0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Xây dựng các công trình thủy lợi thủy điện

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA (Trang 78 -106 )

Tính đến nay, trên toàn lưu vực có khoảng 198 hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn, nhỏ (bao gồm cả những hồ đang vận hành, đang xây dựng và dự kiến xây

dựng), trong đó có 39 hồ chứa thủy điện còn lại chủ yếu là các hồ chứa thủy lợi. Tổng dung tích của các hồ chứa trên lưu vực khoảng 1.560,2 triệu m3. Hồ chứa có dung tích lớn nhất là hồ sông Hinh trên sông Hinh (dung tích ứng với mực nước dâng bình thường là 357.106

m3). Ngoài ra còn có hồ thủy lợi IaM’lá trên suối IaM’lá có dung tích tổng cộng 54 triệu m3, dung tích hiệu ích 46 triệu m3 vừa mới hoàn thành không có dung tích phòng lũ.

Một số hồ thuỷ điện đã làm suy giảm, cạn kiệt dòng chảy ở LVS bị chuyển nước sang lưu vực khác như: hồ thuỷ điện An Khê - KaNak chuyển nước sông Ba sang sông Côn, lượng nước trả lại cho các sông bị chuyển nước ở hạ lưu các nhà máy thuỷ điện không đáng kể, làm cạn kiệt và biến đổi chế độ dòng chảy phía hạ lưu các sông này, ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác, sử dụng nước ở hạ lưu các sông. Công trình thủy điện An Khê - KaNak chặn dòng, tích nước trong thời gian dài đã làm mực nước trên sông Ba xuống thấp, dòng chảy ứ đọng nước không đủ để đẩy trôi các chất cặn bã, làm cho sự ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Hàng vạn gia đình ở Gia Lai sống ven sông Ba đang rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do sông Ba khô cạn, ô nhiễm. Nguyên nhân xuất phát từ một thiết kế bất ổn của công trình thuỷ điện An Khê – KaNak. Đó là thuỷ điện không trả nước về dòng sông còn ống xả thì chôn quá sâu khiến lượng nước nào xả ra sông chỉ toàn bùn đậm đặc. Để khai thác tối đa nguồn nước cùng lúc vận hành hai nhà máy, công trình thuỷ điện An Khê – KaNak có hai hồ chứa, trong đó hồ chứa KaNak có dung tích khổng lồ với 285 triệu m3 nằm ở trên cao, hồ chứa An Khê có dung tích 5,6 triệu m3 nằm giữa các khu dân. Trong khi đó, phần lớn hệ thống dẫn nước của công trình này đều thiết kế ngầm.

Dòng sông Ba đã trơ đáy khi toàn bộ nguồn nước đều bị chặn, tích trữ để vận hành hai nhà máy thuỷ điện rồi đổ xuống sông Côn (Bình Định). Trong khi đó, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp sản xuất đua nhau xả thải trực tiếp ra sông Ba khiến con sông trở thành bãi chứa thải, ô nhiễm, hôi thối nồng nặc.

Gần đây, khi người dân kêu cứu, chính quyền địa phương can thiệp quyết liệt, ban quản lý dự án thuỷ điện 7 – chủ đầu tư công trình thuỷ điện An Khê –

KaNak mới chịu trả nước ra sông Ba nhưng với lưu lượng rất thấp 4m3/s. Tuy nhiên, người dân cũng không thể sử dụng nguồn nước này.

Hình 3.23. Sông Ba đoạn qua thị xã An Khê, Gia Lai vào mùa kiệt chìm trong bùn và ô nhiễm do thuỷ điện An Khê – Ka Nak lấy mất dòng nước.

Các công trình thủy điện đều không có lưu lượng xả chuẩn để duy trì dòng chảy. Tình trạng thiếu nước dẫn đến tranh chấp ở một số LVS vào mùa khô. Trong khi đó, thiếu quy trình vận hành hồ nên việc xả lũ ồ ạt cũng tác động đến hạ du…

Như vậy, tác động từ các hồ chứa thủy điện đến nguồn nước của lưu vực là rất lớn. Khi chặn sông làm thuỷ điện sẽ làm thay đổi chế độ thuỷ văn của các dòng sông cũng như mức độ dinh dưỡng, CLN nói chung. Nước trong dòng sông có thể trở nên nóng và ấm hơn, ít oxy hơn, làm phương hại đến nhiều loài phụ thuộc vào các hệ sinh thái nước lạnh tự nhiên. Vào mùa kiệt do bị chặn dòng làm cho lượng nước sông không đủ lớn làm cho phần sông Ba phía hạ du trở thành dòng sông chết, nước cạn kiệt. Nhưng vào mùa lũ khi mực lũ phía hạ du đang cao thì các đập thủy điện trên thượng nguồn lại đồng loạt xả lũ gây ra ngập lụt trên diện rộng. Những thay đổi này ảnh hưởng đến CLN tổng thể vùng hạ nguồn, gây ảnh hưởng CLN lưu vực.

3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Ba.

Ô nhiễm nguồn nước gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt người dân, ảnh hưởng đến phát triển KT – XH bền vững của quốc gia. Nhằm

ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm ở LVS Ba và trả lại sự trong lành cho LVS là nhiệm vụ cấp bách. Trong luận văn này chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường nước LVSBa.

3.4.1. Giải pháp phi công trình

3.4.1.1. Giải pháp về chính sách

- Sửa đổi Luật Tài nguyên nước theo hướng quán triệt quan điểm quản lí tổng hợp, phân định rõ trách nhiệm và cơ chế giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, giữa chính quyền các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên.

- Ban hành Nghị định về quản lí tổng hợp LVS, trong đó xử lý sự chồng chéo chức năng quản lí nhà nước về tài nguyên nước (thuộc Bộ TN & MT) và nhiệm vụ quản lí về LVS của Bộ NN&PTNT đã nêu trong Nghị định 86/2004/NĐ – CP

- Ban hành qui chế bảo vệ môi trường cho LVS trong đó nêu rõ vấn đề môi trường và nguyên tắc ứng xử của các bên liên quan cụ thể bao gồm các cơ quan quản lý, các cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

- Xây dựng các quy hoạch phân vùng khai thác sử dụng tài nguyên và xả nước thải một cách hệ thống và đồng bộ đối với LVS. Đó là cơ sở cho việc cấp phép xả thải vào nguồn nước dựa trên đánh giá về khả năng tự làm sạch và tiêu chuẩn cụ thể trên mỗi đoạn sông trên lưu vực

3.4.1.2. Giải pháp quản lí

a. Giải pháp về tổ chức

- Giữa tháng 3/2007, Chính phủ đã quyết định hợp nhất nhiệm vụ quản lý LVS vào chức năng quản lý TNN. Đây cũng là xu thế tổ chức của Thế giới và các nước ASEAN trong việc tách quản lý ra khỏi sử dụng, gắn việc quản lý số lượng với chất lượng, gắn quản lý nước mặt với nước dưới đất. Trách nhiệm quản lý nhà nước về TNN cũng như LVS thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng vẫn cần phải có sự phối hợp liên ngành, nhất là các ngành NN và Phát triển Nông thôn, ngành điện, cấp thoát nước, thuỷ sản với ngành tài nguyên và môi trường.

- Về hệ thống chính trị cần nâng cao chất lượng, phân biệt rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc xây dựng Luật, Nghị định, Thông tư. Cụ thể về tổ chức liên quan đến quản lý LVS của Bộ NN & Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công thương cần phải quy về đầu mối chỉ huy để tránh chồng chéo, lãng phí, không hiệu quả.

Cần có sự phối kết hợp giữa các bộ ngành điều phối hoạt động của các hồ chứa cụ thế là sự phối hợp giữa Bộ Công thương và Bộ TNMT nhằm đảm bảo hoạt động của các hồ chứa, thủy điện. Duyệt quy trình hồ thủy điện do Bộ Công thương, nhưng duyệt quy trình vận hành liên hồ (hồ thủy điện, hồ thủy lợi) LVS do Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm.

b. Thành lập ủy ban LVS Ba

Thành lập ủy ban LVS Ba để ủy ban này tham mưu, tư vấn các cấp chính quyền về công tác quản lý tài nguyên nước trong lưu vực. Đồng thời, lập quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Ba được phân bổ hợp lý.

c. Rà soát lại quy chế vận hành liên hồ cho LVS Ba

Hiện nay mới có 5 lưu vực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy trình vận hành liên hồ chứa là: LVS Hồng (Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang); LVS Vu Gia - Thu Bồn (A Vương, Đăk Mi 4, Sông Tranh 2); LVS Ba (An Khê - Kanak, Ayun Hạ, Krông HNăng, Sông Hinh, Sông Ba Hạ); lưu vực Sê San (Plei Krông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A); lưu vực Srêpok (Buôn Tua Sah, Buôn Koup, Srêpok 3 và Srêpok 4).

Sông Ba có đặc thù riêng có hệ thống công trình thủy điện bậc thang nên việc điều tiết của hệ thống cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt trong lưu vực. Việc vận hành các hồ chứa không đồng bộ cũng đang gây áp lực khô hạn rất lớn trong mùa nắng ở phía hạ du.

Do đó để sử dụng và khai thác hiệu quả tài nguyên nước các hố chứa trên LVS Ba nói chung, và giảm thiếu ô nhiễm CLN sông Ba nói riêng cần phải thực

hiện nghiêm chỉnh quy chế vận hành liên hồ nhằm vừa đảm bảo lợi ích giữa phát điện phục vụ phát triển đất nước, vừa đảm bảo cắt lũ và cấp nước mùa hạn cho vùng hạ du.

d. Công tác thanh tra, kiểm tra cưỡng chế tuân thủ pháp luật

- Kiên quyết ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường mới. Không cho phép xây dựng các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có nguy cơ gây sự cố môi trường. Hạn chế đầu tư một số loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra môi trường một cách thường xuyên. Có biện pháp buộc các cơ sở sản xuất thực hiện chương trình tự quan trắc và các quy định khác theo quy định của luật bảo vệ môi trường năm 2005.

- Khẩn trương có các biện pháp tổng thể khả thi nhằm từng bước hạn chế ô nhiễm nước thải sinh hoạt của các khu đô thị. Tại thành phố Tuy Hòa, thị trấn An Khê, và các khu đô thị lớn, cần nghiên cứu thiết lập các hệ thống thu gom và xử lí nước thải tập trung song song với việc đầu tư các công trình xử lí tại nguồn ở ngay các khu dân cư mới.

- Tăng cường công tác quan trắc CLN lưu vưc sông, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về môi trường nước LVS Ba để có thể cung cấp, chia sẻ cho các bên liên quan ở trung ương và địa phương.

e. Huy động mọi khả năng tham gia của cộng đồng

LVS Ba do có đặc điểm riêng biệt là có nhiều thành phần dân tộc nên phong tục tập quán, trình độ nhận thức rất khác biệt giữa các vùng, vì vậy việc thực hiện chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng vào quản lý LVS rất khó khăn. Phương pháp tiếp cận huy động sự tham gia của cộng đồng đối với LVS Ba đầu tiên là nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của tài nguyên và môi trường, là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thực hiện nghiêm luật Bảo vệ môi trường. Đây là một trong những

phương tiện quan trọng nhất để khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.

Cần phải cho cộng đồng nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với việc quản lý tài nguyên. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý phải tạo điều kiện để họ tham gia đầy đủ vào quá trình ra quyết định, thực hiện và quản lý các dự án phát triển, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của người hưởng lợi cũng như thực hiện chủ trương hóa quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước như chủ trương giao đất giao rừng, chuyển giao quản lý tưới của các công trình thủy lợi vừa và nhỏ…

- Xây dựng các cơ chế cụ thể để thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong đó có cộng đồng dân cư trong các quá trình lập quy hoạch, kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường LVS.

- Tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lí và sử dụng nguồn nước. - Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm môi trường LVS trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3.4.1.3. Áp dụng các công cụ kinh tế và tiến bộ khoa học kĩ thuật

Để phát triển bền vững KT - XH, ngoài việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác... thì việc đầu tư khoa học công nghệ vào các ngành sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là khâu đột phá không những nhằm thúc đẩy nhanh chóng nâng cao hiệu quả sản xuất và đa dạng hoá NN, lâm nghiệp, CN và phát triển ngành nghề ở khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa mà còn bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ môi trường trên các địa bàn thuộc LVS Ba.

3.4.2. Giải pháp công trình

3.4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn

LVS Ba với đặc trưng là khu vực kinh tế đang phát triển dân cư tập trung tại một số khu vực trung tâm, khu CN do đó các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn sẽ tập trung xử lí:

a. Nguồn thải từ CN

Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn đối với chất thải CN bao gồm từ các nhà máy xí nghiệp khai thác quặng, chế biến nông lâm sản… là việc làm giảm khối lượng hoặc độc tính của chất thải đưa đến khâu xử lý hoặc thải bỏ.

- Quản lý hoá chất để làm giảm sự cố;

- Nhận biết và định lượng tất cả những chất cần thải bỏ; - Giảm tối thiểu chất thải;

- Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất: cải tiến về điều độ sản xuất ; ngăn ngừa việc thất thoát và chảy tràn; tách riêng các dòng chất thải.

- Những thay đổi về nguyên liệu đầu vào: Thay đổi hẳn nguyên vật liệu có tính độc hại cao bằng những nguyên vật liệu có tính độc hại thấp hơn hoặc không độc hại. Ví dụ có thể sử dụng các chất tẩy rửa có khả năng hòa tan trong nước để thay cho các dung môi độc hại.

b. Nguồn thải sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung: Xây dựng nhà máy xử lí nước thải tại các khu đô thị lớn như: thành phố Tuy Hòa, thành phố Pleiku, thị trấn Chư Sê, thị xã An Khê.

c. Nguồn thải từ nông nghiệp.

- Quy hoạch sản xuất NN cho từng tiểu vùng cần phải xét đến tính phù hợp về điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác, nguồn nước cấp, mức tăng trưởng dân số trong những năm tới.

- Các vùng đất trũng cần xây dựng các hồ sinh thái phát triển tổng hợp: Phát triển thuỷ sản, lấy nước tưới vào thời kỳ hạn và sử dụng nước sinh hoạt.

- Thiết kế, quy hoạch của các ngành như NN, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ sản, xây dựng nên được xét đồng bộ nhằm xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh, lâu dài, không chồng chéo để không xảy ra hiện tượng lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường.

- Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón vi sinh, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thời gian phân giải ngắn.

d. Nguồn thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là tôm sú) yêu cầu về CLN khá nghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng oxy hoà tan trong nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độc hại trong nước thấp hoặc không có (thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, H2S...). Thực tế cho thấy những vùng nuôi tôm tập trung dễ bị ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ các ao nuôi chưa xử lý thải ra môi trường chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, chứa các mầm bệnh tôm, chất kháng sinh. Hàm lượng vi sinh đo được trong nước còn khá cao, đặc biệt vào giai đoạn mùa khô và đầu mùa mưa trên hệ thống kênh rạch trong vùng.

Để sử dụng nguồn nước mặt cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững cần phải có các giải pháp làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất lượng môi trường nước. Một số

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA (Trang 78 -106 )

×