1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện cư jút, tỉnh đắk nông hiện nay

26 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 152 KB

Nội dung

Chính vì lý do trên tôi chọn đề tài: “Nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình..

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chânthành đến quý thầy, cô trong khoa Lý luận Chính trị, thầy, cô đã tận tìnhgiảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập vànghiên cứu

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới côgiáo hướng dẫn: Thạc sĩ Phạm Phương Anh, người đã tận tình chỉ bảo, giúp

đỡ, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu vàthực hiện đề tài

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu nặng tới gia đình, bạn bè và nhữngngười thân đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt bốn năm học cũng nhưtrong quá trình thực hiện đề tài của mình

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do năng lực của bản thân còn nhiềuhạn chế nên chắc chắn chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi nhữngthiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn

Đắk Lắk, tháng , năm 2015 Sinh viên

Trang 2

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, một hiện tượng xã hội đặc biệt đa dạng,phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến những biến động xã hội, sắc tộc và không ngừngtác động đến những vấn đề của đời sống xã hội Vì thế, chính phủ của các quốc giatrên thế giới nói chung, Đảng và Nhà nước Việt Nam nói riêng luôn coi việc giảiquyết vấn đề dân tộc và tôn giáo là một nhiệm vụ có tính chiến lược, ổn định Vấn đềdân tộc, tôn giáo là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Cư Jút là một huyện của tỉnh Đắk Nông, huyện nằm trên trục đường quốc lộ 14,cách trung tâm Buôn Ma Thuột khoảng 20km về phía Tây Nam và cách thị xã GiaNghĩa khoảng 110km Trên địa bàn huyện Cư Jút có đến 25 dân tộc cùng sinh sốngxem kẽ ở 127 thôn, buôn, bon, xã, thị trấn,…nên mang đậm bản sắc văn hóa củanhiều vùng, miền, dân tộc Toàn huyện có 3 tôn giáo chính gồm Công giáo, Phật giáo

và Tin lành, tín đồ có 26,190, chiếm 28,37% dân số

Huyện Cư Jút có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế - an ninh quốcphòng, đồng thời là một địa bàn phức tạp về tôn giáo Do địa hình kinh tế - xã hội cácthế lực thù địch trên cơ sở này đã ra sức kích động bằng những chính sách hỗ trợ vềkinh tế để xây dựng, nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập li khai, ảnhhưởng không nhỏ đến đời sống xã hội huyện Cư Jút Vì vậy việc nghiên cứu về tôngiáo nói chung và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh ĐắkNông nói riêng là một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn Chính vì

lý do trên tôi chọn đề tài: “Nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay” làm đề tài chuyên đề

tốt nghiệp của mình

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Khái quát về mức độ nhận thức tôn giáoở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiệnnay

-Làm rõ những quan điểm chính sách đối với tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh ĐắkNông hiện nay

Trang 3

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trong những năm qua lĩnh vực nghiên cứu về tôn giáo nói chung vànhững chính sách về tôn giáo nói riêng đã gặt hái được nhiều thành quả to lớnvới sự tham gia nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học trong và ngoàinước Nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo cũng

đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, có thể kểđến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

- Nguyễn Khắc Đức, “Vấn đề đạo tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông và đồng bào dân tộc dao ở miền núi phía Bắc”, luận án tiến sĩ triết

học, nghiên cứu về quá trình du nhập và phát triển cùng ảnh hưởng của đạotin lành đến đời sống của đồng bào người H’mông và Dao ở miền núi phíaBắc

- Chủ nhiệm TS Nguyễn Đức Lữ (2000), đề tài cấp bộ: “Sự phát triển của đạo tin lành trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”

- Nguyễn Đức Lữ (số 11 – 1997), “sự biến động và xu hướng của tôn giáo trong thời đại ngày nay”, tạp chí thông tin lý luận.

- PGS.TS Trần Đăng Sinh – TS Đào Đức Doãn (2011), giáo trình tôngiáo học, Nxb Đại học sư phạm

- Đặng Nghiêm Vạn (2007), “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, sách tham khảo, Nxb, Chính trị quốc gia.

- Hoàng Tâm Xuyên (1999), “Mười tôn giáo lớn trên thế giới”, Nxb,

chính trị quốc gia

Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề tôn giáo, tuy nhiên mụcđích nghiên cứu là nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng,tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho đến nay vẫn chưa có một côngtrình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống toàn diên vấn đề này Vì vậy, tôi chọn

đề tài: “Nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ởhuyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay làm đề tài chuyên đề của mình

Trang 4

3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tôn giáo và những chính sách tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nônghiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nônghiện nay

3.3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chuyên đề, tôi tập trung làm rõ nhữngvấn đề sau:

Thứ nhất: Làm rõ nguồn gốc, bản chất và tư tưởng Hồ Chí Minh về mặt lý

luận về tôn giáo

Thứ hai: Làm rõ những chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư

Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay về mặt thực tiễn

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt kết quả như trên, chuyên đề chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứucủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời còn

có sự kết hợp của các phương pháp như:

-Phương pháp lịch sử- logic: Để có cái nhìn tổng quan về nhận thức tôn

giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông hiện nay

-Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm đánh giá nhận thức về tôn giáo

và chính sách đối với tín ngưỡng,tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nônghiện nay

-Phương pháp so sánh- đối chiếu: Để có kết quả nghiên cứu tôi đã sử

dụng phương pháp so sánh- đối chiếu với các nội dung nghiên cứu khác để từ

đó đưa ra những nhận định, đánh giá và kết luận chung

Trang 5

4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO VÀ TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO

1.1 Nguồn gốc, bản chất của tôn giáo

1.1.1 Bản chất của tôn giáo

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tựnhiên và lịch sử xã hội xác định Do đó xét về mặt bản chất tôn giáo là mộthiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh

tự nhiên và sức mạnh xã hội

Theo Mác: Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa biểu hiện của sự nghèo nànhiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo làtiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có tráitim, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân,…

Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hóa, phù hợp vớiđạo lý, đạo đức của xã hội Về phương diện thế giới quan thì thế giới quanduy vật Mác Xít và thế giới quan tôn giáo là đối lập nhau, tuy nhiên nhữngngười Cộng sản có lập trường Mác Xít không bao giờ có thái độ xem thườnghoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân dân.Ngược lại, chủ nghĩa Mác – Lênin và những người Cộng sản, chế độ xã hộichủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng củanhân dân

1.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo

Thứ nhất, nguồn gốc kinh tế - xã hội

Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém conngười cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn vì vậy

họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh thần bí, từ đó họ xây dựng nhữngbiểu hiện tôn giáo để thờ cúng

Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bấtlực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị, họ không giải thích được

Trang 6

nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác,…tất cả họ quy

về số phận và định mệnh Từ đó họ đã thần thánh hóa một số người thànhnhững thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác màsinh ra tôn giáo

Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, bầncùng kinh tế, áp bức, bóc lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xãhội là nguồn gốc sâu xa

Thứ 2, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo

Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tựnhiên, xã hội và bản thân mình còn có giới hạn Mặt khác, trong tự nhiên và

xã hội có nhiều điều khoa học còn chưa khám khá và giải thích được nên conngười lại tìm đến tôn giáo Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực,thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng thần thánh hóa đối tượng

Thứ 3, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo.

Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội

mà dẫn đến việc hình thành tôn giáo Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra

luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”, Lênin cũng cho rằng: sự sợ hãi trước

thế lực mù quáng của tư bản…sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫunhiên”, làm họ bị diệt vong…dìm họ vào cảnh chết đói đó chính là nguồn gốcsâu xa của tôn giáo hiện đại Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn,kính trọng cũng có khi biểu hiện qua tôn giáo

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

Thứ nhất, tư tưởng đoàn kết lương giáo

Đoàn kết toàn dân trong đó có đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo làyếu tố cơ bản để đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam Đoàn kết tôn giáo hoà hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

và không tín ngưỡng, tôn giáo là những nội dung cơ bản trong tư tưởng HồChí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo Hồ Chí Minh cho rằng: Lực lượng toàn dân

là lực lượng vĩ đại hơn hết Không ai chiến thắng được lực lượng đó Đoàn

Trang 7

kết toàn dân, trong đó có đoàn kết dân tộc và tôn giáo là yếu tố cơ bản đưa tớithắng lợi của cách mạng Việt Nam Tư tưởng ấy nằm trong chiến lược đạiđoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.Với tinh thần đoàn kết lương giáo, hòa hợpdân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được đông đảo chức sắc, tín đồ cáctôn giáo hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc, từ đó xóa dầnnhững định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mưu chia rẽ tôn giáo củacác thế lực thù địch

Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết lương giáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lược Thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở, suy tư của đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng tín đồ các tôn giáo Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch

Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trước toàn dân ngày 2-9-1945 đã kế thừa

và phát triển những giá trị của những tư tưởng tiến bộ về quyền con người trong các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Chỉ sau một ngày khai sinh ra nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ Trong phiên họp này, Chủ tịch đã nêu sáu vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó vấn đề thứ sáu là thực hiện tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết

Ngày 9-11-1946, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó ghi nhận: Nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng Ngày 14-6-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 234/SL quy định những hoạt động tôn giáo trong chế độ mới, được đồng bào theo và không theo tôn giáo nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ.Năm 1958, khi trả lời câu hỏi của các cử tri Hà Nội: Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo

có bị hạn chế không?, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc lại thái độ của người cộng sản đối với tôn giáo: Không Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn toàn tự do Ở Việt Nam ta cũng vậy Người cũng nêu rõ những giá trị đạo đức và văn hóa nhất định của tôn giáo:

Chúa Giê-su dạy: Đạo đức là bác ái

Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi

Trang 8

Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa.

Chính những quan điểm đúng đắn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa

xã hội và tôn giáo đã bác bỏ luận điệu tuyên truyền rằng: Chủ nghĩa xã hội không phù hợp với nền văn minh Ki-tô giáo; chủ nghĩa xã hội hạn chế, thậm chí không chấp nhận chung sống với tôn giáo… và giải toả nỗi lo lắng, ngờ vực trong cộng đồng Công giáo khi bước vào công cuộc xây dựng xã hội mới.Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ cả nước phải quan tâm, chăm sóc cuộc sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo Mong sao sản xuất ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồncũng được yên vui

Hồ Chí Minh coi tôn giáo là một yếu tố cấu thành và là di sản văn hoá của nhân loại Có được sự nhìn nhận ấy phải là con người đã trải qua một quá trình trải nghiệm trong thực tiễn cách mạng và sự am hiểu các tôn giáo một cách tường tận, để khái quát, chắt lọc những giá trị tinh tuý của nó nhằm tiếp thu, kế thừa Tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt về nhận thức, tư tưởng; tìm ra

và phát huy điểm tương đồng, mẫu số chung về mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ cao cả của dân tộc luôn được Hồ Chí Minh chú ý

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo với dân tộcmột cách giản dị, dễ hiểu nhưng rất độc đáo và sâu sắc: kính Chúa gắn liềnvới yêu nước, phụng sự Thiên chúa và phụng sự Tổ quốc, nước có vinh thìđạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do.Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với người có tôn giáo thì đứctin tôn giáo và lòng yêu nước không hề mâu thuẫn Một người dân Việt Nam

có thể vừa là một người dân yêu nước, đồng thời cũng vẫn là một tín đồ chânchính

Từ việc xác định tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới, năm 1990, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 24/

Trang 9

NQ-TW, về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng quyền tự

do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dânxây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Những quan điểm này được tiếp tục thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (1991); Văn kiện Đại hội VII, VIII, IX Tiếp đó, Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về công tác tôn giáo cũng khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng khẳng định: Phát huy những giá trịvăn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo,chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời

kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếptục nhất quán khẳng định: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng,tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc

và nhân dân Đây chính là cơ sở quan trọng nhằm đoàn kết dân tộc, đoàn kếttôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta - giai đoạn côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

Thứ hai, tư tưởng tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo

Đại đoàn kết dân tộc là nguyên tắc để thực hiện mục tiêu độc lập tự do,chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam Nguyên tắc đó chỉ có thểthực hiên được khi biết trân trọng phát huy những yếu tố tương đồng, thốngnhất để khắc chế, giải quyết những yếu tố khác biệt, mâu thuẫn Hồ Chí Minhbao giờ cũng đi tìm mẫu số chung cho lợi ích toàn dân tộc

Trang 10

Từ nguyên tắc cơ bản đó, kể từ ngày chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ranước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến nay đều nhất quán Nhà nước cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo vàquyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo Công dân theo tôn giáo hoặc khôngtheo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân

và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân

Muốn đoàn kết những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải đặtlợi ích dân tộc, lợi ích toàn dân lên trên hết Muốn đoàn kết phải tôn trọngquyền tư do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, muốn đoàn kếtlương giáo phải phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đồng bào

có đạo với bọn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo

Muốn đoàn kết phải chú ý kế thừa giá trị nhân bản và hướng thiện củacác tôn giáo, trân trọng, quan tâm tranh thủ giáo sĩ, giáo dân, độ lượng, vị thavới những người lầm lỗi; phê phán và trừng trị bọn phản động lợi dụng tôngiáo

Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là một trong những quyềnchính đáng của con người Hạn chế, vi phạm thô bạo đến quyền ấy là đingược lại với xu thế của tiến bộ xã hội

Hồ Chí Minh luôn gương mẫu, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng vàkhông tín ngưỡng của đồng bào Bác Hồ luôn giáo dục cán bộ tôn trọng vàlàm tốt công tác vận động đối với đồng bào và các chức sắc các đạo khácnhau Trong các văn bản quan trọng cũng như sắc lệnh mà Người trực tiếpbiên soạn và công bố, Hồ Chí Minh luôn khẳng định tư tưởng nhất quán, lâudài của Đảng, Nhà nước ta trước sau như một là tôn trọng quyền tự do tínngưỡng để nhân dân an tâm Sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên văn bản,lời nói mà cả trên hành động thực tiễn của Người

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆNNAY

2.1 Tình hình, đặc điểm tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay.

Trang 11

2.1.1 Tình hình tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay.

Mặc dù sự hình thành và phạm vi ảnh hưởng đối với số lượng tín đồ và tác động chính trị - xã hội không giống nhau, đồng bào các tôn giáoở huyện

Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nayđã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hàng chục vạn thanh niên có đạo đã tham gia chiến đấu và nhiều người đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều tín đồ và giáo sĩ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay đã nhận thức đúng chính sách, luật pháp của Nhà nước, làm tốt cả “việc đạo” và “việc đời”

Tình hình kinh tế, an ninh chính trị và trật tự xã hội ở nhiều vùng tôngiáo huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay khá ổn định Tuy nhiên, do nhiềunguyên nhân khác nhau, một bộ phận đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo cònbăn khoăn, lo lắng cả phần đạo và phần đời.Những năm gần đây, sinh hoạttôn giáo có phần phát triển, nhà thờ, đình chùa, miếu mạo, thánh thất được tusửa và tôn tạo, xây cất lại, in ấn tài liệu, đào tạo các chức sắc Số người thamgia các hoạt động tôn giáo gia tăng Những hoạt động lễ hội gần gũi với tôngiáo nhiều, mang nhiều màu sắc khác nhau, cũng xuất hiện nhiều hiện tượng

mê tín dị đoan Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu cầu tinh thần của một

số đông quần chúng nhân dân huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay.Từ khiđổi mới và dân chủ hoá tự do tín ngưỡng càng có điều kiện thể hiện, đáp ứngnguyện vọng của một bộ phận nhân dân Mặt khác cũng nói lênđiều không bình thường vì trong đó không chỉ có sự sinh hoạt tôn

giáo thuần tuý, mà còn biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để phục vụ chomưu đồ chính trị và hoạt động mê tín dị đoan

Trước tình hình tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay, vớichính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và nhất quán của Đảng vàNhà nước Việt Nam, đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáođã phát huy truyềnthống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết đồng bào tôn giáovới đồng bào không theo tôn giáo, hăng hái tham gia các chương trình phát

Trang 12

triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, đảm bảo anninh trật tự, góp phần làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổimới quê hương, đất nước Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho các tổ chứctôn giáo được in ấn kinh sách, sửa sang, làm mới cơ sở thờ tự, tổ chức sinhhoạt bình thường Hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện của các tôn giáo ngàycàng được mở rộng Các tổ chức giáo hội từng bước được củng cố; quan hệcủa tôn giáo với Nhà nước ngày càng được hoàn thiện.

Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tôn giáo nhữngnăm qua được nâng lên, đa số chức sắc, chức việc, tín đồ phấn khởi, tintưởngtrước những thành tựu đổi mới của đất nước và chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; cáctôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hành đạo theo pháp luật, tích cực thamgia phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện, xây dựng đờisống văn hóa,… góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhauxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

2.1.2 Đặc điểm tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay

Từ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá của huyện Cư Jút, tỉnh ĐắkNông hiện nayđã tác động sâu sắc đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bànhuyện, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiệnnaycó những đặc điểm sau:

Thứ nhất, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay là một huyện có

nhiều hình thức tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, thắp hương mùng một, ngàyrằm, đi chùa ngày rằm,…những tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên chúagiáo, Tin lành,… đang tồn tại

Do điều kiện địa lý của huyện thuận lợi cho việc giao lưu của nhiềuluồng tư tưởng, văn hoá khu vực và thế giới

Huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông có nhiều dân tộc cư trúở nhiều khu vựckhác nhau, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín ngưỡng,tôn giáo khác nhau Hơn nữa, bản tính người dân nơi đây luôn cởi mở, khoandung nên cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn

Trang 13

giáo khác nhau Từ những hình thức tôn giáotín ngưỡng sơ khai đến hiện đại,

từ tôn giáo phương Đông cổ đại đến phương Tây cận, hiện đại, tất cả đã vàđang cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộtộc khác nhau

Thứ hai, tính đan xen, hoà đồng, khoan dung của tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều đó được biểu hiện:

Trên điện thờ của một số tôn giáo có sự hiện diện của một số vị thần,thánh, tiên, phật… của nhiều tôn giáo

Đối với người dân huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay, rất khó xácđịnh tiêu chuẩn tôn giáo của họ Người ta không chỉ thờ phụng ở đình, chùa,miếu, ma còn khấn vái “tứ phương”, kể cả những gốc cây, mô đất, khúc sông

Về phía giáo sĩ: ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay có nhiều tăng

ni, phật tử thông thạo giáo lý Phật giáo, đồng thời cũng triết thuyết KhổngMạnh và nghiên cứu cả đạo giáo

Giáo lý cùa các tôn giáo lớn ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông có không ítnhững điều khác biệt và trong lịch sử đã xuất hiện những mâu thuẫn nhấtđịnh, nhưng nhìn chung, chưa có sự đối đầu dẫn đến chiến tranh tôn giáo

Tín ngưỡng tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông là hòa đồng, đanxen, hỗ trợ lẫn nhau.Truyền thống “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợpnhất” được kết tinh trong đạo Cao đài Những tôn giáo độc thần như : Cônggiáo, Tin lành, Hồi giáo du nhập vào nước ta cũng như tôn giáo nội sinh như :Cao Đài, Hòa Hảo ít nhiều đều có tính đan xen, hòa đồng dung hợp với nhauvới tín ngưỡng bản địa

Thứ ba, yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưõng, tôn giáo ở huyện Cư Jút,

tỉnh Đắk Nông hiện nay

Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, người phụ nữ có vai tròquan trọng trong xã hội không chỉ vì họ gánh vác công việc nặng nề thaychồng nuôi con ở hậu phương mà còn xông pha trận mạc

Ở nước ta, dù mẫu quyền được thay thế bởi phụ quyền từ lâu, nhưngtàn dư chế độ này còn kéo dài dai dẵng đến tận ngày nay Hơn nữa, ở một xứ

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Lê Hữu Nghĩa – PGS.TS.Nguyễn Đức Lữ, 2003, Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb tôn giáo Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo
Nhà XB: Nxb tôn giáo Hà Nội
4. Hoàng Ngọc Vĩnh, 2009, Giáo trình Tôn giáo học, Nxb Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tôn giáo học
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
7. Nguyễn Văn Lành, Hồ Chí Minh với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, 2005, Chính phủ, Nxb Pháp lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam."Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo
Nhà XB: Nxb Pháp lý
10. Văn kiện Hội Nghị Lần thứ 7, BCHTW khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội Nghị Lần thứ 7
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2. GS Phạm Như Cường, C.Mác – Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về tôn giáo-một số vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận và quan điểm Khác
5. Lê Quang Vinh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước đối với các tôn giáo Khác
6. Nguyễn Văn Ngọc, Hồ Chí Minh và việc vận động giáo sĩ, giáo dân công giáo Khác
8. Thạc sĩ. Nguyễn Công Nguyên, Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo ở Việt Nam Khác
9. TS. Hồ Trọng Hoài, Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w