0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các hoạt động công nghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA (Trang 69 -106 )

Đối với các ngành CN, trong nước thải thường chứa nhiều chất độc hại, các kim loại nặng, dung môi hữu cơ. Hầu hết các cơ sở chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, rượu bia nước giải khát có thành phần nước thải đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại hình sản xuất, song đều chủ yếu gây ô nhiễm hữu cơ. Lòng dẫn nguồn thải từ các khu CN và khu đô thị, dân cư tập trung ở Việt Nam nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng thường hỗn hợp không tách rời nhau. Tuy nhiên đặc trưng nguồn thải ở khu đô thị, dân cư tập trung chủ yếu ở dạng hữu cơ, còn nguồn thải của các khu CN thường gây ô nhiễm nguồn nước ở dạng hóa chất.

Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế với ngành CN là mũi nhọn sẽ kéo theo sự hình thành và tập trung nhiều những cơ sở CN, trung tâm, cụm và khu CN của nhiều ngành khác nhau trên các thị trấn, thị xã ven sông như: CN khai thác khoáng sản, CN điện lực, CN khai thác chế biến lâm sản, nông sản, CN cơ khí, CN dệt may… Việc hình thành các vùng sản xuất CN và tiểu thủ CN ở những vị trí như vậy làm cho quá trình lưu thông thuỷ được thuận tiện, nhưng tạo nên nhiều bất lợi cho môi trường: chiếm nhiều diện tích đất canh tác NN màu mỡ, chất thải từ các hoạt động sản xuất sẽ dễ dàng thải xuống nguồn nước. Nhiều khu CN chưa có hệ thống xử lý nước hoàn chỉnh hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.

Mục tiêu phát triển CN vùng dự án là CN hoá và hiện đại hoá ưu tiên phát triển các ngành CN mũi nhọn dựa trên nguồn lực sẵn có và nguồn lực bên ngoài. Trọng tâm phát triển là CN chế biến nông sản thực phẩm đặc biệt là bột sắn, cao su, cà phê. Đồng thời phát triển sản xuất vật liệu như: xi măng, đá ốp lát xuất khẩu. Kết hợp giữa các khu đô thị CN, đô thị với khu CN nông thôn theo ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc như dệt thổ cẩm, đan lát chế biến và sửa chữa cơ khí nhỏ nhằm phục vụ tại chỗ, góp phần xuất khẩu tăng thu nhập tạo việc làm cho nhân dân.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2010 số doanh nghiệp của LVS Ba năm 2005 là 2.445 doanh nghiệp nhưng năm 2009 tăng lên 5.222 doanh nghiệp, qua 5 năm nhưng số doanh nghiệp đã tăng lên 2 lần. Tương tự như vậy giá trị sản xuất CN thực tế trong khu vực tăng lên năm 2005 là 6.381,6 tỷ đồng, năm 2009 là 17.837 tỷ đồng. Số cơ sở sản xuất CN năm 2003 là 18.570 cơ sở sản xuất, năm 2009 số cơ sở này tăng lên 40.032 cơ sở sản xuất. Sự gia tăng các cơ sở sản xuất CN kéo theo hàng loạt vấn đề chưa được giải quyết, hàng năm thải ra lượng lớn nước thải CN, rác thải CN. Phần lớn nước thải và rác thải này sẽ trôi theo dòng chảy sông Ba, làm ô nhiễm môi trường cục bộ và chảy xuống các vùng hạ lưu.

Hình 3.21. Bùn lắng từ nhà máy tuyển quặng chảy ra sông Ba.

Hình 3.22. Cống xả nước thải của Nhà máy Đường An Khê. Phần thượng lưu của sông Ba địa phận thuộc tỉnh Gia Lai, xảy ra tình trạng xả thải trực tiếp vào sông Ba của 4 nhà máy: Nhà máy Đường An Khê, Nhà máy Chế biến gỗ MDF, Nhà máy Tuyển quặng Hoàng Anh- Gia Lai và Nhà máy Chế biến Tinh bột mì VEYU. Kết quả quan trắc cho thấy nhiều chỉ tiêu về môi trường vượt mức cho phép hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần, khiến thủy sinh chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ của nhân dân 6 huyện, thị xã thuộc LVS Ba.

Bên cạnh 4 công ty trên thì Công ty Khoáng sản K’bang là một công ty xả thải trực tiếp ra sông Ba một khối lượng lớn bùn tuyển quặng, gây ô nhiễm nguồn

nước trầm trọng. Đợt kiểm tra của tỉnh Gia Lai đã phát hiện việc công ty này cho lắp đặt ba cống ngầm bê tông ximăng đúc sẵn có đường kính 50cm từ hồ chứa bùn số 10 và hồ số 13 xả trực tiếp ra sông Ba vào ban đêm. Trung bình mỗi ngày ba dây chuyền tuyển quặng của nhà máy cần ít nhất 120 m3 nước và cũng thải ra khối lượng nước tương đương. Ngoài ra, hệ thống mương thu gom nước mưa của nhà máy này còn để chảy tràn ra sông Ba.

Ở khu vực hạ lưu, từ cầu Phú Lâm đến cửa sông Đà Rằng các nguồn xả thải trực tiếp xuống LVS bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải CN từ các khu CN Hoà Hiệp, nhà máy bia Phú Yên, nước khoáng Phú Sen… chưa qua xử lí. Tải lượng CN gây ô nhiễm ở tỉnh Phú Yên vào năm 2010 ước tính như sau: lưu lượng năm 4.993.550 m3/năm, BOD5: 1.236,49 tấn/năm, COD: 2.342,1 tấn/năm, SS: 1.566,52 tấn/năm, TSD: 4.085,5 tấn/năm, dầu: 69,45 tấn/năm [26]. Trong những năm tới, khi nơi đây phát triển thành khu CN lớn của tỉnh Phú Yên, lượng nước thải sinh hoạt và CN sẽ tăng mạnh, nếu không có các biện pháp xử lí nước thải mà thải trực tiếp ra sông thì CLN sông ở đây sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm nặng nề.

Theo tài liệu đã công bố [26] thì nhu cầu nước cho CN trong tương lai cho cả LVS Ba sẽ rất lớn:

- Khu CN An Khê nằm tại thị trấn An Khê có các ngành chính: Chế biến nông lâm sản như: đường, tinh bột sắn, thức ăn gia súc, sản xuất sợ ván ép, chế biến lâm sản, sản xuất gạch….Nhu cầu nước: 25.000 m3/ ngày đêm.

- Khu CN Ayun Pa ở huyện Ayun Pa với qui mô 50 ha với ngành CN mũi nhọn là sản xuất mía đường, chế biến tinh bộ, ép dầu, thức ăn gia súc, sửa chữa máy móc nông lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng…. Nhu cầu nước: 25.000 m3/ngày đêm.

- Khu CN Bắc Tuy Hoà nằm dọc 2 bên quốc lộ 1A, cách thành phố Tuy Hoà 4 – 13 Km có diện tích đất khoảng 250 ha. Nhu cầu nước: 30.000 m3/ngày đêm.

- Khu CN Hoà Hiệp nằm ở ven biển Hoà Hiệp phía Nam thành phố Tuy Hoà với qui mô: 100 ha. Các ngành CN dự kiến: Sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, cơ khí điện tử, hoá dược. Nhu cầu nước : 10.000 m3/ ngày đêm.

- Cụm CN thị trấn Chư Sê: Chế biến Cà phê, cao su, thức ăn gia súc, phân vi sinh. Nhu cầu nước: 5.000 m3/ ngày đêm.

- Cụm CN Krông Pa: Chế biến hạt điều, chế biến súc sản. Nhu cầu nước: 3.000 m3/ ngày đêm.

- Cụm CN Sơn Hoà: Chế biến nông sản, thức ăn gia súc, phát triển vật liệu xây dựng. Nhu cầu nước: 5.000 m3/ ngày đêm.

- Cụm CN Sông Hinh: Chế biến tinh bột sắn, cao su, khai thác vàng. Nhu cầu nước 5.000 m3/ ngày đêm.

- Cụm CN Đồng Bò: Chế biến đường, các sản phẩm từ đường, CN thực phẩm chế biến sữa, chế biến lâm sản…Nhu cầu nước: 10.000 m3/ ngày đêm.

- Lượng nước cho các xí nghiệp, nhà máy phân tán khác không xác định được cụ thể lấy bằng 10% lượng nước sinh hoạt.

Mức tăng trưởng hàng năm đối với khu vực CN là 9% từ năm 2010 đến 2020. Tổng nhu cầu nước cho CN 2005: 5,7.106 m3/năm; dự báo

n

ăm 2010: 47,3.106m3/ năm; dự báo năm 2020: 100,6. 10 6 m3/ năm. [26]

Với sự phát triển ngày càng mạnh của CN, nhu cầu nước càng cao thì lượng nước thải CN thải ra càng lớn, hầu như các công ty, cơ sở CN trên LVS Ba chưa chú trọng việc xử lí nước thải, hoặc xử lí nước thải một cách chưa triệt để do đó nước thải CN sẽ trở thành nguyên nhân quan trọng gây nên sự ô nhiễm dòng sông Ba.

3.3.2. Các hoạt động nông nghiệp

Trong những năm gần đây việc sản xuất NN có nhiều biểu hiện dư lượng thuốc tăng trưởng và thuốc BVTV cũng như phân bón - tất cả dư lượng đó tham gia vào làm ô nhiễm nước sông. Do hiện tượng thấm mà các loại thuốc trừ sâu cũng như phân bón ở các vùng sản xuất NN có thể gây ô nhiễm nước ngầm và đất. Sự có mặt của những chất này kể cả khi có nồng độ rất nhỏ cũng gây những hậu quả nghiêm trọng. Ước tính có khoảng một một nửa lượng lượng phân bón đưa vào đất được cây trồng sử dụng, nửa còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Hệ số sử dụng phân đạm khoảng 60%. Trong đó từ 15-20% lượng phân đạm bị hủy ra khỏi

đất dưới dạng khí; 20-25% được chuyển vào chất hữu cơ trong đất; 20-25% lượng phân đạm bị rửa trôi ra sông suối dưới dạng NO3-. Còn lượng phốt pho bị rửa trôi khỏi đất và đi vào hệ thống sông suối dưới dạng đất bị xói mòn trung bình khoảng 6 - 15kg phốt pho (dạng P2O5) bị rửa trôi trên 1ha đất canh tác. Với tổng diện tích 101,309 nghìn ha đất NN, nếu chỉ lấy mức phốt pho bị rửa trôi thấp nhất là 6kg thì lượng P2O5 đưa vào hệ thống sông ngòi là 607 tấn. Bên cạnh việc sử dụng phân bón thì lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu sử dụng năm sau cũng tăng hơn so với năm trước. Hầu hết các loại hóa chất bảo vệ thực vật đặc biệt là clo hữu cơ có tính độc cao đối với con người cũng như các loài động vật và có tính bền vững cao trong môi trường.

Gia Lai là địa bàn có diện tích cây NN khá lớn và lượng thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh mà nông dân sử dụng cũng không hề nhỏ. Theo ước tính của công ty Cà phê Gia Lai “Cứ 1 ha cà phê cần phun khoảng 6 lít thuốc bệnh và 8 lít thuốc sâu”. Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 76.000 ha cà phê, gần 4.000 ha tiêu, 60.000 ha cao su và hàng chục nghìn ha cây trồng khác. Vỏ chai nhựa còn có thể tự huỷ được bằng cách đốt, nhưng với chai thuỷ tinh, người nông dân chưa tìm được lối ra để giải quyết. Như vậy, mỗi năm lượng thuốc trừ sâu được sử dụng là rất lớn. Nếu vỏ thuốc bảo vệ thực vật không được xử lý tốt thì nó sẽ trở thành một mối nguy hại lớn, không chỉ có tác động xấu đến sức khỏe người lao động mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt trong vùng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê diện tích đất dành cho sản xuất NN tính đến năm 2009 là 1.120,5 (nghìn ha), trong đó diện tích trồng lúa 206,8 (nghìn ha) chiếm 1/5 quỹ đất dành cho sản xuất NN. Cùng với việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi thì việc sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước lưu vực. Lượng phân bón dư thừa dẫn đến ô nhiễm N và P trên LVS.

Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Dòng chảy mặt khi qua các khu vực chăn nuôi thường cuốn theo một

lượng lớn các chất gây ô nhiễm nguồn nước như các loại muối, chất hữu cơ, vi khuẩn. Với tổng đàn gia súc và gia cầm của LVS Ba tính đến năm 2010 là 11.524,3 nghìn con (Bảng 1.10), trong đó đàn lợn 1.158,2 nghìn con chiếm tỷ lệ cao nhất 60,30% tổng số gia súc. Với mức dùng nước là 50 l/ngàycon thì tổng lượng nước dùng cho chăn nuôi trên lưu vực là 576.215 nghìn m3/ngày.

Hiện nay, việc sử dụng phân bón tươi trong NN cũng rất phổ biến nhất là ở các khu vực chuyên canh màu. Theo Trung tâm Công nghệ và Xử lý môi trường thì trong 1g phân chuồng tươi có từ 820.000 đến 1.050.000 con vi trùng và 1.200 đến 2.500 trứng giun.

Trên lưu vực nghiên cứu, ngành chăn nuôi phát triển thiếu quy hoạch, không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo pháp lệnh thú y, nhất là không có điều kiện xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Các nguồn gây ô nhiễm từ chăn nuôi có thể được kể đến là: nước thải bao gồm nước vệ sinh chuồng trại, nước tiểu... mang theo nhiều tạp chất, nhất là đạm, lân, là nguyên nhân gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước mặt. Ngoài ra, còn có các chất rắn lơ lửng và ký sinh trùng gây bệnh; chất thải có nguồn từ phân. Như vậy việc quản lý nguồn nước thải từ chăn nuôi và việc sử dụng phân chuồng để bón ruộng cũng cần phải được chú trọng đúng mức.

3.3.3. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt nếu không được quản lý và có biện pháp xử lý trước khi xả ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước mặt. Biện pháp xử lý chủ yếu ở địa phương vẫn là tập trung vào các ao hồ gần khu dân cư. Về các hệ thống xử lý nước thải nhìn chung chưa có gì hầu hết lượng nước thải không qua xử lý mà đổ thẳng sông Ba rồi ra biển. Còn lại các thị trấn huyện lỵ trên lưu vực chưa chú trọng xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước một phần do kinh phí hạn hẹp, mặt khác các khu thị trấn huyện lỵ này đang ở quy mô nhỏ và chậm phát triển. Như chúng ta đã biết nước thải sinh hoạt được tạo ra từ các hoạt động thường ngày của con người như sản phẩm bài tiết, tắm giặt, vệ sinh ... Các chất có trong

nước thải sinh hoạt tồn tại dưới các dạng khác nhau từ các chất trôi nổi hay lơ lửng bao gồm các mảnh giấy vụn, plastic... đến những chất rắn ở trạng thái keo hay dung dịch và các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất gây ô nhiễm như: chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, Amôni (N-NH4+), tổng Nitơ (N), tổng phốt pho và dẫu mỡ phi khoáng… Nước mưa chảy tràn trên đường phố, đường làng trong các khu dân cư, khu CN trực tiếp đổ vào hệ thống tiêu thoát nước hay sông suối, ao hồ… cũng gây nên ô nhiễm nguồn nước. Nếu chỉ xét riêng về các chất dinh dưỡng và hữu cơ thì trong nước thải sinh hoạt tính trung bình cho mỗi người 1 ngày sẽ có:

Chất hữu cơ : 45 - 60gam Nitơ : 7 - 13gam Phốtpho : 1 - 2gam Kali : 3 - 6gam

Bằng phương pháp tính nhanh thì với số dân 1.510.290 người (năm 2010), mỗi ngày chỉ riêng nước thải sinh hoạt sẽ đưa vào môi trường nước LVS Ba 79,3 tấn chất hữu cơ; 15,1 tấn chất nitơ; 2,3 tấn phốtpho; 6,7 tấn kali. Dự kiến đến năm 2020 dân số LVS Ba sẽ là 1.755.196 người [4] thì lượng chất hữu cơ đưa vào môi trường là 92,15 tấn, nitơ là 17,55 tấn, photpho là 2,63 tấn và kali là 7,90 tấn. Như vậy tổng lượng các chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước trong nước thải sinh hoạt sẽ tăng 1,2 lần.

Như vậy tổng lượng các chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước trong nước thải sinh hoạt sẽ tăng 1,2 lần. Cùng với sự gia tăng dân số thì lượng nước thải sinh hoạt càng lớn, hiện tại trên lưu vực chưa có trạm xử lí nước thải tập trung. Vì vậy nước thải là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm nước mặt trên LVS Ba.

3.3.4. Chất thải rắn

Chất thải rắn ở các đô thị đang là vấn đề bức xúc, đô thị càng phát triển, lượng chất thải rắn càng lớn, tính độc hại của chất thải rắn càng tăng. Nếu tính bình quân đầu người mỗi ngày thải ra 0,5 kg/người thì với số dân 1.510.290 người hiện nay, mỗi ngày có tới 755,1 tấn rác thải sinh hoạt và mỗi năm là 275.628 tấn. Theo

dự kiến quy hoạch phát triển KT- XH đến 2020 thì với dân số 1.755.196 người và bình quân rác thải đầu người mỗi ngày là 1kg/người thì mỗi ngày có tới 1.755 tấn rác thải, mỗi năm là 640.575 tấn rác thải.

Đối với các chất thải rắn CN (chủ yếu xỉ lò luyện, vảy thép, bao bì hỏng, giấy vụn, bùn thải, …) đặc tính của các loại chất thải CN thông thường là các hợp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA (Trang 69 -106 )

×