc kết hợp với địa hình chia cắt tạo ra một chế độ khí hậu nơi đây thích hợp phát triển cây

CN, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.3.2.1 Dân cư và phân bố

Bảng 1.3 Mật độ dân số của các huyện thuộc LVS Ba Tỉnh Huyện Diện tích

(km2)

Dân số (người)

Mật độ dân số (người/km2)

Phú Yên Sông Hinh 886,64 44.860 51

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

Trang 29

Theo niên giám thống kê năm 2010 (bảng 1.3) tổng dân số thuộc các huyện

trong khu vực nghiên cứu 1.510.290người Mật độ dân số có sự chênh lệch rất lớn

giữa đồng bằng và miền núi, thành phố và nông thôn điển hình khu vực TP Tuy

Hòa mật độ 2.451 người/km2

trong khi đó huyện Kon Plong thì chỉ đạt 15 người/km2

Các huyện miền núi như: Kbang, Kron Pa, KronChro, M’ Drăk, Kon Plông

mật độ dân số chỉ dưới 50 người /km2, đây là địa bàn tập trung các dân tộc Jarai,

Bana và các dân tộc ít người khác

Bảng 1.4 Dân số thành thị, nông thôn trung bình của các tỉnh trong LVS Ba

Đơn vị: Nghìn người

Phú Yên

Thành thị 1.353 1.519 1.722 2.025 Nông thôn 6.050 6.477 6.660 6.660 Tổng 7.403 7.996 8.382 8.685

Gia Lai

Thành thị 1.918 2.620 3.191 3.824 Nông thôn 6.589 7.643 8.555 9.185 Tổng 8.507 10.263 11.746 13.009

Đắk Lắk

Thành thị 2.576 3.758 3.672 4.312 Nông thôn 11.407 14.851 12.913 13.232 Tổng 13.983 18.609 16.585 17.544

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

Tỷ lệ dân thành thị trong cơ cấu chung các tỉnh thuộc lưu vực là 25% vào

năm 2010 (Bảng 1.4), tại thành phố Tuy Hoà có tới 80% dân thành thị Tại các

huyện khác trong lưu vực thuộc tỉnh Phú Yên, dân nông thôn đều chiếm phần lớn,

như huyện Sơn Hoà và huyện Sông Hinh số dân nông thôn cũng gấp 3 lần số dân

thành thị

Ở các huyện miền núi thuộc tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, dân nông thôn chiếm

tỷ lệ cao hơn từ 80 - 90%, như ở huyện Krông Năng là 89,6%, huyện Ea Kar 83%,

huyện M'Đrăk 91%

Trang 30

1.3.2.2 Đặc điểm kinh tế

LVS Ba thuộc 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Phú Yên trong đó Kon Tum chỉ có một huyện Kon Plon có diện tích 1.381,16 km2 chiếm 8,5% diện tích của lưu vực do đó khi xét các đặc trưng KT - XH của LVS Ba chúng tôi chỉ xét ba tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Phú Yên Từ các tài liệu đã được công bố [4], [5], [6], [7], [8], [12], [14], [19], [21] có thể đưa ra một số nhận định về KT – XH của LVS Ba

Cơ cấu kinh tế LVS Ba ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất, trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông

- lâm - thuỷ sản đã giảm, các ngành CN- xây dựng, dịch vụ tăng lên Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành kinh tế ở khu vực nghiên cứu được trình bày bảng 1.5

Bảng 1.5 Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành kinh tế năm 2010 (theo giá hiện hành) Tỉnh Nông - lâm - thuỷ sản CN- xây dựng Dịch vụ

Nền CN trong LVS Ba trong những năm gần đây đã có một số chuyển biến

Cơ cấu giá trị sản xuất CN chuyển dịch tăng dần sản xuất CN và dịch vụ, giảm dần nông lâm thủy sản Có một số ngành CN điển hình của lưu vực:

- CN khai thác: khai thác quặng, đá và các mỏ đá;

- CN chế biến: thực phẩm và đồ uống; gỗ và lâm sản; giấy và các sản phẩm

từ giấy; sản xuất hóa chất; cao su; sản xuất sản phẩm từ kim loại…;

- Sản xuất và phân phối điện và khí đốt

Trên bảng 1.6 ta thấy cơ cấu CN tỉnh Phú Yên, Gia Lai tăng lên đáng kể trong khi đó CN tỉnh Đắk Lắk không những không tăng mà còn bị giảm, năm 2005 đạt 0,22 tiếp sau đó năm 2007, 2008 bị giảm đến năm 2009 thì trở về vị trí năm

Trang 31

2005 (0,22) Nhìn chung từ năm 2007 đến 2009 cơ cấu sản xuất CN của LVS Ba có những bước tiến nhất định

Bảng 1.6 Cơ cấu giá trị sản xuất CN theo giá thực tế phân theo địa phương.

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

a, Tình hình hoạt động sản xuất CN tỉnh Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh trong LVS Ba Trong một vài năm gần đây Phú Yên phát triển mạnh về một số nhóm ngành CN chế biến nông lâm sản, quỹ đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tới 60% tổng diện tích

tự nhiên toàn tỉnh Một số cơ sở CN và tiểu thủ CN tỉnh Phú Yên:

- Vùng chuyên canh mía ở phía tây tỉnh: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tuy An… với tổng diện tích lên tới 18 nghìn đến 20 nghìn ha Tại những vùng này đã hình thành ba nhà máy đường với tổng công suất 7.500 tấn mía cây/ngày: nhà máy đường Tuy Hòa, nhà máy đường Sơn Hòa, nhà máy đường Đồng Xuân

- Một số công ty, xí nghiệp sản xuất bia và nước khoáng: Công ty Liên doanh bia Sài Gòn - Phú Yên 10 triệu lít/năm; nhà máy sản xuất bia - công suất 3 triệu lít/năm (Công ty CP Phú Minh), nhà máy sản xuất nước giải khát Rhino 8,5 triệu lít/năm (100% vốn NN), nhà máy nước khoáng Phú Sen - công suất 7,5 triệu lít/năm, nhà máy nước với tổng công suất 36.000 m3/ngày-đêm…

- Ngành CN chế biến nông lâm sản: Các xí nghiệp chế biến nhân hạt điều xuất khẩu 28.000 TNL/năm, nhà máy chế biến tinh bột sắn 12.500 tấn SP/năm, nhà máy sản xuất thức ăn tôm - công suất 15 tấn/ca (100% vốn NN - Công ty TNHH Asia Hawaii Ventures)

b, Tình hình hoạt động sản xuất CN tỉnh Gia Lai

Trang 32

Trong giai đoạn 2001 - 2010, nhóm ngành CN - xây dựng đã tăng từ 17,9

%/năm 2000 lên 23,7%/năm 2005 và 31,1%/năm 2010, mức độ đóng góp vào tăng trưởng GDP đã tăng từ 28,5%/(2001 - 2005) lên 48,0%/ (2006 - 2010)

- Chế biến nông lâm sản bao gồm các ngành chế biến chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và CN chất lượng cao; chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành CN khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho Phát triển CN mía đường: Công ty cổ phần Mía đường – Nhiệt điện Gia Lai đã nâng công suất từ 1.800 tấn mía cây lên 2.500 tấn mía cây/ngày; nhà máy đường An Khê (thuộc Công ty cổ phần Mía đường Quảng Ngãi) đã đầu tư nâng công suất từ 4.500 tấn lên 10.000 tấn mía cây/ngày

- Trong sản xuất vật liệu xây dựng: có hai nhà máy xi măng với công suất 14 vạn tấn/ năm;

- Bên cạnh đó Gia Lai còn có khu CN Trà Đa, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế

Lệ Thanh đã và đang được đầu tư phát triển

c, Tình hình hoạt động sản xuất CN tỉnh Đắk Lắk

Trong LVS Ba Đắk Lắk là tỉnh phát triển chậm hơn Uớc tính, giá trị sản xuất

CN năm 2010 (theo giá cố định năm 1994) đạt 3.378 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2009 Một số cơ sở CN điển hình của tỉnh:

- KCN Hòa Phú thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, quy mô 181 ha

- Cụm CN – Tiểu thủ CN thành phố Buôn Ma Thuột

- Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - miền Trung (Tổng công ty cổ phần Bia Rượu NGK Sài Gòn- SABECO)

2 Nông nghiệp

Tình hình sử dụng đất NN trên LVS Ba ngày càng được mở rộng và dần đi vào thế ổn định Theo bảng 1.7 diện tích đất đai sử dụng cho NN trong LVS Ba chiếm khá lớn chỉ sau đất sử dụng cho lâm nghiệp

Trang 33

Bảng 1.7 Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương (Tính đến 1/1/2009)

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

Theo thống kê giá trị sản xuất NN (bảng 1.8) ta thấy giá trị sản xuất NN của các tỉnh trong lưu vực tăng hàng năm đặc biệt tỉnh Đắk Lắk đạt giá trị hàng năm rất cao gấp 5, 6 lần Phú Yên

Bảng 1.8 Giá trị sản xuất NN theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương

(Đơn vị : Tỷ đồng)

Tỉnh 2006 2007 2008 2009 2010 (Sơ bộ) Phú Yên 1141,2 1199,0 1197,3 1200,6 1271,5 Gia Lai 3320,9 3686,2 4025,5 4631,3 4895,7 Đắk Lắk 6388,5 5695,0 6846,3 6740,5 6985,2

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

a Trồng trọt

Nhiều năm qua cơ cấu cây trồng trên LVS Ba vẫn là lúa, ngô, khoai sắn, cà phê, cao su, tiêu và một số cây trồng khác xen ghép như: đậu, lạc, vừng, thuốc lá, bông và vài năm trở lại đây mở rộng thêm diện tích, bình quân mỗi năm tăng khoảng 12,945 ha Theo bảng 1.9 đối với LVS Ba sản lượng cây mía vẫn đạt giá trị cao nhất, tiếp theo là sắn và lúa

Sản xuất NN phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; nông thôn được đầu

tư cơ sở hạ tầng theo hướng CN hóa, đã hình thành ổn định các vùng cây lương thực và cây CN Đến nay toàn tỉnh Gia Lai có: 176.373 ha cây CN dài ngày (trong

đó 76.367 ha cà phê với sản lượng 132.800 tấn; 73.218 ha cao su với sản lượng 63.433 tấn; 5.050 ha tiêu với sản lượng 20.881 tấn và 28.150 ha cây CN ngắn ngày,

đã gắn liền với CN chế biến, góp phần phát triển sản xuất ổn định

Trang 34

Bảng 1.9 Sản lượng các loại cây lương thực phân theo địa phương (sơ bộ năm 2010)

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

Tính đến năm 2010 Phú Yên tập trung trồng các loại cây: Cây mía: 20 ngàn ha; bông vải trên 3 ngàn ha chủ yếu ở các huyện Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hoà, Phú Hoà; cây điều: Tập trung đầu tư thâm canh trên diện tích hiện có, không trồng mới thêm diện tích điều; cây dừa: 2.000 ha, chủ yếu cải tạo và bổ sung giống dừa mới vùng ven biển và tập trung ở huyện Sông Cầu; cao su: quy mô 1.500 - 2.000ha

ở 2 huyện Sông Hinh và Sơn Hoà; cây ăn quả: 5.500ha

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

Trang 35

Số lượng đàn gia súc, gia cầm trong LVS Ba tương đối lớn (Bảng 1.10) Tỉnh Đắk Lắk có số lượng gia súc, gia cầm nhiều nhất tốc độ phát triển nhanh nhất tính từ thời điểm năm 2005 đến 2010 đã tăng 1.300.000 con Số lượng trâu trong LVS Ba ít hơn số lượng bò rất nhiều, tỉnh Phú Yên số lượng con bò nhiều gấp 100 lần con trâu, còn các tỉnh khác lên đến 20 lần

3 Lâm nghiệp

Hiện nay LVS Ba đã sử dụng khoảng 1.714,3 nghìn ha đất dành cho lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất so với các loại đất khác Trong đó diện tích rừng trồng tập trung hàng năm tăng lên đáng kể ở tính Phú Yên và Đắk Lắk Đối với tỉnh Gia Lai diện tích rừng trồng tập trung suy giảm nhanh chóng do nạn khai thác và chặt phá rừng bừa bãi năm 2006 diện tích rừng trồng tập trung là 5,3 nghìn ha nhưng đến năm 2010 diện tích này chỉ còn 2 nghìn ha

Trên bảng 1.11 hiện trạng rừng phân theo địa phương ta thấy từ năm 2008 đến 2009 tổng diện tích rừng ở Phú Yên tăng lên hơn 10 nghìn ha trong khi đó Đắk Lắk hầu như không tăng, riêng tỉnh Gia Lai còn giảm diện tích Tỉ lệ che phủ rừng

Rừng

tự nhiên

Rừng trồng Tỷ lệ

che phủ rừng (%)

Tổng

DT rừng

Rừng

tự nhiên

Rừng trồng

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

Tổng

số

Mới trồng Phú Yên 163,9 126,2 37,7 3,5 31,8 173,6 126,1 47,5 33,8 Gia Lai 717,4 682,3 35,1 2,2 46,0 715,7 680,4 35,3 45,9 Đắk Lắk 629,0 574,5 54,5 9,8 47,2 633,2 571,9 61,3 47,2

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

Theo số liệu thống kê bảng 1.12 sản lượng gỗ khai thác hàng năm ở hai tỉnh Gia Lai từ 2005 đến 2010 sản lượng gỗ bị khai thác đã tăng gấp đôi, điều này có thể

Trang 36

là nguyên nhân làm cho giảm diện tích rừng trồng tập trung, diện tích rừng trồng không kịp khai thác Sản lượng khai thác gỗ tỉnh Đắk Lắk giảm rõ rệt giảm xấp xỉ

30 nghìn m3 sau 5 năm từ năm 2005 đến 2010

Bảng 1.12 Sản lượng gỗ khai thác phân theo địa phương

LVS Ba có phía đông hoàn toàn tiếp giáp với biển Đông với chiều dài trên

40 km, môi trường đánh bắt thủy sản rất lớn, hàng năm sản lượng đánh bắt tăng liên tục Ngành thủy sản là thế mạnh của tỉnh Phú Yên với bờ biển dài Sản lượng thủy sản Phú Yên cao hơn rất nhiều so với Gia Lai và Đắk Lắk và tăng khá nhanh trong vòng 5 năm từ 2005 đến 2010 là 12.000 tấn, tiếp theo là Đắk Lắk, cuối cùng là tỉnh Gia Lai

Bảng 1.13 Sản lượng thủy sản phân theo địa phương

(Đơn vị : tấn)

Tỉnh 2005 2007 2008 2009 2010 (Sơ bộ) Phú Yên 38607 40430 42404 45433 50765

Đắk Lắk 7363 7288 8024 8530 11031

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản (bảng 1.14) có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần giá trị sản lượng trong đánh bắt khơi xa và nuôi trồng nhưng vẫn còn chậm

so với tiềm năng của lưu vực Tỉnh Phú Yên năm 2005 đạt 360,8 tỉ đồng nhưng năm

2010 đã tăng lên gấp đôi đạt 632,5 tỉ đồng Tỉnh Gia Lai mặc dù thủy sản chiếm tỉ

Trang 37

trọng thấp nhưng cũng có những bước tiến vượt bậc năm 2005 chỉ đạt 3,4 tỉ đồng đến năm 2010 đạt 20,5 tỉ đồng tăng gần 7 lần

Bảng 1.14 Giá trị sản xuất thủy sản phân theo địa phương

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

Bên cạnh đó công tác nuôi trồng thủy sản ở LVS Ba cũng được chú trọng Nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển rất nhanh, đặc biệt là tôm sú, tôm he xuất khẩu, vùng hạ lưu sông Bàn Thạch cho sản lượng tôm xuất khẩu hàng năm khoảng 1,811 tấn Do vậy con tôm vùng hạ lưu sông Ba đã đem lại nguồn thu khá lớn cho người dân ở đây, hàng năm mỗi hộ nuôi tôm có thể thu vài chục cho đến hàng trăm triệu đồng Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng hàng năm được trình bày bảng 1.15

Bảng 1.15 Nuôi trồng thủy sản phân theo địa phương

(Đơn vị: tấn)

Tỉnh Loại 2005 2007 2008 2009 2010 (Sơ bộ) Phú

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

LVS Ba cũng có lợi thế về nuôi cá nước ngọt vì trên lưu vực hiện nay đã xây dựng được 3 công trình hồ chứa nước khá lớn, đó là hồ chứa Ayun hạ nằm ở phía trung lưu sông Ba có diện tích mặt hồ là 3700 ha, hàng năm sản lượng đánh bắt thủy sản ở hồ này đạt khoảng 8,5 tấn/ năm, hồ sông Ba hạ cũng phát triển mạnh

Trang 38

nuôi trồng thủy sản Hồ thuỷ điện sông Hinh nằm ở phía thượng lưu đập Đồng Cam

có diện tích mặt hồ là 4100 ha, hàng năm sản lượng đánh bắt thuỷ sản ở hồ này đạt khoảng 8,5 tấn/năm

Chế biến thuỷ sản trong nhân dân phát triển gồm có: tôm, cua, ghẹ, cá hố, cá bống, ghẹ, cá ngừ …nhưng chủ yếu là nước mắm và mực khô Tại Phú Yên hiện có: Công ty TNHH Nguyễn Hưng (TX Sông Cầu) có thế mạnh là chế biến các mặt hàng: cá hố, cá bống, ghẹ, cá ngừ và đang ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu Công ty TNHH Thủy sản Phú Yên chuyên chế biến các mặt hàng: tôm, cua, ghẹ… song từ đầu năm đến nay, công ty này chưa thể chế biến các mặt hàng trên vì không

có nguyên liệu Trước tình hình này, các doanh nghiệp chế biến thủy sản buộc phải chuyển hướng khai thác một số loài thủy sản khác không thuộc thế mạnh của doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất

Trung tâm lưu vực có quốc lộ 25 nối từ quốc lộ 1A tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) với quốc lộ 14 tại thị trấn Chư Sê (Gia Lai) chiều dài qua lưu vực 170

km, chất lượng đường xấu nhất là đoạn từ Ayun Pa qua Krông Pa đang được nâng cấp

Phía nam có quốc lộ 26 nối liền quốc lộ 1A tại Ninh Hòa qua hai thị trấn Ma’đrak dài 40km, đường 1B chạy từ Sơn Hòa đi sông Hinh, KrôngH’Năng gặp quốc lộ 14 tại Buôn Hồ (thị trấn Krông Pa) chiều dài qua lưu vực 165 km Trong LVS Ba còn có hàng nghìn km tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn nhưng chất lượng còn yếu kém, nhất là những tháng mưa bão đường giao thông hư hỏng nhiều đi lại khó khăn

Trang 39

Giao thông đường thủy LVS Ba chưa phát triển vì thượng và trung lưu sông

Ba có nhiều thác ghềnh Vận tải thủy nhẹ mới chỉ phát triển từ hạ lưu đập Đồng Cam về thành phố Tuy Hòa nhưng còn rất hạn chế vì về mùa cạn sông này rất nông, nhiều bãi bồi lấn chiếm dòng chảy

Nhìn chung, KT – XH của LVS Ba đang trên đà phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch dần, cơ cấu ngành CN, dịch vụ đang dần chiếm tỉ trọng lớn hơn trong nền kinh tế của lưu vực LVS Ba có tiềm năng rất lớn về nông - lâm nghiệp và thuỷ sản với khoảng 425.334 ha đất NN và gần 1 triệu ha đất lâm nghiệp có đủ điều kiện phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đặc biệt là: cao su, cà phê, lúa nước cao sản đủ nuôi sống hàng triệu dân đang sinh sống trên lưu vực và còn tích luỹ để xuất khẩu Nơi đây còn có điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh tổng hợp giữa đất NN và lâm nghiệp Ngoài ra còn có 40 km bờ biển nơi cửa ra của sông Ba, với tiềm năng đánh bắt thủy hải sản xa bờ, trữ lượng hàng ngàn tấn/năm Ngoài tiềm năng đất, LVS Ba còn có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào với lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn lưu vực khoảng 1.740 mm đã đem lại cho lưu vực tổng lượng nước đến hàng năm tại cửa ra trên 10 tỷ m3

đủ đảm bảo yêu cầu phát triển KT - XH trên toàn lưu vực

Trang 40

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chất lượng môi trường nước mặt LVS Ba được đánh giá thông qua các yếu tố: nhiệt độ, pH; độ đục, chất rắn lơ lửng; chất dinh dưỡng: NH4+, NO3-, NO2-, PO4-3;

DO, COD, BOD5, và hàm lượng một số kim loại nặng; coliform

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

LVS Ba thuộc địa phận 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên Do điều kiện khách quan không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành tập trung nghiên cứu ở các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu CN

2.2 Nội dung nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số nội dung sau:

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, sự phát triển KT - XH của LVS Ba;

- Phân tích, đánh giá hiện trạng và diễn biến CLN của LVS Ba;

- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước LVS;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường nước LVS Ba

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi tiến hành thu thập số liệu, tài liệu về khu vực nghiên cứu, đặc biệt là các thông số đo đạc về môi trường nước

Các tài liệu chúng tôi tiến hành thu thập bao gồm:

- Số liệu các trạm quan trắc khí tượng thủy văn thuộc địa phận LVS Ba;

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:56

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w