Theo báo cáo đánh giá chương trình và chiến lược của ADB 2005, các phân tích gần đây cho thấy mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở Việt Nam như sau: i các cộng đồng nghèo thường tậ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Đỗ Quốc Tuấn
MỐI LIÊN KẾT GIỮA NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG
TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - Năm 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Đỗ Quốc Tuấn
MỐI LIÊN KẾT GIỮA NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG
TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH HÒE
Hà Nội - Năm 2012
Trang 31.1.4 Mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường 6
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 18
2.3.1 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp 32 2.3.2 Phương pháp đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) 33
2.3.4 Phương pháp Kiểm kê nghèo đói – môi trường theo danh sách 34
Trang 42.3.5 Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển 34
3.1.1 Khái quát về tình hình nghèo đói huyện Cư Jút 36
3.2.1 Nguyên nhân chính của nghèo đói do môi trường 48
3.2.2 Mối liên hệ nghèo đói và tài nguyên thiên nhiên 50
3.2.4 Sức khỏe, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong mối liên hệ với
3.2.5 Các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo do môi trường 61
3.3 Đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm giảm tỷ lệ nghèo do môi trường
3.3.1 Các giải pháp về quản lý đất đai, tài nguyên môi trường 64
3.3.3 Các giải pháp về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 67 3.3.4 Các giải pháp về truyền thông môi trường 68
Trang 5i
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
AusAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
BOD5 Nhu cầu Oxi sinh hóa
COD Nhu cầu Oxi hóa học
DFID Bộ Phát triển Quốc tế Anh
GSO Tổng cục thống kê
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
KCN Khu công nghiệp
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
MONRE Bộ tài nguyên môi trường
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
LĐTBXH Lao động thương binh và xã hội
PCI Thu nhập bình quân đầu người hàng năm
SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc
UNEP Chương trình môi trường Liên hợp quốc
Trang 6ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá hộ nghèo theo từng giai đoạn 4
Bảng 1.2 Tình hình sử dụng đất tại huyện Cư Jút năm 2011 28
Bảng 1.3 Giá trị sản xuất năm 2011 của các ngành theo giá hiện hành 30
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp tỷ lệ hộ nghèo huyện Cư Jút 36
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005-2011 37
Bảng3.3 Tổng hợp điều tra hộ cận nghèo năm 2011 39
Bảng 3.5 Kết quả phân tích nước thải tại cửa xả của KCN Tâm Thắng 41
Bảng 3.6 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt 42
Bảng 3.7 Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm 44
Bảng 3.9 Kết quả quan trắc môi trường không khí 46
Bảng 3.12 Mức độ xói mòn đất tại huyện Cư Jút năm 2010 53
Bảng 3.13 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại huyện Cư Jút 54
Bảng 3.14 Thực trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của các hộ dân trên
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình tảng băng trôi trong nghiên cứu nghèo đói và môi trường 34
Trang 71
MỞ ĐẦU
Đối với người nghèo, chất lượng môi trường là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng kiếm sống, đảm bảo an ninh, năng lượng và chất lượng nhà ở của họ [28, 29] Ngoài các chức năng cơ bản của môi trường là cung cấp không gian sống, là nơi chứa đựng phế thải, lưu trữ thông tin thì môi trường còn mang hai chức năng đặc biệt quan trọng là nơi cung cấp tài nguyên cho các hoạt động sản xuất phục vụ nhu cầu của con người; đồng thời làm giảm nhẹ các tác động
có hại của thiên nhiên đến con người Vì vậy môi trường có liên hệ mật thiết với người nghèo và sự nghèo đói của họ Người nghèo sống chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ của hệ sinh thái; họ cũng phải gánh chịu nhiều nhất những ảnh hưởng từ ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí… và họ không có khả năng chống chịu với các thảm họa môi trường Để có thể tồn tại, người nghèo không còn cách nào khác là khai thác và sử dụng quá mức cho phép nguồn tài nguyên thiên nhiên Cuộc sống bị bần cùng hóa nên môi trường cũng bị bần cùng hóa theo và làm cho cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, không được đảm bảo và rơi vào vòng luẩn quẩn [38]
Theo báo cáo đánh giá chương trình và chiến lược của ADB (2005), các phân tích gần đây cho thấy mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở Việt Nam như sau: (i) các cộng đồng nghèo thường tập trung tại các khu vực có điều kiện môi trường chất lượng thấp, bị suy thoái và nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, gồm: khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; (ii) các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều nhất vào môi trường và tài nguyên thiên nhiên - khoảng 70% người dân Việt Nam sống dựa vào đất và do đó họ bị lệ thuộc trực tiếp vào chất lượng và số lượng tài nguyên thiên nhiên; (iii) các cộng đồng nghèo chịu rủi ro nhiều nhất từ những tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh kế một khi chất lượng môi trường và số lượng tài nguyên thiên nhiên suy giảm Về vấn đề này, việc cải thiện chất lượng môi trường dưới mọi hình thức đều có tác động tích cực đến xoá đói giảm nghèo [31]
Trang 82
Trong hai thập kỷ gần đây, với những chính sách đổi mới phù hợp và sự nỗ lực quyết tâm xóa đói giảm nghèo của Chính phủ, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực giảm tỷ lệ nghèo và người nghèo Tuy nhiên, công tác giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay đang chú trọng vào việc nâng cao thu nhập cho người nghèo và chưa thực sự bền vững Tỷ lệ người sống trên cận nghèo khá cao và
họ là những nhóm người có khả năng bị nghèo hoặc tái nghèo lớn khi xảy ra các tác động rủi ro về thiên tai, môi trường thay đổi Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải có những nghiên cứu đánh giá đầy đủ về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới cho thấy việc tăng cường sự hiểu biết về các mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường nhằm đưa các vấn đề này trong chính sách và kế hoạch là hết sức quan trọng để giảm nghèo bền vững
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn và thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông”.
Trang 93
CHƯƠNG 1 TổNG QUAN TÀI LIệU Về NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯờNG
1.1 Các khái niệm chung
1.1.1 Môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” Một số thuật ngữ quan trọng được định nghĩa trong luật như sau:
Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần của môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
1.1.2 Nghèo đói
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tuỳ theo địa phương và theo thời gian Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm
ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia
Tuy nhiên cái nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ như giáo dục, văn hoá, y tế; không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà người nghèo còn trong tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá đó là lòng tin và lòng tự trọng
Trang 104
Do vậy, nghèo đói có thể hiểu một cách chung nhất không đơn thuần chỉ là sự
túng thiếu về mặt vật chất mà còn liên quan đến những rủi ro, tính dễ bị tổn thương, vấn
đề xã hội và các cơ hội tiếp cận với sự phát triển1
Tổ chức Phát triển Quốc tế của Úc (AusAID) phân định nghèo đói theo nghĩa khó đáp ứng những nhu cầu cơ bản, hạn chế
sự tham gia với tư cách thực hiện quyền công dân tự do xuất phát từ thiếu hụt năng lực ứng phó với các cú sốc môi trường, khí hậu2 Nghèo đói hiện đang được tiến hành đánh giá tại Việt Nam dựa vào khung sinh kế bền vững
Tiêu chí về nghèo đói ở Việt Nam hiện nay dựa trên Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho từng giai đoạn Trong nghiên cứu này, tiêu chí về nghèo đói được căn cứ theo Quyết định
số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 09/2011/QĐ-TTG về việc ban hành chuẩn
hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, theo đó:
Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá hộ nghèo theo từng giai đoạn
Đơn vị tính: VNĐ/Người/Tháng
Theo quyết định số
Khu vực nông thôn
Khu vực thành thị
Khu vực nông thôn
Khu vực thành thị
170/2005/QĐ-TTg < 200.000 < 260.000 - -
09/2011/QĐ-TTg < 400.000 < 500.000 401.000-520.000 501.000-650.000
1.1.3 Nghèo đói do môi trường
Trước đây, khi nhắc đến nghèo đói người ta thường đánh đồng với thu nhập thấp dù theo tiêu chuẩn quốc tế hay tiêu chuẩn riêng của Việt Nam Các chính sách
xã hội về xóa đói giảm nghèo vẫn là chính sách chung cho tất cả người nghèo Tuy
1
World Bank, 2006, Poverty Environment Nexus - Sustainable approaches to poverty reduction in
Cambodia, Lao PDR and Vietnam Draft Conference Edition
2
AusAID 2001, Reducing poverty - the central integrating factor of Australia’s Aid Program.
Trang 115
nhiên, trong nhóm người nghèo đói, có một bộ phận không nhỏ là nghèo đói do môi trường xuống cấp
Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2008, Ngân hàng phát triển châu
Á (ADB) đã làm sáng tỏ khái niệm nghèo do môi trường ADB chỉ rõ có 6 sinh cảnh (vùng) nghèo do môi trường và vấn đề nghèo do môi trường phải mang tính
địa lý, ADB gọi cái nghèo trong những sinh cảnh (vùng) mà nguyên nhân chính là
môi trường suy thoái là nghèo do môi trường và người nghèo sống trong những sinh cảnh đó được gọi là người nghèo do môi trường 3 6 vùng sinh cảnh đó là:
- Vùng khô hạn (ví dụ Ninh Thuận, bắc Bình Thuận);
- Một số vùng miền núi, nhất là những vùng sâu, vùng xa có vốn rừng bị phá hủy nhiều;
- Một số vùng ven biển mà nguồn lợi thủy sản ven bờ (khoảng cách 5-10 km tính từ bờ) bị suy kiệt, những vùng bờ đang bị xói lở mạnh, thường bị bão lụt, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển các tỉnh Nam trung Bộ);
- Vùng đất thấp hay bị lụt (ĐB sông Cửu Long, ĐB sông Hồng và nhiều vùng cửa sông miền Trung);
- Vùng ven các khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Khu ổ chuột đô thị (ADB đề xuất chỉ tính cho các đô thị điển hình với dân
số từ 100.000 người trở lên)
Thủ phạm chính của nhóm nghèo này là do môi trường ô nhiễm, thiên tai, sự
cố và xuống cấp Nguồn sinh kế chủ yếu do thiên nhiên cung cấp hoặc bảo đảm ngày càng giảm sút Tuy nhiên họ lại bị đánh đồng với những người nghèo vì các nguyên nhân khác và cùng được thụ hưởng chung chính sách xóa đói giảm nghèo Điều này khiến cho nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước không phát huy được hiệu quả trong những khu vực môi trường bị suy thoái do các nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo
3
ADB, 2008 The Environments of Poverty- A Geographical Approach to Poverty- Reduction in Asia and the Pacific
Trang 126
1.1.4 Mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường
Hiện trên thế giới tồn tại hai luồng quan điểm khác nhau về mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường đó là (i) nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường và (ii) nghèo đói không hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy nếu nghèo đói được cải thiện sẽ có tác động tích cực đến chất lượng môi trường và ngược lại
Theo Sổ tay hướng dẫn lồng ghép đói nghèo-môi trường vào kế hoạch phát triển của Sáng kiến Đói nghèo Môi trường (PEI), mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường được thể hiện ở ba điểm chính:
Thứ nhất, người nghèo thường sống ở các khu vực miền núi, nông thôn, vùng
sâu, vùng xa Họ sống chủ yếu nhờ vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất, thuỷ sản… một cách bừa bãi và không có biện pháp nào được áp dụng để bảo vệ hoặc tái tạo lại nguồn tài nguyên Môi trường, các hệ sinh thái là nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống, nhiên liệu cho đời sống con người Tuy nhiên do việc khai thác không bền vững dẫn đến tài nguyên ngày càng cạn kiệt, người nghèo càng bị nghèo thêm
Thứ hai, người nghèo thường dễ bị tổn thương do các thiên tai, thảm hoạ thiên
nhiên và biến đổi khí hậu, các sự cố về môi trường Họ không có các trang thiết bị cần thiết để chống chọi lại với các yếu tố gây tổn thương Ví dụ như nhà ở tạm bợ, dễ
bị gió và mưa lũ phá hủy; sống ở vùng nguy hiểm, cô lập…
Thứ ba, người nghèo do sự yếm thế của mình, thường phải làm việc, sinh
sống trong những môi trường độc hại với mức độ ô nhiễm cao, ví dụ như trong các khu ổ chuột với nguồn nước, không khí bị ô nhiễm4
Nhìn chung, việc tiếp cận tài nguyên thiên nhiên và một môi trường không bị
ô nhiễm là điều kiện tiên quyết cho chiến lược xóa đói giảm nghèo dài hạn, trong khi
đó xóa đói giảm nghèo là rất cần thiết để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này, mối liên kết giữa
4
PEI, UNDP 2009 Handbook: Integration of Poverty and Environment Linkages into Development Plans
Trang 137
nghèo đói và môi trường được đánh giá thông qua phân tích các tác động của nghèo đói tới môi trường và ngược lại; đồng thời nghiên cứu các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói do môi trường cho khu vực nghiên cứu trên phương diện quản lý
1.1.5 Sinh kế và sinh kế bền vững
Sinh kế là cách thức mà người dân dựa vào đó để tạo ra thu nhập thông qua 5 nguồn vốn hay còn gọi là tài sản khác nhau (nguồn vốn tự nhiên, vật chất, con người, xã hội và tài chính) Dựa trên năm nguồn vốn này, người dân theo đuổi và
phát triển các chiến lược sinh kế khác nhau với mong muốn tạo được thu nhập cao,
sống khỏe mạnh và chất lượng cuộc sống tốt Các chiến lược này luôn khác nhau đối với nam và nữ; chúng dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc dựa vào thị trường Các chiến lược sinh kế cũng liên quan đến cả vấn đề di cư Ngoài ra sinh
kế còn chịu tác động của một số yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát trung gian giữa con
người và cộng đồng chẳng hạn như thiên tai, nước biển dâng, biến đổi khí hậu, thay
đổi thời tiết trong năm ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất, biến động về giá cả thị trường do khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh…
Nguồn vốn sinh kế càng phong phú, càng dồi dào thì người dân càng dễ tiếp cận với những sinh kế tốt hơn, bền vững hơn, và vì vậy, dễ trở nên giàu có hơn
Đối với người nghèo, do không được cung cấp tài sản sinh kế và không có khả năng cải thiện tài sản, năm nguồn vốn sinh kế của họ nói chung bị giới hạn Đặc biệt, người nghèo thường không được tiếp cận với các nguồn vốn vật chất và tài chính sở hữu tư nhân Họ phụ thuộc vào sở hữu Nhà nước hoặc các nguồn tài nguyên chung Chính vì vậy họ càng dễ bị tổn thương từ những rủi ro và càng khó thoát nghèo Việc giảm nghèo đói do môi trường chính là giúp cho người nghèo có quyền và tiếp nhận kịp thời những nguồn vốn sinh kế đã nêu trên
1.1.6 Lồng ghép mối liên hệ nghèo đói và môi trường
Lồng ghép mối liên hệ nghèo đói và môi trường là một quá trình lặp đi lặp lại
việc tích hợp các mối liên hệ đói nghèo-môi trường trong quá trình xây dựng, phân
bổ kinh phí và triển khai thực hiện chính sách ở cấp quốc gia, ngành và địa phương
Trang 14cơ quan địa phương, các đảng chính trị và quốc hội, cơ quan thống kê quốc gia và
hệ thống tư pháp), các bên phi chính phủ (xã hội dân sự, giới học thuật, doanh nghiệp và công nghiệp, quần chúng và các cộng đồng, giới truyền thông) và các tổ chức phát triển [18]
1.1.7 Cơ sở lý luận cho việc đề xuất các biện pháp giảm nghèo đói do môi trường ở Việt Nam
a Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010
Mục tiêu tổng thể: đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá xã hội và tinh thần của người dân; làm cơ sở để đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá theo hướng hiện đại vào năm 2020
Mục tiêu cụ thể:
- Đảm bảo nguồn nhân lực, năng lực khoa học, kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, tiềm năng kinh tế, an ninh được tăng cường, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
- Đảm bảo rằng đến năm 2010, GDP sẽ ít nhất tăng gấp hai so với năm 2000
và nâng cao chỉ số phát triển con người một cách ổn định Ngoài ra, chiến lược còn
đề cập đến năng lực công nghệ, khoa học để ứng dụng công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế và tự vận động phát triển một số lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ thông tin, sinh học, chất liệu mới và công nghệ tự động Hạ tầng cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc gia để tạo đà tiến lên phía trước
5
UNDP-UNEP, 2009 Mainstreaming poverty-environment linkages into development planning: A
Handbook for Practitioners, Poverty-Environment Initiative (PEI)
Trang 15Thực tế, chiến lược tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh
tế xã hội nhằm giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống và thoát nghèo Chỉ
có một mối liên hệ duy nhất với vấn đề môi trường được đề cập trong chiến lược
Trước hết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, nước và rừng kết hợp với bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, các mục tiêu khác là nâng cao năng lực
và hiệu quả của ngành đánh bắt hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và ổn định hoạt động đánh bắt hải sản ven biển; nâng cao năng lực chế biến và bảo quản hàng hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu và mở rộng, cải thiện
cơ sở vật chất ngành đánh bắt cá và dịch vụ mà vẫn bảo vệ được môi trường nước, sông, biển đảm bảo năng lực tái sản xuất và phát triển nguồn thuỷ sản
Về mặt tài nguyên rừng, dự kiến tăng độ che phủ rừng lên 43% và hoàn thành nhiệm vụ quản lý rừng và đất lâm nghiệp bền vững và lâu dài để hướng tới xã hội hoá công tác phát triển rừng và áp dụng các chính sách đảm bảo sinh kế dựa vào rừng của công nhân lâm nghiệp
Ngoài ra cũng có sự kết hợp giữa lâm nghiệp và nông nghiệp và thực hiện các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho định canh định cư giúp ổn định và cải thiện đời sống người dân miền núi
b Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện
Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện do Chính phủ ban hành gồm 6 hợp phần Mục tiêu tổng thể của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là cải
Trang 1610
thiện đời sống vật chất, tinh thần và văn hoá xã hội cho người dân, tạo tiền đề để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, xây dựng một quốc gia giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và thiết lập một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá dân tộc cho thế hệ sau Ngoài mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo thì Chiến lược này còn tìm ra mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động để giải quyết vấn đề này
Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường được thể hiện trong Chiến lược là tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ xã hội, bình đẳng và bảo vệ môi trường
để tạo thêm nhiều việc làm cho lực lượng lao động xã hội đang ngày càng gia tăng, nâng cao sức khoẻ người dân, xoá đói, giảm nghèo và hạn chế các vấn đề xã hội một cách kịp thời và hiệu quả Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo động lực xoá đói giảm nghèo Chiến lược cũng đề cập đến mối liên hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường để đảm bảo rằng mọi người dân được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm
Hầu hết nội dung của Chiến lược đều hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo Vai trò của người nghèo được coi trọng trong Chiến lược Thu nhập của hầu hết người dân chỉ ở mức trên ngưỡng nghèo và rất dễ bị tái nghèo nếu có thiên tai, mất việc làm, ốm và giá nông sản biến động Sức khoẻ không đảm bảo, nền giáo dục thấp và điều kiện vệ sinh kém cũng như suy thoái môi trường đang gây khó khăn cho người nghèo trong nỗ lực cải thiện tình hình hiện nay của họ để thoát nghèo Chiến lược gợi mở những tiến bộ đáng kể trong công tác xoá đói giảm nghèo: tăng trưởng phải gắn với các biện pháp mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo có nhiều cơ hội cải thiện đời sống của mình; bản thân người nghèo phải tự họ nỗ lực để thoát nghèo Xoá đói giảm nghèo không chỉ đơn thuần là vấn
đề phân bổ lại thu nhập dưới dạng thụ động mà còn tạo động cơ tăng trưởng -một quá trình mà người nghèo chủ động cải thiện tình hình của họ để thoát nghèo Đồng thời, xoá đói giảm nghèo không phải là một cách duy nhất bằng việc tăng trưởng kinh tế để tạo điều kiện hỗ trợ người bị thiệt thòi mà bản thân nó là một nhân tố
Trang 17Việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện được xem là trọng tâm với sự phối hợp của các cơ quan nhà nước Hệ thống các chỉ số giám sát đánh giá Chiến lược gồm: chỉ số giám sát và đánh giá đầu vào, chỉ số giám sát và đánh giá tính hiệu quả của nguồn lực đầu tư vào chiến lược; chỉ số đánh giá tác động của từng chương trình hay chiến lược tới người nghèo và xã hội nói chung Các chỉ số này sẽ được phát triển như sau: theo khía cạnh thành thị hay nông thôn, vùng, địa phương, giới, dân tộc thiểu số.… Các Bộ, Ngành và địa phương chịu trách nhiệm, thu thập thông tin để giám sát đánh giá tuỳ theo cấp độ mình quản lý về cả mặt lượng và chất Các tổ chức nghiên cứu độc lập (tổ chức phi chính phủ, các viện, trường đại học…) sẽ tổ chức thu thập ý kiến người dân, thu thập và phân tích số liệu
để đánh giá điều kiện, xu hướng tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo hiện nay
c Các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo
Năm 1998, Chính phủ đưa ra hai chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo đó là chương trình xoá đói giảm nghèo (Quyết định 133) và Các xã nghèo miền núi và vùng sâu vùng xa thuộc diện đặc biệt khó khăn (theo Quyết định 135)
Cả hai chương trình này được xem là các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo Bộ LĐTBXH là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 133
và Uỷ ban dân tộc miền núi chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 135 Hai chương trình này đều sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành nhằm cải thiện
Trang 1812
nguồn nước sinh hoạt, cải tiến công tác giáo dục, năng lực sản xuất, kiến thức văn hoá xã hội, hạ tầng cơ sở, giao thông và truyền thông, đào tạo cán bộ cơ sở và tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng Chính phủ đã cụ thể hoá các bộ, ngành liên quan như:
Bộ NN&PTNT, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế
• Quyết định 133 có hiệu lực từ 1998-2000 sau đó đổi tên thành Quyết định
143 áp dụng cho giai đoạn 2001-2005 Quyết định này áp dụng cho các đối tượng là cộng đồng nghèo, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu xa và hẻo lánh trên cơ
sở danh sách 1.715 xã nghèo thống kê trên toàn quốc Các hợp phần của quyết định gồm: hoạt động khuyến lâm tạo thu nhập thông qua hoạt động nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng năng lực cho các xã nghèo về xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ các dân tộc thiểu số sống trong điều kiện đặc biệt khó khăn Mục đích là làm giảm
tỷ lệ hộ nghèo sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia xuống dưới 10% vào năm 2005
• Quyết định 135 có hiệu lực từ 1998-2005 Quyết định này tập trung chủ yếu vào 1.000 xã miền núi, vùng sâu vùng xa khó khăn nhất vì thế nó được biết đến như
là “các xã đặc biệt khó khăn” (CEDs) Mục tiêu của Chương trình là giảm tỷ lệ hộ dưới mức chuẩn nghèo quốc gia của các xã đặc biệt khó khăn xuống 25% vào năm
2005 Tỷ lệ này hiện nay là 91% tại các xã thuộc khu vực Tây Nguyên và 73% với các xã thuộc khu vực phía Bắc (theo báo cáo khảo sát về mức sống Việt Nam năm 1998) Có rất ít thông tin về kết quả của chương trình này Thành tựu mà chương trình này đạt được đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng - tạo thu nhập và cải thiện vấn đề an ninh lương thực, sức khoẻ, đường giao thông, độ che phủ rừng, công nghệ trong nông nghiệp và chăn nuôi Tuy nhiên, thông tin đại chúng cũng phê phán chương trình này vì tỷ lệ giải ngân thấp, người dân chưa nhận thức về chương trình, các dự án bị chồng chéo, thuê công ty tư vấn không có trình độ chuyên môn và cuối cùng là chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của người nghèo
d Dự án xoá bỏ tận gốc và thay thế cây thuốc phiện
Dự án này do Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm chính cùng với Uỷ ban dân tộc miền núi, các Bộ, Ngành liên quan và 10 tỉnh Mục tiêu của chương trình này là
Trang 1913
xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội để thay thế cây thuốc phiện vì vậy có thể duy trì việc không trồng cây thuốc phiện một cách bền vững và từ đó cải thiện đời sống người dân
Các nhiệm vụ trên đây tập trung chủ yếu ở các xã thuộc khu vực Tây Nguyên, khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa Để làm được điều này phải tiến hành một số việc như: thay đổi chính sách, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các xã miền núi; đào tạo cán bộ khuyến nông
Chương trình đã phần nào đạt được mục tiêu đề ra – thay thế cây thuốc phiện bằng các cây nông nghiệp khác Tuy nhiên, vấn đề sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ nông sản cũng như vấn đề môi trường chưa được tính đến Vấn đề đặt ra ở đây
là mới chỉ chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang tính hình thức: trao quyền và lôi kéo
sự tham gia của người nghèo - với tư cách là đối tác
e Chương trình nghị sự 21
Chương trình nghị sự 21, mục tiêu tổng thể của Chiến lược Việt Nam cho phát triển bền vững là tạo ra một xã hội mà người dân được hưởng một cuộc sống đầy đủ về văn hoá, vật chất và tinh thần, sống bình đẳng, đảm bảo hài hoà giữa con người và thiên nhiên; vấn đề phát triển là sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ của 3 yếu tố: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
Về mặt kinh tế, mục tiêu phát triển bền vững là đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững với một cơ cấu kinh tế phù hợp, thoả mãn nhu cầu người dân để nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh suy thoái và đình trệ kinh tế trong tương lai,
cố gắng tránh bị nợ nần để lại hậu quả xấu cho thế hệ con cháu
Về mặt xã hội, mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo người dân Việt Nam có đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày và chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện; có cơ hội tiếp cận giáo dục và việc làm; giảm tỷ lệ hộ nghèo đói; thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội và nhóm người; xoá được tệ nạn xã hội; nâng cao quyền và
Trang 2014
trách nhiệm của từng người dân và toàn xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
đa dạng; nâng cao mức sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần
Về môi trường, áp dụng các biện pháp phát triển bền vững: khai thác hợp lý
và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hiệu quả; ngăn chặn và kiểm soát được ô nhiễm môi trường; bảo vệ môi trường sống; bảo vệ các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn và sinh quyển; bảo tồn đa dạng sinh học; tránh được tình trạng suy thoái môi trường và cải thiện được điều kiện môi trường
Các chỉ số này bao quát các vấn đề như nghèo đói, chênh lệnh trong thu nhập
và thất nghiệp Nó đại diện cho các vấn đề ưu tiên của các nước và cộng đồng thế giới Các chỉ số này được sử dụng rộng rãi, được kiểm nghiệm và tỏ ra có hiệu quả trong việc xây dựng các mục đích và mục tiêu phát triển Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội đã chấp nhận mục tiêu giảm tỷ lệ người nghèo ở các nước đang phát triển xuống còn một nửa vào năm 2015 Chương trình nghị sự 21 đưa ra các chỉ số về nghèo đói và môi trường trong các chủ đề về xã hội và môi trường một cách rõ ràng nhưng thiếu mối liên hệ mật thiết giữa các chỉ số nghèo đói và môi trường
Chương trình nghị sự cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện và tính toán các chỉ số trên Theo Chương trình nghị sự, GSO là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quảng bá thông tin số liệu thống kê nên GSO đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp số liệu để sử dụng đánh giá tiến độ thực hiện SEDP Ngoài ra,
Bộ KH&ĐT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và giám sát SEDP Trong giai đoạn 2006-2010 các hội thảo về SEDP đã được xây dựng và gắn kết với
Bộ KH&ĐT cùng với các Bộ, Ngành liên quan cũng như các địa phương Tài liệu của Chương trình nghị sự đã được hoàn tất và gửi cho các bên Các hoạt động tiếp sau chương trình nghị sự sẽ được tiến hành để đảm bảo rằg các cơ quan, tổ chức quan trọng tuân thủ theo nội dung kết luận Hội nghị
Chương trình nghị sự cũng quan tâm đến nhóm dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên, Miền núi phía Bắc và Trung Bộ Nội dung như sau: Khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ sẽ tập trung tăng cường kinh tế và chính trị cho các khu vực biên
Trang 2115
giới, lãnh đạo các địa phương cần thực hiện nghiêm túc chính sách về hỗ trợ dân tộc thiểu số để ổn định đời sống và nâng cao chất lượng cuộc sống Đối với khu vực Tây Nguyên, do có vị trí chiến lược và có thuận lợi về đất và tài nguyên thiên nhiên nên cần phải mạnh về kinh tế, an ninh quốc phòng Ngoài ra, khu vực này cũng cần phải đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao bằng việc ứng dụng phương pháp thâm canh các loài cây xuất khẩu; tập trung vào công nghiệp chế biến lương thực, cao su và cà phê; xây dựng hệ thống tưới tiêu; phát triển các nhà máy thuỷ điện vừa và lớn; cải tiến mạng lưới giao thông và tuyến đường nối với các nước bạn Lào và Cam Pu Chia; thực hiện tốt các chính sách về dân tộc thiểu số để cải thiện điều kiện vật chất
và tinh thần cho người dân
f Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Chiến lược này gồm 2 phần: Phần 1 là đánh giá môi trường trong những năm gần đây Trên cơ sở chiến lược đã xây dựng Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000 và từ đó đã đạt được những kết quả chính
đề ra 10 năm qua, Việt Nam đã làm được những việc mà các nước khác đã từng làm trong cùng điều kiện như vậy 20-30 năm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Nhận định này đã chỉ ra thành công trong việc xác định kế hoạch chiến lược đầu tiên về môi trường cho đất nước mà trước đây chưa từng có Qua thời gian, đã xây dựng được một hệ thống thể chế bảo vệ môi trường có khuôn khổ pháp lý tương đối tốt và phù hợp Những kết quả này chính là nhân tố quyết định quan trọng và là điều kiện tiên quyết cho các thời kỳ tiếp theo Một mặt, các thành tựu về quản lý môi trường đã giúp giảm ô nhiễm và các biến cố khác Mặt khác, nó giúp cải thiện đáng
kể chất lượng môi trường Một số vấn đề môi trường đã được giải quyết thành công
Độ che phủ rừng đã tăng, hệ thống sinh thái phục vụ công tác bảo tồn và là môi trường sống của các loài động thực vật quý hiến được bảo vệ nghiêm ngặt Hiện đã
có nhiều doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, xây dựng hạ tầng xử lý chất thải và cải thiện chất lượng môi trường
Trang 2216
Đến năm 2010, môi trường của Việt Nam sẽ gặp phải một số thách thức xuất phát từ cả hai phía chủ quan và khách quan Để giải quyết những thách thức này và thực hiện thành công mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cần đưa ra quan điểm hướng dẫn cho phần hai của Chiến lược Nhìn chung, chiến lược đã cho thấy điểm yếu trong mối liên hệ với nghèo đói, không chỉ đối với nhóm người nghèo mà còn cả nhóm dân tộc thiểu số Hơn nữa, dường như mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2010 và 2020 là quá nhiều trong khi đó lại thiếu hướng dẫn đào tạo người trực tiếp thực hiện chiến lược
g Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Quá trình chuyển đổi mô hình nông thôn mới đang diễn ra đồng loạt trên nhiều tỉnh thành của cả nước Trong khuôn khổ chương trình, ngày 16 tháng 4 năm
2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới với 19 nhóm tiêu chí đánh giá, trong đó tiêu chí về môi trường với 5 chỉ tiêu đánh giá được xây dựng và hướng dẫn cụ thể
Theo đó, đối với vùng Tây Nguyên (bao gồm khu vực nghiên cứu là huyện
Cư Jút) phải đảm bảo các tiêu chí về môi trường như sau:
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt
từ 85% trở lên
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường
- Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Về tỷ lệ hộ nghèo, theo tiêu chí 11 là 7%
1.2 Mối liên hệ nghèo đói và môi trường trong bối cảnh Việt Nam
Theo số liệu của UNDP ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới (GDI) xếp
Trang 2317
87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực
Cho đến năm 2009, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt
tỷ lệ 11% dân số Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đến 500.000 đồng/người/tháng6
Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo lại quay lại cảnh nghèo đói Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo 7
Trong khi Việt Nam chú trọng đến xoá nghèo đói thì những tác động và ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng kinh tế chưa đến được với toàn bộ người dân Vẫn còn đó một loạt những trở ngại, thách thức cần phải vượt qua, đặc biệt là mức độ tăng trưởng không đều giữa các vùng Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị là 10%, ở vùng đồng bằng là 42% và miền núi là 48% 8
Trang 2418
Tại Việt Nam, theo báo cáo đánh giá chương trình và chiến lược của Ngân hàng phát triển Châu Á (2005), các phân tích gần đây cho thấy mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở Việt Nam như sau:
(1) Các cộng đồng nghèo thường tập trung tại các khu vực có điều kiện chất lượng môi trường thấp, bị suy thoái và nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, gồm: khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long;
(2) Các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều nhất vào môi trường và tài nguyên thiên nhiên - khoảng 70% người dân Việt Nam sống dựa vào đất và do đó họ bị lệ thuộc trực tiếp vào chất lượng và số lượng tài nguyên thiên nhiên;
(3) Các cộng đồng nghèo chịu rủi ro nhiều nhất từ những tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh kế một khi chất lượng môi trường và số lượng tài nguyên thiên nhiên suy giảm Về vấn đề này, việc cải thiện chất lượng môi trường dưới mọi hình thức đều có tác động tích cực đến xoá đói giảm nghèo
Mặc dù mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đã được đề cập nhiều năm qua nhưng việc nhận ra những mối liên hệ này không dẫn đến việc cần phải xem xét lại các chương trình môi trường và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, ở đó các chương trình này chưa được gắn kết với nhau và thậm trí là có các vấn đề trái ngược nhau
Có một số khái niệm về môi trường và nghèo đói đã được biết đến trước đó Nhiều trong số này tỏ ra khó có thể thay đổi được, trong đó phải kể đến :
(1) nghèo đói và tăng trưởng dân số là nguyên nhân làm suy thoái môi trường; (2) xoá nghèo phải được thực hiện trước tiên sau đó mới đến cải thiện chất lượng môi trường;
(3) bình đẳng và bền vững môi trường cùng tiến hành song song;
(4) đầu tư vào môi trường người nghèo trở nên nghèo thêm [9]
1.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cƣ Jút, tỉnh Đăk Nông
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.3.1.1 Vị trí địa lý
Trang 2519
Nguồn: [16]
Hình 1.1 Vị trí khu vực nghiên cứu
Trang 2620
Huyện Cư Jút được thành lập ngày 19/6/1990 theo Quyết định số 227/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Toạ độ địa lý: 12031’45’’- 12049’29’’ vĩ độ Bắc;
107032’30’’- 107056’29’’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn ở Đắk Lắk,
Phía Đông giáp thành phố Buôn Ma thuột,
Phía Tây giáp Campuchia,
Phía Nam giáp huyện Đắc Wil và Krông Nờ
Tổng diện tích tự nhiên là 72.029 ha, dân số là 93.796 người, mật độ trung bình 130,22 người/km2
[3] Huyện có địa hình thấp, lượn sóng, có Quốc lộ 14c (đường Hồ Chí Minh) chạy qua 2 xã và trung tâm thị trấn ở phía Đông Nam dài 14km, quốc lộ 14c ở phía Tây của huyện dọc biên giới Campuchia và một loạt các tỉnh lộ quan trọng khác là mạch nối giao thông quan trọng trong giao lưu hàng hoá của các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk với vùng kinh tế phát triển công nghiệp phía Tây Nam và thành phố Hồ Chí Minh Là huyện biên giới nên có vai trò quan trọng trong
an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế Quốc Tế
1.3.1.2 Địa hình
Khu vực phía Nam và Đông của huyện là các vùng tương đối cao, địa hình thấp dần về phía Bắc và phía Tây Đây là phần chuyển tiếp giữa cao nguyên Buôn
Ma Thuột và cao nguyên Di Linh về phía Tây Các đỉnh núi cao trong huyện thuộc
bề mặt cao nguyên phía Nam với độ cao khoảng 400 - 500m
Các nghiên cứu trước cho thấy, quá trình bào mòn, xâm thực tại huyện Cư Jút
đã tạo ra kiểu địa hình cao nguyên bị chia cắt mạnh Độ chia cắt ngang đạt tới 0,5 km/km2, chia cắt sâu đạt tới 25- 30 m/km2, độ dốc các sườn từ 10 - 180
Ở các sườn núi sót cấu tạo bởi Grannit, độ dốc thường lớn hơn 200, bị bào mòn và chia cắt mạnh
Khu vực phía Bắc và Tây của huyện được cấu tạo bởi cát, cuội kết cao từ 100- 200m dốc vào phía Bắc về thung lũng sông ĐăkRông Đôi nơi gặp các đá mácma axit như grannit biôlit, grannôđiôrit tạo nên các núi sót trên bề mặt khá bằng
Trang 271.3.1.3 Thời tiết, khí hậu
Nằm ở phía Tây của Trường Sơn, lại có ít bức chắn cao nên vùng chịu ảnh hưởng rất sớm của gió mùa Tây Nam và mang tính chất nhiệt đới ẩm không có mùa đông lạnh Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.400-8.5000
C Nhiệt độ trung bình năm 22-230C Mùa hè nóng với nhiệt độ tháng nóng nhất là tháng IV: 240C, tháng I mát nhất cũng thường ở trên 200C, biên độ nhiệt độ trung bình năm 40
C, ngày đêm chênh nhau 10-150C Gió mùa Tây Nam đến sớm hơn các vùng núi khác, mùa mưa sớm, từ tháng IV-X Tổng lượng mưa trung bình năm 2.000-2.200mm, mưa nhiều nhất vào các tháng VII, VIII, IX chiếm tới 90% lượng mưa năm Mùa khô vào các tháng XII, I, II, III, IV,V, 2 tháng hạn là I, II Lượng bức xạ tổng cộng thực tế đạt trung bình 120 kcal/cm2/năm
Lượng bốc hơi lớn về mùa khô 1,5 - 3,35 mm/ngày, trung bình 1- 3mm/ngày nhất là ở các vùng đất thoát nước trầm trọng Càng lên phía Bắc thì mức độ khô hạn càng tăng lên và lượng mưa cũng giảm dần và về mùa khô ở phía Bắc chỉ chiếm 6-7% lượng mưa năm Tính thấm nước nhanh trên thổ nhưỡng có cấu tạo thô thường gây thiếu nước về mùa khô, nhưng lại ít gây lũ lụt vào mùa mưa
Nhìn chung, khí hậu ở Cư Jút mang tính nhiệt đới gió mùa khô, điều kiện thuỷ lợi hoá khó khăn, đất lại giữ nước kém, nhất là ở các vùng đất trên Bzan, mực nước ngầm ở sâu nên tình trạng khô hạn càng khốc liệt Mặc dù trong huyện khí hậu
có phân hoá ra cấp tiểu vùng nhưng sự phân hoá đó không bằng sự phân hoá của đặc điểm mặt đệm và địa hình
Trang 2822
1.3.1.4 Chế độ thủy văn và sông ngòi
Với mạng lưới thuỷ văn tương đối dày đặc, sông Srepok là biên giới phía Đông và các nhánh từ vùng cao phía Nam chảy lên phía Bắc đổ vào sông ĐăcRông
và phân mùa khô, mưa tương đối sâu sắc Mùa lũ trên sông từ tháng VII-XI, mùa khô từ tháng XII-IV nhưng do trong khu vực phổ biến là hai loại đất xám và đất bazan thấm nước tốt nên mức độ lũ không quá mạnh mẽ, ngược lại thì vào mùa khô nạn thiếu nước tương đối trầm trọng Nếu lấy số liệu trên thác Dray Mlinh có lượng mưa trung bình 1.750mm/năm, lớp dòng chảy 790mm, modul dòng chảy 25l/s/km2
vào mức trung bình so với toàn Tây Nguyên Tổng lượng dòng chảy qua đây đạt 7
tỷ m3- chênh lệch giữa năm nhiều nước và năm ít nước không lớn, chỉ khoảng 1,5 lần trở lại Do tính chất bề mặt cao nguyên và dạng đổi thoải lượn sóng, lại được cấu tạo từ các đất thấm nước tốt nên chế độ lũ cũng không đột ngột, vào những tháng đầu mùa mưa nước mặt sinh ra thường chậm, lòng sông chia cắt rất sâu có nơi
so với 2 bờ tới 15m
Tính trung bình mật độ sông suối của Cư Jút là 0,8 km/km2 vào loại cao Modul dòng chảy trung bình trong huyện 16-22 l/s/km2, giảm dần từ Đông sang Tây Khu vực phía đông dọc sông Sêrêpôk dòng chảy 20-22 l/s/km2, khu trung tâm: 18-20l/s/km2, khu phía Tây: 16l/s/km2 Về mùa khô, lượng dòng chảy chỉ chiếm 23% dòng chảy năm
Đóng vai trò quan trọng nhất trong chế độ thuỷ văn của huyện là sông Sêrêpôk Chảy theo biên giới huyện với chiều dài 40km với diện tích lưu vực 8.670km2 có lưu lượng bình quân 222 m3/s Lưu lượng bình quân tháng lớn nhất 467m3/s (tháng X), nhỏ nhất 57,4 m3/s (tháng III) Nước dưới đất ở Cư Jút nghèo, chỉ có khả năng phục vụ sinh hoạt
Trong huyện đã có 6 hồ chứa dung tích 2.765triệu m3, có năng lực tưới thiết
kế cho 153 ha lúa, 65 ha cà phê Nhìn chung, năng lực trữ nước còn yếu để có thể khống chế và sử dụng tài nguyên nước mặt
Trang 2923
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Cư Jút là 51,5%, chủ yếu là rừng tự nhiên, ngoài ra còn khoảng 19,9% diện tích là cây lâu năm Đây là lãnh thổ rất có ý nghĩa trong việc điều tiết nước khu vực, vùng có nhiều rừng nhất ở khu vực xã EaPô là thượng nguồn của các nhánh sông chảy lên phía Bắc Với độ che phủ này, việc điều tiết nước ở đây vào loại tương đối tốt ở Tây Nguyên
Nhận định chung: nguồn nước ở đây không thiếu nhưng phân phối theo mùa không đều dẫn đến mùa thiếu, mùa thừa Hệ thống hồ đập thuỷ lợi chưa đủ để khống chế và sử dụng nước hợp lý
1.3.1.5 Tài nguyên đất
Do nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh kết hợp với địa hình bán bình nguyên bị bào mòn, thấp, lượn sóng, thoải nên huyện Cư Jút có tính phân mùa khô, ẩm sâu sắc trong chế độ khí hậu thuỷ văn được tăng cường trên phần lớn các loại đất phát triển trên các đá mẹ khác nhau đã khiến cho đất đai ở đây phân hóa khá đặc biệt Theo Trần An Phong và cộng sự, ở Cư Jút có 8 loại đất sau [11]:
a Đất xám trên đá cát kết
Diện tích 2.298 ha, chiếm 3,2 % diện tích tự nhiên phân bố ở vùng rừng khộp nghèo kiệt, khô cằn thuộc xã Đăc Wil, phía Đông Bắc huyện Đất có tầng mỏng, chặt, chua, nghèo mùn Loại đất này chưa được khai thác nhiều do cho năng suất không cao
b Đất xám trên sa thạch
Diện tích 25.345 ha, chiếm 35 % diện tích, phân bố ở phía Tây và Tây Bắc, vùng rừng Khộp bị khai thác nhiều, địa hình dốc trên 200 Đất bị thoái hoá mạnh, thành phần thô, tầng mỏng, thường chỉ 30 cm, nhiều nơi bị kết von Hiện đã được khai thác một phần ở vùng đất bằng, gần nước, chủ yếu trồng màu, vùng cao hơn trồng điều là chủ yếu
c Đất xám trên phiến sét
Diện tích 21.700 ha, chiếm 30 % diện tích huyện, nằm ở vùng Tây Nam, Bắc
và Đông xã Đắc Wil, phía Tây xã Đắc Đrông, phần lớn xã Cư Knia, Trúc Sơn và thị
Trang 3024
trấn Ea Tling Đất phát triển trên tầm tích sét, nhưng có thành phần thô, bạc màu nhiều, khoảng 70 % diện tích có tầng dày dưới 30 cm Địa hình phần lớn là đồi lượn sóng, cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém
d Đất nâu đỏ trên bazan
Diện tích 9.696 ha, chiếm 13,5 % diện tích, chủ yếu ở các xã Tâm Thắng, Nam Dong, Ea Pô, Đăc Đrông và Đăc Wil có địa hình bằng phẳng, độ dốc dưới 30
Đây là loại đất nâu đỏ trên bazan điển hình nhưng bị khai thác lâu đời và đã bị thoái hoá, chua, thành phần cơ giới nặng, giàu bùn và sét, khả năng giữ nước kém và bị rửa trôi mạnh theo chiều thẳng đứng
e Đất nâu vàng trên bazan
Diện tích 1.868 ha, chiếm 4 % diện tích tự nhiên, rải rác ở xã Đăc Wil trên địa hình có độ dốc dưới 30 Đất nghèo dinh dưỡng so với với đất bazan nâu đỏ, thành phần cơ giới nặng Đất phần lớn đã được khai thác trồng cây công nghiệp
f Đất đen trên sản phẩm bazan
Diện tích 4.645 ha, chiếm 6,5 % diện tích huyện, phân bố chủ yếu ở các xã
Ea Pô, Nam Dong, Đắc Đrông Đất phát triển trên các vùng trũng, giàu mùn và dinh dưỡng, thành phần cơ giới nặng, chua nhẹ Đất đã được khai thác triệt để để trồng cây lương thực
g Đất nâu thẫm trên đá bọt
Diện tích 5.168 ha, chiếm 7,2 % diện tích huyện, phân bố ở các xã Đắc Wil,
Ea Pô, Nam Dong, Đắc Đrông, Tâm Thắng trên địa hình lượn sóng Đất nâu sẫm có nhiều đá lộ đầu, thành phần cơ giới nặng, nhiều sét, hàm lượng dinh dưỡng khá, chua nhẹ Phần lớn đất được khai thác trong nông nghiệp
h Đất dốc tụ
Diện tích 937 ha, chiếm 1,3 % diện tích huyện, gley mạnh, chua Đất tập trung ở ven sông Sêrêpôk Phần lớn đã được trồng lúa
Trang 3125
i Mặt nước, sông hồ chuyên dùng
Tổng diện tích đất mặt nước, sông hồ là 366 ha, chiếm 0,3% diện tích huyện
1.3.1.6 Địa chất - khoáng sản và tài nguyên rừng
Phía Nam được phủ bởi Bazan tuổi N2-Q1, chúng là các bazan toleit, bazantoanđêzit, giàu nhôm xen kẽ với các lớp mỏng trầm tích cát kết, sạn kết, sét kết Lớp vỏ phong hoá laterit-banxit thường nằm ở độ sâu 2m
Phía Đông của huyện phân bố Bazan QII-QIV Đó là các Bazan olirin kiềm, Đolerit olirin kiềm dày khoảng 90-120m Các Bazan này gồm 1-4 lớp cách nhau bởi
bề mặt phong hoá đất đỏ laterit hoá xen các lớp sạn vôi, vật liệu bở rời Ngoài banxit có trữ lượng lớn ở vùng đất bazan phía Nam Cư Jút có một lượng cát sỏi, vật liệu xây dựng dọc theo các sông, vonfram, thiếc, antimoan với trữ lượng thấp
Thảm thực vật nguyên sinh ở vùng này thuộc kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới hơi khô với ưu thế các loài cây gỗ Các quần hợp phổ biến ở đây là: dầu trà ben, trúc, cỏ lông lợn hoặc dầu trà ben-cỏ lông sương Rừng dầu này cho sản lượng 112-135 m3
/ha với sinh khối ở tầng dưới xác định vào tháng 2 (giữa mùa khô) Kiểu thảm thực vật chịu khô hạn như rừng Khộp rất phổ biến ở đây, xen kẽ với le, thành ngạnh, cỏ cứng Gần các sông suối, ẩm hơn thì gặp rừng nhiệt đới thường xanh: quần hợp dầu rái - săng lẻ, ở những nơi khô hơn gặp le
Diện tích rừng ở Cư Jút (năm 2011) có 37.108 ha chiếm 51,52 % tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng sản xuất, tập trung ở phía Tây của huyện, chất lượng rừng khá tốt
1.3.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
1.3.2.1 Dân số, dân tộc và lao động
Dân số toàn huyện năm 2011 là 93.796 người, mật độ trung bình 130,22 người/km2
Tốc độ tăng dân số cao, chủ yếu do tăng cơ học từ việc di dân tự do Tỷ
lệ giới tính trong huyện khá đồng đều, nam chiếm 52,63 %, nữ chiếm 47,37 % Trong huyện có 19 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 50,5 %, kế đó là dân tộc
Trang 32Lao động làm việc trong các ngành kinh tế đạt mức 59,6 % so với tổng dân
số, tăng 17% so với năm 2006 Lao động ngành nông lâm nghiệp luôn chiếm trung bình 84 % trong tổng số lao động, kế đó là công nghiệp chế biến 5,3 %, thương nghiệp 4,6 % (2005) Điểm yếu ở đây là công nghiệp chế biến và giao lưu hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm còn chưa theo kịp mức biến động của thị trường nên
cơ cấu cây trồng và lao động bị xáo trộn Đến năm 2011, số lao động nông - lâm nghiệp đã giảm xuống còn 78,3 %, trong công nghiệp chế biến 6,6 %, trong thương nghiệp tăng lên 6,1% [3]
1.3.2.2 Văn hóa các dân tộc
Cư Jút là địa bàn cư trú lâu đời của dân tộc Êđê với truyền thống sản xuất, sinh hoạt truyền thống với bản sắc văn hoá đặc trưng Một số ngành nghề truyền thống chủ yếu là đan lát Các lễ hội như đâm trâu, làm lễ bỏ mả, múa hát cồng chiêng ngày nay vẫn được duy trì , còn được làm phong phú thêm bởi các dân tộc khác di cư đến Hiện nay tỷ lệ đồng bào các dân tộc miền núi miền Bắc di cư vào
Cư Jút rất cao (42%) như H’mông, Tày, Nùng, Thái, Mông mang theo bản sắc văn hoá dân tộc của mình, hoà nhập với đồng bào tại chỗ, làm tăng sự hiểu biết và hoà hợp, phong phú thêm trong giao lưu văn hoá
1.3.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng
a Giao thông
Toàn huyện có 110,1 km đường giao thông Trong đó có quốc lộ 14 (đường
Hồ Chí Minh hiện nay) đã được rải nhựa, rộng 9m, mặt đường 6m Tuyến Quốc Lộ 14c theo tuyến phía Tây cấp phối, đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi Tỉnh lộ 4 (đường
Trang 3327
693 cũ) chạy dọc phía Đông huyện, nối liền thị trấn với Krông Nô, Đăk Nông, nhập vào đường Hồ Chí Minh ở Gia Nghĩa Đường liên huyện dài 69 km, có 131 km trải nhựa còn lại cấp phối là chủ yếu [3] Mật độ giao thông 0,63 km/km2, tương đương với mật độ sông suối trong vùng
b Thuỷ lợi
Do điều kiện địa chất và tài nguyên nước mặt, nước ngầm không thuận lợi nên hệ thống hồ đập thuỷ lợi ở Cư Jút chưa được phát triển mạnh Mặc dù đã nhận thức được vai trò của thuỷ lợi trong phát triển nông nghiệp nhưng do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên hiện mới chỉ có 6 công trình thuỷ lợi, chưa đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích trồng trọt Nguồn nước của sông Sêrêpôk không thuận lợi cho tưới tiêu, hiện mới chỉ có 303 ha đất được tưới, còn 925 ha chưa chủ động được tưới Toàn huyện có 17,78 km kênh mương bằng đất và 2,28 km kênh bằng bê tông
c Giáo dục
Tính sơ bộ đến năm 2011-2012, toàn huyện có 35 trường phổ thông (tiểu học
20, trung học cơ sở 11, phổ thông trung học 4) bao gồm tổng số 545 phòng học với 20.044 học sinh Số giáo viên là 1.426 thầy cô
d Y tế
Nhìn chung Cư Jút là huyện có quy mô phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân vào loại cao so với các huyện miền núi Bệnh viện huyện năm
2011 có 100 giường bệnh, 39 bác sỹ Ở thị trấn và các xã đều có trạm y tế với tổng
số 24 giường bệnh, 1 bác sỹ 1 trạm Tổng số cán bộ ngành y và dược trong huyện là
222 cán bộ làm việc tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân [3]
e Văn hoá, thể dục thể thao
Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao mang tính chất phong trào, bản sắc văn hoá dân tộc Hệ thống truyền thanh có ở hầu hết các xã, thị trấn, 8/8 xã, thị trấn có trạm truyền thanh không dây Hiện đã có trên 8.000 hộ được công nhận gia đình văn hoá
Trang 3428
1.3.2.4 Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất
Là huyện phía Bắc của tỉnh Đăk Nông, sau khi tách 3 xã Hòa Xuân, Hòa Phú, Hòa Thắng về thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê huyện Cư Jút năm 2011, diện tích tự nhiên toàn huyện là 72.029 ha, trong
đó đất nông nghiệp có 27.722 ha (chiếm 38,5% tổng diện tích tự nhiên của huyện), đất lâm nghiệp có 37.108 ha (chiếm 51,5% tổng diện tích tự nhiên của huyện) Các loại đất còn lại bao gồm đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng có 1.057 ha (chiếm 10% tổng diện tích toàn huyện)
Bảng 1.2 Tình hình sử dụng đất tại huyện Cƣ Jút năm 2011
1 Đất nông nghiệp
1.1 Cây hàng năm
+ Lúa
+ Ngô, cây có bột & Cây công nghiệp hàng năm
1.2 Cây lâu năm
+ Cây công nghiệp lâu năm
+ Cây ăn quả
+ Cây lâu năm khác
27.722
13.401
2.989 10.412
14.321
10.022
653 3.646
38,5
18,6
4,1 14,5
19,9
13,9 0,9
6,8
0,2 2,4
0,5
Trang 350,001
1,5
Nguồn : Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2011
1.3.2.5 Tình hình phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Tính chung cho giai đoạn từ 2005 đến 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt bình quân 19,63% theo giá hiê ̣n hành Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 3,8 triệu đồng/người/năm
Theo giá hiê ̣n hành ngành công nghi ệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,47%/năm Ngành nông nghiệp cũng có mức tăng trưởng bình quân đạt 12,8%/năm, Dịch vụ là nhóm ngành có mức tăng trưởng bình quân 29,52%/năm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển di ̣ch cơ c ấu kinh tế huyê ̣n Cư Jút giai đoạn 2005-2011 đã đi theo hướng tăng nhẹ tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ, cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành còn chuyển dịch chậm Nhìn chung sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế Cụ thể trong năm 2011 như trong bảng 1.3:
Trang 3731
1.3.2.6 Chính sách định canh định cư và ổn định di dân tự do
Trong các năm qua, huyện Cư Jút đã có rất nhiều cố gắng giải quyết tình trạng di dân tự do Các xã Tâm Thắng, Đăk Wil, Đăk Đrông, Cư Knia đã có nhiều tiểu khu được quy hoạch phục vụ định canh định cư Tuy nhiên các biện pháp chuyển đổi đất lâm nghiệp thành đất nông nghiệp thực chất chưa phải là tối ưu vì năng suất không tăng bao nhiêu mà dân số tăng lên nhanh Cần có biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhất là chăn nuôi, phát triển các khu công nghiệp, làng nghề
Mặc dù mật độ dân số chưa phải là quá cao so với một số vùng khác nhưng
do điều kiện xuất phát điểm của nhóm dân cư này rất thấp do phải đầu tư cơ sở hạ tầng, khai hoang hoặc mua đất đai, vật tư, cây trồng… Đồng thời việc di dân tự do này còn gây khó khăn rất nhiều trong việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các cơ sở dịch vụ khác Tại thời điểm năm 2006 trên địa bàn huyện đã có 6.886 hộ/41941 khẩu là đồng bào dân tộc (1.004 hộ/ 5612 khẩu tại chỗ và 7464 hộ (36.329 khẩu là đồng bào thiểu số khác) đã được định canh định cư [13]
Trang 3832
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá mối liên kết nghèo đói và môi trường tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông;
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói do môi trường đối với khu vực nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: trên phạm vi huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông
- Đối tượng nghiên cứu: Cộng đồng người nghèo tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp gồm: giáo trình, báo cáo khoa học, tài liệu thống
kê, báo chí, tài liệu lưu trữ nhằm thu thập thông tin về: cơ sở lý thuyết, những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, các chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, các nguồn số liệu thống kê
Các tài liệu thu thập và phân tích về người nghèo bao gồm:
Các tài liệu cấp tỉnh : Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đăk Nông các năm
từ 2005 đến 2011; Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2011-2015
Trang 3933
Các tài liệu cấp huyện : Báo cáo tổng hợp điều tra hộ nghèo các năm từ 2007 đến 2011; Báo cáo công tác y tế năm 2011; Báo cáo công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ năm 2011; Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2008 - 2010; Báo cáo kết quả giám sát chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2010
2.3.2 Phương pháp đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA)
PPA có thể được hiểu một cách chung nhất thì là “một quá trình nghiên cứu
có sự tham gia của nhiều bên, có sự lặp lại nhằm tìm hiểu các khía cạnh của đói nghèo trong các bối cảnh địa phương, xã hội, thể chế và chính sách cụ thể dựa trên tổng hợp các tư tưởng và quan điểm của các bên có liên quan, gắn kết họ trực tiếp vào các hoạt động lập kế hoạch hành động”9
Áp dụng phương pháp này vào quá trình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin về hiện trạng môi trường, quan điểm của người nghèo về mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường trên cơ sở quan sát, phỏng vấn bán chính thức cộng đồng người nghèo Phương pháp này cho phép cùng một lúc thu thập nhiều số liệu môi trường trong khu vực nghiên cứu
Tiến hành điều tra khảo sát thực tế bằng các kiểu phỏng vấn:
- Phỏng vấn chính thức đối với các chuyên gia và nhà quản lý cao cấp
- Phỏng vấn bán chính thức với các nhà quản lý cấp cơ sở: xây dựng một bảng hỏi những vấn đề quan tâm, tiến hành gặp gỡ trực tiếp với các cán bộ lãnh đạo
xã (có hẹn trước) để phỏng vấn
- Phỏng vấn không chính thức với các thành viên cộng đồng: tiến hành trò chuyện thân mật với người dân địa phương, câu hỏi được chuẩn bị trước nhưng người được phỏng vấn không biết trước nội dung buổi trò chuyện
Trang 4034
Các nguồn dữ liệu và số liệu thống kê sau khi thu thập được tổng hợp, phân tích bằng các phần mềm hỗ trợ như Microsoft Excel; SPSS; ArcGIS nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề nghèo đói của toàn huyện, phục vụ cho quá trình nghiên cứu
2.3.4 Phương pháp Kiểm kê nghèo đói – môi trường theo danh sách
Thiết lập một bảng vấn đề môi trường liên quan đến nghèo đói theo trình tự các vấn đề môi trường tự nhiên được ghi danh trước, sau đó là các vấn đề môi trường nhân tạo (bao gồm cả môi trường văn hóa, môi trường xã hội liên quan) Từ
đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng vấn đề môi trường trên đến cộng đồng nghèo và lựa chọn mối liên hệ thể hiện rõ nhất
2.3.5 Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển
Sử dụng nguyên lý tảng băng trôi (coi hệ thống là một tảng băng có phần nổi trên mặt nước có thể nhìn thấy được, còn những phần chìm dưới nước thì khó nhận biết) để phân tích mối liên hệ nghèo đói và môi trường tại địa bàn, tìm ra những nguyên nhân sâu xa gây ra nghèo đói do môi trường
Hình 2.1 Mô hình tảng băng trôi trong nghiên cứu nghèo đói và môi trường
Các nguyên nhân sâu xa của
sự nghèo đói; Các giải pháp chiến lược nhằm xóa đói giảm nghèo
Các chỉ số biểu hiện
nghèo đói do môi trường